Kiến thứcyhọc cần biết–Kỳ 1: Cao huyết áp không nên ăn cua biển Do trong cua biển có nhiều natri và purin nên những người bị cao huyết áp và mắc bệnh gout không nên dùng. Trong 100g thịt cua biển tươi có 72,2g nước, 17,5g protid, 0,6g lipid, 7g glucid, 141mg canxi, 191mg photpho, 3,8mg sắt, nhiều natri, magiee, axit béo omega 3 và các vitaminA,B1, B2, PP, C… Chú ý phải ăn cua biển còn sống, khỏe mạnh. Cua biển mua về phải chế biến ngay lúc còn tươi, nếu để cua chết, chất đạm trong cua bị thối hỏng, sinh ra những chất độc, ăn không những mất hết hương vị mà còn có thể bị ngộ độc nguy hiểm. Ngoài ra có một số người cứ ăn cua biển là bị dị ứng, nổi mày đay từng vùng hoặc khắp người, rất ngứa, người nôn nao khó chịu. Đây là những người có thể tạng đặc biệt không hợp với cua biển, tốt nhất là tránh dùng cua biển và tất cả những món ăn có loại hải sản này. Theo Đông y, thịt cua biển có vị ngọt, mặn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, bổ xương tủy nên rất tốt cho cơ thể đang phát triển của trẻ em và lứa tuổi vị thành niên, cũng như tình trạng cơ thể suy yếu của người cao tuổi. Dưới đây là một số món ăn đồng thời là bài thuốc dùng cua biển chữa bệnh: - Thịt cua biển nấu với Hoài Sơn, ý dĩ, sâm bố chính, hạt sen là món ăn-bài thuốc rất thích hợp với những người nóng trong, kém ăn, đái rắt. - Cua biển làm sạch, ngâm với rượu 5-10 phút, vớt ra, luộc ăn hàng ngày là bài thuốc tăng cường khí huyết, sinh lực, chữa chứng liệt dương, suy yếu của nam giới. - Mang cua biển (lớp xốp hình vảy dài, phủ lên mình cua, nằm dưới mai) được dùng làm thuốc chữa trẻ em đái dầm. Cách làm đơn giản như sau: Gỡ mang cua biển ra, rửa sạch, lấy 20-30g luộc chín cho trẻ em ăn đều đặn hàng ngày (từ 15-30g) một thời gian sẽ hết đái dầm. Dinh dưỡng và táo bón Táo bón là một triệu chứng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón: nguyên nhân bệnh lý như có khối u trong ruột hay bên ngoài đường ruột làm ngăn cản đường tiêu hoá, viêm dạ dày - ruột, rách hậu môn, do chế độ ăn uống như ăn ít, ăn không đủ chất xơ để tạo đủ lượng phân kích thích gây co bóp đường ruột. Táo bón không do bệnh lý thì áp dụng một số phương pháp sau: ăn đầy đủ lượng thức ăn đáp ứng nhu cầu hàng ngày, ăn nhiều chất xơ (rau, đậu, củ quả), uống nhiều nước; tập thói quen đi tiêu mỗi ngày; tăng cường vận động thể lực như thể dục, thể thao, đánh cầu, đi bộ…, vận động thân thể giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt, tiêu hoá thức ăn dễ, ruột thông thương từ đó hết táo bón. Người lớn khi bị stress, căng thẳng cũng bị táo bón. Do thần kinh bị căng thẳng, làm giảm nhu động ruột không kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá, giảm phản xạ tống phân ra ngoài. Táo bón có thể xảy ra ở người già là do hệ thống tiêu hoá bị suy yếu. Táo bón do chế độ ăn uống hay gặp ở trẻ thiếu ăn (do biếng ăn), ăn ít hoa quả, uống ít nước nhất là trong những ngày nóng nực. Ngoài ra, ít vận động cơ thể cũng là một nguy cơ gây táo bón. Nếu táo bón do bệnh lý, trước tiên nên chữa nguyên nhân gây ra táo bón. Tránh lo nghĩ, có thể giảm căng thẳng, giảm stress bằng cách thư giãn như nghe nhạc, vui chơi giải trí. Các thức ăn trị táo bón: rau câu, cam, quýt, bưởi, nước táo, rau xanh, mồng tơi, bồ ngót, rau đay, đọt rau lang, rau muống… Ngoài ra, kết hợp xoa bóp vùng bụng và hít thở bằng bụng cũng là phương pháp trị táo bón hiệu quả. Sữa mẹ là tốt nhất Hiện nay, việc nuôi con bằng sữa mẹ đang giảm trầm trọng, không chỉ ở thành phố lớn mà còn lan rộng đến các vùng nông thôn. Một hội nghị về công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em gần đây cũng đã lên tiếng báo động về thực trạng đáng lo ngại này. Với trẻ em từ độ tuổi ăn giặm trở lên, sữa chỉ có vai trò là thực phẩm bổ sung, ít nhiều có thể thay thế bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác; nhưng với trẻ sơ sinh sữa là thực phẩm duy nhất nên có vai trò quan trọng vô cùng, việc thay thế sữa mẹ bằng sữa bột sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cả hiện tại và tương lai. Nguyên nhân của thực trạng này do đâu? 1. Do việc quảng cáo các sản phẩm sữa một cách quá mức. Điều này không thể chối cãi khi các kênh truyền thông, báo đài đều đập vào mắt người xem suốt ngày các quảng cáo đủ loại sữa với đủ loại từ ngữ có cánh như: IQ thần đồng, chiều cao vượt trội, đảm bảo thành công, ươm mầm tài năng . Rồi từ đường phố lớn đến góc xóm nhỏ đều ngập tràn panô quảng cáo sữa đủ màu sắc, ngôn từ bắt mắt, hấp dẫn. 2. Do các bà mẹ. Một số bà mẹ sau sinh do công việc phải cho con bú bình nhưng thật sự con số này không nhiều, và nếu khéo thu xếp họ vẫn có thể cho trẻ bú mẹ được 3-4 lần trong ngày, như vậy trẻ vẫn tiếp nhận được nhiều dưỡng chất và kháng thể từ mẹ. Do sinh mổ phải dùng kháng sinh nhiều ngày hoặc một vài vấn đề sức khỏe sau sinh, một số bà mẹ không dám cho con bú mẹ vì sợ sữa mang thuốc sẽ ảnh hưởng đến em bé, nhưng thật sự các loại thuốc kháng sinh và giảm đau dùng cho sản phụ thường được bác sĩ cân nhắc rất kỹ và hầu như không gây tác hại gì khi tiết qua sữa mẹ (nếu người mẹ mong muốn cho con bú thì họ có thể tìm lời khuyên đúng đắn từ các bác sĩ một cách dễ dàng). Vấn đề mang tính quyết định ở đây chính là nhận thức và ý thích của người mẹ. Khi mức sống được nâng lên, nhiều phụ nữ muốn được tự do thoải mái đi ra ngoài, không muốn bị gò bó vì công việc chăm sóc con cái, do vậy sữa bình thay sữa mẹ là giải pháp tối ưu. Cũng vì muốn tự do thoải mái nên họ chọn giải pháp sữa bình thay sữa mẹ để khỏi phải tẩm bổ, thoải mái ăn kiêng và tập luyện nhằm lấy lại sắc đẹp và vóc dáng xưa. Rất nhiều bà mẹ trẻ bỏ ngoài tai lời khuyên của mẹ ruột, mẹ chồng và cả của chồng để toàn tâm toàn ý ăn kiêng và tập luyện. Các bà mẹ truyền cho nhau kinh nghiệm giữ dáng, giữ ngực bằng cách không cho con bú và ăn kiêng cùng tập luyện cật lực ngay sau sinh. Các bà mẹ này thừa biết ích lợi của sữa mẹ đối với trẻ nhỏ, nhưng việc cho con bú vẫn bị họ xếp sau mối quan tâm về tự do và sắc đẹp. Ăn cá nhiều có lợi cho sức khỏe Cá và các sản phẩm từ cá có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt đó là nguồn cung cấp vitamine quan trọng. Mỡ cá, nhất là mỡ gan, có nhiều vitamine A, D và các vitamine nhóm B. So với thịt, cá có nguồn chất khoáng quý hơn. Tỷ số canxi/photpho ở cá cân đối hơn thịt. Các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm, iốt cũng là nguồn dinh dưỡng đáng chú ý, đặc biệt, iốt ở một số loại cá biển rất cao. Cá biển còn có chứa nhiều Clo và Fluo, có tác dụng tốt đối với xương và răng. Ngoài ra, trong cá còn có DHA, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở người bị tiểu đường. Bệnh nhân bị tiểu đường, nếu ăn cá ít nhất năm lần/tuần, thì nguy cơ mắc bệnh tim trong vòng 16 năm sẽ thấp hơn 64% so với người hiếm khi ăn cá. Những người trưởng thành, nên ăn cá ít nhất hai lần/tuần. Tốt nhất là chọn những loài cá có mỡ, vì chúng chứa acid béo Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Hạ mỡ máu: Nghiên cứu trên người đã chứng minh, DHA và EPA trong cá làm giảm đáng kể hàm lượng trigtycerid trong máu, nhờ đó làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Chống huyết khối: Là nhờ các acid béo Omega-3 trong cá đẩy mạnh việc sản xuất chất chống kết tụ tiểu cầu, làm giảm sự tổng hợp chất thúc đẩy kết dính tiểu cầu. Giảm và đảo ngược quá trình tạo xơ vữa: Các Omega-3 có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn, nhờ đó làm giảm phát triển xơ vữa động mạch. Làm giảm nguy cơ bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ): Ăn cá thường xuyên sẽ giúp giảm đáng kể khả năng mắc bệnh rối loạn thần kinh, đặc biệt là căn bệnh Alzheimer ở người có tuổi. . Kiến thức y học cần biết – Kỳ 1: Cao huyết áp không nên ăn cua biển Do trong cua biển có nhiều natri và purin nên những người bị cao huyết áp và. bệnh gout không nên dùng. Trong 10 0g thịt cua biển tươi có 72,2g nước, 17 ,5g protid, 0,6g lipid, 7g glucid, 14 1mg canxi, 19 1mg photpho, 3,8mg sắt, nhiều