Ngoài những khó khăn, thách thức về nguồn nước, khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng còn đang phải đối mặt với những bất cập trong công tác quản lý khai thác, s
Trang 1
HÀ NỘI, 2021
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG BẰNG GIANG – KỲ CÙNG
ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Trang 2BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA
BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG BẰNG GIANG – KỲ CÙNG
ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……….1
1 Chương 1: THÔNG TIN CHUNG 5
1.1 NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH 5
1.1.1 Quan điểm 5
1.1.2 Mục tiêu 5
1.1.3 Phạm vi và đối tượng lập quy hoạch 6
1.1.4 Nội dung quy hoạch 6
1.1.5 Kỳ quy hoạch 7
1.1.6 Sản phẩm quy hoạch 7
1.2 CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH 8
1.2.1 Căn cứ pháp lý 8
1.2.2 Căn cứ khoa học, thực tiễn 8
1.2.3 Tài liệu phục vụ lập quy hoạch 9
1.3 PHÂN VÙNG QUY HOẠCH TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG 10
2 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 15
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 15
2.1.1 Vị trí địa lý 15
2.1.2 Đặc điểm địa hình 15
2.1.3 Đặc điểm tài nguyên đất 16
2.1.4 Đặc điểm tài nguyên rừng 19
2.1.5 Đặc điểm tài nguyên khoáng sản 20
2.1.6 Đặc điểm khí hậu 21
2.1.7 Mạng lưới sông ngòi 24
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 25
2.2.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 25
2.2.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 28
3 Chương 3: ĐÁNH GIÁ GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC 34
3.1 ĐÁNH GIÁ SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY MẶT 34
3.1.1 Đánh giá số lượng nước mặt 34
3.1.2 Đánh giá xu thế biến động dòng chảy 48
3.1.3 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt 49
3.2 TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT 57
3.2.1 Đặc điểm địa chất thủy văn 57
3.2.2 Tài nguyên và trữ lượng nước dưới đất 58
3.2.3 Đánh giá chất lượng nước dưới đất 66
3.3 ĐÁNH GIÁ TỔNG LƯỢNG TÀI NGUYÊN NƯỚC 71
3.3.1 Đánh giá tổng lượng tài nguyên nước mặt 71
3.3.2 Đánh giá tổng lượng tài nguyên nước dưới đất 71
3.3.3 Đánh giá tổng lượng tài nguyên nước 72
4 Chương 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC, DỰ BÁO NHU CẦU NƯỚC VÀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC 75
4.1 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC 75
4.1.1 Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt 75
4.1.2 Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất 82
4.1.3 Đánh giá lượng nước sử dụng thực tế của các đối tượng 83
4.1.4 Đánh giá hiệu quả hiện trạng khai thác, sử dụng nước 86
Trang 44.1.5 Đánh giá lượng có thể khai thác, sử dụng với hiện trạng khai thác, sử dụng nước
87
4.2 DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC 88
4.2.1 Chỉ tiêu, tiêu chuẩn sử dụng nước 88
4.2.2 Chỉ tiêu phát triển các ngành kinh tế - xã hội 91
4.2.3 Dự báo nhu cầu sử dụng nước 97
4.2.4 Đánh giá nhu cầu sử dụng nước với hiện trạng khai thác, sử dụng nước 104
4.2.5 Tỷ lệ khai thác, sử dụng giữa nước mặt và nước dưới đất trên lưu vực sông 105
4.3 PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC 105
4.3.1 Phân đoạn sông 105
4.3.2 Phân vùng chức năng nguồn nước 107
5 Chương 5 : PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC 123
5.1 XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG 123
5.1.1 Lượng nước mặt có thể khai thác, sử dụng 123
5.1.2 Xác định lượng nước dưới đất có thể khai thác, sử dụng 127
5.1.3 Xác định lượng nước có thể khai thác, sử dụng 129
5.2 XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC BẢO ĐẢM DÒNG CHẢY TỐI THIỂU 132
5.2.1 Căn cứ xác định lượng nước bảo đảm dòng chảy tối thiểu 132
5.2.2 Kết quả xác định lượng nước bảo đảm dòng chảy tối thiểu và giá trị dòng chảy tối thiểu 133 5.3 XÁC ĐỊNH NGUỒN NƯỚC DỰ PHÒNG CẤP CHO SINH HOẠT TRONG TRƯỜNG HỢP XẨY RA Ô NHIẾM NGUỒN NƯỚC 137
5.3.1 Nguồn nước dự phòng cấp cho sinh hoạt 137
5.3.2 Lượng nước dự phòng, thời gian dự phòng 138
5.4 LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ PHÂN BỔ 139
5.4.1 Xác định lượng nước mặt có thể phân bổ 139
5.4.2 Xác định lượng nước dưới đất có thể phân bổ 142
5.4.3 Xác định lượng nước có thể phân bổ 143
5.5 XÁC ĐỊNH TỈ LỆ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC 145
5.5.1 Đánh giá tình hình sử dụng nước 145
5.5.2 Tính toán cân bằng nước 152
5.5.3 Đánh giá kết quả tính toán cân bằng nước 155
5.5.4 Xác định tỉ lệ phân bổ tài nguyên nước 159
5.6 CÔNG TRÌNH ĐIỀU TIẾT, KHAI THÁC, PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC 166 5.6.1 Xác định lượng nước cần bổ sung 166
5.6.2 Đề xuất xây dựng, bổ sung công trình 167
5.6.3 Danh mục công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nước và phát triển tài nguyên nước 167 6 Chương 6: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 182
6.1 XÁC ĐỊNH YÊU CẦU BẢO VỆ ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC 182
6.1.1 Xác định danh mục khu vực rừng đầu nguồn bị suy thoái và thứ tự ưu tiên phục hồi 182 6.1.2 Xác định danh mục các hồ cần bảo vệ 183 6.1.3 Xác định danh mục các đoạn sông cần bảo vệ không gian bảo đảm sự lưu thông dòng chảy 184
6.1.4 Xác định các khu vực bổ sung nhân tạo, vùng bổ cập trữ lượng cho các tầng chứa
6.1.5 Xác định các cửa xả nước thải chính, điểm nhập lưu có tiếp nhận nước thải và cơ
Trang 56.2 XÁC ĐỊNH YÊU CẦU BẢO VỆ ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI THỦY SINH 195
6.3 XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM, SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ, PHỤC HỒI NGUỒN NƯỚC 197
6.3.1 Đối với nguồn nước mặt 197
6.3.2 Đối với nguồn nước dưới đất 205
7 Chương 7: PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TÁC HẠI DO NƯỚC GÂY RA 216
7.1 XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC BỊ SẠT, LỞ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ SẠT, LỞ 216
7.1.1 Xác định các khu vực bờ sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ sạt, lở 216
7.1.2 Đề xuất các biện pháp phòng, chống, khắc phục sạt, lở bờ sông 219
7.2 XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC BỊ SỤT, LÚN ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ SỤT, LÚN ĐẤT 220
7.2.1 Xác định và lập danh mục khu vực bị sụt, lún đất, khu vực có nguy cơ sụt, lún đất 220 7.2.2 Đề xuất biện pháp giảm thiểu sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới 224
8 Chương 8: XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC, KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC, CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC 227 8.1 NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH 227
8.2 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT MẠNG QUAN TRẮC, GIÁM SÁT 227
8.3 ĐỀ XUẤT MẠNG QUAN TRẮC, GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC 227
8.3.1 Mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước 227
8.3.2 Đề xuất mạng quan trắc, giám sát thực hiện quy hoạch 229
9 Chương 9: GIẢI PHÁP, KINH PHÍ, KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN QUY HOẠCH 232
9.1 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 232
9.1.1 Đề xuất các giải pháp phi công trình thực hiện 232
9.1.2 Giải pháp công trình 233
9.1.3 Đề xuất các dự án ưu tiên 233
9.2 GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH 234
9.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 234
9.4 KINH PHÍ THỰC HIỆN 237
9.4.1 Căn cứ đề xuất 237
9.4.2 Kinh phí đầu tư 237
9.5 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN QUY HOẠCH 237
9.5.1 Tiến độ thực hiện 237
9.5.2 Phân kỳ đầu tư 238
10 Chương 10: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 239
10.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH 239
10.1.1 Các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường được lựa chọn 239
10.1.2 Đánh giá sự phù hợp của Quy hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường 239 10.1.3 Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất 239
10.1.4 Những vấn đề môi trường chính 241
10.1.5 Đánh giá, dự báo tác động của Quy hoạch đến môi trường 242
10.1.6 Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện Quy hoạch 245 10.1.7 Một số vấn đề còn chưa chắc chắn trong tính toán, dự báo 245
10.2 CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA ĐMC 245
10.3 GIẢI PHÁP DUY TRÌ XU HƯỚNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TIÊU CỰC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH 246
Trang 610.3.1 Các giải pháp về tổ chức, quản lý 246
10.3.2 Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật 246
11 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 249
12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 252
13 PHỤ LỤC 253
Trang 7CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8MỞ ĐẦU
Bằng Giang - Kỳ Cùng là một trong 10 lưu vực sông lớn của Việt Nam và
là lưu vực sông có nguồn nước liên quốc gia giữa Việt Nam - Trung Quốc với diện tích lưu vực 10.847 km2 thuộc 3 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Kạn
Nguồn nước sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư và củng cố an ninh trật
tự xã hội vùng biên giới Với tiềm năng nguồn nước khoảng 10.000 m3/người lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng được đánh giá là lưu vực có lượng nước bình quân đầu người tương đối lớn, tuy nhiên phân bố lượng nước trong năm không đều, mùa mưa lượng nước chiếm từ 65-80% tổng lượng nước cả năm bên cạnh đó nguồn nước dưới đất trên lưu vực không giàu và khả năng khai thác rất khó khăn
Là lưu vực sông nằm trong vùng động lực phát kinh tế của vùng Đông Bắc làm cho nhu cầu khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương trong lưu vực sông đang tăng nhanh với nhu cầu nước hiện tại khoảng 465 triệu m3
đến năm 2050 là 576 triệu m3 tăng gấp 1,24 lần so với hiện tại
Bên cạnh những khó khăn do nguồn nước phân bố không đều giữa các tháng trong năm và nhu cầu nước tăng nhanh do phát triển kinh tế - xã hội, lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng còn đang gặp phải rất nhiều thách thức như:
(i) Tác động của biến đổi khí hậu đã làm cho lượng mưa, nguồn nước trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thay đổi một cách rõ rệt, theo kết quả tính toán trong quá trình lập quy hoạch nhìn chung lượng mưa trên lưu vực sông có
xu thế tăng trong mùa mưa, giảm trong mùa khô trong kỳ quy hoạch Điều này dẫn đến tình trạng khan hiếm nước trong mùa khô càng nghiêm trọng nhất ở các vùng núi cao, vùng kham hiếm nước nhất là các địa phương thuộc lưu vực sông Bằng Giang và tình hình lũ lụt trong mùa mưa càng diễn biến phức tạp nhất là lưu vực sông Kỳ Cùng;
(ii) Ô nhiễm nguồn nước trên lưu vực ngày càng diễn ra trên diện rộng, nhiều nơi chất lượng nguồn nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng nước Các chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu như colifom cao gấp 3-6 lần tiêu chuẩn cho phép tập trung ở những nơi nguồn nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt lớn như sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng, sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn, ô nhiễm kim loại nặng (Fe) cao gấp từ 2- 3 lần so với tiêu chuẩn cho phép ở sông Hiến Trong kỳ quy hoạch nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực tăng nhanh nhất là nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp đây là nguy cơ rất lớn đối với việc duy trì chất lượng nguồn nước theo chức năng nguồn nước nếu không có biện pháp kiểm soát nước thải, chất thải trước khi đổ vào nguồn nước cũng như các hoạt động khai thác quặng, cát, sỏi khu vực gần nguồn nước;
(iii) Tình hình khan hiếm nước trong mùa khô trên lưu vực đang diễn ra ở nhiều nơi nhất vùng núi cao, vùng sâu vùng xa điều kiện tiếp cận với nguồn
Trang 9nước rất khó khăn, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa, nước dưới đất trong khi đó do tác động của biến đổi khí hậu làm cho lượng mưa mùa khô có xu thế giảm, việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác nước dưới đất gặp nhiều khó khăn Điều này là thách thức lớn nếu như không có giải pháp kịp thời để quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước trên lưu vực trong tượng lai
Ngoài những khó khăn, thách thức về nguồn nước, khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng còn đang phải đối mặt với những bất cập trong công tác quản lý khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương trên lưu vực Hiện nay, hầu hết các ngành, địa phương trên lưu vực đã
có quy hoạch khai thác, sử dụng nước như quy hoạch thủy lợi, quy hoạch thủy điện…và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh Tuy nhiên, các quy hoạch này mới chỉ tập trung vào việc đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng nước đáp ứng nhu cầu của từng ngành, địa phương mà chưa có đánh giá tổng thể về khả năng khai thác, sử dụng của từng nguồn nước trên lưu vực cũng như chưa xác định được chức năng của nguồn nước, các nguồn nước ưu tiên cho phát triển mang tính chiến lược trên lưu vực sông,… từ đó có giải pháp phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước mang tính tổng hợp
Để giải quyết những tồn tại nêu trên nhằm chủ động được nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội các ngành, địa phương trên lưu vực sông thì cần có quy hoạch về tài nguyên nước
Quá trình lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng Nhiệm vụ Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt vào ngày 23/9/2014 (QĐ 2041/QĐ-BTNMT) với 2 nội dung: Phân bổ nguồn nước và Bảo vệ tài nguyên nước và giao cho Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia triển khai lập quy hoạch Trong quá trình lập quy hoạch để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ, Trung tâm đã xin ý kiến bằng văn bản các bộ, ngành, địa phương và tổ chức các hội thảo, hội đồng, như sau:
(i) Tháng 4 năm 2017, Trung tâm đã có văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương có liên quan về nội dung đánh giá hiện trạng, tính toán tài nguyên nước và dự báo nhu cầu nước trên lưu vực sông Trung tâm đã nhận được văn bản góp ý của các Tổng Cục thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (văn bản số 54/TCTL-NN), Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
Bộ Công Thương (văn bản số 926/ATMT-KSMT ngày 10/8/20017), Bộ Xây dựng (văn bản số 473/BXD-KHCN ngày 08/9/2017), tỉnh Lạng Sơn (văn bản số 953/STNMT-TNN ngày 15/8/2017), tỉnh Bắc Kạn (văn bản số 1042/STNMT-TNN ngày 09/8/2017)
(ii) Tháng 5 năm 2017, sau khi xin ý kiến góp bằng văn bản các bộ, ngành, địa phương Trung tâm đã tổ chức hội thảo xin ý kiến, góp ý của các cơ quan, các tổ chức và nhiều chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài nguyên nước, quy
Trang 10hoạch tài nguyên nước, cũng như am hiểu về lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
(iii) Tháng 8 năm 2017, Trung tâm đã tổ chức Hội thảo tại TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn lấy ý kiến các cơ quản lý, các đối tượng khai thác, sử dụng nước thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn về phương án quy hoạch và thứ tự
ưu tiên phân bổ nguồn nước
(iv) Tháng 4 năm 2018, Trung tâm đã xin ý kiến góp ý bằng văn bản của các địa phương trên lưu vực sông về “Dự thảo Quy hoạch tài nguyên nước Lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng” và đã nhận được văn bản góp của các tỉnh Cao Bằng (văn bản số 766/STNMT-N,KTTV ngày 10/5/2018), Bắc Kạn (văn bản số 649/STNMT-TNN ngày 02/5/2018) và Lạng Sơn (văn bản số 426/STNMT-NKS ngày 02/5/2018)
(v) Tháng 5 năm 2018, Trung tâm đã tổ chức Hội thảo xin ý kiến, góp ý của các cơ quan, các tổ chức như: Viện KHKTTV, Viện QHTL, Hội Tưới tiêu, Hội Địa chất thủy văn…và nhiều chuyên gia am hiểu về quy hoạch tài nguyên nước, cũng như am hiểu về lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
(vi) Tháng 8 năm 2018, Trung tâm đã tổ chức Hội đồng thẩm định Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
Nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý bằng văn bản và tại các hội thảo, hội đồng của các cơ quan, chuyên gia, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã sửa chữa, hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
Tuy nhiên, khi Luật Quy hoạch, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch có hiệu lực thì quy hoạch về tài nguyên nước cần phải sửa đổi, bổ sung cho đúng với quy định của luật Do đó, ngày 18/5/2020 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định số 118/QĐ-BTNMT phê duyệt điều điều chỉnh Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và giao Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm theo quy định
Hồ sơ, sản phẩm chính của Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm: Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt; 02 bản đồ tỷ lệ 1/100.000 Trong đó, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, bao gồm các nội dung chính như sau:
Mở đầu
Chương 1: Thông tin chung
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
Chương 3: Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước và dự báo xu thế biến động tài nguyên nước
Trang 11Chương 4: Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước, dự báo nhu cầu nước và phân vùng chức năng nguồn nước
Chương 5: Phân bổ nguồn nước
Chương 6: Bảo vệ tài nguyên nước
Chương 7: Phòng, chống tác hại do nước gây ra
Chương 8 Xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước, chất lượng nước và xả nước thải vào nguồn nước
Chương 9: Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch Chương 10: Đánh giá môi trường chiến lược
Kết luận và kiến nghị
Trang 121 Chương 1: THÔNG TIN CHUNG
b) Bảo đảm tính toàn diện, gắn kết giữa nước mặt với nước dưới đất, giữa khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra; tính liên kết, thống nhất, hài hòa về lợi ích sử dụng nước giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các địa phương và các đối tượng sử dụng nước;
c) Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với nền tảng kỹ thuật và nguồn lực hiện
có, đồng thời phải có tính linh hoạt, đáp ứng phương thức quản lý, đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống các tác hại do nước gây ra;
d) Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia trên cơ sở khai thác, sử dụng, bảo vệ có hiệu quả nguồn nước Bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển nguồn nước liên quốc gia trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia nhằm đạt được việc sử dụng tối ưu, bền vững lợi ích do nguồn nước mang lại đồng thời tạo cơ sở hợp tác, chia sẻ thông tin, dữ liệu nguồn nước liên quốc gia;
đ) Bảo đảm khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với khả năng nguồn nước, tôn trọng quy luật tự nhiên, điều kiện thực tế, không gây suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
e) Bảo đảm tính kế thừa, khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật tài nguyên nước, nhất là các hồ chứa, đập trữ nước, điều tiết nước Các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành có khai thác, sử dụng nước và việc xây dựng các công trình khai thác, sử dụng nước, điều tiết nguồn nước phải phù hợp với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông
1.1.2 Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
- Điều hòa, phân bổ công bằng, hợp lý nguồn nước giữa các đối tượng sử dụng nước, các vùng, các tỉnh trên lưu vực sông có xét đến sự biến động nguồn nước do tác động của biến đổi khí hậu;
- Bảo vệ được các hệ sinh thái phụ thuộc vào nước, kiểm soát được tình trạng gia tăng ô nhiễm nguồn nước ở các khu dân cư, khu đô thị lớn, khu công
Trang 13- Phát triển tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng nước và phòng, chống các tác hại do nước gây ra
b) Mục tiêu đến năm 2030
- Ưu tiên về số lượng, chất lượng nước cho các mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội mang tính chiến lược, ổn định an sinh xã hội nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khan hiếm nước;
- Cơ bản giải quyết được tình trạng mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước giữa các đối tượng sử dụng nước;
- Kiểm soát được các nguồn xả nước thải tập trung vào nguồn nước và phục hồi các nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng;
- Kiểm soát được tình trạng sạt, lở bờ, bãi sông do các hoạt động khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông; tình trạng sụt, lún nền đất do khai thác nước dưới đất
1.1.3 Phạm vi và đối tượng lập quy hoạch
1.1.3.1 Phạm vi quy hoạch
Phạm vi thực hiện lập quy hoạch là toàn bộ diện tích lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, thuộc tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Kạn Tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực là 10.847 km2
1.1.3.2 Đối tượng quy hoạch
Đối tượng Quy hoạch: tài nguyên nước mặt các sông Bằng Giang, Kỳ Cùng, Bắc Giang, Bắc Khê, Minh Khai, Hiến, Khuổi O, Thả Cao, Tả Cáy, Nậm Cung; tài nguyên nước dưới đất trong các tầng chứa nước chính khe nứt các trầm tích lục nguyên Triat, khe nứt karst các trầm tích Carbonat pecmi, Carbon –
pecmi, Devon
1.1.4 Nội dung quy hoạch
a) Phân bổ nguồn nước:
- Đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước, nhu cầu sử dụng nước;
- Phân vùng chức năng của nguồn nước;
Trang 14- Xác định tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước, thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước; xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra
sự cố ô nhiễm nguồn nước;
- Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong lưu vực sông, nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác;
- Xác định các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước
b) Bảo vệ tài nguyên nước:
- Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh;
- Xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước;
- Xác định các công trình, biện pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước;
c) Xác định mạng giám sát tài nguyên nước, giám sát khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước
d) Xác định các giải pháp thực hiện phân bổ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước
đ) Xác định kinh phí và tiến độ hoạch quy hoạch
Trang 151.2 CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1.2.1 Căn cứ pháp lý
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị;
- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, ngày 7/5/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Thông tư số 04/TT-BTNMT ngày 03/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh;
- Quyết định 1977/QĐ-BTNMT ngày 31/7/ 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch tổ chức lập quy hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Quyết định số 1757/QĐ-BTNMT ngày 11/8/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục nguồn nước liên tỉnh và nguồn nước liên quốc gia;
- Quyết định 432/QĐ- TTG ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước quốc gia;
- Quyết số 2041/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 9 năm 2014, Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Bằng – Giang Kỳ Cùng;
- Quyết số 1118/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 5 năm 2020, Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc phê duyệt điều chỉnh Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng – Giang Kỳ Cùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
1.2.2 Căn cứ khoa học, thực tiễn
- Các kết quả điều tra, khảo sát, lấy mẫu nước trong quá trình lập quy hoạch do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện
và các nghiên cứu về tài nguyên nước, môi trường của các ngành, các địa phương đã được thực hiện trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng;
Trang 16- Xem xét, đánh giá kết quả tham vấn các cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên nước thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng
và Bắc Kạn
1.2.3 Tài liệu phục vụ lập quy hoạch
1.2.3.1 Tài liệu dân sinh, kinh tế
1 Niên giám thống kê năm 2018, 2019 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn;
2 Báo cáo phát hiện trạng và định hướng triển kinh tế - xã hội năm 2018,
2019 các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn; Nhiệm vụ lập quy hoạch các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn
1.2.3.2 Tài liệu về nguồn nước
1 Số liệu về khí tượng, thủy văn:
- Tài liệu khí tượng, đo mưa của 23 trạm, trong đó có 18 trạm trong lưu vực và 05 trạm vùng phụ cận số liệu thu thập đến năm 2019;
- Tài liệu thủy văn của 03 trạm đang hoạt động trong đó có 01 lưu lượng,
02 trạm mực nước với tài liệu thu thập đến năm 2019; ngoài ra còn thu thập số liệu đo lưu lượng của 08 trạm đã ngưng hoạt động và số liệu của 31 điểm đo lưu lượng mùa kiệt;
2 Số liệu đo đạc, khảo sát bổ sung
- Đo đạc, quan trắc bổ sung trong quá trình thực hiện Dự án tại 09 vị trí;
- Lấy và phân tích mẫu nước mùa mưa và mùa khô tại 40 vị trí
3 Tài liệu quan trắc, điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất
- Tài liệu địa chất đô thị tỷ lệ 1:25.000 đến 1:50.000 là 271,6 km2, chiếm 2,5% diện tích toàn lưu vực;
- Kết quả điều tra đánh giá, tìm kiếm tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000 đến 1:50.000 là 1.091,72 km2, chiếm 10,1% diện tích toàn lưu vực;
- Bản đồ địa chất thủy văn lệ 1:200.000 toàn lưu vực;
- Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000;
- Bản đồ số nền địa hình tỷ lệ 1/50.000;
- Lấy và phân tích nước tại 45 vị trí
1.2.3.3 Các tài liệu khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước
- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước của các ngành thủy lợi, thủy điện, cấp nước của các tỉnh và các báo cáo tình hình cấp phép khai thác, sử dụng nước;
- Báo cáo hiện trạng môi trường và số liệu quan trắc môi trường của các tỉnh trên lưu vực
Trang 171.3 PHÂN VÙNG QUY HOẠCH TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG
Phân chia vùng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng nhằm xác định vùng cụ thể các đặc điểm tương đồng về nguồn nước, mục đích khai thác, sử dụng nước để phân phối điều hòa nguồn nước, bảo vệ nguồn nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra Vùng quy hoạch được phân chia bảo đảm được các tiêu chí cơ bản như sau:
a) Phù hợp với vùng quy hoạch đã được phân chia ở quy hoạch cấp cao hơn; đáp ứng được mục tiêu quản lý tài nguyên nước lưu vực sông; tích hợp với
sử dụng đất và phát triển không gian trên lưu vực sông; gắn kết với mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đảm bảo phù hợp với danh mục lưu vực sông đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Mức độ chi tiết của vùng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông đảm bảo: xác định được lượng nước, nhu cầu sử dụng nước phục vụ xây dựng các nội dung, giải pháp quy hoạch; gắn với chức năng, mục đích sử dụng nước của đoạn sông; giải quyết được các vấn đề trong quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phòng, chống giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông
1 Đặc điểm phân vùng các quy hoạch có liên quan đến tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng:
Tính đến nay trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng chưa có quy hoạch về tài nguyên nước cho toàn lưu vực Việc phân vùng quy hoạch liên quan đến tài nguyên nước chủ yếu được thực hiện trong các quy hoạch thủy lợi
và quy hoạch tài nguyên nước của các tỉnh trên lưu vực sông
Qua nghiên cứu thấy các vùng quy hoạch đã được phân chủ yếu phục vụ cho việc đánh giá khả năng tưới, tiêu thoát của của hệ thống công trình khai thác, sử dụng nước và đề xuất các giải pháp công trình tưới, tiêu thoát nước trên từng vùng Căn cứ vào tài liệu quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước của các tỉnh
và bản đổ sử dụng đất đã xác định được 14 vùng khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng Trong đó, tiểu lưu vực sông Bằng Giang gồm các vùng: sông Dẻ Rào, sông Bắc Vọng, sông Hiến, sông Minh Khai, sông Bằng Giang 1 (thượng lưu), sông Bằng Giang 2 (trung lưu) và sông Bằng Giang
3 (hạ lưu); trên tiểu lưu vực sông Kỳ Cùng gồm các vùng: sông Mo pia, sông Kỳ Cùng 1 (thượng lưu), sông Kỳ Cùng 2 (trung lưu) và sông Kỳ Cùng 3 (hạ lưu)
và sông Kỳ Cùng 4; tiểu lưu vực sông Bắc Khê; tiểu lưu vực sông Bắc Giang
Như vậy, trên toàn lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng được thành 16 vùng khai thác, sử dụng nước Các vùng khai thác, sử dụng nước này sẽ là cơ sở
để tổng hợp thông tin, số liệu về hiện trạng, định hướng phát triển của các ngành phục vụ cho việc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông
Diện tích
I I Lưu vực sông Bằng
Giang 4.331,00
Trang 18Toàn bộ diện tích Huyện Hạ Lang, Huyện Trùng Khánh, 15 xã huyện Quảng Hòa
3 xã huyện Hòa An, 11 xã huyện Nguyên Bình và 5 phường, xã TP Cao Bằng tỉnh Cao Bằng
2 xã huyện Hòa An, 2 xã huyện Nguyên Bình, 7 xã huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng 3 xã Huyện Ngân Sơn Tỉnh Bắc Kạn
II II (8) Lưu vực sông Bắc
11 xã huyện Huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng 15 xã, thị trấn Huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn
III III (6) Lưu vực sông Bắc
Giang 2.486,00
Huyện Bình Gia, Huyện Bắc Sơn, 2 xã huyện Huyện Tràng Định, 8 xã Huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn 8 xã Huyện Ngân Sơn, 3 xã Huyện Bạch Thông và Huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn
10 xã Huyện Văn Quan, 7 xã Huyện Chi Lăng, 18 xã Huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn
5 xã Huyện Tràng Định, 8 xã Huyện Văn Lãng, 8 xã Huyện Cao Lộc, 5 xã Huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn
9 xã Huyện Tràng Định, 8 xã Huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn
Trang 19Hình 1 BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG THEO KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC
2 Phân vùng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng:
Để vùng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông bảo đảm các yêu cầu trong quá trình lập quy hoạch và khả thi khi triển khai thực hiện quy hoạch vùng quy hoạch tổng hợp đã được xem xét để phù hợp với vùng quy hoạch, mục tiêu về quản lý tổng hợp lưu vực sông đã xác định trong Quy hoạch tài nguyên nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tích hợp với sử dụng đất, với mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của các ngành, địa phương trên lưu vực và danh mục lưu vực sông đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050
Việc phân chia vùng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng được kế thừa những ưu điểm của các vùng quy hoạch đã được phân chia trong quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước của địa phương Tuy nhiên, để đảm việc quản lý tổng tài nguyên nước thống nhất theo lưu vực sông, không phân chia theo đơn vị hành chính… Với đặc điểm địa hình đồi núi, dốc, hình thành các tiểu lưu vực sông, các hệ thống công trình khai thác, sử dụng nước, tiêu
Trang 20nước được hình theo từng tiểu lưu vực Do đó, việc phân chia vùng quy hoạch tổng hợp Bằng Giang – Kỳ Cùng sẽ được căn cứ chính vào đặc điểm nguồn nước sông liên tỉnh
Theo Danh mục các sông liên tỉnh, nguồn nước trên lưu vực Bằng Giang – Kỳ Cùng có 10 sông liên tỉnh, tuy nhiên có nhiều sông ngắn, nguồn nước ít có khả năng khai thác, sử dụng do đó sẽ lựa chọn các nguồn nước chính để phân chia vùng quy hoạch bảo đảm xác định được lượng nước, nhu cầu sử dụng nước phục vụ xây dựng các nội dung, giải pháp quy hoạch; giải quyết được các vấn đề trong quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phòng, chống giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông Dựa trên các tài liệu địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật, bản đồ hành chính, kết quả của việc chồng, ghép các lớp bản đồ địa hình, hành chính, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng nguồn nước
và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng phân chia thành 04 vùng quy hoạch (tiểu lưu vực sông), cụ thể: tiểu lưu vực sông Bằng Giang; tiểu lưu vực sông Bắc Khê; tiểu lưu vực sông Bắc Giang
và tiểu lưu vực sông Kỳ Cùng
- Tiểu lưu vực sông Bằng Giang bao gồm: toàn
bộ đất đai huyện Hà Quảng, Thạch An (6/15 xã),
TP Cao Bằng, huyện Hòa An, huyện Nguyên Bình (18/20 xã), các xã Tiên Thành, Mỹ Hưng,
Tà Lùng của huyện Quảng Hòa
- Lưu vực sông Bắc Vọng bao gồm: huyện Trùng Khánh, huyện Quảng Hòa (trừ các xã Tiên Thành, Mỹ Hưng, Tà Lùng), các xã Trung Phúc, Thông Hòe, Thân Giáp, Đoài Côn của huyện Trùng Khánh, một phần huyện Hạ Lang (trừ các
xã Minh Long, Đồng Loan, Lý Quốc, Thắng Lợi)
II Tiểu lưu vực sông Bắc Khê 858
Bao gồm đất đai của 2 huyện: Tràng Định (14/23 xã) thuộc tỉnh Lạng Sơn, và huyện Thạch An (9/15 xã) của tỉnh Cao Bằng
III Tiểu lưu vực sông Bắc Giang 2.486
- Tỉnh Lạng Sơn bao gồm: Tràng Định (4/22 xã), Bình Gia (15/19 xã), Văn Lãng (4/19 xã) và Bắc Sơn (5/19 xã)
- Tỉnh Bắc Kạn bao gồm: Ngân Sơn (3/11xã),
toàn bộ huyện Na Rì và huyện Chợ Mới (3/16 xã)
Trang 21TT Vùng quy hoạch Diện tích
(km 2 ) Phạm vi
IV Tiểu lưu vực sông Kỳ Cùng 3.171
- Thượng nguồn sông Kỳ Cùng bao gồm: Huyện Đình Lập: 3/10 xã, huyện Lộc Bình: 1/27 xã
- Trung lưu sông Kỳ Cùng: bao gồm huyện Cao Lộc: 6/25 xã; huyện Chi Lăng: 3/19 xã; huyện Lộc Bình: 28/29 xã, thành phố Lạng Sơn: 7/8 xã
- Hạ lưu sông Kỳ Cùng: bao gồm các huyện Tràng Định (7/22xã), Văn Lãng (17/20 xã), Cao Lộc (9/21xã), Văn Quan (13/23xã) và 2/3 xã của thành phố Lạng Sơn;
- Lưu vực sông Pó Phịa: bao gồm Huyện Bình Gia (4/19 xã), huyện Văn Quan (12/24 xã), huyện Chi Lăng (3/19 xã)
Tổng cộng 10.847
Hình 2 BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG QUY HOẠCH
Trang 222 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng gồm hai lưu vực sông chính:
(i) Lưu vực sông Bằng Giang nằm ở phía Đông Bắc nước ta, diện tích lưu vực đa phần thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng Diện tích toàn lưu vực sông Bằng Giang thuộc lãnh thổ Việt Nam là 4.331 km2 Chiều dài lưu vực là 116 km;
(ii) Lưu vực sông Kỳ Cùng thuộc vùng Đông Bắc, nằm trong toạ độ địa lý
từ 21019’00” đến 22027’30” vĩ độ Bắc và từ 106006’07” đến 107021’45” kinh độ Đông Diện tích lưu vực sông Kỳ Cùng thuộc lãnh thổ Việt Nam là: 6.515 km2 Chiều dài lưu vực sông là 244 km
Toàn bộ phần diện tích lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thuộc phần lãnh thổ Việt Nam khoảng 10.847 km2
2.1.2 Đặc điểm địa hình
2.1.2.1 Sông Bằng Giang
Địa hình lưu vực sông Bằng Giang rất phức tạp Địa hình ở đây hầu hết là rừng núi hiểm trở, bị chia cắt mạnh, có nhiều dãy núi cao, một số đỉnh núi cao trên 1000m Cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với những đỉnh núi cao
Đặc điểm chung về địa hình của lưu vực sông Bằng Giang có một số dạng: các xã biên giới Cao Bằng chủ yếu là núi cao và dốc, đa số là núi đá vôi
do vậy tiềm năng nguồn nước có những hạn chế; một số vùng địa hình đa phần
là nhiều đồi dạng bát úp, giao thông quanh co đi lại khó khăn nên dân cư thưa thớt, chậm phát triển
2.1.2.2 Lưu vực sông Kỳ Cùng
Lưu vực sông Kỳ Cùng có địa hình phức tạp bao gồm: vùng núi cao, vùng
đá vôi, núi thấp và đồi thuộc miền Đông Bắc nước ta Hình thế chung của địa hình là độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trong khi đó sông Kỳ Cùng chảy giữa máng trũng Lộc Bình - Thất Khê có hướng đi ngược lại, từ Đông Nam lên Tây Bắc
Thung lũng sông Kỳ Cùng chiếm phần lớn máng trũng Cao Lạng, nằm lọt giữa một vùng núi thấp Phía Đông và phía Nam lưu vực là vùng đồi thấp cao độ khoảng 500 - 600m Địa hình phân ra hai dạng: đồi và thung lũng
Các dạng đồi đều có sườn dốc dưới 250, có những ngọn đồi gần giống nhau, có cùng cao độ, hình dạng đỉnh bằng sườn thoải
Các thung lũng quanh co, uốn khúc liên tục và không có bậc thềm
Trang 232.1.3 Đặc điểm tài nguyên đất
2.1.3.1 Lưu vực sông Bằng Giang
Phần lớn đất đai của lưu vực sông Bằng Giang nằm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Do cấu tạo nền chủ yếu là đá vôi nên ở tỉnh Cao Bằng hình thành các khu đất thung lũng, xung quanh được bao bọc bởi các núi đá vôi dốc đứng Qua thống kê cho thấy đất bằng phẳng rất ít, chỉ chiếm 6,3% tiềm năng đất đai, vì vậy cần phải giữ gìn bảo vệ để phát triển cây lương thực để đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ Đất dốc ít chỉ chiếm 2,5% có thể tạo thành nương hoặc trống các loại cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao Đất dốc (16÷25)o
chiếm 16,2% có thể tạo thành nương hoặc ruộng bậc thang để trồng cây hàng năm và cây lâu năm Những vùng gần sông, suối điều kiện nguồn nước thuận lợi
có thể trồng lúa và cây lương thực thâm canh Đất dốc (>25o) chủ yếu là tạo thành nương rẫy và trồng rừng, cây lâu năm Việc trồng cây lấy gỗ ở Cao Bằng nên chú trọng loại cây quý hiếm và tốt, giảm bớt các cây gỗ tạp, trừ vùng cây nguyên liệu làm giấy hoặc các sản phẩm công nghiệp khác
Theo số liệu Kiểm kê đất đai năm 2019, diện tích đất tự nhiên của Cao Bằng là 670.785,56 ha, bao gồm các loại đất như sau
Trang 24TT Loại đất Diện tích
(ha) Cơ cấu (%) 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 2.253 0,34
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 6.433 0,96
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, năm 2019
2.1.3.2 Lưu vực sông Kỳ Cùng
Diện tích đất đai của lưu vực sông Kỳ Cùng có nguồn gốc phát sinh trên
các nền đá mẹ gồm: đá sa thạch, đá vôi, phiến thạch sét, cuội kết và dăm kết
Đất đồi núi hình thành do phong hóa đá mẹ tại chỗ, từ các loại đá khác nhau cho
sản phẩm phong hóa khác nhau; ngoài ra còn có đất phù sa sông suối, đất lúa
nước vùng đồi núi hình thành do tác động của con người qua nhiều năm
Theo mục đích sử dụng, hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực sông Kỳ
Cùng như bảng sau:
Bảng 4 CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH LẠNG SƠN
Trang 25TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 10991 1,32
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn, năm 2019
Trên lưu vực sông Kỳ Cùng còn 105.798,99 ha đất chưa sử dụng, chiếm
12,72% diện tích đất tự nhiên, bao gồm các loại sau;
Diện tích 53.582,12 ha, chiếm 50,65% diện tích chưa sử dụng, phân bố
chủ yếu ở các huyện Lộc Bình, Văn Lãng, Tràng Định và Đình Lập Đây là
những khu vực đồi núi có khả năng cải tạo để sản xuất nông lâm nghiệp, phù
hợp cho việc trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, tạo cảnh quan và bảo vệ môi
trường sinh thái, đồng thời có thể khai thác một phần diện tích này để trồng các
loại cây lâu năm, nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất Ngoài ra diện tích đất chưa
sử dụng cũng có thể đáp ứng một phần nhỏ cho nhu cầu sử dụng phi nông
nghiệp
Diện tích 49.656,50 ha, chiếm 46,93% đất chưa sử dụng Trong những
năm tới phần diện tích này cần được bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi
trường, bên cạnh đó một phần diện tích được khai thác để làm vật liệu xây dựng
và nguyên liệu sản xuất xi măng
Trang 26Hình 3 BẢN ĐỒ SỬ DỤNG ĐẤT LVS BẰNG GIANG – KỲ CÙNG
2.1.4 Đặc điểm tài nguyên rừng
2.1.4.1 Lưu vực sông Bằng Giang
2.1.4.1.1 Đặc điểm về rừng
Rừng ở trên lưu vực sông Bằng Giang có nhiều loại quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng có giá trị nghiên cứu khoa học, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 27 loài thực vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam như cẩu tích, bổ cốt toái, dẻ tùng sọc trắng, hoàng đàn, thông pà cò, ngũ ghia bì gai,…Hệ động thực vật khá phong phú, theo kết quả điều tra trên lưu vực sông Bằng Giang phạm vi thuộc tỉnh Cao Bằng có khoảng 196 loài, trong đó có một số loài quý hiếm 2.1.4.1.2 Diện tích, tỷ lệ rừng che phủ
Những năm gần đây, lâm nghiệp Cao Bằng đã có những bước chuyển biến tích cực, đã cơ bản hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp gắn với rừng nên rừng được bảo vệ tốt, công tác trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng từng bước được đẩy mạnh Đã quy hoạch 3 loại rừng, trong đó diện tích rừng đặc
Trang 27Đầu tư vào trồng rừng sản xuất gắn với chế biến với diện tích thực hiện 2.980
ha, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận nhân dân địa phương
2.1.4.2 Lưu vực sông Kỳ Cùng
2.1.4.2.1 Đặc điểm rừng và phân bố
Lưu vực sông Kỳ Cùng thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn có hai loại cây lâm nghiệp là cây thông và cây hồi phát triển rất tốt Đây cũng là tiềm năng và thế mạnh của lâm nghiệp Lạng Sơn Hiện nay toàn tỉnh có trên 80 ngàn ha thông tập trung ở các huyện Lộc Bình, Đình Lập và trên 30 ngàn ha hồi tập trung ở các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng Trong tương lai thị trường còn cần nhiều sản phẩm nhựa thông và hoa hồi, vì vậy có thể tăng thêm diện tích hai loại cây chủ lực này
2.1.4.2.2 Diện tích rừng
Trong những năm gần đây đã phát triển rừng 2.829,0 ha, trong đó: Trồng rừng mới 670 ha khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 2.159 ha Hiện nay, sau khi rà soát quy hoạch 3 loại rừng chỉ còn lại duy nhất khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên Trên địa bàn tỉnh diện tích có 25.195,7 ha rừng khoanh nuôi và rừng tái sinh là 70.474 ha
2.1.5 Đặc điểm tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản trên lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng rất phong phú đa dạng và thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển, đi đầu
là ngành khai thác và chế biến khoáng sản
- Nhóm Năng lượng: có Than và Uran
i) Than: Có 3 mỏ và điểm quặng, phân bố ở Thị xã Hoà An Với trữ lượng 10.000 tấn
ii) Uran: Có ở Bình Đường với trữ lượng 4.406 tấn
- Nhóm Kim loại, bao gồm: Sắt, Mangan, Đồng, Niken, Chì, Kẽm, Bauxit, Antimon, Thiếc - Wonfram, Vàng
- Nhóm khoáng sản không kim loại, bao gồm: Pyrit, Barit, Pluorit, Photphorit
- Nhóm đá quí, bán đá quí đã phát hiện loại bán đá quí đó là thạch anh tinh thể, một trong những loại kim loại quý hiếm hiện nay
- Nhóm nguyên liệu xây dựng, bao gồm: đá vôi, dolomit, sét (gạch), cát cuội sỏi thuận lợi cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển, trong đó:
- Đá vôi: Cao Bằng có trữ lượng đá vôi lớn, hàm lượng CaO đạt 55,49% Đặc biệt là điểm đá vôi Nà Lủng đã được khai thác phục vụ sản xuất xi măng Hiện nay Cao Bằng vẫn đang tiếp tục tìm kiếm, thăm dò các điểm đá vôi khác để có đánh giá cụ thể Với tổng sản lượng khai thác hàng năm phục vụ công tác xây dựng cơ bản của tỉnh trên 100.000m3 đá vôi Bênh cạnh đó đá vôi còn là nguồn nguyên liệu làm chất trợ dụng cho lò cao luyện gang, làm nguyên liệu sản xuất xi măng và nung vôi tại địa phương
Trang 2852,72 Dolomit: phát hiện 2 mỏ ở Cốc Lùng (huyện Hoà An), Nà Nu, Nà Bản (huyện Nguyên Bình), trữ lượng lớn, chất lượng đạt giá trị công nghiệp và có giá trị trong phát triển kinh tế
- Sét làm gạch: phát hiện mỏ sét làm gạch Khuổi Dứa xã Ngọc Xuân (TP Cao Bằng) Với qui mô nhỏ cung cấp chủ yếu cho cơ sở sản xuất gạch Tuy nen công suất 40 triệu viên/năm Ngoài các mỏ sét dùng để làm gạch, tại huyện Hoà
An có mỏ sét cao lanh với chất lượng tương đối tốt, có khả năng đáp ứng được sản xuất gốm, sứ ở địa phương
- Cát cuội sỏi có nhiều ở lòng sông đặc biệt là ở các bậc thềm, bãi bồi của sông Bằng Giang, sông Hiến
I, II và XII
Nhiệt độ cao nhất đo được khoảng từ 30÷33oC, nhiệt độ này cũng tuỳ thuộc vào từng vùng, tuỳ theo các dạng địa hình Tuy nhiên đã xảy ra trường hợp nóng cực đoan, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 39÷40oC, đã xuất hiện ở Trùng Khánh là 42,5oC
Bảng 5 NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ LVS BẰNG GIANG
Bằng
Trung bình 14,3 15,8 18,8 23,1 25,7 27,2 27,3 27,0 25,4 22,7 18,1 15,1 21,7 Max 30,7 35,4 37,1 39,5 39,8 37,6 38,3 38,3 37,8 34,5 34,4 31,0 39,8 Min 1,4 3,0 3,1 10,6 13,7 15,6 18,9 19,3 14,2 8,6 4,1 -0,1 -0,1 Nguyên
Bình
Trung bình 12,8 14,5 17,6 21,8 24,4 26,1 26,1 25,7 24,1 21,6 17,6 13,9 20,5 Max 29,2 33,3 34,3 36,5 37,2 35,8 36,4 35,9 35,5 33,1 31,2 30,3 37,2 Min 1,2 2,4 4,1 9,8 13,4 15,4 17,4 18,1 13,8 8,1 3,1 -1,2 -1,2 Trùng
Khánh
Trung bình 12,0 13,8 17,0 21,3 24,0 25,8 26,0 25,7 24,2 21,0 17,0 13,2 20,1 Max 27,0 32,5 42,5 37,0 37,0 35,7 35,9 36,0 36,3 32,3 30,4 29,4 42,5 Min -1,1 0,5 0,8 8,5 11,0 13,9 17,4 18,4 12,8 6,7 1,5 -2,4 -2,4
Trang 29Bảng 6 LƯỢNG BỐC HƠI TRUNG BÌNH NĂM LVS BẰNG GIANG
Toàn bộ đất đai của lưu vực sông nằm ở địa đầu Đông Bắc là nơi đón các
gió mùa Mùa Đông hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và mùa hè là
hướng Đông Nam Theo chuỗi số liệu quan trắc hàng năm tại các trạm quan trắc,
tốc độ gió trung bình ở mức bình thường, khoảng 1÷1,2 m/s Tốc độ gió lớn nhất
vào khoảng 20 m/s Tốc độ gió trung bình năm là 0,61,4 m/s, thấp nhất ở
huyện Bảo Lạc do được các dãy núi che chắn Tốc độ gió cao nhất vào tháng III
và tháng IV tốc độ đạt 0,91,8 m/s, tốc độ gió thấp nhất vào tháng VIII từ
0,31,1 m/s
Bảng 7 TỐC ĐỘ GIÓ TRUNG BÌNH LVS BẰNG GIANG
Bảo Lạc 0,4 0,6 0,8 0,7 0,3 0,2 0,1 0,2 0,2 0,1 0,2 0,2 0,3
Cao Bằng 1,3 1,5 1,8 1,9 1,5 1,4 1,3 1,0 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4
Nguyên Bình 1,0 1,1 1,2 1,2 1,2 1,0 1,3 1,0 1,0 0,9 1,2 1,0 1,1
Trùng Khánh 0,9 1,0 1,1 1,0 0,9 0,8 0,8 0,7 0,7 0,8 0,9 1,0 0,9
Nhìn chung, khí hậu, thời tiết lưu vực sông Bằng Giang mang tính chất
đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, có nét đặc trưng riêng, so với các
lưu vực sông khác
2.1.6.2 Lưu vực sông Kỳ Cùng
Khí hậu lưu vực Kỳ Cùng được hình thành dưới sự tác động tương hỗ của
điều kiện hoàn lưu khí quyển, điều kiện bức xạ mặt trời trong hoàn cảnh địa lý
của lưu vực
a) Nhiệt độ
Theo chuỗi số liệu quan trắc tại các trạm quan trắc từ năm 1990 – 2019,
nhiệt độ không khí lưu vực sông Kỳ Cùng trung bình năm khoảng 15 - 23oC
Vùng núi vừa và cao 500 m trở lên, nhiệt độ trung bình năm < 20 oC Sự khác
biệt lớn về nền nhiệt độ chủ yếu ở các vùng có độ cao địa lý khác nhau, đồng
thời nhiệt độ cũng khác nhau rõ rệt giữa các mùa Lưu vực sông Kỳ Cùng chủ
yếu thuộc tỉnh Lạng Sơn, là tỉnh có nhiệt độ thấp trong cả nước Dạng phân phối
một đỉnh, thấp nhất vào tháng I (12,8-15 oC), cao nhất vào tháng VII (26,7-28,5
oC)
Bảng 8 NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG NHIỀU NĂM TẠI CÁC TRẠM ĐO
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Thất khê 13,5 15,0 18,6 22,7 26,0 27,3 27,6 27,2 25,7 22,7 18,8 14,9 21,7
Bắc Sơn 12,8 14,1 17,6 21,6 25,1 26,4 26,7 26,1 24,8 22,1 17,9 14,2 20,8
Trang 30Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Lạng Sơn 13,4 14,4 18,2 22,2 25,5 26,9 26,9 26,8 25,6 22,2 18,5 15,0 21,3 Đình Lập 13,8 15,1 18,5 22,3 25,6 26,8 27,1 26,4 25,3 22,4 18,7 15,1 21,4 Ngân Sơn 12,1 13,7 17,3 21,1 24,3 25,3 25,7 25,2 24,0 21,1 17,1 13,5 20,0
b) Độ ẩm
Theo chuỗi số liệu quan trắc tại các trạm quan trắc từ năm 1990 – 2019,
độ ẩm tương đối trung bình năm trên lưu vực sông Kỳ Cùng phổ biến là 80 - 85%, không sai khác nhiều giữa các địa điểm, ngay cả giữa vùng cao và vùng thấp và giữa các tháng Nói chung, các tháng mùa hè, trị số của các đặc trưng này đều trên 80% và không quá 88% Tháng có độ ẩm tương đối cao nhất cũng
là tháng mưa nhiều nhất (tháng VIII) Các tháng đầu và giữa mùa đông có độ ẩm tương đối khá thấp Ðến cuối mùa này, trị số của đặc trưng này cao hẳn lên, cao hơn cả các tháng đầu và cuối mùa hè Ðộ ẩm tương đối thấp nhất trong năm thường từ 50 - 76%
Bảng 9 ĐỘ ẨM TRUNG BÌNH THÁNG NHIỀU NĂM TẠI CÁC TRẠM ĐO
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB
Bảng 10 BỐC HƠI TRUNG BÌNH THÁNG NHIỀU NĂM TẠI CÁC TRẠM ĐO
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Ngân Sơn 55,2 52,1 61,9 67,5 86,2 73,6 68,7 65,3 75,4 82,3 66,6 63,9 976,4 Thất Khê 48,6 44,7 48,8 54,7 75,5 71,0 71,6 64,1 64,2 64,9 54,3 52,1 714,5 Bắc Sơn 58,9 48,8 51,1 58,2 84,2 78,8 80,0 64,9 70,0 78,6 71,2 66,3 811 Lạng Sơn 87,5 73,6 80,2 89,0 113,5 93,0 89,9 76,3 80,9 97,4 97,0 92,5 1070,8 Đình Lập 82,4 67,5 72,4 79,5 99,5 82,9 84,8 69,1 75,8 97,0 97,0 94,2 1002,7
d) Gió
Lưu vực sông Kỳ Cùng trừ Thất Khê ra, hướng gió phản ánh được khá rõ điều kiện hoàn lưu Nói chung, ưu thế mùa đông thuộc về gió Bắc hoặc Đông Bắc và về mùa hè gió Nam cùng với gió Tây Nam và gió Đông Nam có tần suất vượt hẳn các gió khác Tốc độ gió trung bình năm ở các nơi là 0,8-2m/s, tương đối lớn ở các vùng giữa (Bắc Sơn, Ðình Lập, Lạng Sơn) và tương đối bé ở các vùng phía Bắc (Thất Khê) và phía Nam (Hữu Lũng)
Trang 312.1.7 Mạng lưới sông ngòi
2.1.7.1 Sông Bằng Giang
Dòng chính sông Bằng Giang gần như chảy dọc theo tỉnh Cao Bằng, từ Pác Bó đến cửa khẩu Tà Lùng Các nhánh sông thượng nguồn nằm trên địa phận các huyện Hà Quảng, Nguyên Bình, phía Đông là Trùng Khánh Hướng chảy chính của sông Bằng Giang là Tây Bắc – Đông Nam Lưu vực sông Bằng và lưu vực sông Gâm ngăn cách với nhau bởi dãy Ngân Sơn và cũng chính là đường phân lưu của hai lưu vực sông chính này Sông Bằng Giang còn có các nhánh lớn như Vi Vọng và Bắc Vọng đổ vào sau đó chảy sang Trung Quốc, rồi nhập với sông Tả Giang tại Long Châu Mật độ lưới sông trung bình của lưu vực sông Bằng Giang là 0,91km/km2, chiều dài sông khoảng 108 km, diện tích lưu vực khoảng 2.640 km2
3 Sông Bắc Khê bắt nguồn xã Cao Minh, huyện Tràng Định, đổ vào sông
Kỳ Cùng ở phía bờ trái tại Bản Chiêu, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định Diện tích lưu vực là 801km2, chiều dài sông 53,5km
4 Sông Na Rì là một nhánh của sông Bắc Giang nằm toàn bộ ở huyện Na
Rì, phía Đông tỉnh Bắc Kạn Hướng sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc (thiên lệch về hướng Bắc Nam), rồi nhập với một số sông nhánh khác rồi chảy vào sông Bắc Giang với các sông nhánh khác chảy vào từ Ngân Sơn chảy về, sau đó chuyển hướng chảy từ Tây sang Đông (sông Bắc Giang) rồi đổ vào Lạng Sơn và nhập lưu vào dòng chính Kỳ Cùng
Bảng 11 CÁC SÔNG LIÊN TỈNH THUỘC LVS BẰNG GIANG – KỲ CÙNG
TT Tên sông Chảy ra Chiều dài
(km)
Diện tích (km2) Thuộc tỉnh Ghi chú
1 Sông Bằng
Bắc Kạn
Sông xuyên biên giới
2 Sông Hiến Sông Bằng
Cao Bằng, Bắc Kạn
Trang 32TT Tên sông Chảy ra Chiều dài
(km)
Diện tích (km2) Thuộc tỉnh Ghi chú
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn
Sông xuyên biên giới
10 Khuổi Ỏ Sông Bắc
Cao Bằng, Lạng Sơn
Ghi chú: Quyết định 1989/QĐ-TTg về Danh mục sông liên tỉnh
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1.1 Đơn vị hành chính trong lưu vực
Lưu vực sông Bằng Giang nằm ở phía Đông Bắc của nước ta, diện tích lưu vực đa phần thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng Diện tích tự nhiên toàn lưu vực sông Bằng Giang là 4.740 km2 (tính đến cửa khẩu Tà Lùng) Trong đó phần diện tích thuộc địa phận nước ta là 4.331 km2, chiếm khoảng 90%; thuộc địa phận Trung Quốc chiếm khoảng 10%
Lưu vực sông Kỳ Cùng thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Diện tích lưu vực sông Kỳ Cùng tính đến biên giới Việt - Trung là 6.516 km2, bao gồm đất đai của các tỉnh: Lạng Sơn (9 huyện, thị và 1 thành phố trừ huyện Hữu Lũng), tỉnh Cao Bằng có huyện Thạch An và tỉnh Bắc Kạn gồm Ngân Sơn, toàn bộ huyện
Na Rỳ và Bạch Thông
2.2.1.2 Dân số và lao động
1 Lưu vực sông Bằng Giang
- Lưu vực sông Bằng Giang phần lớn thuộc tỉnh Cao Bằng Theo Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2019, số dân trên toàn lưu vực sông Bằng Giang là 376.352 người, mật độ trung bình khoảng 77,96 người/km2 Dân số phân bố không đều, tập trung đông nhất ở Thành Phố Cao Bằng 639,92 người/km2, thấp nhất là huyện Thạch An 45,08 người/km2
Dân cư khu vực nông thôn chiếm phần lớn trên lưu vực, năm 2019 chiếm 71,5 % tổng dân số Lực lượng lao động dồi dào, tính đến năm 2019 khoảng 235.017 người, chiếm 66,33% tổng số dân, tuy nhiên lực lượng lao động có trình độ văn hóa và được đào tạo còn thấp
Trang 33Bảng 12 DÂN SỐ TRÊN LƯU VỰC SÔNG BẰNG GIANG
Theo Niên giám thống kê năm 2019, dân số toàn lưu vực là 606.552 người Trong đó dân số thành thị là 137.292 chiếm 22,7%, dân số nông thôn là 469.260 chiếm 77,3 %
Dân số phân bố không đều, tập trung đông nhất ở thành phố Lạng Sơn 1.194 người/km2, thấp nhất là ở huyện biên giới miền núi Đình Lập 78 người/km2
Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong toàn vùng như sau: Lạng Sơn là 0,95%, Bắc Kạn là 1,32%/năm và Cao Bằng là 1,7%/năm Tỷ lệ tăng dân số bình quân toàn lưu vực ở mức 1,3%/năm
Lực lượng lao động trên lưu vực tính đến năm 2019 khoảng 352.631 người, chiếm khoảng 63,5% dân số lưu vực
Bảng 13 DÂN SỐ TRÊN LƯU VỰC SÔNG KỲ CÙNG
Trang 34TT Các tỉnh Huyện Tổng số Theo khu vực
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, năm 2019
3 Dân số lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng phân theo 4 tiểu lưu vực
Bảng 14 DÂN SỐ TRÊN CÁC TIỂU LƯU VỰC SÔNG
2.2.1.3 Cơ cấu kinh tế xã hội và tăng trưởng GDP
Nền kinh tế được duy trì, ổn định và phát triển với nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu sản xuất, kinh doanh chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và tăng hiệu quả của nền kinh tế
Cơ cấu kinh tế trong vùng đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành thương mại-dịch vụ, công nghiệp-xây dựng và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản Tỷ lệ cơ cấu kinh tế giữa các ngành như sau: Nông lâm nghiệp 51,07%, công nghiệp và xây dựng 12,53%, dịch vụ - thương mại 36,4%
2.2.1.4 Đánh giá tổng quan về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1 Thuận lợi
- Vị trí địa lý thuận lợi về giao thông; đường bộ, đường sắt có các cửa khẩu quốc tế trong và ngoài nước nên có điều kiện mở rộng giao lưu hàng hoá với Trung Quốc
- Nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú để phát triển công
Trang 35- Quỹ đất để phục vụ vào mục đích công nghiệp tương đối nhiều; ở cả vùng thấp và vùng cao Đây là điều kiện tốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển cây ăn quả, cây thực phẩm và chăn nuôi để phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu
- Khu du lịch Mẫu Sơn, hang động Tam Thanh, các cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị thu hút khách du lịch đến và hoà cùng vào mạng lưới du lịch vùng Đông Bắc và Bắc Bộ
- Nguồn lao động trẻ, có sức khoẻ Một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật bước đầu tiếp cận được thị trường trong mọi lĩnh vực tạo nên hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng
2 Những khó khăn
- Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, chưa phát triển Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở thiếu và yếu
- Thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề và các nhà kinh doanh giỏi am hiểu về thị trường
- Ngân sách của địa phương còn thấp Khả năng đáp ứng về nguồn vốn tại chỗ hạn chế
- Thiên tai vẫn là mối đe doạ đối với các tỉnh nằm trong lưu vực đặc biệt
là các vùng cao, vùng sâu vùng xa
- Trình độ nhận thức về quản lý tài nguyên nước còn yếu, cùng với đội ngũ cán bộ khoa học về thủy lợi còn thiếu dẫn tới nguồn nước chưa được khai thác và quản lý một cách hợp lý
2.2.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.2.1 Dự báo phát triển dân số
1 Lưu vực sông Bằng Giang
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030, tổng dân số năm 2019 trên lưu vực sông Bằng Giang là 376.352 người; đến năm 2030 là 508.072 người, tăng 35%
so với năm 2019; đến năm 2050 là 589.516 người, tăng 56,64% so với năm
Trang 36Bảng 16 DỰ BÁO DÂN SỐ TRÊN LƯU VỰC SÔNG KỲ CÙNG
Đơn vị: Người
TT Tỉnh Huyện/TP
Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn
1 Lạng
Sơn
TP Lạng Sơn 65.048 21.556 84.562 28.023 100.824 33.412 Tràng Định 1.611 18.557 2.094 24.124 2.497 28.763 Văn Lãng 734 10.974 954 14.266 1.138 17.010 Bình Gia 3.667 41.659 4.767 54.157 5.684 64.571 Bắc Sơn 11.774 44.039 15.306 57.251 18.250 68.260 Văn Quan 2.407 26.024 3.129 33.831 3.731 40.337 Cao Lộc 3.411 48.275 4.434 62.758 5.287 74.826 Lộc Bình 18.280 91508 23.764 118.960 28.334 141.837 Chi Lăng 16.115 64.876 20.950 84.339 24.978 100.558
Trang 37TT Tỉnh Huyện/TP
Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn
Tổng 12.458 95.116 16.195 123.651 19.310 147.430
3 Cao Bằng Thạch An 2.648 16.823 3.442 21.870 4.104 26.076
LVS Kỳ Cùng 139.940 486.083 181.921 631.908 216.907 753.429
2.2.2.2 Tăng trưởng GDP và thu nhập của người dân
Thu nhập bình quân đầu người trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng (GRDP) năm 2020 đạt 1.600USD Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp - xây dựng Theo thống kê, năm 2020 nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 15%, công nghiệp - xây dựng chiếm 35,8%, dịch vụ chiếm 49,2%
2.2.2.3 Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Xây dựng các công trình nước sinh hoạt cho nhân dân, đặc biệt là ở vùng cao, vùng xa, vùng biên giới theo chương trình nước sạch quốc gia Kiên cố hóa kênh mương dẫn nước của các công trình thủy lợi kết hợp với cấp nước sinh hoạt Xây dựng mới các hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các thị trấn, khu dân
cư tập trung
Trên lưu vực sông Bằng, tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho thị xã, thành phố trong tương lai, khu công nghiệp, các công trình cấp nước sinh hoạt tại các thị trấn, thị tứ, ưu tiên cho vùng cao Đến năm 2020 đạt 100% dân
số đô thị, 90% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh Hoàn thiện hệ thống cấp, thoát nước đô thị, đảm bảo 100% dân số được sử dụng nước sạch trên lưu vực sông Kỳ Cùng
2.2.2.4 Tỷ lệ rừng che phủ
1 Lưu vực sông Bằng Giang
Xây dựng hệ thống rừng đặc dụng, hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn; kết hợp trồng mới và khoanh nuôi tái sinh, phát triển hệ thống rừng sản xuất gồm rừng nguyên liệu giấy và gỗ công nghiệp, hồi thảo quả, chè đắng; đưa độ che phủ của rừng đạt trên 60%;
- Đối với rừng phòng hộ xung yếu là phần diện tích đầu nguồn của các sông suối, nơi cao xa đi lại khó khăn Dự kiến bố trí khoảng 270.000 ha
- Đối với rừng sản xuất kết hợp rừng phòng hộ, đây là diện tích tương đối thuận lợi về giao thông, chủ yếu ven đường quốc lộ, ven các sông suối lớn, chân các dãy núi đá vôi, gần khu dân cư… Dự kiến bố trí khoảng 80.172 ha
Trang 38- Đối với rừng đặc dụng là loại rừng phục vụ cho nhiệm vụ đặc biệt như bảo tồn gien, bảo vệ khu hệ động thực vật quý hiếm, có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh khoảng 58.526 ha Trong đó khu di tích lịch
sử Pác Bó khoảng 2.784 ha, khu di tích Lam Sơn và Trần Hưng Đạo khoảng 26.000 ha, khu bảo tồn gien và thực vật ẩm núi đá Phia Oắc khoảng 22.742 ha
2 Lưu vực sông Kỳ Cùng
- Bảo vệ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hiện có Tăng cường khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng mới, trồng rừng cảnh quan dọc đường quốc lộ, các khu du lịch, nghỉ dưỡng
- Phòng hộ đầu nguồn là nhiệm vụ quan trọng do vậy phấn đấu độ che phủ trên diện tích đất lâm nghiệp khoảng 50-60% trong những năm tới góp phần điều hoà nguồn nước, bảo vệ công trình thủy lợi, giao thông và góp phần trong bảo vệ tài nguyên đất
2.2.2.5 Phát triển kết cấu hạ tầng
1 Lưu vực sông Bằng Giang
a) Phát triển đô thị và nông thôn
- Quy hoạch mở rộng, xây dựng TP Cao Bằng khi có điều kiện; đầu tư xây dựng mới thị trấn Trường Hà thuộc huyện Hà Quảng; phát triển thị tứ và các chợ biên giới;
- Quản lý, sử dụng đất đai theo đúng quy hoạch, đặc biệt là đất đô thị, dọc các trục giao thông, thị trấn, thị tứ, các khu kinh tế cửa khẩu, các điểm du lịch
b) Phương hướng phát triển du lịch – dịch vụ
- Phát triển du lịch văn hoá lịch sử, du lịch sinh thái và du lịch cảnh quan;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện một số cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, ăn uống, khách sạn, nhà hàng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch;
- Khôi phục và tổ chức các lễ hội truyền thống, làm tốt việc giới thiệu với
ổn giá cả thị trường;
- Quy hoạch sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo sự ổn định thị trường và hàng hoá xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh, thâm nhập vào một số thị trường mới;
Trang 39- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên lưu vực
Bảng 17 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN LVS BẰNG GIANG
Giá trị tăng thêm
c) Phương hướng phát triển lưới điện
- Đẩy mạnh việc xây dựng các thủy điện nhỏ và vừa nhằm cung cấp điện thắp sang tại địa phương theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm Đối với vùng sâu, vùng xa đầu tư xây dựng công trình cấp điện cho các bản xã trung tâm bằng các dạng năng lượng như Pin mặt trời và thủy điện nhỏ;
- Xây dựng đường điện 110 KV Lạng Sơn - Cao Bằng; tiếp tục phát triển lưới điện nông thôn bảo đảm tỷ lệ số hộ được sử dụng điện đạt 100%
d) Phương hướng phát triển giao thông
- Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp các Quốc lộ 3, Quốc lộ 4A, Quốc lộ
34, , hoàn thiện đường nối Quốc lộ 3 với Quốc lộ 4A (tuyến tránh TP Cao Bằng), khẩn trương xây dựng đường Hồ Chí Minh (đoạn qua TP Cao Bằng, huyện Hà Quảng);
- Ưu tiên đầu tư nâng cấp đường ra các cửa khẩu, đường đến các khu du lịch, đường vành đai biên giới Nâng cấp dần các tuyến đường tỉnh lộ, mở mới một số tuyến đường phục vụ quốc phòng, an ninh, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội Nâng cao chất lượng đường liên xã, bảo đảm đi được cả bốn mùa Phát triển đường liên thôn bằng cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm; phát động phong trào toàn dân xây dựng đường thôn xóm, đường nội đồng với sự hỗ trợ vật tư kỹ thuật của Nhà nước
2 Lưu vực sông Kỳ Cùng
a) Phát triển đô thị và nông thôn
- Phát triển các đô thị đồng bộ với phát triển các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực, vùng kinh tế trọng điểm Quy hoạch xây dựng thành phố Lạng Sơn đạt tiêu chuẩn đô thị loại II;
- Phát triển và mở rộng qui mô dân số ở các thị trấn Tiến hành qui hoạch chi tiết xây dựng các thị trấn, huyện lỵ, với qui mô dân cư từ 10.000-20.000 dân Xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư tập trung có qui mô dân số từ 5.000-8.000 người ở các Khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp tập trung của lưu vực;
- Quy hoạch các điểm dân cư nông thôn gắn với qui hoạch kết cấu hạ tầng
để hình thành các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã
b) Phương hướng phát triển du lịch – dịch vụ
- Phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế Phát huy vai trò Trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch của thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng và các Khu kinh tế cửa khẩu, vai trò cầu nối,
Trang 40điểm trung chuyển trong hành lang kinh tế Quảng Ninh – Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng;
- Phát triển các ngành dịch vụ vận tải, kho ngoại quan, bưu chính viễn thông, dịch vụ tư vấn, thông tin…;
- Xây dựng, hiện đại hóa các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh;
- Phát triển mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế Phát triển thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán;
Xây dựng khu du lịch Mẫu Sơn trở thành điểm du lịch quốc gia, hoàn thiện - hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu di tích danh thắng Tam- Nhị Thanh, Thành Nhà Mạc, khu du lịch Đèo Giang - Văn Vỉ đa dạng hoá các hình thức du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
c) Phương hướng phát triển lưới điện
- Đầu tư phát triển mạng lưới điện quốc gia để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, đồng thời hỗ trợ và khuyến khích sử dụng năng lượng khác như thủy điện, quang điện;
- Huy động nhiều nguồn vốn để cải tạo trang bị mới hệ thống đường dây, trạm biến thế, sẽ làm cho toàn bộ hệ thống cung cấp điện có chất lượng tốt hơn, đáp ứng và thoả mãn nhu cầu về điện góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, ổn định và phát triển kinh tế của nhân dân trong vùng
d) Phương hướng phát triển giao thông
- Đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường nối với các Khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp tập trung trên lưu vực Hoàn thiện hệ thống đường vành đai biên giới, đường tuần tra biên giới;
- Phát triển và mở rộng hệ thống xe buýt nội tỉnh, liên tỉnh Xây dựng hệ thống bến xe khách, bến bãi xe khu vực thành phố, các thị trấn, thị tứ