Tài liệu Kỹ thuật nuôi lươn đồng (Monopterus albus) pdf

3 1.4K 34
Tài liệu Kỹ thuật nuôi lươn đồng (Monopterus albus) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật nuôi lươn đồng (Monopterus albus) Ngày nay, nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã và đang trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu qủa kinh tế cao, trong đó nuôi lươn hiện là mô hình nuôi hộ gia đình khá phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do có nhiều ưu điểm như không cần có diện tích lớn người nuôi có thể tận dụng những ao mương nhỏ, cạn và những thức ăn thừa của gia đình, chăn nuôi nên vừa ít vốn, có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi lại vừa tăng thêm thu nhập góp phần cải thiện đời sống. Người nuôi có thể nuôi lươn trong: - Các ao mương vườn: Trong mươn vườn thường có lớp sình dày, nên khi nuôi cần phải vét hết lớp bùn đáy tới lớp đất dẻo, lớp bùn này có thể phơi ráo nước hoặc khô để sau này trả lại đáy ao. Sau đó đổ thêm lớp cát trộn vôi (tỷ lệ 5 - 6 kg vôi trộn với 1m 3 cát) láng khắp đáy mương và dầm nén cho cứng xuống đáy ao khoảng 5-10cm để sau này lươn không đào sâu được. Bờ ao cũng phải lấp hết hang hốc và dầm cho cứng, tránh cho lươn không đào hang thất thoát ra ngoài. Trên lớp cát vôi cần đổ thêm một lớp sình khoảng 20 - 30 cm. Nên đắp một cù lao ở giữa mương để hạn chế lươn đào hang xung quanh bờ. Cù lao nên làm với diện tích nhỏ khoảng ¼ hoăc 1/5 diện tích mương. Nếu mương dài và nhỏ thì nên đắp cù lao ở một phía bờ mương hoặc giữa mương. Cù lao phải cao hơn mực nước 5 –10 cm nhưng phải thấp hơn bờ 50 - 60 cm. Trên mặt cù lao có thể trồng cỏ hoặc các loại khoai môn nước hoặc các cây thân thảo cỡ nhỏ khác. - Trong hồ đất đắp có lót cao su: chọn nơi đất cứng để đào hồ nuôi lươn. Diện tích đào tùy theo điều kiện cụ thể có thể từ 8- 16 m 2 .Thông thường chỉ nên đào sâu khoảng 0.3 – 0.5m, lấy đất này đắp lên thành bờ. Đáy và bờ phải được dầm nén cho kỹ. Sau đó dùng cao su (loại dùng để phơi lúa) để lót toàn bộ đáy và thành hồ. Sau khi lót cao su xong, đổ một lớp sình 20 - 30 cm và đắp một cù lao (có thể đắp ở giữa hồ hoặc một phía nào đó của hồ). Cù lao phải đắp cao hơn mặt nước 5 - 10 cm và thấp hơn bờ khoảng 40 - 50 cm. Sau khi hoàn tất việc lót cao su, đắp cù lao và tạo một lớp bùn đáy thì cấp nước vào. Mực nước trung bình khoảng 20 - 25 cm. - Bể xi- măng hoặc chuồng heo cải tạo lại: trước tiên kiểm tra độ cao của bể để lươn không bò ra được (thành bể phải cao hơn chiều dài 2/3 của luơn). Có thể tạo gờ nhằm tránh lươn không bò ra đựơc. Sau đó cho một lớp sình non dưới đáy bể dày khoảng 20 – 30cm (sình tốt nhất là đất thịt pha sét), trên mặt nước nên thêm lục bình hoặc bèo tai tượng che mát (khoảng ¼ diện tích). Cần phải bố trí ống cấp nước và ống thoát nước để thay nước dễ dàng, cung cấp nước và đảm bảo nguồn nước sạch. Chọn giống: Nguồn lươn giống hiện nay chủ yếu được đánh bắt ở ngoài tự nhiên. Lươn có kích thước lớn, lươn đánh bắt bằng mồi thuốc, lươn loại nhỏ ở các vựa thu mua chúng ta không nên thả vì loại này thường có tỷ lệ chết rất cao khi thả nuôi. Nên chọn lương kích thước nhỏ khoảng dưới 100g/con, đều cỡ, có nguồn gốc, bảo đảm sức sống của lươn. Có thể chọn nguồn giống từ lươn xúc mô… Mật độ thả: Lươn có khả năng chịu đựng tương đối cao nhưng không nên thả quá dầy. Nếu thả mật độ cao sẽ dẫn đến tình trạng lươn lớn không đều. Trung bình thả 1.0 – 1.5 kg/m 2 đáy bể, ao. Trước khi thả lươn nên cần xử lý qua nước muối khoảng 5% trong 5 - 7 phút để phòng bệnh cho lươn. Lượng thức ăn cho mỗi ngày chiếm 6-8% trọng lượng thân và nên cho ăn 2 - 3 lần trong ngày và nên cho ăn vào lúc trời mát. Không nên cho tất cả lượng thức ăn dồn vào một lần vì làm như vậy lươn ăn không hết, thức ăn phân hủy gây thối nước, lươn dễ bị bệnh. Thức ăn nên được rải đều (đặc biệt gần khu vực cù lao là nơi lươn trú ẩn) để lươn có cơ hội ăn được nhiều hơn. Cách chăm sóc: Cần phải giữ môi trường nước luôn sạch sẽ và mát. Trung bình 3 - 4 ngày thay nước 1 lần cho lươn. Khi thời tiết nóng kéo dài cần phải có biện pháp che mát cho ao, mương nuôi hoặc dùng lục bình thả trên mặt hồ với diện tích khoảng 20 – 25 % mặt nước. Khi trời mưa to cần kịp thời rút bớt nước đề phòng nước đầy tràn bờ lươn trốn mất. Thường xuyên theo dõi để loại bỏ lươn chết (lươn bị bệnh hoặc sắp chết thường nằm trên mặt bùn đáy) tránh thối nước. Tuy lươn là đối tượng dễ nuôi, nhưng hầu hết giống nuôi đều đánh bắt từ thiên nhiên chưa được thuần hoá, do vậy khi nuôi lươn bà con cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi lươn theo các yêu cầu như: chọn giống khoẻ mạnh bằng cách tắm muối trước khi thả giống, luôn giữ môi trường nước sạch, định kỳ diệt khuẩn để loại bỏ mầm bệnh, đồng thời chú ý để chế độ thức ăn hợp lý. . Kỹ thuật nuôi lươn đồng (Monopterus albus) Ngày nay, nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã và đang trở thành. trong đó nuôi lươn hiện là mô hình nuôi hộ gia đình khá phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do có nhiều ưu điểm như không cần có diện tích lớn người nuôi có

Ngày đăng: 24/12/2013, 01:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan