Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
0,99 MB
Nội dung
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯPHÁP * Mục đích, ý nghĩa: Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về thư pháp, gợi mở nhiều điều lý thú về thư phápchữ Việt. Có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần vào việc kế thừa và phát huy di sản văn hoa truyền thống của dân tộc. * Nội dung 1 Từ chữ viết đến nghệ thuật viết chữ 1.1. Nguồn gốc chữ viết Chữ viết ra đời theo yêu cầu của xã hội loài người. Nó hình thành trên cơ sở những thành quả lao động chân tay và trí óc. Tiền thân gần gũi của nó chính là nhũng hình vẽ mang ý nghĩa thực thể hoặc tưởng tượng. 1.2. Nghệ thuật chữ viết. Cái đẹp trong chữ viết, mà theo cách nói hiện đại là nghệ thuật chữ viết thưpháp (Calligraphg – calligraphie-kalligraphiia) từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới coi trọng và xem là một loại hình nghệ thuật đặc thù “cao cấp”, là biểu tượng thẩm mỹ của nền văn hóa dân tộc ở một số nước Phương Đông. Nghệ thuật chữ viết vừa tạo nên giá trị thẩm mỹ, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống của mọi người trên hành tinh của chúng ta. 1.3. Thưpháp Cách hiểu về nghệ thuật thưpháp có thể khái quát thành hai nội dung : Một là, nội dung gắn bó với cơ sở mỹ học của thưpháp (các cách viết, kỹ thuật viết, những bút pháp, đường nét, màu sắc… của người viết). Hai là, gắn bó với tính cách, tâm tư, tình cảm, quan niệm triết học, nhân sinh quan của người viết và phong khí của thời đại. Vì vậy, ta có thể hiểu thưpháp là: nghệ thuật thể hiện chữ viết và là phương tiện để biểu tỏ tâm thức của con người. Với ý nghĩa này, thưpháp trở thành một nghệ thuật biểu đạt mỹ cảm của mỗi dân tộc, ý hướng, tâm tư và tình cảm chủ quan, có tác dụng đạo đức và giá trị mỹ học. 2. Sơ lược thưpháp Đông – Tây Trong dòng chảy văn hóa truyền thống của các nước phương Đông – thưpháp được xem như là một mạch ngầm, lặng lẽ tồn tại với thời gian nhưng thưpháp lại có vị trí đáng kể và hàm chứa nhiều giá trị nhân bản, đạo đức xã hội trong thế giới nghệ thuật. _Thư pháp đối với người Trung Hoa là linh hồn của mỹ thuật Trung Hoa,là loại hình nghệ thuật có tính tổng hợp cao có xu hướng vươn tối nghệ thuật biểu hiện tâm hồn chủ quan. _ Thư đạo Nhật Bản : Ơ Nhật Bản nơi mà khiếu thẩm mỹ luôn dựa vào sự giản dị cùng với tính trầm tư mặc tưởng của Thiên Đạo đã tiếp nguồn cho nghệ thuật thưpháp phát triển thành một phong cách rất đặc biệt đó là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa Thiền Đạo và nghệ thuật thể hiện. Với ý nghĩa này, thư đạo của Nhật Bản không chỉ là môn nghệ thuật thể hiện, mà nó vượt ra ngoài hạn lượng của ý thức để truyền tải nội dung tâm pháp. _ Nghệ thuật thưpháp ở các quốc gia Hồi giáo : được xem là “Nghệ thuật thị giác hàng đầu”. Nó trở thành một phần trang trí chính trong đạo Hồi, trong các lâu đài, trường học. Theo Ibn al –Habib cho rằng nghệ thuật viết chữ chính là chức năng cao quý nhất, một khoa học ưu việt nhất, một nghề có thu hoạch cao nhất của thời đại. _Ở các nước phương tây, thời xưa, khi nghề in chưa có ( hoặc đã có mà chưa vi tính), những văn kiện quan trọng hay tác phẩm thiêng liêng đều cần những nhà thưpháp (calligrapher) nắn nót, trau chuốt từng nét một. . Đặc biệt, với kinh điển của nhiều tôn giáo, các nhà thưpháp còn dóc lòng tôn trọng, trọn gìn trai giới và kiêng tửu sắc trong suốt những ngày tháng tỉ mỉ chép kinh thánh những tác phẩm mỹ thuật, mà ngày nay một số kiệt tác còn may mắn giữ được đã trở thành tài sản văn hóa vô giá của các viện bảo tàng tên tuổi trên thế giới. * So sánh sự khác nhau cơ bản giữa nghệ thuật thưpháp Đông và Tây (mang tính khái quát ) + Vẻ đẹp chữ viết của người Phương Đông không chỉ dừng lại ở nghệ thuật biểu hiện mà nó còn phải lột tả được tính chất sâu thẳm bên trong của chữ viết. Dường như thưpháp ở đây không chỉ là bộ môn mà còn là một pháp môn cho con người tu tâm luyện tánh.( xuất phát từ văn hoá gốc nông nghiệp ) + Ngược lại, quan niệm chữ viết đẹp đối với người Phương Tây thì phải theo chuẩn mực, phải cân đối tỷ lệ, không có ngẩu hứng và linh hoạt.( xuất phát từ văn hoá gốc du mục ) 3. Thưpháp Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại 3.1.Nghệ thuật thưphápchữ Hán_ Việt Nam a. Quá trình hình thành thưphápchữ Hán ở Việt Nam b Đặc điểm thưphápchữ Hán_Việt Nam Quá trình phát triển của môn thưphápchữ Hán tại Việt Nam, có lịch sử hình thành tương tự bộ môn thưpháptại Trung Hoa: đều xuất phát từ tinh thần văn nghệ trong sáng lấy cảm hứng làm căn bản, lấy chủ đề tạo cảm hứng. Tuy nhiên về biểu hiện mỹ cảm có những điểm tương đối khác biệt so với nghệ thuật thưpháp ở Trung Hoa. 3.2. Nghệ thuật thưphápchữ Quốc Ngữ_ hiện đại a.Đôi nét về quá trình hình thành chữ Quốc Ngữ b. Sự ra đời của thưphápchữ Quốc ngữ (chữ Việt ) c. Một số đặc điểm trong thưpháp Việt _ Tính linh hoạt : Sự linh hoạt là một trong những điểm quan trọng của nghệ tguật thưpháp nói chung. Đối với thưphápchữ Việt tính linh hoạt thể hiện rất cao độ_nó cũng là một đặc tính điển hình của người Việt _ Tính biểu cảm, trữ tình: là một đặc điểm tiêu biểu của các loại hình nghệt thuật và văn hoá Việt Nam nói riêng và có lẽ văn hoá nông nghiệp nói chung. Với thưphápchữ Việt thì tính biểu cảm thể hiện rất rỏ nét. _ Tính hài hoà : Tính hài hòa là một đặc điểm nổi bật của nền văn hoá Việt Nam và nó có ảnh hưởng rất đậm nét trong nghệ thuật thưphápchữ Việt. Nó cũng là một trong những yếu tố tạo nên một tác phẩm thưpháp hoàn hảo. _ Tính tổng hợp : Sự giao hoà giữa văn hoá Đông- Tây ( bút lông_ sản phẩm của văn hoá phương Đông và chữ Latinh_sản phẩm của văn hoá phương Tây). 3.3. ThưPhápChữ Việt Trong Đời Sống Văn Hoá Của Dân Tộc Thực tế hiện nay, thưphápchữ Việt đã hoà mạch sống nghệ thuật trong vườn hoa dân tộc và nó có ảnh hưởng lớn trên mặt trận văn hoá-tư tưởng, đạo đức-giáo dục,… Sở dĩ nó đặc biệt như vậy vì nó đã nối mạch được truyền thống tôn trọng chữ, kính chữ đã có hàng ngàn đời trong lịch sử dân tộc. Hơn nữa, nó mang thông điệp cho mọi người rằng, nếu biết khai thác và sáng tạo, thì chữ Việt cũng rất đẹp và rất có hồn. Hy vọng, việc chơi thư pháp, thưởng lãm thưphápchữ Việt hiện nay không chỉ dừng lại ở tính phong trào mà là sự hiện diện có ý nghĩa của một môn nghệ thuật đặc thù mang tính cao cấp, phát huy được cái đẹp, cái hồn của mỗi chữ Việt trong lòng người dân nước Việt. Bài tập 1. Theo Anh chị thưpháp là gì? 2. Anh/ chị hãy so sánh thưpháp Trung Hoa với các nước Nhật Bản, Việt Nam. 3. Anh/ chị hãy so sánh thưpháp phương Đông và nghệ thuật viết chữ Châu Âu. 4. Anh/ chị hãy nêu những đặc điểm của thưphápchữ Việt. BÀI 2 : LUYỆN CÁC NÉT CĂN BẢN * Mục đích : Giúp cho người học bước đầu là quen với cách cầm bút, vận bút. * Yêu cầu : Viết đúng theo những nét mẫu, và viết nhiều lần. 1. Những điều cần biết trước khi thực hành môn thưpháp + Nhận thức + Ổn định nội tâm, khiêm tốn học hỏi 2. Chuẩn bị dụng cụ Văn phòng tứ bảo (bút, nghiên, giấy, mực) 3. Thực hành Cách cầm bút và tư thế viết a. Tính năng cây bút lông _ Bút lông gồm 2 phần : Phần đầu bút và phần cán bút - Cán bút chia làm 3 phần: Phần trên, phần giữa và phần cận (gần đầu bút). Tùy theo thói quen và tùy theo cách cầm bút người viết có thể sử dụng phần nào cũng được. - Đầu bút cũng chia làm ba phần: Phần đầu bút, lưng bút và cả bút. Khi viết chữ nhỏ phải sử dụng đầu bút, khi viết chữ to hoặc các điểm nhấn thì sử dụng lưng bút, khi viết chữ to hơn hoặc để vẽ các nét đậm, mạnh, cưng thì sử dụng cả đầu bút b. Cách cầm bút - Có hai cách cầm bút cơ bản: + Bằng không còn gọi là bằng gân – hoặc gọi là Không thủpháp (không chạm tay vào cán bút vào mặt phẳng của bàn hoặc nền). + Bằng thịt còn gọi là bằng nhục – hoặc gọi là Nhục thủpháp (cạnh bàn tay cầm bút hoặc ngón út tì lên mặt phẳng để tìm thế cân bằng cho nét chữ không bị run. • Khác với cách viết thưphápchữ Hán phải cầm bút bằng gân vì hướng viết từ phải sang trái nên nếu để tay chạm giấy sẽ làm nhòe chữ kế bên nên người nhập môn thưpháp sử dụng cách nào cũng được, miễn sao mình làm chủ được ngọn bút và thể hiện được ý nghĩ của mình mong muốn. c. Tư thế viết Có nhiều tư thế viết tùy theo hoàn cảnh và loại hình cần thực hiện. + Ba tư thế chính: - Sử dụng bàn (ngồi viết) - Sử dụng bàn không ghế (đứng viết) - Sử dụng bàn thấp không ghế (ngồi xếp bằng) + Ngoài ra, còn có các tư thế khác : bò nghiên, quỳ gối, đứng viết trên vách. d. Tập viết một số nét cơ bản Trước khi tập viết một số nét căn bản, người tập nên thực hành việc kẻ carô bằng cọ lông để luyện việc điều khiển ngọn bút, sao cho các nét cùng nhỏ đều hoặc lớn đều: từ chậm đến nhanh, nét vẽ không bị run hoặc cong lệch. Sau khi điều khiển được cọ lông qua việc kẻ carô, người học cần luyện những nét bút đầu tiên với một số nét căn bản sau: nét hoành (ngang), nét tung (sổ), nét chéo, nét cung và nét tròn. 1.Nét hoành (ngang) : Viết theo chiều thuận từ trái sang phải, mạnh ở nét hạ bút đầu tiên (nét đậm – ức), kéo nhanh bút (tốc) tạo thành nét thanh nhỏ, cuối cùng nhấn bút (ức). Yêu cầu phải luyện đến khi đường ngang phải thẳng đẹp. [...]... nét căn bản cho người mới bắt đầu nhập môn thư phápchữ Việt Trên là một số nét căn bản, chủ yếu là những nét cong và thẳng Luyện những nét này giúp các bạn làm quen và sử dụng bút lông mực xạ một cách thu n phục, tránh sự lúng túng khi bắt tay vào viết chữ Học viên cố gắng luyện đường bút cho thật nhiều, đến khi nào thực hiện được những đường nét đậm lợt, tối sáng hòa hòa hợp nhau Được như vậy xem như... _ Cách viết chữ bằng nhiều nét: cách viết của người cẩn thận, rõ ràng Cách viết này có ưu điểm là chữ viết dễ đọc, dễ bố cục sắp xếp,…nhưng nó ít tạo nét thanh, vết xước vì viết chậm, thiếu tính uyển chuyển _ Cách viết chữ bằng một nét: là cách viết liền lạc và viết nhanh như người viết đang ký tên Vì viết nhanh nên chữ tạo ra những vệt mực thanh, mãnh và có những nét đậm như "vẽ", nhưng chữ dễ bị . nghệ thu t. _Thư pháp đối với người Trung Hoa là linh hồn của mỹ thu t Trung Hoa,là loại hình nghệ thu t có tính tổng hợp cao có xu hướng vươn tối nghệ thu t. xem là một loại hình nghệ thu t đặc thù “cao cấp”, là biểu tượng thẩm mỹ của nền văn hóa dân tộc ở một số nước Phương Đông. Nghệ thu t chữ viết vừa tạo nên