1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau

82 173 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 636,5 KB

Nội dung

Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

VŨ THÙY DƯƠNG PHAN VĂN PHỐ

MSSV: 4043453

Lớp: Tài chính-Tín dụng 02_K30.

Cần Thơ – 5/2008

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian 4 năm học ở Trường Đại học Cần Thơ, em đã được quý Thầy Cô của trường nói chung và quý Thầy cô Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh nói riêng truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá Những kiến thức hữu ích đó sẽ trở thành hành trang giúp em có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống sau này Với những kiến thức tiếp thu tại nhà trường và công tác thực tiễn trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau, đến nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Có kết quả đó là nhờ sự giúp đỡ to lớn của quý Thầy cô và các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng.

Em xin chân thành cảm ơn:

- Quý Thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý Thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báo cho em trong suốt 4 năm qua Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Vũ Thùy Dương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

- Ban lãnh đạo, các Cô, Chú, Anh, Chị Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng.

Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy cô Trường Đại học Cần Thơ và Ban Giám đốc cùng các cô, chú, anh, chị tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành đạt trong công tác cũng như trong cuộc sống.

Ngày tháng năm 2008

Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi họ tên)

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày tháng năm 2008

Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi họ tên)

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan……… ii

Lời cảm tạ……… iii

Nhận xét của cơ quan thực tập……… iv

Bản nhận xét luận văn tốt nghiệp đại học ……….v

Mục lục……… vi

Danh mục biểu bảng……… ix

Danh mục hình………x

Danh sách các từ viết tắt……… xi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU……….……….1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ……….1

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài………1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn……….2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5

2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 5

2.1.2 Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại 7

2.1.3 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 8

2.1.4 Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng thương mại 10

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 12

Trang 5

2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn của Ngân

hàng Thương mại .13

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……….14

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu……… 14

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu……….15

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU…163.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH CÀ MAU……… ….16

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên……… 16

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội……….16

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU……… 17

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG……… 24

4.1.1 Phân tích sự biến động và cơ cấu vốn của Ngân hàng 24

4.1.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng 27

4.1.3 Phân tích hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng qua các chỉ số 32

4.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY……… ….35

4.2.1 Doanh số cho vay 37

4.2.2 Tình hình thu nợ 42

4.2.3 Tình hình dư nợ ………46

4.2.4 Tình hình nợ quá hạn 50

Trang 6

4.2.5 Phân tích hiệu quả cho vay vốn của Ngân hàng qua các chỉ số 56

4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU 59

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 62

5.1.1 Hoạt động huy động vốn 62

5.1.2 Hoạt động cho vay vốn 62

5.2 GIẢI PHÁP 63

5.2.1 Đối với hoạt động huy động vốn 63

5.2.2 Đối với hoạt động cho vay vốn 66

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

6.1 KẾT LUẬN 68

6.2 KIẾN NGHỊ 69

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương 69

6.2.2 Đối với Ngân hàng Công Thương Cà Mau 71

6.2.3 Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 7

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007)………….20

Bảng 4.1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007)…………24

Bảng 4.2: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005-2007)………… 28

Bảng 4.3: TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP……… 29

Bảng 4.4: TIỀN GỬI TIẾT KIỆM……… 30

Bảng 4.5: PHÁT HÀNH CÁC CÔNG CỤ NỢ……… 31

Bảng 4.6: TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC……… 32

Bảng 4.7: KHÁI QUÁT LẠI MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005-2007)……….33

Bảng 4.8: CÁC CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY……….36

Bảng 4.9: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN 38

Bảng 4.10: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 40

Bảng 4.11: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN 43

Bảng 4.12: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 45

Bảng 4.13: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN 47

Bảng 4.14: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 49

Bảng 4.15: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN 52

Bảng 4.16: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 54

Bảng 4.17: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 - 2007)……….56

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CÁC NGHIỆP VỤ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI…… ……….6

Hình 3.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU……… ……19

Hình 3.2: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007)…………21

Hình 4.1: BIỂU ĐỒ KẾT CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005-2007)……… ….25

Hình 4.2: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007)…………28

Hình 4.3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN 38

Hình 4.4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 40

Hình 4.5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN 43

Hình 4.6: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 45

Hình 4.7: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN 47

Hình 4.8: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 49

Hình 4.9: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN 52

Hình 4.10: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 54

Hình 4.11: NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ………58

Trang 9

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHCT : Ngân hàng Công ThươngNHNN : Ngân hàng Nhà nướcUBNN : Uỷ ban nhân dân

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài.

Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế ngày một nâng cao Với những thành tựu trên, thì trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành Ngân hàng Ngân hàng với vai trò là “người đi vay” và “người cho vay” đã có những chính sách đổi mới tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, huy động tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi đưa vào lưu thông để phát triển sản xuất Việc tạo lập nguồn vốn không những giúp cho Ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung Đặc biệt trong những năm gần đây, nhu cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn, do đó vai trò của Ngân hàng ngày càng quan trọng thể hiện qua hai nghiệp vụ chính là: huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư, sau đó phân phối lại nguồn vốn này cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả, ngày càng đưa nền kinh tế đất nước phát triển bền vững và ổn định.

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì huy động vốn và cho vay vốn là hai quá trình song song có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau Ngân hàng cần huy động vốn để cho vay mà muốn huy động được nhiều vốn để mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì các khoản cho vay của Ngân hàng phải đạt hiệu quả cao để có thể đảm bảo được việc chi trả lãi cho nguồn vốn mà mình huy động, đồng thời để củng cố lòng tin ở khách hàng làm cho họ an tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng.

Mặt khác, hoạt động huy động vốn không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho Ngân hàng nhưng nó là hoạt động rất quan trọng Như chúng ta đã biết, một Ngân hàng thương mại khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để Ngân hàng thực hiện các

Trang 12

hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng khác Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này Ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng Hoạt động huy động vốn, do vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối với Ngân hàng cũng như đối với khách hàng Ngoài ra, còn một hoạt động khác không kém phần quan trọng, đó là hoạt động cho vay vốn Nếu Ngân hàng huy động vốn nhiều mà cho vay ít dẫn đến tình trạng thừa vốn thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng hoặc Ngân hàng huy động vốn ít mà nhu cầu cho vay nhiều dẫn đến tình trạng thiếu vốn cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng hay nói chung là ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Chính vì vậy để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình thì việc huy động vốn và cho vay vốn của các Ngân hàng trong nước nói chung và Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau nói riêng cần được quản trị một cách tốt nhất, để đảm bảo sẽ huy động được nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế và cho vay vốn có hiệu quả.

Do đó, việc phân tích, quản trị nguồn vốn huy động và cho vay vốn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau là việc làm hết sức cần thiết, để góp phần đánh giá sự phù hợp về nguồn vốn, cũng như tình hình cho vay vốn của

Ngân hàng trong thời kỳ mới Cho nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình huy

động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn.

Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh tế Cà Mau nói riêng, thì việc huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau là một trong những vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế tỉnh nhà, cũng như đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Trước yêu cầu cấp bách đổi mới toàn diện theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, Cà Mau đã và đang sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách; vì vậy rất cần sự quan tâm hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau: Chính phủ, địa phương, các tổ chức tín dụng…trong đó có Ngân hàng Công Thương Việt Nam Hơn ai hết, việc đầu tư của Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau là cần thiết để xây dựng và phát triển tỉnh nhà Nhất là đối với một tỉnh còn nghèo như Cà Mau thì vấn đề quan trọng của Ngân hàng là phải hoạt

Trang 13

động, cũng như việc huy động vốn và cho vay vốn thật hiệu quả Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát.

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau Để qua đó thấy được những thành tựu và những mặt còn hạn chế, tồn tại rồi từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể.

- Khái quát kết quả kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm (2005-2007).

- Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau qua 3 năm (2005-2007).

- Phân tích tình hình cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau qua 3 năm (2005-2007).

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian.

Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau, có trụ sở đặc tại số 94 – Lý Thường Kiệt, phường 7, thành phố Cà Mau.

1.3.2 Thời gian.

- Thời gian thực hiện đề tài là thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau, trong thời gian từ ngày 11- 02 - 2008 đến ngày 25 - 04 - 2008.

- Các thông tin, số liệu sử dụng trong đề tài là những số liệu phản ánh quá trình hoạt động của Ngân hàng qua ba năm (2005 – 2007).

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.

Trang 14

- Đề tài này chỉ đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau qua ba năm (2005 – 2007).

- Qua số liệu từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ta thực hiện phân tích nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ cho vay vốn, như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, các chỉ số tài chính

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN.

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã có sự tham khảo một vài đề tài tốt nghiệp Tôi đã tiếp thu được một số vấn đề giá trị thiết thực từ những đề tài này, góp phần cho đề tài tôi thực hiện được hoàn thiện hơn.

- Đề tài tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Công Thương tỉnh Cà Mau” của Lê Như Thảo, lớp Tài chính Tín dụng 02 K29, Đại học Cần Thơ Bài viết nghiên cứu và làm rõ thực trạng của tín dụng ngắn hạn ở Ngân hàng Công Thương Cà Mau Đề tài đã phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng (2004-2006) thông qua các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn,…bằng nhiều phương pháp như so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối, đề tài còn nêu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng

- Đề tài tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn huyện Tân Châu, tỉnh An Giang” của Dương Quan Hiếu, lớp Tài chính Tín dụng 01 K29 Đề tài phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm từ năm 2004-2006 nêu lên nguyên nhân và đưa ra giải pháp hạn chế chi phí và nâng cao lợi nhuận trong những năm tới Phân tích tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng thông qua các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn, dư nợ Dùng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả tín dụng, rủi ro tín dụng, khả năng thu hồi của ngân hàng qua 3 năm Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao công tác huy động vốn, cho vay, thu hồi nợ, hạn chế rủi ro trong tín dụng

CHƯƠNG 2

Trang 15

PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN.

2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại.

Theo pháp lệnh “các tổ chức tín dụng” (1990) của Việt Nam thì Ngân hàng thương mại được định nghĩa như sau:

“Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phượng tiện thanh toán”.

2.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng thương mại có 3 chức năng cơ bản:

- Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

- Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế.

- Chức năng sản xuất, bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng.

2.1.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại.

Trang 16

Hình 2.1: SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CÁC NGHIỆP VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Nhà nước nền kinh tế thị trường

Các cơ quan định chế tài chính khác

Các NHTM kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ,

tín dụng

Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản

xuất, lưu thông, dịch vụ

Các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh

Nghiệp vụhuy động vốn

1 Nguồn vốn phát sinh2 Nguồn vốn quản lý và huy động

3 Nguồn vốn đi vay

Trả tiền gửi, tiền vay, chi phí hoạt động kinh

Nghiệp vụSử dụng vốn

Nghiệp vụ trung gian, dịch vụ ngân hàng

1 Cho vay2 Chiết khấu

3 Đầu tư, liên doanh

1 Dịch vụ trung gian2 Dịch vụ kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ3 Dịch vụ nhận ủy thác

Thu lãi tiền vay, tiền

đầu tư, liên doanh Thu hoa hồng từ các dịch vụ trung gian

Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng thương mại Thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận ròng

Các quỹ ngân hàngcộng

trừ

Trang 17

2.1.2 Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại.

Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng cho các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Các nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm: vốn tự có, vốn huy động, vốn vay các tổ chức tín dụng khác và các nguồn vốn khác.

2.1.2.1 Vốn tự có (vốn chủ sở hữu).

Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng thương mại, đó là nguồn tiền được đóng góp chủ yếu bởi những người chủ Ngân hàng Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng gồm 2 cấp:

- Vốn cấp 1 bao gồm: vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và lợi nhuận không chia.- Vốn cấp 2 bao gồm:

+ Giá trị tăng thêm của tài sản cố định và giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo qui định của pháp luật

- Số vốn trong thời gian khách hàng lưu ký tại Ngân hàng nhưng chưa thanh toán trong một số hình thức thanh toán như: séc bảo chi, thư tín dụng, thẻ thanh toán ký quỹ,…

Trang 18

- Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế văn hóa xã hội.

2.1.3 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 2.1.3.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi.

2.1.3.1.1 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là số tiền nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại Ngân hàng Nó bao gồm một bộ phận vốn tiền tạm thời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc dùng cho những mục tiêu định sẵn trong tương lai

+ Tiền gửi không kỳ hạn.

Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng, và Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng Loại tiền gửi này tuy biến động thường xuyên do việc gửi tiền vào và rút tiền ra có sự chênh lệch về thời gian, số lượng, nên trên các loại tài khoản này luôn có số dư, Ngân hàng có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay

+ Tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời hạn rút ra giữa Ngân hàng và khách hàng Như vậy, theo nguyên tắc khách hàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra theo thời hạn đã thỏa thuận Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi, các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn.

2.1.3.1.2 Tiền gửi của dân cư.

Tiền gửi của dân cư: là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại Ngân hàng Tiền gửi của dân cư bao gồm:

+ Tiền gửi tiết kiệm.

Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân hàng Được chia làm hai loại: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không có kỳ hạn.

Trang 19

- Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng

có thể gửi vào, lấy ra bất kỳ lúc nào không cần báo trước cho Ngân hàng Đối tượng gửi chủ yếu là những người tiết kiệm, dành dụm hầu trang trải những chi tiêu cần thiết đồng thời có một khoản lãi góp phần vào việc chi tiêu hàng tháng Ngoài ra, đối tượng gửi có thể là những người thừa tiền nhàn rỗi muốn gửi vào Ngân hàng để thu lợi tức đồng thời bảo đảm an toàn hơn giữ tiền ở nhà

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là loại hình cá nhân gửi tiền có sự thoả

thuận về thời gian với Ngân hàng, chỉ rút tiền khi đến thời hạn thoả thuận Còn trường hợp đặc biệt rút ra trước thời hạn thì lãi suất thấp hơn Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lớn hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm trên, Ngân hàng còn thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang làm cho sản phẩm luôn được đổi mới theo nhu cầu khách hàng.

+ Tài khoản tiền gửi cá nhân.

Tài khoản tiền gửi cá nhân: là cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng và thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng, mục đích chính là khách hàng hưởng những tiện ích của dịch vụ Ngân hàng.

+ Tiền gửi khác.

Tiền gửi khác: tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác…

2.1.3.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá.

Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi, Ngân hàng còn huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của Ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa Ngân hàng và người mua

Để huy đông vốn ngắn hạn, Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn bao gồm: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác Muốn huy động vốn trung và dài hạn, Ngân hàng có thể phát hành kỳ

phiếu, trái phiếu và cổ phiếu

Trang 20

2.1.4 Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng thương mại 2.1.4.1 Nguyên tắc cho vay.

- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng

- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng

2.1.4.2 Điều kiện cho vay.

Các khách hàng muốn được vay vốn Ngân hàng phải có các điều kiện cơ bản sau đây:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.1.4.3 Đối tượng cho vay.

Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:

- Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển.

- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.

Trang 21

2.1.4.4 Thể loại cho vay.

- Cho vay ngắn hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

- Cho vay trung hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Cho vay dài hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.

2.1.4.5 Thời hạn cho vay.

Thời hạn cho vay là khoản thời gian mà bên vay được quyền sử dụng vốn vay Thời hạn cho vay được tính từ khi Ngân hàng cho rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi thu hồi hết nợ.

2.1.4.6 Lãi suất cho vay.

- Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định Thông thường lãi suất tính cho năm, quý, tháng.

- Lãi suất là cơ sở để tính giá trị thu hồi được của vốn vay sau một thời gian nhất định (kỳ cho vay), bao gồm số tiền cho vay gốc và lợi tức.

2.1.4.7 Mức cho vay.

Nhìn chung mức cho vay vốn đối với một khách hàng được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định về bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.

Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn - Vốn tự có khách hàng - Vốn khác

Song để đảm bảo sự an toàn hạn chế rủi ro các tổ chức tín dụng có thể xét cho vay theo giá trị tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì quyết định mức cho vay tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp

2.1.4.8 Phương thức cho vay.

- Cho vay từng lần.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.- Cho vay theo dự án.

- Cho vay trả góp.

- Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Trang 22

- Cho vay theo hạn mức thấu chi.- Cho vay hợp vốn.

- Cho vay theo các phương thức khác.

2.1.4.9 Doanh số cho vay.

Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi lại.

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.

2.1.5.1 Thu nhập.

Ngân hàng thương mại thường có những khoản thu nhập sau đây:

- Thu về hoạt động kinh doanh: thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi, thu lãi hùn vốn, mua cổ phần, thu về kinh doanh vàng bạc đá quý, thu về kinh doanh ngoại tệ, thu về đầu tư chứng khoán, thu về dịch vụ Ngân hàng.

- Thu khác về hoạt động kinh doanh: Như thanh lý tài sản, tài sản thừa chờ xử lý trong kinh doanh, các khoản tiền phạt theo quy chế…

2.1.5.2 Chi phí.

- Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của Ngân hàng là doanh thu và lợi nhuận.

Trang 23

- Ngân hàng thương mại thường có những khoản chi phí sau đây: chi trả lãi tiền vay, tiền gửi, chi về dịch vụ, chi về tài sản, chi quản lý, chi khác.

2.1.5.3 Lợi nhuận.

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng Thương mại.

+ Vốn huy động trên tổng nguồn vốn.

Vốn huy động

Vốn huy động/Tổng nguồn vốn = x 100 % Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng Đối với Ngân hàng thương mại chỉ số này càng cao cho thấy hoạt động của Ngân hàng càng hiệu quả.

+ Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn.

Tổng dư nợ

Tổng dư nợ/tổng nguồn vốn = x 100 % Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả Giúp nhà quản lý xác định quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

+ Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động.

Tổng dư nợ

Tổng dư nợ / Tổng vốn huy động = x 100% Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn mà Ngân hàng huy động được thì có bao nhiêu đồng đem cho vay Nếu chỉ tiêu này lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ ít Hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân hàng

+ Hệ số thu nợ.

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = x 100% Doanh số cho vay

Trang 24

Chỉ số này phản ánh họat động thu nợ của Ngân hàng với hoạt động cho vay Nó cho thấy tình hình hoạt động của Ngân hàng có đạt hiệu quả hay không Nếu hệ số thu nợ cao thì khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng nhanh, hiệu quả họat động của Ngân hàng là tốt Ngược lại, nếu hệ số này thấp, điều đó cho ta biết được nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng tăng phản ánh kết quả họat động của

Ngân hàng là thấp

+ Vòng quay vốn.

Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng (vòng) =

+ Nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

Nợ quá hạnNợ quá hạn/Tổng dư nợ = x 100 % Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bình thường, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.

- Thu thập số liệu thông qua hồ sơ lưu trữ của phòng kinh doanh và phòng kế

toán, đồng thời tham khảo ý kiến của các cô chú, anh chị trong các phòng ban tại Ngân hàng.

- Thu thập số liệu thông qua các báo cáo Ngân hàng như: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm 2005 – 2006 – 2007.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.

Trang 25

* Phương pháp so sánh:

- Phương pháp so sánh số tương đối:

+ Số tương đối động thái (%): để thấy kết quả về hai mức độ của cùng một chỉ tiêu ở hai năm.

+ Số tương đối kết cấu: dùng xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên tổng thể.

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: để thấy được mức độ tăng trưởng qua các năm.

* Phương pháp chỉ số và hệ số: một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn và cho vay vốn.

CHƯƠNG 3

Trang 26

MỘT SỐ ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU3.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH CÀ MAU.

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Cà Mau là tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía cực Nam của Việt Nam, hình dạng giống chữ V, như một bán đảo có 3 mặt giáp với biển Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan Diện tích tự nhiên 5.211 km2, địa hình bằng phẳng thuần nhất là đồng bằng, đất đai phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt Hàng năm ở phía Tây vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển trên 50 mét Ngoài biển có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc Khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, không bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Khái quát tình hình kinh tế - xã hội:

Năm 2006, tình hình kinh - tế xã hội tiếp tục ổn định và phát triển; cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, lĩnh vực văn hóa xã hội có tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng, an ninh được tăng cường và giữ vững Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 11,8%, trong đó ngư-nông-lâm nghiệp tăng 10,1%, công nghiệp-xây dựng tăng 11,4%, dịch vụ tăng 15%; GDP bình quân đầu người tương đương 640 USD.

Kinh tế thủy sản phát triển tương đối khá cả về sản lượng nuôi trồng, khai thác biển, chế biến và xuất khẩu Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 274.600 tấn, tăng 5,6%; trong đó khai thác sông biển 138.000 tấn, tương đương so với năm trước

Sản xuất nông nghiệp, do chủ động chuẩn bị tốt khâu lúa giống, vật tư nông nghiệp, tăng cường công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật nên tiến độ làm đất, xuống giống các trà lúa đúng theo lịch thời vụ Diện tích gieo trồng lúa cả năm tăng 5,4%; khả năng sản lượng lúa đạt 390.000 tấn, tăng 11% Diện tích trồng rau màu, cây ăn trái, cây mía cũng tăng khá do giá cả và tiêu thụ thuận lợi nên đã khuyến khích nhiều hộ nông dân tăng gia sản xuất

Trang 27

Lĩnh vực thương mại phát triển khá, hàng hoá phong phú, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh Tuy giá cả có biến động tăng ở một số mặt hàng, nhưng được quản lý khá tốt nên không để xảy ra khan hiếm hàng hoá và tăng giá đột biến, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, sức mua bán trong xã hội tăng Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xã hội đạt 21.000 tỷ đồng; trong đó bán lẻ 9.000 tỷ đồng, tăng 19%; chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

* Đơn vị hành chánh:

Địa giới hành chính được chia thành 8 huyện và 1 thành phố; có 97 xã, phường, thị trấn; 860 ấp, khóm Thành phố Cà Mau là trung tâm tỉnh lỵ nằm trên trục quốc lộ IA và quốc lộ 63 có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế, quốc phòng.

* Dân số:

Dân số Cà Mau có 1.200.000 người, phân bố tương đối đều, mật độ trung bình 230 người/km2, người Kinh chiếm 97% dân số, còn lại là người Khơmer, người Hoa và một số dân tộc ít người khác Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, đa số là lao động trẻ, cần cù, có thể đáp ứng nhu cầu cho nhiều lĩnh vực

* Lao động:

Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người, chiếm 60% dân số; trong đó lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 610.000 người, chiếm 50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi Lao động giản đơn chiếm 82% lực lượng lao động.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU.

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Do yêu cầu phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Minh Hải(nay thuộc tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) và cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam trong phạm vi cả nước, ngày 14 tháng 7 năm 1988, Thống đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã ra quyết định số 58/TCCB về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Minh Hải và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 1988 Sau khi tách tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thì chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau chính

Trang 28

thức được thành lập theo quyết định số 15/NHCT – QĐ ngày 17 tháng 12 năm 1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau là một trong 76 chi nhánh cấp I của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, có trụ sở đặc tại số 94 – Lý Thường Kiệt, phường 7, thành phố Cà Mau Với tên gọi là VIETINBANK CA MAU, là doanh nghiệp quốc doanh kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, có đại diện pháp nhân, có con dấu riêng Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau là một trong những Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn của tỉnh và giữ một vị thế quan trọng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và góp phần quản lý lưu thông tiền tệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau Trong 13 năm hoạt động chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã có những bước trưởng thành khá vững chắc Mở rộng cho vay đối với các lĩnh vực kinh doanh, thành phần kinh tế Tạo mọi điều kiện cho các đơn vị cơ sở kinh tế có thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người tại địa phương

3.2.2 Cơ cấu tổ chức.

Trang 29

Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hài hoà để phát huy tối đa nguồn lực và lợi thế của mình nhằm hoạt động có hiệu quả.

Hình 3.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU

3.2.3 Các loại hình hoạt động

Để đáp ứng nhu cầu về sự phát triển của nền kinh tế thị trường đồng thời nhằm đem lại lợi nhuận, Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã mở rộng và đa dạng hoá các loại hình hoạt động cụ thể như sau:

- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

- Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ,….

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cà nhân có nhu cầu vay vốn.

- Các hoạt động dịch vụ: dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán chuyển tiền và kiều hối, dịch vụ chi tiền mặt,…

Giao dịch Phòng KD Đối ngoại Phòng TT Ngân quỹ Kế toánPhòng

Kiểm soát Phòng Tổ chức hành chínhPhó Giám Đốc

Trang 30

Cà Mau qua 3 năm (2005-2007)

Là 1 tỉnh còn nghèo, thế nhưng tốc độ phát triển của các tổ chức tín dụng trên địa bàn rất nhanh, nhiều Ngân hàng ra đời dẫn đến áp lực cạnh tranh của Ngân

hàng Công Thương Cà Mau là rất lớn Tuy vậy, với sự chỉ đạo sáng suốt của Ban

Giám đốc và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh trong việc triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách… mà trong 3 năm qua chi nhánh hoạt động rất có hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau.

Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007).

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

NămChênh lệch

2006/20052007/2006200520062007Tuyệt đốiTương đối(%)Tuyệt đối đối (%)Tương

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm ta thấy mức lợi nhuận có sự tăng giảm không đều qua 3 năm Cụ thể, năm 2005 đạt 4.266 triệu đồng, sang năm 2006 đạt 10.526 triệu đồng, tăng 6.260 triệu đồng, tương ứng 146,74% so với năm 2005 Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí; doanh thu tăng 30.345 triệu đồng, tương ứng 34,76% trong khi đó thì chi phí tăng 24.085 triệu đồng, tương ứng 29,01%.

Tuy nhiên, bước sang năm 2007 thì tình hình có sự biến đổi khác đi đó là sự giảm đột ngột của lợi nhuận, chỉ đạt 1.497 triệu đồng, giảm 9.029 triệu đồng, tương ứng 85,78% so với năm 2006 Có sự biến đổi như trên là do chi phí tăng nhanh hơn so với doanh thu, năm 2007 chi phí tăng 18.006 triệu đồng, tương ứng 16,81% so với năm 2006, nhưng doanh thu chỉ tăng 8.977 triệu đồng, tương ứng 7,63%.

Trang 31

Doanh thuChi phíLợi nhuận

Hình 3.2: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007).

Qua bảng biểu đồ cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng có sự tăng giảm không đều, mặc dù vậy nhưng chi nhánh vẫn hoạt động có hiệu quả và có lợi nhuận.

3.2.5 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cà Mau.

3.2.5.1 Thuận lợi.

- Được sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, Ngân hàng Công Thương Việt Nam và sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan đã giúp cho Ngân hàng Công Thương Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Ngân hàng Công Thương là một hệ thống rộng khắp cả nước và là loại hình Ngân hàng phát triển mạnh mẽ nhất nên chủ động được nguồn vốn dồi dào, có thể điều hoà vốn cho các chi nhánh trong cả nước Đó chính là thuận lợi của Ngân hàng Công Thương Cà Mau trong việc đảm bảo khả năng thanh toán của mình, nâng cao uy tín và được nhiều khách hàng tín nhiệm.

- Được sự quan tâm của Ngân hàng Công Thương Việt Nam cụ thể là ban hành các văn bản và chỉ đạo kịp thời phù hợp với tình hình thực tế Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động Ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh Lãnh đạo Ngân hàng đã đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn và chỉ đạo thực hiện sát sao, tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ và đạt vượt kế hoạch của cấp trên giao.

- Tình hình kinh tế - chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả của Ngân hàng.

Trang 32

- Trụ sở làm việc được nâng cấp, đặc biệt là Phòng giao dịch Trung Tâm đã được nâng cấp, cải tạo với những trang thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc; ban lãnh đạo tận tâm, kỷ cương và có trách nhiệm, giúp đở nhân viên tạo nên một khối đoàn kết vững mạnh giữa lãnh đạo và nhân viên góp phần cho hoạt động chi nhánh hiệu quả cao, Ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.

- Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản – khối khách hàng chủ lực của Ngân hàng Công Thương Cà Mau vừa phải lo chống đỡ với vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ lại vừa phải đối mặt với rào cản kiểm kháng sinh nghiêm ngặt của thị trường Nhật; nhiều doanh nghiệp bị trả hàng do nhiễm kháng sinh, làm cho tình hình tiêu thụ hàng thủy sản ở thị trường Nhật thiếu ổn định Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp đều đã khắc phục được tình hình này và đã phối hợp tốt với các nhà nhập khẩu của Nhật để kiểm hàng tại nhà máy, tránh tình trạng bị trả hàng vừa tốn kém chi phí vừa mất uy tín Ngoài ra, khó khăn bao trùm trong những năm qua là tình trạng thiếu nguyên liệu của hầu hết các nhà máy, chỉ hoạt động 60% công suất, dẫn đến cạnh tranh mua nguyên liệu, càng làm cho tệ nạn bơm chích tạp chất phức tạp hơn, cạnh tranh thu hút công nhân chế biến,… Tình hình này đã ảnh hưởng đến dư nợ ngắn hạn của chi nhánh không ổn định và luôn ở mức dưới kế hoạch Trung ương giao.

Trang 33

- Cạnh tranh quá gay gắt các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn, nhiều chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Thương mại khác đã áp dụng nhiều biện pháp để lôi kéo khách hàng của Ngân hàng Công Thương như: hạ thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ, hạ thấp điều kiện tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm, chi hoa hồng để mua ngoại tệ vượt trần Ngân hàng Nhà nước, chi hoa hồng cho cán bộ trực tiếp giao dịch để thanh toán và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, trong khi Ngân hàng Công thương Việt Nam không có cơ chế để chi nhánh thực hiện việc này, từ đó đã gây khó khăn trong việc giữ và mở rộng khách hàng.

- Tình hình nuôi tôm của bà con nông dân dẫn tiếp tục thua lỗ do tôm chết kéo dài, làm phát sinh nợ quá hạn hàng loại; một số doanh nghiệp cũng để nợ quá hạn phát sinh cao, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng và phải trích dự phòng rủi ro lớn, giảm hạch toán của chi nhánh

CHƯƠNG 4

Trang 34

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH CÀ MAU4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG.

4.1.1 Phân tích sự biến động và cơ cấu vốn của Ngân hàng.

Nguồn vốn đối với mỗi Ngân hàng đều giữ một vai trò rất quan trọng, sự tăng hay giảm của nguồn vốn đều ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Căn cứ vào sự biến động của nguồn vốn chúng ta có thể thấy được cơ cấu nguồn vốn như vậy là hợp lý hay không, và từ đó cũng có thể tìm ra một kết cấu tốt hơn cho nguồn vốn của ngân hàng

Kết cấu nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm: - Vốn huy động

Vốn huy động 222.032 365.941 382.815 143.909 64,82 16.874 4,61Vốn điều hòa 1.328.451 1.108.481 931.771 -219.970 -16,56 -176.710 -15,94Tổng cộng 1.550.483 1.474.422 1.314.586 -76.061 -4,91 -159.836 -10,84

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình nguồn vốn của Ngân hàng giảm liên tục qua 3 năm, cụ thể như sau:

Năm 2005 tổng nguồn vốn là 1.550.483 triệu đồng, sang năm 2006 thì tổng nguồn vốn là 1.474.422 triệu đồng, giảm 76.061 triệu đồng tương ứng 4,91% so với năm 2005 Nguyên nhân là do nguồn vốn điều hòa giảm mạnh, mặc dù vốn huy động có tăng nhưng ít hơn so với sự giảm của vốn điều hòa, thực tế là năm 2006 vốn huy động tăng 143.909 triệu đồng tương ứng 64,82% so với năm 2005,

Trang 35

trong khi vốn điều hòa giảm mạnh 219.970 triệu đồng tương ứng 16,56% so với năm 2005 Mà thực tếlà do năm 2006 công tác huy động vốn tại chỗ có bước tiến bộ rõ rệt, với tốc độ tăng khá cao, gấp 1,65 lần so với năm 2005 Đây là kết quả phấn đấu liên tục và sự cố gắng rất lớn của lực lượng làm công tác huy động vốn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn Điều đáng ghi nhận là trong năm Ngân hàng Công Thương Việt Nam phát động và giao chỉ tiêu 5 đợt huy động kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng…, các đợt áp sát nhau, liền kề nhau, có những đợt song trùng nhau nhưng chi nhánh đều đạt và vượt chỉ tiêu Và việc vốn điều hòa giảm là do lãi suất vốn điều hòa tăng liên tục và đứng ở mức cao đã trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh Trong tương lai lãi suất vốn điều hòa chưa có dấu hiệu giảm Cho nên việc tăng cường huy động vốn tại chỗ với giá rẽ hơn lãi suất vốn điều hòa là vấn đề sống còn của chi nhánh.

Tuy nhiên, đến năm 2007 thì tổng nguồn vốn tiếp tục giảm, trong đó vốn huy động tăng nhẹ là 16.874 triệu đồng tương ứng 4,61% so với năm 2006 nhưng vốn điều hòa giảm mạnh là 176.710 triệu đồng tương ứng 15,94%, do đó đã làm cho tổng nguồn vốn giảm chỉ còn 1.314.586 triệu đồng.

Hình 4.1: BIỂU ĐỒ KẾT CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005-2007).

Qua hình 4.1 cho thấy một cách tổng quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng như sau:

222032, 14%

1328451, 86%

365941, 25%

1108481, 75%

382815, 29%

931771, 71%

Vốn huy độngVốn điều hòa

Trang 36

+ Vốn huy động: vốn huy động tăng liên tục qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2005 là 222.032 triệu đồng, chiếm 14% trên tổng nguồn vốn, năm 2006 là 365.941 triệu đồng, chiếm 25% trên tổng nguồn vốn, tăng 143.909 triệu đồng, tương ứng 64,82% so với năm 2005, sang năm 2007 thì vốn huy động vẫn tiếp tục tăng nhưng ít hơn năm 2006, chỉ tăng 16.874 triệu đồng, tương ứng 4,61% so với năm 2006, tức là đạt được 382.815 triệu đồng, chiếm 29% trên tổng nguồn vốn Vốn huy động không ngừng gia tăng qua các năm Đạt được điều này là nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên trong việc huy động vốn Tuy nhiên tỷ trọng vốn huy động nhìn chung vẫn còn thấp và nguồn vốn của Ngân hàng còn phụ thuộc rất cao vào vốn điều hòa từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

+ Vốn điều hòa: vốn điều hòa giảm liên tục qua 3 năm như sau: năm 2005 là 1.328.451 triệu đồng, chiếm 86% trên tổng nguồn vốn; năm 2006 là 1.108.481 triệu đồng, chiếm 75% trên tổng nguồn vốn, giảm 219.970 triệu đồng so với năm 2005; năm 2007 là 731.771 triệu đồng, chiếm 71% trên tổng nguồn vốn.

Tóm lại, cơ cấu vốn Ngân hàng dần có sự thay đổi, vốn huy động dần tăng tỷ trọng, ngược lại vốn điều hòa giảm dần tỷ trọng Vấn đề huy động vốn gây ra cho Ngân hàng một sức ép không nhỏ trước nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng tăng Trong những năm qua, vốn điều hòa luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn Đây là một hạn chế rất lớn của Ngân hàng, điều này chứng tỏ Ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào Ngân hàng cấp trên Chính điều đó khiến Ngân hàng không có sự độc lập trong hoạt động Nhận thức được điều đó, mặc dù công tác huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn nhưng Ngân hàng đã phấn đấu không ngừng trong việc huy động vốn Ngân hàng chú trọng khâu quảng cáo, tiếp thị, quảng bá hình ảnh dưới nhiều hình thức khác nhau để thu hút khách hàng Kết quả đã dần nâng cao tỷ trọng vốn huy động, giảm bớt sự phụ thuộc vào Ngân hàng cấp trên.

4.1.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng.

Trang 37

Cũng như các Ngân hàng thương mại khác hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay” Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong và ngoài nước để đảm bảo cân đối trong hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng đối với khách hàng, với nền kinh tế và với chính bản thân Ngân hàng Để thực hiện được điều đó, Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã huy động vốn dưới các hình thức như: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, huy động vốn thông qua các giấy tờ có giá như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

Ngân hàng Công Thương Cà Mau là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, đã tích cực chủ động trong mọi hoạt động từ huy động vốn đến nâng cao quản lý điều hành để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Với phương châm “đi vay để cho vay” công tác huy động vốn là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu của các Ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Công Thương Cà Mau nói riêng Công tác huy động vốn đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng đặc biệt là trong hoạt động của Ngân hàng, do đó trong những năm qua Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã có nhiều biên pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức huy động như: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,… thường xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng Từ đó đã tập trung và thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương.

Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau mà Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã thu hút lượng tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế ngày một tăng, vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm sau luôn cao hơn năm trước Sau đây là kết quả huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm từ 2005 – 2007.

Trang 38

Bảng 4.2: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007).

(%)Số tiền

Tỷ trọng

(%)Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối (%)

1 Tiền gửi của các doanh nghiệp 61.676 27,78 94.399 25,80 76.829 20,07 32.723 53,06 -17.570 -18,612 Tiền gửi tiết kiệm 90.356 40,70 188.494 51,51 227.943 59,54 98.138 108,61 39.449 20,933 Phát hành các công cụ nợ 69.923 31,49 82.980 2,27 76.486 19,98 13.057 18,67 -6.494 -7,83

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Hình 4.2: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005-2007).

8298 69

Tiền gửi của các doanh nghiệpTiền gửi tiết kiệm

Phát hành các công cụ nợTiền gửi của các TCTD khác

Trang 39

Nhìn chung vốn huy động tăng liên tục qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước Cụ thể, năm 2005 đạt 222.032 triệu đồng; năm 2006 đạt 365.941 triệu đồng, tăng 143.909 triệu đồng, tương đương 64,81% so với năm 2005; năm 2007 đạt 382.815 triệu đồng, tăng 16.874 triệu đồng, tương đương 4,61% so với năm 2007 Sau đây là cụ thể từng khoản mục như sau:

- Tiền gửi của các doanh nghiệp: tiền gửi doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động của Ngân hàng

Bảng 4.3: TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tiền gửi của các doanh nghiệp 61.676 94.399 76.829 32.723 53,06 -17.570 -18,61- Tiền gửi không kỳ hạn 52.906 68.508 52.314 15.602 29,49 -16.194 -23,64- Tiền gửi có kỳ hạn 8.770 25.891 24.515 17.121 195,22 -1.376 -5,32

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Năm 2005 tiền gửi doanh nghiệp có số dư là 61.676 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 27,78% trên tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, mà trong đó chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn Sang năm 2006 loại tiền gửi này đạt 94.399 triệu đồng, chiếm 25,80% trên tổng nguồn vốn huy động, đồng thời tăng 32.723 triệu đồng với tốc độ là 53,06% so với năm 2005 Đến năm 2007 loại tiền gửi này giảm nhẹ và chiếm tỷ trọng 20,07% trên tổng vốn huy động và giảm 17.570 triệu đồng so với năm 2006 Nguyên nhân làm cho tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động qua các năm là do Ngân hàng đã tạo được lòng tin cho khách hàng nhất là khách hàng là các doanh nghiệp, các công ty, Ngân hàng đã cung cấp và đa dạng hóa hình thức thanh toán từ đó lôi kéo và thu hút được nhiều doanh nghiệp đã gửi vốn lưu động của mình vào Ngân hàng để phục vụ cho việc thanh toán Đây chủ yếu là tiền gửi thanh toán không vì mục đích lợi nhuận nên số dư tương đối cao nhưng không ổn định.

Trang 40

- Tiền gửi tiết kiệm: tiền gửi tiết kiệm là phần tiền nhàn rỗi trong dân cư, Ngân hàng huy động được từ khoản này tăng rất mạnh qua 3 năm và có tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

Bảng 4.4: TIỀN GỬI TIẾT KIỆM

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tiền gửi tiết kiệm 90.356 188.494 227.943 98.138 108,61 39.449 20,93

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 4.335 4.712 3.878 377 8,70 -834 -17,70

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 86.021 183.782 224.065 97.761 113,65 40.283 21,92

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Năm 2005 huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm 40,70%, năm 2006 chiếm 51,51%, và năm 2007 chiếm 59,54% trên tổng nguồn vốn huy động Tình hình tiền gửi tiết kiệm huy động được qua các năm như sau: Năm 2005 là 90.356 triệu đồng, năm 2006 là 188.494 triệu đồng, tăng 98.138 triệu đồng với tốc độ tăng 108,61% so với năm 2005 và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2007 với số tiền huy động được là 227.943 triệu đồng tăng 39.449 triệu đồng với tốc độ tăng 20,93% so với năm 2006 Loại tiền gửi này tăng dần qua 3 năm là nhờ vào việc Ngân hàng có các chính sách hợp lí như: Đã sử dụng lãi suất tiết kiệm linh hoạt, có chương trình khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng và đội ngũ nhân viên Ngân hàng có những giải thích để thuyết phục người dân gửi tiền nhàn rỗi của mình vào Ngân hàng, kết hợp với thái độ phục vụ tốt đã giúp khách hàng tìm đến Ngân hàng để gửi tiền.

Hiện tại tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau gồm có hai loại đó là: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có tỷ trọng rất lớn, năm 2005 đạt được 86.021 triệu đồng chiếm 95,20% trong tổng tiền gửi tiết kiệm Sang năm 2006 đạt được 183.782 triệu đồng tăng 97.761 triệu đồng với tốc độ tăng 113,65% so với năm 2005 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Ngân hàng tiếp tục tăng mạnh vào năm

Ngày đăng: 14/11/2012, 17:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CÁC NGHIỆP VỤ HOẠT ĐỘNG            KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI     - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Hình 2.1 SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CÁC NGHIỆP VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 16)
Hình 2.1: SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CÁC NGHIỆP VỤ HOẠT ĐỘNG             KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Hình 2.1 SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CÁC NGHIỆP VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 16)
Hình 3.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG                      CÔNG THƯƠNG CÀ MAU - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Hình 3.1 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU (Trang 29)
Hình 3.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG                       CÔNG THƯƠNG CÀ MAU - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Hình 3.1 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU (Trang 29)
Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 3.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG (Trang 30)
Hình 3.2: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG                CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007). - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Hình 3.2 BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007) (Trang 31)
Hình 3.2: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG                 CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007). - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Hình 3.2 BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007) (Trang 31)
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH CÀ MAU 4.1 - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
4.1 (Trang 34)
Bảng 4.1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG           CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007). - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007) (Trang 34)
Bảng 4.2: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007). - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.2 CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007) (Trang 38)
Bảng 4.2: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007). - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.2 CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007) (Trang 38)
Bảng 4.3: TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.3 TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 39)
Bảng 4.3: TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.3 TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 39)
Bảng 4.4: TIỀN GỬI TIẾT KIỆM - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.4 TIỀN GỬI TIẾT KIỆM (Trang 40)
Bảng 4.7: KHÁI QUÁT LẠI MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ                CỦA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.7 KHÁI QUÁT LẠI MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG (Trang 43)
Bảng 4.8: CÁC CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.8 CÁC CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY (Trang 46)
Bảng 4.8: CÁC CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.8 CÁC CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY (Trang 46)
Bảng 4.9: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.9 DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN (Trang 48)
Bảng 4.9: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.9 DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN (Trang 48)
Bảng 4.10: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.10 DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 50)
Bảng 4.10: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.10 DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 50)
Bảng 4.11: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.11 DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN (Trang 53)
Bảng 4.11: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.11 DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN (Trang 53)
Bảng 4.12: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.12 DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 55)
Bảng 4.13: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.13 DƯ NỢ THEO THỜI HẠN (Trang 57)
Bảng 4.13: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.13 DƯ NỢ THEO THỜI HẠN (Trang 57)
Bảng 4.14: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.14 DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 59)
Bảng 4.14: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.14 DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 59)
Bảng 4.15: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.15 NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN (Trang 62)
Bảng 4.16: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.16 NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 64)
Hình 4.10: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Hình 4.10 NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 64)
Bảng 4.16: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.16 NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 64)
Bảng 4.17: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 - 2007) - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.17 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 - 2007) (Trang 66)
Bảng 4.17: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 - 2007) - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Bảng 4.17 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 - 2007) (Trang 66)
Hình 4.11: NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Hình 4.11 NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ (Trang 68)
Hình 4.11: NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ. - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Hình 4.11 NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ (Trang 68)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w