Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức về bảo hộ lao động ppt

18 2.6K 29
Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức về bảo hộ lao động ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Câu 1: “Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan dến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao độngvề bảo vệ môi trường” được qui định tại a-Điều 95 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung b-Điều 12 Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 c-Điều 13 Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 Câu 2: Chương 9 qui định về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung gồm: a-13 điều b-14 điều c-15 điều Câu 3: Chương 9 qui định về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung gồm: a-Từ Điều 90 đến Điều 105 b-Từ Điều 95 đến Điều 110 c-Từ Điều 95 đến Điều 108 Câu 4: Điều 108 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung qui định: a-“Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo qui định của pháp luật”. b-“Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải khai báo, thống kê, báo cáo định kỳ theo qui định của pháp luật”. c-“Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo qui định của pháp luật”. Câu 5: “Người sử dụng lao độngcó trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động, trường hợp do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp 1 khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương” được qui định tại a-Điều 105 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung b-Điều 106 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung c-Điều 107 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung Câu 6: “Người lao động bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo, ngưòi sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo qui định của pháp luật” được qui định tại: a-Điều 103 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung b-Điều 104 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung c-Điều 105 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung Câu 7: Điều 102 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung qui định khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải: a-Tổ chức huấn luyện cho người lao động những biện pháp làm việc an toàn-vệ sinh b-Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những qui định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người lao động c-Căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe qui định cho từng loại công việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những qui định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người lao động. Câu 8: Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra tu sửa máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. a-Điều 98 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung b-Điều 99 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung c-Điều 100 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung Câu 9: “Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục” được qui định tại: a-Khoản 1 Điều 99 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung b-Khoản 2 Điều 99 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung c-Khoản 2 Điều 100 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung Câu 10: “Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động phải được người sử dụng lao động trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nan lao động” được qui định tại: a-Điều 99 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung b-Điều 100 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung c-Điều 101 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung Câu 11: Điều 5 Nghị định 06/CP ngày 20-01-1995 qui định: Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động theo Điều 100 của Bộ Luật Lao động được qui định như sau a-Phải có đủ trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như: thuốc, bông băng, băng ca. -Phải tổ chức đội cấp cứu, đội cấp cứu phải được thường xuyên tập luyện. b-Phải có phương án dự phòng xử lý các sự cố có thể xảy ra -Phải có đủ phương tiện cấp cứu như thuốc, băng ca, xe cấp cứu -Tổ chức đội cấp cứu thường xuyên tập luyện c-Phải có đủ trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như: thuốc, bông băng, băng ca, mặt nạ phòng độc, xe cấp cứu -Phải có phương án dự phòng xử lý các sự cố có thể xảy ra -Phải tổ chức đội cấp cứu -Đội cấp cứu và người lao động phải được thường xuyên tập luyện Câu 12: Điều 7 Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ qui định việc định kỳ khám sức khỏe như sau: a-Khám sức khỏe cho người lao động ít nhất một lần 1 năm. b-Khám sức khoẻ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề ít nhất 1 lần trong 1 năm. Đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại thì ít nhất 6 tháng 1 lần. c-Khám sức khỏe cho người lao động 1 lần trong 1 năm, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại ít nhất 6 tháng 1 lần. Câu 13: “Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được cấp thẻ an toàn làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động” được qui định tại: a-Điều 7, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 b-Điều 8, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 c-Điều 9, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 Câu 14: “Khi xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức điều tra, lập biên bản có sự tham gia của đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Biên bản phải ghi đầy đủ diễn biến của vụ tai nạn, thương tích nạn nhân, mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra, quy trách nhiệm để xảy ra tai nạn, có chữ ký của Người sử dụng lao động và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở” được quy định tại: a-Điều 10, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 b-Điều 11, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 c-Điều 12, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 Câu 15: “Trước khi nhận việc, người lao động kể cả người học nghề, tập nghề phải được hướng dẫn, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động” được qui định tại: a-Khoản 1 Điều 7, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 b-Khoản 2 Điều 7, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 c-Khoản 1 Điều 5, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 Câu 16: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ “Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với Công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn-vệ sinh viên” được qui định tại: a-Khoản 1 Điều 13, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 b-Khoản 2 Điều 13, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 c-Khoản 3 Điều 13, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 Câu 17: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ “Xây dựng nội qui, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, náy thiết, bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định của Nhà nước” được qui định tại: a-Khoản 3 Điều 13, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 b-Khoản 4 Điều 13, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 c-Khoản 5 Điều 13, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 Câu 18: Người lao động có nghĩa vụ “Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường” được qui định tại: a-Khoản 1 Điều 15, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 b-Khoản 2 Điều 15, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 c-Khoản 3 Điều 15, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 Câu 19: Nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động được quy định tại: a-Điều 11 và Điều 12, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 b-Điều 12 và Điều 13, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 c-Điều 13 và Điều 14, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 Câu 20: Nghĩa vụ và quyền của người lao động được quy định tại: a-Điều 13 và Điều 14, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 b-Điều 14 và Điều 15, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 c-Điều 15 và Điều 16, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 Câu 21: Nội dung huấn luyện những qui định chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động gồm: a-Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. b-Nội qui an toàn lao động, vệ sinh lao động của doanh nghiệp; nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. c-Mục đích, ý nghĩa công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nội qui an toàn lao động, vệ sinh lao động của doanh nghiệp. Câu 22: Nội dung huấn luyện các qui định an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động phần những qui định cụ thể về an toàn lao động, vệ sinh lao động gồm: a-Đặc điểm và qui trình làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh của máy móc, thiết bị, công nghệ nơi làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; các tiêu chuẩn bắt buộc khi thực hiện công việc; các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc; cách sử dụng, bảo quản các trang cấp, phương tiện bảo vệ cá nhân; các yếu tố nguy hiểm, có hại, cách đề phòng, xử lý khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố và khi có sự cố; các phương pháp y tế đơn giản để cứu người bị nạn khi xảy ra sự cố như băng bó vết thương, hấp nhân tạo, cứu sập … b-Đặc điểm và qui trình làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh của máy móc, thiết bị, công nghệ và nơi làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; các qui phạm tiêu chuẩn bắt buộc khi thực hiện công việc; các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc; cấu tạo, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản các trang cấp, phương tiện bảo vệ cá nhân; các yếu tố nguy hiểm, có hại, các sự cố có thể xảy ra khi làm việc, cách đề phòng, xử lý khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố và khi có sự cố; các phương pháp y tế đơn giản để cứu người bị nạn khi xảy ra sự cố như băng bó vết thương, hấp nhân tạo, cứu sập … c-Đặc điểm và qui trình làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh của máy móc, thiết bị, công nghệ tại nơi làm việc và nơi có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; các phương pháp vận hành điều khiển tất cả máy móc thiết bị tại nơi làm việc; các qui phạm tiêu chuẩn bắt buộc khi thực hiện công việc; các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc; cấu tạo, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản các trang cấp, phương tiện bảo vệ cá nhân; các yếu tố nguy hiểm, có hại, các sự cố có thể xảy ra khi làm việc, cách đề phòng, xử lý khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố và khi có có sự cố; các phương pháp y tế đơn giản để cứu người bị nạn khi xảy ra sự cố như băng bó vết thương, hấp nhân tạo, cứu sập … Câu 23: Thông tư 08/LĐTB-XH ngày 11/4/1995 qui định việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động là trách nhiệm của: a-Cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động b-Người sử dụng lao động c-Trung tâm huấn luyện Bảo hộ lao động Câu 24: Điều 4 Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 qui định nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại: a-Ít nhất 6 tháng 1 lần b-Ít nhất 1 năm tháng 1 lần c-Ít nhất 2 năm tháng 1 lần Câu 25: Thông tư 08/LĐTB-XH ngày 11/4/1995 qui định người sử dụng lao động phải được huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động bao gồm: a-Chủ doanh nghiệp hoặc người được chủ doanh nghiệp ủy quyền; Giám đốc doanh nghiệp, thủ trưởng các tổ chức, các cơ quan trực tiếp sử dụng lao động. b-Người chỉ huy điều hành trực tiếp các khâu, các bộ phận, các phân xưởng sản xuất trong doanh nghiệp; người làm công tác chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động c-Cả a và b Câu 26: Việc huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người sử dụng lao động được qui định tại văn bản: a-Thông tư 08/LĐTB-XH ngày 11/4/1995 b-Thông tư 23/LĐTB-XH ngày 19/9/1995 c-Thông tư 21/LĐTB-XH ngày 11/9/1995 Câu 27: Thông tư 08/LĐTB-XH ngày 11/4/1995 qui định chủ doanh nghiệp có sử dụng cai thầu thì việc huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động được qui định như sau: a-Người cai thầu tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động b-Chủ doanh nghiệp tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động c-Doanh nghiệp phải giao kế hoạch và phân rõ trách nhiệm cho cai thầu tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, đồng thời phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ sự thực hiện của họ. Câu 28: Những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động là những công việc: a-Có sử dụng máy, thiết bị dễ gây ra tai nạn lao động. b-Làm việc trong các điều kiện độc hại, nguy hiểm như: làm việc trên cao … ở gần hoặc tiếp xúc với các hoá chất dễ cháy nổ, chất độc … qui trình thao tác đảm bảo an toàn phức tạp. c-Cả câu a và b. Câu 29: Việc cấp thẻ an toàn cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động sau khi huấn luyện và kiểm tra đạt yêu cầu là trách nhiệm của: a-Người sử dụng lao động b-Sở Lao động-Thương binh-Xã hội c-Trung tâm huấn luyện an toàn lao động Câu 30: Những người lao động làm những công việc không có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, sau khi huấn luyện và kiểm tra: a-Được cấp thẻ an toàn b-Kết quả huấn luyện được ghi vào sổ theo dõi huấn luyện của đơn vị c-Cả câu a và b Câu 31: Việc biên soạn chương trình, nội dung huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho doanh nghiệp là trách nhiệm của: a-Người sử dụng lao động b-Sở Lao động-Thương binh-Xã hội c-Bộ, ngành quản lý trực tiếp Câu 32: Luật pháp Bảo hộ lao động qu định lao động nữ vị thành niên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi làm công việc có tính chất liên tục không được: a-Mang vác khối lượng quá 10 kg b-Mang vác khối lượng quá 12 kg c-Mang vác khối lượng quá 15 kg Câu 33: Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật phải được tổ chức như sau:: a-Người lao động ăn uống, tại chỗ ngay khi nghỉ giữa ca làm việc, không được phát bằng tiền. b-Người lao động ăn uống vào cuối ca làm việc và không được phát bằng tiền c-Người lao động nhận hiện vạt vào cuối tháng không được phát bằng tiền. Câu 34: Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT qui định tổ chức Công đoàn doanh nghiệp có quyền: a-Tham gia xây dựng các quy chế, nội qui về quản lý bảo hộ lao động, an toàn lao độngvệ sinh lao động với người sử dụng lao động; tham gia các đoàn tự kiểm tra công tác Bảo hộ lao động do doanh nghiệp tổ chức, tham dự các cuộc họp kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra, các đoàn điều tra tai nạn lao động. b-Tham gia điều tra tai nạn lao động, nắm tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và việc thực hiện kế hoạch Bảo hộ lao động và cácbiện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe người lao động trong sản xuất. Đề xuất các biện pháp khắc phục thiếu sót. c-Cả a câu và b Câu 35: Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT qui định thành phần Hội đồng Bảo hộ lao động ở doanh nghiệp gồm: a-Đại diện người sử dụng lao động, cán bộ bảo hộ lao động, cán bộ y tế và cán bộ kỹ thuật. b-Đại diện người sử dụng lao động, cán bộ bảo hộ lao động, cán bộ y tế và đội trưởng đội bảo vệ c-Đại diện người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, cán bộ y tế và cán bộ kỹ thuật Câu 36: Thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT qui định thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động của cơ sở gồm: a-Người sử dụng lao động (chủ cơ sở), đại diện tổ chức Công đoàn, cán bộ bảo hộ lao động. b-Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được ủy quyền, đại diện tổ chức Công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở. c-Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được ủy quyền, đại diện tổ chức Công đoàn, quản đốc phân xưởng. Câu 37: Các hình thức kiểm tra Bảo hộ lao động gồm: a-Kiểm tra tổng thể các nội dung BHLĐ, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra sau đợt sản xuất, kiểm tra trước, sau mùa mưa bão. b-Kiểm tra tổng thể các nội dung BHLĐ, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra sau đợt sản xuất, kiểm tra trước, sau mùa mưa bão, kiểm tra sau sự cố, sau mùa mưa bão. c-Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn vệ sinh lao động có liên quan đến quyền hạn của cấp kiểm tra; kiểm tra chuyên đề từng nội dung; kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày; kiểm tra trước hoạc sau mùa mưa bão; kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn; kiểm tra định kỳ để xem xét nhắc nhở hoặc chấm điểm để xét duyệt thi đua. Câu 38: Nhà nước qui định cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động được sự chỉ đạo trực tiếp của: a-Người sử dụng lao động. b-Trưởng phòng kỹ thuật. c-Trưởng phòng tổ chức lao động. Câu 39: Trong khi cán bộ bảo hộ lao động đi kiểm tra các nơi sản xuất nếu phát hiện các vi phạm, các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động qó quyền: a-Ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) b-Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn lao động, đồng thời báo cáo cho người sử dụng lao động. c-Cả câu a và b Câu 40: Mục đích của việc khám sức khỏe định kỳ là: a-Phát hiện triệu chứng, dấu hiệu bệnh lý liên quan đến nghề nghiệp để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và kịp thời điều trị, tổ chức dự phòng bệnh nghề nghiệp. b-Theo dõi những người có bệnh mãn tính, có sức khỏe yếu để có kế hoạch đưa đi điều dưỡng, phục hồi chức năng c-Cả câu a và câu b Câu 41: Khám phân loại sức khỏe là khám toàn diện các chuyên khoa để đánh giá, phân loại sức khỏe người lao động của toàn doanh nghiệp, việc tổ chức khám phân loại sức khỏe được qui định như sau: a-Ít nhất 1 năm 1 lần b-Ít nhất 2 năm 1 lần c-Ít nhất 3 năm 1 lần Câu 42: Thông tư 08/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 qui định: a-Hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra hoặc bồi dưỡng thêm để người lao động luôn nắm vững các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi chức trách được giao. b-Hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện lại an toàn lao động, vệ sinh lao động cho toàn bộ người lao động trong đơn vị. c-Hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện lại an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Câu 43: Người sử dụng lao động có trách nhiệm tố chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, thời gian khám sức khỏe định kỳ được qui định như sau: a-Ít nhất 1 năm 1 lần b-Ít nhất 2 năm 1 lần c-Ít nhất 3 năm 1 lần Câu 44: Qui định vị trí đặt hộp cấp cứu ban đầu tại: a-Đặt tại phòng y tế, có dấu chữ thập b-Đặt tại nơi làm việc của người lao động, nơi dễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu là dấu chữ thập c-Đặt tại nơi làm việc của người lao động, nơi dễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu là dấu chữ thập và thông báo cho người lao động biết vị trí, qui định cách sử dụng. Câu 45: Hiện nay 21 bệnh nghề nghiệp được qui định tại các văn bản: a-Thông tư liên Bộ số 08/TT-LB ngày 19/5/1976 của Bộ Y tế, Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội và Tổng Công đoàn Việt Nam b-Thông tư liên Bộ số 29/TT-LB ngày 25/12/1991 của Bộ Y tế, Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Quyết định số 167/BYT ngày 04/2/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế c-Cả câu a và b Câu 46: Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị theo đúng chuyên khoa, được điều dưỡng, phục hồi chức năng, nhà nước qui định thời gian khám sức khỏe: a-6 tháng 1 lần b-1 năm 1 lần c-2 năm 1 lần Câu 47: Luật pháp Bảo hộ lao động qui định việc thống kê báo cáo định kỳ về tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động mà người lao động bị tai nạn phải nghỉ việc từ: a-1 ngày trở lên b-1 tuần trở lên c-1 tháng trở lên Câu 48: Trong báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, nếu không có tai nạn lao động xảy ra thì cơ sở: a-Không phải báo cáo b-Phải có văn bản báo cáo và ghi rõ là “không có tai nạn lao động” c-Đưa vào báo cáo chung về công tác Bảo hộ lao động. Câu 49: Luật pháp Bảo hộ lao động qui định việc điều tra tai nạn lao động (kể từ khi xảy ra tai nạn lao động) phải hoàn thành trong thời gian: a-42 giờ đối với các vụ tai nạn lao động nhẹ, 84 giờ đối với các vụ tai nạn lao động nặng b-24 giờ đối với các vụ tai nạn lao động nhẹ, 48 giờ đối với các vụ tai nạn lao động nặng c-48 giờ đối với các vụ tai nạn lao động nhẹ, 72 giờ đối với các vụ tai nạn lao động nặng Câu 50: Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động của cơ sở bao gồm: a-Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) và cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động b-Người sử dụng lao động (chủ cơ sở), đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động c-Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người ủy quyền, đại diện tổ chức Công đoàn cơ sở và cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động. Câu 51: Biên bản điều tra tai nạn lao động phải được lưu giữ tại cơ sở và phải được gửi đến: a-Cơ quan quản lý cấp trên, Sở Lao động-Thương binh-Xã hội, Cơ quan Bảo hiểm xã hội. b- Cơ quan quản lý cấp trên, Sở Lao động-Thương binh-Xã hội, Cơ quan Bảo hiểm xã hội, những người bị tai nạn. c-Cơ quan Lao động-Thương binh-Xã hội, Y tế, Công đoàn cấp tỉnh, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan bảo hiểm xã hội và những người bị tai nạn Câu 52: Luật pháp bảo hộ lao động qui định việc lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động như sau: a-Các vụ tai nạn lao động chết người trong thời gian 15 năm và lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động khác cho đến khi người bị tai nạn lao động về hưu. b- Các vụ tai nạn lao động chết người trong thời gian 10 năm và lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động khác cho đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ việc. c-Các vụ tai nạn lao động chết người trong thời gian 20 năm và lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động khác cho đến khi người bị tai nạn lao động về hưu. Câu 53: Luật pháp bảo hộ lao động nước qui định đối với 1 vụ tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 2 người trở lên, kết thúc việc điều tra trong thời gian: a-Không quá 5 ngày b-Không quá 10 ngày c-Không quá 15 ngày Câu 54: Luật pháp bảo hộ lao động qui định đối với 1 vụ tai nạn lao động chết người, kết thúc việc điều tra trong thời gian: a-Không quá 20 ngày đối với 1 vụ tai nạn lao động chết người và không quá 30 ngày đối với 1 vụ tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật để xác định nguyên nhân b-Không quá 20 ngày đối với 1 vụ tai nạn lao động chết người và không quá 40 ngày đối với 1 vụ tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật để xác định nguyên nhân c-Không quá 30 ngày đối với 1 vụ tai nạn lao động chết người và không quá 40 ngày đối với 1 vụ tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật để xác định nguyên nhân Câu 55: Luật pháp bảo hộ lao động qui định nội dung khai báo tai nạn lao động gồm: a-Thời gian xảy ra tai nạn lao động; nơi xảy ra tai nạn lao động; danh sách những người bị tai nạn lao động; diễn biến vụ tai nạn lao động; nguyên nhân gây ra tai nạn lao động. b-Tên, địa chỉ, điện thoại của cơ sở xảy ra tai nạn lao động; cơ quan quản lý cấp trên; thời gian xảy ra tai nạn lao động; nơi xảy ra tai nạn lao động; danh sách những người bị tai nạn lao động, tình trạng thương tích; tóm tắt diễn biến vụ tai nạn lao động; Xác định sơ bộ nguyên nhân tai nạn lao động; Họ tên chức vụ người khai báo. c-Tên, địa chỉ của cơ sở xảy ra tai nạn lao động; thời gian xảy ra tai nạn lao động; nơi xảy ra tai nạn lao động; danh sách những người bị tai nạn lao động, tình trạng thương tích; tóm tắt diễn biến vụ tai nạn lao động; Xác định nguyên nhân tai nạn lao động; phương hướng khắc phục và hình thức xử lý những người có lỗi. [...]... tác Bảo hộ lao động đối với quy mô lao động: a-Các doanh nghiệp có từ 500 đến dưới 1.000 lao động b-Các doanh nghiệp có từ 400 đến dưới 1.000 lao động c-Các doanh nghiệp có từ 300 đến dưới 1.000 lao động Câu 58: Luật pháp bảo hộ lao động qui định tối thiểu phải bố trí 1 bác sỹ và 1 y tá tại các doanh nghiệp có nhiều yếu tố độc hại và có số lao động từ: a-151 lao động đến 300 lao động b-301 lao động. .. đến 500 lao động c-501 lao động đến 1.000 lao động Câu 59: Luật pháp bảo hộ lao động qui định người ra quyết định công nhận an toàn vệ sinh viên là: a-Người sử dụng lao động b-Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở c-Người sử dụng lao động phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sơ Câu 60: Định kỳ kiểm điểm đánh giá việc thực hiện Kế hoạch bảo hộ lao động và thông báo kết quả thực hiện cho người lao động trong... việc mới Câu 98: Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT ngày 31/10/1998 qui định nội dung của Kế hoạch Bảo hộ lao động gồm: a-Các biện pháp về kỹ thuật an toàn; các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp; huấn luyện về Bảo hộ lao động b- Các biện pháp về kỹ thuật... của tổ chức Công đoàn cơ sở Câu 69: Việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân được thực hiện như sau: a-Người sử dụng lao động cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động b-Người sử dụng lao động giao tiền cho người lao động tự trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân c-Người lao động tự trang bị phương tiện theo các ngành nghề mình làm việc Câu 70: Luật pháp Bảo hộ lao động qui định các loại máy,... sử dụng lao động b-1 tuần kể từ ngày ra quyết định của người sử dụng lao động c-1 tháng kể từ ngày ra quyết định của người sử dụng lao động Câu 68: Luật pháp Bảo hộ lao động qui định thời hạn sử dụng các loại phương tiện bảo vệ cá nhân do: a-Nhà nước qui định trong các danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân b-Người sử dụng lao động qui định c-Người sử dụng lao động qui định sau khi tham khảo ý kiến của... Bảo hộ lao động ở doanh nghiệp do: a-Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập b-Cơ quan lao động cấp quận, huyện ra quyết định trên cơ sở tờ trình của người sử dụng lao động c-Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập trên cơ sở phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Câu 97: Luật pháp Bảo hộ lao động qui định tự kiểm tra Bảo hộ lao động ở tổ sản xuất vào thời gian nào? a-Đầu giờ làm... nổ; các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm các công việc nguy hiểm, có hại; chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp; tuyên truyền giáo dục huấn luyện về Bảo hộ lao động c-Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều.. .Câu 56: Biên bản điều tra tai nạn lao động nhẹ hoặc nặng phải có chữ ký ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) của: a-Người sử dụng lao động và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở b-Người sử dụng lao động và những người tham gia điều tra c-Người sử dụng lao động, đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và những người tham gia điều tra tai nạn lao động Câu 57: Luật pháp bảo hộ lao động qui định... chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải thực hiện như sau: a-Kiểm định kỹ thuật và gửi hồ sơ đăng ký đến Sở Lao động- thương binh-Xã hội thành phố b- Kiểm định kỹ thuật và gửi hồ sơ đăng ký đến Sở Lao động- thương binh-Xã hội thành phố để được cấp giấy phép c-Kiểm định kỹ thuật và thông báo kết quả đến Sở Lao động- thương binh-Xã hội thành phố Câu 71: Khi cơ quan kiểm định... thiện điều kiện làm việc; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại; việc khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp; tuyên truyền giáo dục huấn luyện về Bảo hộ lao động Câu 99: Thời hạn tự kiểm tra toàn diện công tác Bảo hộ lao động ở cấp doanh nghiệp và cấp phân xưởng được qui . có số lao động từ: a-151 lao động đến 300 lao động b-301 lao động đến 500 lao động c-501 lao động đến 1.000 lao động Câu 59: Luật pháp bảo hộ lao động qui. toàn lao động, vệ sinh lao động; nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. b-Nội qui an toàn lao động, vệ sinh lao động

Ngày đăng: 23/12/2013, 09:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan