Chiếnlượcđộtphátrongthờikỳkhanhiếm Navi Radjou, Jaideep Prabhu và Simone Ahuja (HBP), Nguyễn Tuyến dịch Tuần Việt Nam Từ "S" này đã xuất hiện trên môi của các CEO và các chính trị gia tham dự vào Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos. "S" không phải là "gói kích thích kinh tế (stimulus) khi các nhà lãnh đạo toàn cầu nhìn xa hơn gói viện trợ kinh tế của năm 2009 và hướng tới tương lai; thay vào đó, "S" của năm nay chính là "sự khan hiếm" (scarcity). Một bài báo gần đây trên tờ The Economist chỉ ra rằng thế giới trong những năm 2010 đang bước vào kỷ nguyên mới của sự khan hiếm. Ở phương Tây, những dư chấn của cuộc suy thoái toàn cầu sẽ còn kéo dài. Người dân và chính phủ ngày càng trở lên căn cơ, tằn tiện trong khi đó sự giàu có, sung túc của người tiêu dùng từ các nền kinh tế mới nổi ngày càng tăng đè nặng lên vai những nhà cung cấp vốn đã cạn kiệt nguồn cung về năng lượng, nước và các nguồn lực khác. Làm thế nào để ứng phó với sự căn cơ tiết kiệm ngày càng tăng của người tiêu dùng đã quen với việc có những thứ họ muốn (ở phương Tây) hoặc những người tiêu dùng liên tục đòi hỏi nhiều hơn (ở phương Đông và Nam) và cùng lúc phải đấu tranh với những khó khăn do nguồn lực cạn kiệt? Chúng tôi tin rằng thờikỳkhanhiếm mới khi nhu cầu của người tiêu dùng càng gia tăng sẽ đòi hỏi một chiếnlược mới để độtphá và phát triển mà chúng ta có thể gọi là Nhiều hơn cho ít hơn cho nhiều hơn (M4L4M): một chiếnlược nhấn mạnh vào việc đem lại nhiều giá trị hơn với ít chi phí hơn cho nhiều người hơn. Tại sao chiếnlược M4L4M lại đột phá? Chiếnlược Nhiều hơn cho nhiều hơn hiện tại mà các công ty phương Tây đang áp dụng đánh vào khách hàng một khoản tiền nặng cho những sản phẩm chất lượng cao. Ít hơn cho nhiều hơn là chiếnlược chi phí thấp của Trung Quốc trong việc tạo ra chuỗi sản phẩm tốn ít chi phí hơn và sản xuất trên quy mô lớn cho thị trường toàn cầu. Không giống như hai chiếnlược trên, M4L4M đem lại cho công ty một giải pháp mới để hài hòa những phép tính tài chính phức tạp nhưng lại dường như mâu thuẫn nhau: mang lại nhiều giá trị thực tế cho khách hàng trong khi đồng thời giảm chi phí và mang giá trị đó cho nhiều người hơn. Các thị trường mới nổi như Ấn độ, phần vì những thị trường này thể hiện một thế giới khan hiếm, phần vì các thị trường này cũng chia sẻ sự đa dạng và dân chủ của rất nhiều quốc gia phương Tây, đang nổi lên là những khu vực ưu thích cho các công ty phương Tây trải nghiệm chiếnlược M4L4M để tăng trưởng. Các doanh nghiệp mới nổi tại các nền kinh tế phát triển ví như Mỹ cũng sẽ tạo ra một bối cảnh thú vị để áp dụng các chiếnlược mới này trong thập kỷ tới. Vấn đề là để ứng phó với sự khanhiếm gia tăng, các doanh nghiệp phương Tây từ lĩnh vực y tế đến chuỗi kinh doanh khách sạn đến thiết kế thời trang đã bắt đầu những kế hoạch thí điểm mang lại những sản phẩm thương mại và dịch vụ công cộng sáng tạo tốn ít chi phí hơn cho khách hàng nhưng vẫn mang lại nhiều giá trị hơn cho nhiều người tiêu dùng cuối cùng hơn. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng ngoài các công ty lớn, các nhà nghiên cứu học thuật và các doanh nhân ở phương Tây cũng đang nghiên cứu tìm cách thu được nhiều lợi nhuận hơn từ các trường đại học tư nhân danh tiếng và các công ty đầu tư tài chính mạo hiểm. Họ đang đi theo Jugaad hay tư duy ứng biến sáng tạo đang được áp dụng bởi các doanh nhân bị hạn chế về nguồn lực để sáng tạo ra các giải pháp bền vững và khả thi mang lại nhiều giá trị hơn cho nhiều người hơn với ít chi phí hơn. Trong bài đăng tiếp theo chúng tôi sẽ cung cấp các trường hợp nghiên cứu cụ thể của các doanh nghiệp và doanh nhân Mỹ đang sử dụng chiếnlược M4L4M độtphá hiệu quả. Chúng tôi sẽ tổng hợp rõ tại sao M4L4M lại thực sự là một chiếnlược phát triển mang tính độtphá mà nếu áp dụng sẽ mang lại cho tổ chức của bạn một biên độ cạnh tranh bền vững trong bối cảnh nền kinh tế toàn cậu hậu suy thoái ngày càng trở nên tiết kiệm hơn. Chúng tôi cũng sẽ giải thích làm thế nào bạn có thể tái cơ cấu lại tổ chức của bạn với vai trò là một nhà lãnh đạo cấp tiến để mang lại nhiều lợi nhuận hơn với ít chi phí hơn cho nhiều khách hàng hơn. Trong khi đó, chúng tôi cũng rất mong nghe câu chuyện của bạn về làm thế nào tổ chức của mình đang ứng phó với những khách hàng ngày càng tiết kiệm hơn nhưng lại khó tính và khắt khe hơn trong thế giới của thờikỳkhanhiếm này. - Bài viết của Navi Radjou, Jaideep Prabhu và Simone Ahuja trên Harvar Business Publishing. Navi Radjou là Giám đốc điều hành trung tâm Ấn Độ và Kinh tế toàn cầu (CIGB) tại trường kinh tế Judge thuộc trường đại học Cambridge nơi tiến sĩ Jaideep Prabhu là giáo sư được cấp bằng của tổ chức Jawaharlal Nehru về Doanh nghiệp và Kinh doanh Ấn độ. Tiến ĩ Simone Ahuja là người sáng lập trung tâm Truyền thông và Cố vấn Blood Orange cho CIGB. Nguồn: Tuần Việt Nam . Chiến lược đột phá trong thời kỳ khan hiếm Navi Radjou, Jaideep Prabhu và Simone Ahuja (HBP), Nguyễn. Chúng tôi tin rằng thời kỳ khan hiếm mới khi nhu cầu của người tiêu dùng càng gia tăng sẽ đòi hỏi một chiến lược mới để đột phá và phát triển mà chúng