1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Như thế nào được gọi là thành công? ppt

5 716 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 165,4 KB

Nội dung

Như thế nào được gọi thành công? Có những thành công hoàn toàn từ hai bàn tay trắng. Có những thành công sự hoàn thiện, trau dồi kiến thức cho bản thân. Có những thành công vượt qua chính mình. Hình như trên các kệ sách và thư viện, một trong những loại sách ứng dụng được xuất bản nhiều nhất chính các sách viết về thành công. Bí quyết thành công, con đường dẫn đến thành công, một trăm phương thức thành công, thành công đến từ đâu . Chẳng phải tự nhiên con người lại quan tâm nhiều đến thành công như thế. Đã có cung hẳn phải có cầu. Chính từ cái cầu này mới có vô số người viết về thành công. Viết về thành công không chỉ có các nhà tâm lý, các chuyên viên. Viết về thành công còn có những người đã thành công trong sự nghiệp. Loại sách này thường được đón đọc một cách nhiệt tình nhất. Chẳng có gì khó hiểu, bởi đó những điều rút ra từ thực tế. Nó trước tiên thỏa mãn trí tò mò của mọi người. Con đường thực tế ấy dễn ra như thế nào? Sau đó là: Mình có thể "bắt chước" được không? Hay ít ra rút được những bài học kinh nghiệm. Xung quanh chúng ta hiện có không ít người thành công: doanh nhân, bác sĩ, kỹ sư, diễn viên điện ảnh, ca sĩ . Số lượng đông đảo ấy càng thúc đẩy ước mơ vươn tới thành công của bao người. Thế nhưng, có bao nhiêu tâm gương thành công, có lẽ sẽ có bấy nhiêu con đường. Và chắc chắn rằng chúng chẳng dễ dàng gì. Bởi xuất phát điểm của nhiều người, đa số đều giống nhau. Căn bản làm sao để có thể đi xa hơn, cao hơn, ra đến những đại lộ quang quẻ, rộng rãi. Đó ắt hẳn không phải điều đơn giản. Thành công sự phấn đấu không ngừng nghỉ Con đường khởi nghiệp của nữ doanh nhân Mai Thị Tấn - Giám đốc công ty TNHH Thảo Mộc, bắt đầu khá suôn sẻ. Ra đời với tấm bằng đại học ở nước ngoài, rồi trở thành giám đốc một xí nghiệp Nhà nước, dường như con đường công danh của chị êm đềm và rộng rãi như những bạn bè cùng đi du học về. Đang làm giám đốc, công việc bình thường, ổn định, chị bỗng bị một loại cây có cái tên lạ lẫm - hibiscus, hoa màu đỏ, hấp dẫn. Biết được những công dụng về mặt y học của nó, chị từ bỏ con đường rộng rãi của mình, lao vào nghiên cứu khoa học để chế biến rượu, trà, mứt . từ hoa, quả, rễ, cành của loài cây "lạ hoắc lạ huơ" này. Biết bao tiền bạc và công sức đổ vào những thí nghiệm, sáng chế. Đến một ngày kia, người phụ nữ nhiệt tâm và chân thành ấy ngớ người với lệnh khám, tịch thu, niêm phong phòng thí nghiệm, cùng các "tang vật sản xuất hàng giả". Với những công trình nghiên cứu tích lũy suốt 3 năm trời, chị đã tự minh oanh cho mình. Thế nhưng, mọi thứ coi như đổ sông đổ biển. Không nản chí, chị quyết tâm làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, lần này chị lại bị lừa. Những người đồng ý hợp tác làm ăn với chị thực chất chỉ muốn lợi dụng các nghiên cứu của chị để kinh doanh kiếm lời, còn chị chẳng nhận được đồng kinh phí nào. Lại bắt đầu sự nghiệp với lần cố gắng thứ ba, thành lập công ty riêng Thảo Mộc. Lần này, thành công đã mỉm cười với chị. Thế nhưng, khó khăn lại ập đến, những sản phẩm làm ra bị làm nhái, bị giả nhãn mác. Tuy vậy, chị không lấy đó làm buồn. Niềm vui lớn nhất của chị loài cây nước ngoài với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời đã được biết đến ở Việt Nam. Sau những bài báo của chị viết về giống cây hibiscus trên báo, hàng trăm độc giả gửi thư đến thắc mắc và xin giống cây. Chị sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và những gì mình có với mọi người. Niềm vui của chị không nằm trong thành công, trong lợi nhuận của công ty, mà ở khát khao mang loài hay hữu ích này đến với cộng đồng. Câu chuyện của nữ giám đốc Mai Thị Tấn có lẽ một ví dụ sắc nét nhất cho sự thành công của những nhà khoa học, những nữ doanh nhân ngày nay. Nó minh chứng rõ ràng và cụ thể nhất cho hai từ: mồ hôi và nước mắt. Mồ hôi đổ ra với những say mê, những tìm tòi, nghiên cúu. Và nước mắt đổ ra cho những trả giá, mất mát, vượt qua những cạm bẫy, những gian khó vòng vèo của con đường đi lên. Kiến thức giúp con người phấn đấu vươn lên Không phải vô cớ mà hầu như với bất kỳ người phụ nữ thành công nào, người ta cũng có thể viết những bài báo hàng nghìn từ. Ở đó bao giờ cũng những câu chuyện đầy xúc động về nghị lực và ý chí con người. Bạn có thể nhìn thấy họ hôm nay có nhà lầu, biệt thự, xe hơi. Có quần áo sang trọng và tiện nghi vật chất hơn người. Thế nhưng, để có được điều đó, họ đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, gian khổ. Một lần ghé vào một nhà hàng chay trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tôi ngồi dưới mái vòm trong suốt, nghe mưa rơi, nhạc thiền và nhất câu chuyện thú vị về người nữ chủ quán trẻ. Chị Ngọc Diệp - chủ nhà hàng Việt Chay và vài công ty khác. Con đường đến với thành công của Diệp hôm nay cũng trải qua bao nhiêu khó khăn. Gia đình nghèo, anh em đông, lại con cả nên dù đỗ Đại học Kinh tế, cô phải nghỉ học để giúp cha mẹ nuôi các em. Ngày ngày ngồi thu từng đồng lẻ từ bàn bi-da, nhìn học trò đi ngang ríu rít chuyện trường lớp, lòng Diệp không thể nào yên. Cô hiểu rằng mình phải học thì mới thoát khỏi cảnh nghèo. Hiểu ước mơ mãnh liệt và ý chí phấn đấu của cô con gái vốn có thành tích học tập xuất sắc ấy, mẹ cô lặng lẽ gom quần áo cũ bán được một khoản tiền nhỏ, cho cô lên Sài Gòn tiếp tục con đường học vấn. Sau mấy năm nghỉ học đi làm, vốn liếng kiến thức toán, lý, hoá rơi rớt hết. Vậy Diệp quyết định học ngoại ngữ. Số tiền nhỏ nhoi của mẹ giúp cô lấy được chứng chỉ A Anh văn. Lần thứ hai, mẹ lại bán đi đôi hoa tai cho cô lên Sài Gòn học tiếp chứng chỉ B. Nhờ đó, Diệp đã đậu vào khoa tiếng Anh trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Cho đến bây giờ, khi công thành danh toại, Diệp vẫn thường bùi ngùi nhớ lại những ngày ở nhà người quen để đi học. Có hôm nhớ nhà, Diệp ra sau hè, ngồi nhìn ánh đèn chớp nháy của máy bay trên đường hạ cánh mà khóc. Khi kiếm được đồng tiền đầu tiên nhờ làm phiên dịch cho khu du lịch địa đạo Củ Chi, nhìn các em ăn tô hủ tiếu ngon lành, Diệp càng nung nấu quyết tâm phải học để thay đổi cuộc đời của mình, của các em. Kết quả con đường phấn đấu ấy giờ chuỗi nhà hàng, hai công ty và sự thành đạt của các em. Còn chính cô, sau khi thành công lại lặng lẽ quy y. Trau dồi kiến thức một điều gần như bắt buộc đối với tất cả những người muốn xây dựng sự nghiệp. Ngày xưa, để trở thành một thương gia, người ta chỉ cần chiếc bàn tính và đầu óc khôn ngoan, biết tính toán. Ngày nay, đời sống hiện đại đặt ra cho mỗi người những yêu cầu phấn đấu ngày càng cao. Đó không chỉ sự nhạy bén, tính toán giỏi mà còn những phương pháp khoa học để quản lý, xây dựng và hoạch định kế hoạch. Tôi còn nhớ cách đây không lâu, khi phỏng vấn bà chủ thẩm mỹ viện trên đường Nguyễn Trãi, tôi tình cờ nghe được câu chuyện về con trai của bà. Anh chàng có thời gian sa đà theo bạn bè xấu, bỏ học đi chơi. Đến khi được mẹ cho vay vốn mở một quán cafe dành cho tuổi teen, anh liền thích thú lao vào kinh doanh. Bẵng đi hai, ba năm, gần đây, tôi quay trở lại thẩm mỹ viện thấy quán của anh không còn nữa. Hỏi bà chủ, bà hồ hởi khoe: Nó làm một thời gian rồi hiểu ra rằng muốn phát triển kinh doanh thì phải học. Nó tạm ngưng công việc và quay trở lại học rồi". Trong mắt người mẹ ấy ánh lên niềm vui tự hào. Không ít những người thành đạt nói về chữ Tâm, chữ Tín của mình trong kinh doanh. Còn giới văn nghệ sĩ thường đề cập đến tấm lòng và sự hy sinh cho nghệ thuật. . Như thế nào được gọi là thành công? Có những thành công hoàn toàn từ hai bàn tay trắng. Có những thành công là sự hoàn thiện, trau. người. Con đường thực tế ấy dễn ra như thế nào? Sau đó là: Mình có thể "bắt chước" được không? Hay ít ra là rút được những bài học kinh nghiệm.

Ngày đăng: 23/12/2013, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w