1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Tài liệu Đề thi olympic truyền thống 30.4 môn TLH khối 10,11 doc

13 2K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 298,08 KB

Nội dung

Sở Giáo Dục & Ðào Tạo TP. HỒ CHÍ MINH Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN VIII - NĂM 2002 MÔN HÓA HỌC KHỐI 10 Thời gian làm bài: 180 phút Ghi chú : Thí sinh làm mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số ở trang 1 của mỗi tờ giấy làm bài Câu 1 1. Cho hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn có tổng số (n + l) bằng nhau: trong đó số lượng tử chính của A lớn hơn số lượng tử chính của B. Tổng đại số của bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên B là 4,5. a/ Hãy xác định bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên A, B. b/ Hợp chất X tạo bởi A, Cl, O có thành phần phần trăm theo khối lượng lần lượt là: 31,83% ; 28,98% ; 39,18%. Xác định công thức phân tử của X. 2.a/ Mô tả dạng hình học phân tử, trạng thái lai hóa của nguyên tử nguyên tố trung tâm trong các phân tử : IF 5 ; XeF 4 ; Be(CH 3 ) 2 2.b/ So sánh độ lớn góc liên kết của các phân tử sau đây. Giải thích. PI 3 ; PCl 5 ; PBr 3 ; PF 3 2.c/ So sánh nhiệt độ nóng chảy của các chất sau. Giải thích. NaCl ; KCl ; MgO Câu 2 1. Chuẩn độ một dung dịch CH 3 COOH 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi có 50% lượng axit axetic trong dung dịch được trung hòa, thì độ pH của dung dịch thu được là bao nhiêu ? Biết axit axêtic có Ka = 1,8.10 - 5 2. Tính pH của dung dịch NaHCO 3 1M. Biết: Câu 3 1. Cân bằng phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron. 2. Hoàn thành và cân bằng phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng ion electro 3. Hòa tan hoàn toàn 9,28 gam một hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn với số mol bằng nhau trong một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng, thu được dung dịch Y và 0,07 mol một sản phẩm duy nhất chứa lưu huỳnh. Xác định xem sản phẩm chứa lưu huỳnh là chất nào trong số các chất sau : H 2 S, S, SO 2 ? Câu 4 1. Cho các dữ kiện sau Hãy xác định: a/ Nhiệt tạo thành của etylen (ٱ H tt ) b/ Nhiệt đốt cháy của etylen (ٱ H đc ) 2. a/ Lập biểu thức · Trong đó K 1 , K 2 lần lượt là hằng số của phản ứng ở nhiệt độ thấp; nhiệt độ cao. · Khi và không thay đổi theo nhiệt độ. b/ Áp dụng cho phản ứng: Tính Kp ở 325 o C. Câu 5 Cho 3, 87 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al vào 250 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M, được dung dịch B và 4,368 lít H 2 (đktc). 1. Chứng minh rằng trong dung dịch B còn dư axit. 2. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. 3. Tính thể tích dung dịch C gồm NaOH 0,02M và Ba(OH) 2 0,01M cần trung hòa hết axit dư trong B. 4. Tính thể tích tối thiểu của dung dịch C (với nồng độ trên) tác dụng với dung dịch B để lượng kết tủa nhỏ nhất. Tính lượng kết tủa đó. 5. Tìm giới hạn khối lượng muối thu được trong dung dịch B. Sở Giáo Dục & Ðào Tạo TP. HỒ CHÍ MINH Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN VIII - NĂM 2002 MÔN VẬT LÝ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 180 phút Ghi chú : Thí sinh làm mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số ở trang 1 của mỗi tờ giấy làm bài Bài 1: Một người đứng ở đỉnh một bờ biển dốc ném một hòn đá ra biển. Hỏi người ấy phải ném hòn đá dưới một góc bằng bao nhiêu so với phương ngang để nó rơi xa chân bờ biển nhất. Khỏang cách xa nhất ấy là bao nhiêu? Cho biết bờ biển dốc thẳng đứng, hòn đá được ném từ độ cao H = 20m so với mặt nước và có vận tốc đầu là v 0 = 14 m/s. Lấy g = 9,8 m/s 2 . Bài 2: Một vật khối lượng m đang đứng yên ở đỉnh của mặt phẳng nghiêng nhờ lực ma sát. Hỏi sau bao lâu vật sẽ ở chân mặt phẳng nghiêng nếu mặt phẳng nghiêng bắt đầu chuyển động theo phương ngang với gia tốc a 0 = 1m/s 2 . Cho biết chiều dài mặt phẳng nghiêng là AB = 1m, góc nghiêng α = 30 0 , hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là k = 0,6; g = 10m/s 2 . Bài 3: Một hộp hình khối lập phương đồng chất, một cạnh của hộp tựa vào tường nhẵn, một cạnh tựa trên sàn nhà, hệ số ma sát giữa sàn và khối hộp là k. Xác định góc a để khối hộp cân bằng. Bài 4: Một vật khối lượng m = 2kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu xuống dọc theo một mặt phẳng nghiêng một đọan l thì chạm vào một lò xo nhẹ có độ cứng k = 200 N/m. Lò xo nằm dọc theo mặt phẳng nghiêng và có đầu dưới cố định. Vật trượt thêm một đọan rồi dừng lại tại vị trí lò xo bị nén 30cm. Cho g = 10m/s 2 , góc hợp bởi mặt phẳng nghiêng với phương ngang là α = 30 0 . a.Tìm l b.Tìm khoảng cách từ điểm tiếp xúc đầu tiên giữa vật với lò xo đến điểm tại đó vận tốc của vật là lớn nhất trong quá trình lò xo bị nén. Bài 5: Một vật khối lượng m 1 được thả không vận tốc đầu và trượt trên mặt phẳng nghiêng của một vòng xiếc. Vòng xiếc có bán kính r. Ở điểm thấp nhất A của vòng xiếc, vật m 1 va chạm đàn hồi với vật khối lượng m 2 đang đứng yên. Vật m 2 trượt theo vòng tròn đến độ cao h (h > r) thì tách khỏi vòng tròn. Vật m 1 giật lùi theo mặt phẳng nghiêng rồi lại trượt xuống, tiếp tục trượt theo vòng tròn cũng đến độ cao h thì tách ra khỏi vòng tròn. Tính độ cao ban đầu H của m 1 . Bỏ qua mọi ma sát. Bài 6: Một xi lanh kín hình trụ chiều cao h, tiết diện S = 100cm 2 đặt thẳng đứng. Xylanh được chia thành hai phần nhờ một pittông cách nhiệt khối lượng m = 500g. Khí trong hai phần là cùng lọai ở cùng nhiệt độ 27 0 C và có khối lượng là m 1 , m 2 với m 2 = 2m 1 . Pittông cân bằng khi ở cách đáy dưới đọan h 2 = 3h/5 . a.Tính áp suất khí trong hai phần của xylanh? Lấy g = 10 m/s 2 . b.Ðể pittông cách đều hai đáy xylanh thì phải nung nóng phần nào, đến nhiệt độ bao nhiêu? (phần còn lại giữ ở nhiệt độ không đổi). Sở Giáo Dục & Ðào Tạo TP. HỒ CHÍ MINH Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN VIII - NĂM 2002 MÔN HÓA HỌC KHỐI 11 Thời gian làm bài: 180 phút Ghi chú : Thí sinh làm mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số ở trang 1 của mỗi tờ giấy làm bài Câu 1 Nguyên tử của nguyên tố A có bộ 4 số lượng tử của electron cuối (electron chót cùng) là: n= 2; l = 1; m = - 1; m s = - ½ a/ Viết cấu hình electron, xác định vị trí của A trong bảng hệ thống tuần hoàn? b/ Viết công thức cấu tạo một dạng đơn chất của A có công thức phân tử là A 3 . Viết công thức cấu tạo dạng đơn chất đó và cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm. c/ Một dạng đơn chất khác của A có công thức phân tử là A 2 . Hãy giải thích tính thuận từ của phân tử này? Câu 2 1. Có cân bằng sau: N 2 O 4 (k) = 2NO 2 (k) a/ Cho 18,4 gam N 2 O 4 vào bình kín dung tích 5,904 lít ở 27°C. Lúc cân bằng, áp suất của hỗn hợp khí trong bình là 1 atm. Tính áp suất riêng phần của NO 2 và N 2 O 4 lúc cân bằng? b/ Nếu giảm áp suất của hệ lúc cân bằng xuống còn 0,5 atm thì áp suất riêng phần của NO 2 và N 2 O 4 lúc này là bao nhiêu? Kết quả có phù hợp với nguyên lí Le Châtelier hay không? 2. A là dung dịch HCl 0,2 M; B là dung dịch NaOH 0,2 M; C là dung dịch CH 3 COOH 0,2 M (có hằng số axit K a = 1,8 x 10 - 5 ). Các thí nghiệm sau đều thực hiện tại 25°C. a/ Tính pH của mỗi dung dịch A, B, C. b/ Tính pH của dung dịch X là dung dịch tạo thành khi trộn dung dịch B với dung dịch C theo tỉ lệ thể tích 1:1 c/ Tính thể tích dung dịch B (theo mL) cần thêm vào 20 mL dung dịch A để thu được dung dịch có pH = 10. Câu 3 1. Muối nguyên chất Y màu trắng tan trong nước. Dung dịch Y không phản ứng với H 2 SO 4 loãng, nhưng phản ứng với HCl cho kết tủa trắng tan trong dung dịch NH 3 . Nếu sau đó axit hóa dung dịch tạo thành bằng HNO 3 lại có kết tủa trắng xuất hiện trở lại. Cho Cu vào dung dịch Y, thêm H 2 SO 4 và đun nóng thì có khí màu nâu bay ra và xuất hiện kết tủa đen. Hãy cho biết tên của Y và viết các phản ứng xảy ra dưới dạng phương trình ion rút gọn. 2. Một hỗn hợp gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng 7:3. Lấy m (gam) hỗn hợp này cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 thấy đã có 44,1 gam HNO 3 phản ứng, thu được 0,75m (gam) rắn, dung dịch B và 5,6 lít hỗn hợp khí (điều kiện tiêu chuẩn) gồm NO và NO 2 . Hỏi cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam muối khan? 3. Ðiện phân 1 lít dung dịch NaCl (D = 1,2 g/cm 3 ) chỉ thu được một chất khí ở điện cực. Cô cạn dung dịch sau điện phân còn lại 125 gam chất rắn khan. Nhiệt phân chất rắn này thấy khối lượng giảm 8 gam. Tính: a/ Hiệu suất của quá trình điện phân? b/ Nồng độ % và nồng độ mol/lít của dung dịch NaCl ban đầu? c/ Khối lượng dung dịch còn lại sau điện phân? Câu 4 Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau: Ở giai đoạn chuyển B 2 thành B 3 , nếu có rất ít Br 2 , ngoài B 3 người ta còn thu được một lượng nhỏ ankan B 4 khác. Hãy xác định B 4 và giải thích sự tạo thành B 4 ? Câu 5 Ðốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A thu được CO 2 và H 2 O theo tỉ lệ mol 9:4. Khi hóa hơi 11,6 gam A thì thể tích hơi chiếm 2,24 lít (quy về điều kiện tiêu chuẩn). Mặt khác A có thể tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1:2. A cũng tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . Khi oxi hóa A bằng dung dịch KMnO 4 trong H 2 SO 4 tạo được axit thơm chứa 26,23% oxi về khối lượng. a/ Hãy xác định công thức cấu tạo và gọi tên A? b/ B là một đồng đẳng kế tiếp của A có hoạt tính quang học. Viết công thức cấu tạo và gọi tên B? (Cho: Cu = 64; Fe = 56; N = 14; O = 16; H =1; Na = 23; Cl = 35,5; C = 12) Sở Giáo Dục & Ðào Tạo TP. HỒ CHÍ MINH Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN VIII - NĂM 2002 MÔN VẬT LÝ KHỐI 11 Thời gian làm bài: 180 phút Ghi chú : Thí sinh làm mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số ở trang 1 của mỗi tờ giấy làm bài Bài 1 (5 điểm) Một cái nêm khối lượng 2m có dạng ABC như hình vẽ, góc θ = 30 o . Nêm có thể trượt không ma sát trên mặt sàn ngang. Vật nhỏ khối luợng m bắt đầu trượt xuống không vận tốc ban đầu không ma sát từ đỉnh A trên mặt nêm AB. Xác định gia tốc của nêm. Bài 2 (5 điểm) Một mol khí hêli bị nén đẳng áp bởi quá trình 1 - 2 sao cho T 1 = 8T 2 . Sau đó khí dãn nở bởi quá trình 2 - 3 sao cho V 3 = V 1 . Cho biết T 1 = 16T 3 và công sinh ra trong quá trình nén lớn gấp 14/ 3 lần công sinh ra trong quá trình dãn. 1, Tính theo T 1 nhiệt lượng khí trao đổi với môi trường ngoài trong quá trình 2 - 3. 2. Nếu giả sử nhiệt dung của khí trong quá trình 2 - 3 là không đổi thì nhiệt dung đó là bao nhiêu? Bài 3 (5 điểm) [...]... (L1) và (L2) người ta đặt thêm một bản mặt song song chiết suất n = 1,5 vuông góc với trục chính để hệ thống trở thành hệ vô tiêu Tính bề dày của bản mặt song song Sở Giáo Dục & Ðào Tạo TP HỒ CHÍ MINH Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN VIII - NĂM 2002 MÔN TOÁN HỌC KHỐI 11 Thời gian làm bài: 180 phút Ghi chú: Thí sinh làm mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi... và B, AB = a = 5cm Một hạt khối lượng m = 0,1 g mang điện tích q3 = 10-7 C chuyển động từ rất xa đến theo đường BA như hình vẽ Hỏi hạt đó phải có vận tốc ban đầu V0 tối thi u là bao nhiêu để nó có thể tới được điểm B Bỏ qua tác dụng của trọng trường Bài 4 (5 điểm) Cho hệ cơ học như hình vẽ Lò xo nhẹ độ cứng k = 40N/m mang đĩa A như hình Ðĩa A có khối lượng M = 60g Thả vật khối lượng m = 100g rơi tự... các mặt bên (SBC), (SCA), (SAB) theo thứ tự hợp với mặt (ABC) các góc Tìm giá trị nhỏ nhất của: M = Câu 2 Cho hàm số f xác định và lấy giá trị trong tập hợp các số thực R sao cho với mọi x,y thuộc R ta đều có: Hãy xác định giá trị của Câu 3 Cho phương trình Chứng tỏ rằng với mỗi n nguyên dương thì phương trình có duy nhất một nghiệm dương Xn và tìm Câu 4 Cho tứ diện ABCD có các đường cao AA', BB', CC', . CHÍ MINH Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/ 4 LẦN VIII - NĂM 2002 MÔN HÓA HỌC KHỐI 10 Thời gian làm bài: 180 phút Ghi chú :. CHÍ MINH Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/ 4 LẦN VIII - NĂM 2002 MÔN HÓA HỌC KHỐI 11 Thời gian làm bài: 180 phút Ghi chú :

Ngày đăng: 23/12/2013, 19:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w