Bài viết dưới đây tác giả đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng và tác nhângây hại của một số bệnh hại chè. Đồng thời tác giả cũng đã đề ra biện pháp hữu hiệu cho công tác phòng và trừ bệnh cho cây chè. rong điều kiện nhiệt đới ẩm, với diện tích khá lớn, tính đến nay diện tích chè ở nước ta đã lên đến 75.000 ha, chu kỳ kinh tế dài, cùng với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, tập đoàn bệnh hại cũng ngày càng phát triển và đa dạng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và phẩm chất chè. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân lập xác định triệu chứng và nguyênnhângây bệnh từ đó xây dựng biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra. Dựa theo nguyênnhângây bệnh, bệnh hại chè được chia thành 2 nhóm: Bệnh sinh lý: Nguyênnhângây bệnh là các nhóm phi sinh vật. Đó là do điều kiện sống của cây không được đảm bảo (ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước, các chất dinh dưỡng). Hiện tại bệnh sinh lý trênchè đang được quan tâm nhất đó là bệnh vàng rụng lá chè. Khi bị bệnh, cây chè cằn cỗi, các lá (cả lá già và bánh tẻ) đều bị biến vàng từ mép lá vào trong, gân lá cũng chuyển vàng. Các lá bị bệnh hàm lượng Clorofyl giảm đáng kể, số liệu phân tích được thống kê trong bảng 1. Bảng 1 Chỉ tiêu Mẫu Clorofylla (g /mg) Clorofyllb (g /mg) Tổng số Lá không bệnh 2,496 1,358 3,854 Lá bị bệnh 1,378 0,8441 2,219 Sự thay đổi theo chiều hướng giảm thấp các chất diệp lục làm cho quá trình quang hợp của cây bị giảm sút dẫn đến việc cung cấp các chất hữu cơ cho mầm búp không đầy đủ, búp sinh trưởng và phát triển kém, từ đó giảm năng suất và chất lượng chè. Bảng 2: ẢNH HƯỞNG CỦA LÁ BỊ BỆNH ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA BÚP Lần theo dõi Thời gian sau Lá không bệnh Lá bị bệnh 1 2 3 4 TB Tốc độ sinh trưởng 1 2 3 4 TB Tốc độ sinh trưởng 1 3 ngày 4 5.5 4.75 3.85 4.53 1.5 4 4.65 4.1 4.95 4.42 1.47 7 ngày 7.95 9.1 9.75 8.7 8.87 1.26 5.75 6.6 6.2 6.4 6.23 0.89 2 3 ngày 3.5 5.3 5 4.25 4.5 1.5 3.8 5.4 4.3 4.95 4.6 1.53 7 ngày 7.95 8.35 7.7 7.85 7.96 1.13 6 7.7 5.65 6.65 6.5 0.92 3 3 ngày 3.55 3.15 4.25 4.15 3.77 1.25 3.65 3.55 3.95 4 3.78 1.26 7 ngày 7.65 6.7 7.8 8.5 7.66 1.09 5.75 5.9 5.8 5.7 5.78 0.82 4 3 ngày 2.9 2.8 3.15 3 2.29 0.98 3.0 2.6 3.05 2.85 2.87 0.95 7 ngày 7.25 7.2 7.85 7.5 7.45 1.06 5.5 5.0 5.65 4.65 5.2 0.74 So sánh về tốc độ sinh trưởng của búp chè ở lá bệnh và lá không bị bệnh (số liệu bảng 2) thấy rằng tốc độ sinh trưởng của búp ở lá bệnh kém hơn so với lá không bệnh. Thời gian đầu (3 ngày) tốc độ sinh trưởng của búp không có sự khác biệt, nhưng ở 7 ngày sau sự sai khác càng có chiều hướng rõ rệt. ở các lá bệnh búp sinh trưởng kém hơn, đốt ngắn, nhanh mù xòe. Đó là do ở thời kỳ đầu khi búp mới phát động lượng dinh dưỡng cần để nuôi búp ít, khi búp đã dài, sức huy động dinh dưỡng càng lớn, lá mang búp không đáp ứng kịp thời nên tốc độ sinh trưởng búp thấp hơn so với lá không bị bệnh. Tốc độ sinh trưởng chậm, kéo dài thời gian cho thu hoạch làm giảm năng suất chè, mặt khác búp cằn cỗi tỷ lệ xơ cao làm cho phẩm cấp chè bị giảm thấp. Để khắc phục hiện tượng vàng rụng lá chè cần tiến hành các biện pháp kỹ thuật canh tác: Làm cỏ, tơi xốp đất, tăng lượng phân bón và đặc biệt sử dụng biện pháp phun phân lên lá để cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng của búp sau mỗi đợt hái. Các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh truyền nhiễm): Đây là các bệnh nguy hại hơn cả. Bệnh được gây ra bởi các nguyênnhân do vi khuẩn, tuyến trùng, nấm . khi gặp các điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng . Trong các tác nhângây bệnh nói trên thì các bệnh do nấm gây hại là mối lo ngại hàng đầu. Một số năm gần đây tại các vùng trồng chè lớn như Vĩnh Phú, Bắc Thái, Tuyên Quang . các bệnh do nấm đang phát sinh và phát triển mạnh. Mức độ tác hại, thời gian phát sinh, phương thức tác hại còn tùy thuộc vào điều kiện từng vùng, từng giống . Ở Bắc Thái, bệnh sùi cành chè tại Nông trường chè Sông Cầu đã phát sinh và gây hại trên diện tích 10 ha (tháng 11-12-1995). Ở nông trường tháng 10, Sống Lô, Tân Trào, Tuyên Quang bệnh chết loang đã gây thiệt hại trên diện tích 17,24 ha. Ở Phú Hộ bệnh đang xuất hiện tại đội 3 từ tháng 12/1995 đến nay làm cho 0,1 ha chè bị chết. Các bệnh hại rễ thân làm cho cây bị chết dần đến mất khoảng nương đồi làm giảm sản lượng thu hoạch. Đối với các bệnh này khi xuất hiện cần ngăn chặn kịp thời bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác và hóa học. Cần đốn chặt toàn bộ diện tích bị bệnh rồi tiến hành phun thuốc hoặc xử lý đất nơi có nấm bệnh gây hại. Thuốc xử lý đất đối với bệnh chết loang dùng Mouceren + Fudazon với tỷ lệ 1:1 hoặc riêng rẽ ở liều lượng 5g/cây tưới vào đất. Đối với bệnh sùi cành trước khi phun cần đốn tỉa bớt bộ phận cành lá để giảm quá trình thoát hơi nước và dùng thuốc Benlat C, Dithane phun vào cây và bộ phận bị hại với liều lượng 30 gr/lít nước (đã dùng tại nông trường Sông Cầu có kết quả tốt). Cùng với tác hại của các bệnh ở rễ và thân sự hiện diện của các nấm ký sinh đã làm tổn thương đến bộ lá và búp. Bệnh làm thu hẹp diện tích lá quang hợp, làm cho thành phần sinh hóa của mầm búp bị thay đổi theo chiều có hại cho phẩm cấp chè. Điển hình cho các bệnh ở lá và búp là: Đốm mắt cua, đốm nâu, phồng lá, thối búp (bảng 3). Bảng 3: TÁC HẠI CỦA BỆNH ĐỐI VỚI DIỆN TÍCH LÁ QUANG HỢP Loại bệnh Tổng diện tích lá điều tra (cm2) Diện tích bị hại (cm2) Tỷ lệ bị hại/ tổng diện tích lá (%) Đốm mắt cua 1600 256,8 16 Đốm nâu 1554 193,1 12 Mặt khác sự có mặt của bệnh hại còn làm cho thời gian tồn tại của lá ngắn đi. Bệnh đã làm tăng tỷ lệ rụng lá. Những số liệu điều tra (bảng 4) cho thấy số lá lưu tồn tại trên cây chè TH3 ở vụ đông xuân bị bệnh chỉ bằng 21,7% so với cây không bệnh. Bộ lá lưu bị giảm bớt đã trực tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của búp chè ở vụ chè xuân. Bảng 4: SỐ LÁ LƯU TỒN TẠI TRÊN CÂY CHÈ TH3 (vụ đông xuân 1995-1996) Điểm điều tra Loại hình 1 2 3 4 5 Tổng số Cây bệnh 43 18 44 39 52 196 Cây không bệnh 183 109 215 195 198 900 % so không bệnh 23,49 16,5 20,46 20 26,26 21,7 Các loại bệnh do nấm ký sinh phát triển trên lá và búp thường xuất hiện ở 2 thời điểm chính trong năm là tháng 3-4 và 7-8. Tức là những thời điểm có nhiệt độ dao động từ 18-25%, độ ẩm không khí cao > 90% và số giờ chiếu sáng ít. Các loại thuốc hiện đang sử dụng có hiệu quả tốt là Antracol, Dithane, Pencozeb, Benlat C. Khi cây bị bệnh tiến hành hái sau chặt để giảm bớt các bộ phận mang nấm ký sinh rồi tiến hành phun thuốc. Để nâng cao được năng suất và chất lượng chè cần tổ chức tốt công tác dự tính dự báo để phòng trừ kịp thời. Bên cạnh đó việc làm thường xuyên luôn luôn là chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt sẽ làm tăng sức đề kháng cho cây đối với sự phát sinh và phát triển của bệnh hại. VŨ THẾ DÂN Viện nghiên cứu chè . và nguyên nhân gây bệnh từ đó xây dựng biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra. Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, bệnh hại chè. Bài viết dưới đây tác giả đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng và tác nhân gây hại của một số bệnh hại chè. Đồng thời tác giả cũng đã đề ra biện pháp