Nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tử tại nhno&ptnt nam hà nội
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đay là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong khoá luận là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốcrõ ràng
Sinh viên
ĐẶNG THỊ HỒNG HOA
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT 5
LỜI NÓI ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIỀN ĐIỆN TỬQUA NGÂN HÀNG 8
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIỀN 8
1.1.1 Khái niệm về hoạt động chuyển tiền điện tử 8
a.Khái niệm về thanh toán vốn giữa các ngân hàng 8
b Khái niệm về chuyển tiền điện tử 11
1.1.2 Vai trò của hoạt động chuyển tiền điện 12
a Đối với nền kinh tế 12
b Đối với ngân hàng 12
Trang 42.1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo Nam Hà
Nội 27
2.1.3 Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Nam Hà Nội 27
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh 29
a Về nguồn vốn 29
b Hoạt động sử dụngvốn 31
2.2 THỰC TRẠNG CTĐT TẠI NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI 33
2.2.1 Quá trình phát triển hoạt động CTĐT của hệ thống ngân hàng Việt Nam 33
a Thời kỳ thanh toán liên hàng qua bưu điện 34
b Thời kỳ thanh toán liên hàng qua mạng vi tính 35
c Thời kỳ CTĐT 36
2.2.2 Một số nét cơ bản trong CTĐT tại chi nhánh NHNoNam Hà Nội 37
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CTĐT TẠI NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI 39
2.3.1 Tình hình thanh toán chung 39
2.3.2 Đánh giá công tác CTĐT tại NHNo&PTNT trong thời gian qua 44
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG CTĐT 47
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CTĐT CỦA HỆ THỐNGNHNO&PTNT VIỆT NAM 47
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CTĐT 48
3.2.1 Mở rộng phạm vi thanh toán 48
3.2.2 Tăng cường đầu tư vào trang thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ 49
3.3.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu từ đó đưa ra những chính sách phù hợp 50
3.3.4 Cải tiến quy trình kỹ thuật 50
3.3.5 Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao và tácphong phục vụ chuyên nghiệp 51
3.3.6 Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo nâng cao uy tín và hìnhảnh của ngân hàng 52
3.3.7 Phát triển dịch vụ mới 53
Trang 53.3.8 Cần có một đường truyền thuê bao riêng 54
3.3.9 Phải hoàn thiện chương trình CTĐT 54
3.3.10 Nới lỏng một số quy định tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng 55
a Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán điện tử 59
b Đưa ra các văn bản quy chế hướng dẫn hoàn thiện thêm về thanh toánđiện tử liên ngân hàng 59
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài:
Tốc độ phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin đã đem lại cho conngười những tiến bộ vượt bậc trong đời sống kinh tế - xã hội Dặc biệt với sự pháttriển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới trong những năm qua thì xu hướng khuvực hoá, toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan Viêt Nam khôngnằm ngoài xu thế này với việc tham gia vào những tổ chức, diễn đàn kinh tế khuvực và quốc tế, các hiệp đinh thương mại song phương và đa phương Hội nhậpkinh tế quốc tế là một bước đi đúng đắn mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới,tạo điều kiện cho Việt Nam không ngừng nâng cao vị thế của mình trên trườngquốc tế, trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ, về cơ chế quản lý củacác nước phát triển.Tuy nhiên hội nhập kinh tế cũng đặt Việt Nam trước nhữngthách thức lớn cần được giải quyết, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và ngân hàngvì đây là lĩnh vực có vai trò quyết định mức độ hội nhập kinh tế.
Từ trước đến nay, hệ thống ngân hàng vẫn luôn được coi là hệ tuần hoàn của nềnkinh tế Hệ thống ngân hàng hoạt động thông suốt, lành mạnh sẽ là tiền đề để cácnguồn tài chính được luân chuyển, sử dụng có hiệu quả, kích thích tăng trưởngkinh tế một cách bền vững.Trong những năm vừa qua ngành ngân hàng chúng tađã có những bước phát triển cả về lượng và về chất Trong quá trình hội nhập kinhtế, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàngtrong nước và nước ngoài là hết sức gaygắt đặt ngân hàng trước sự lựa chọn: Tồn tại hay không tồn tại Muốn tồn tại vàphát triển ngân hàng không ngừng đổi mới và cải cách, đặc biệt là nâng cao nănglực quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường hợp tác quốc tế giưac các ngânhàng thương mại trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - một hoạt động mang lạinguồn lợi nhuận khổng lồ Để có thể phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vựcvà trên thế gới, thì việc đầu tư đổi mới hiện đại hoá công nghệ thanh toán và côngnghệ ngân hàng là điều kiện tiên quyết Dịch vụ thanh toán điện tử đã trở nên pháttriển trên thế giới Tuy nhiên dịch vụ thanh toán điện tử ở nước ta nói chung, ngânhàng nói riêng đang ở bước tiếp cận ban đầu, còn nhiều vấn đề phải làm Mặt khác
Trang 8với mục tiêu là một ngân hàng đang nỗ lực đổi mới công nghệ và áp dụng các dịchvụ ngân hàng tiên tiến thì việc nâng cao chất lượng của hoạt động chuyển tiền điệntử của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội là một đòi hỏikhách quan
Xuất phát từ những lý do trên kết hợp với tình hình thực tế tại đơn vị thực tập
mà đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tử tạiNHNo&PTNT Nam Hà Nội” được chọn làm nội dung chính để nghiên cứu trong
khoá luận này.
II Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hoá lý luận về hoạt động chuyển tiền điện tử của ngân hàng thương mại- Phân tích đánh giá công tác thanh toán và chuyển tiền điện tử của NHNo&PTNTNam Hà Nội
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tửIII Đối tượng phạm vi và thời gian nghiên cứu:
Phân tích làm sáng tỏ về mặt lý luận của hoạt động chuyển tiền điện tử, đánhgiá thực trạng thanh toán và chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội, từđó dưa ra kién nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTĐT, phục vụtốt hơn cho nhu ccàu phát triển kinh tế (không xét đến dịch vụ thanh toán mà ngânhàng cung cấp cho khách hàng) Thời gian nghiên cứu từ năm 2002-2003.
IV Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích, phưong pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử vàphương pháp so sánh, phân tích thống kê làm công cụ chủ đạo để thực hiện đề tàinày.
Cấu trúc khoá luận:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục và danh mục và tài liệu thamkhảo, khoá luận bao gồm các chương sau:
- Chương 1: Lý luận chung về hoạt động CTĐT qua ngân hàng
- Chương 2: Chuyển tiền điện tử với hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTNam Hà Nội
Trang 9- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động CTĐT
Trang 101.1.1 Khái niệm về chuyển tiền điện tử.
a Khái niệm về thanh toán vốn giữa các ngân hàng
Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính lớn nhấtcủa nền kinhtế, nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng rất đa dạng và phong phú Dù hoạt động dướihình thức nào cũng được kết thúc ở việc thanh toán quyết toán do đó thanh toán làmột chức năng quan trọng của ngân hàng Tuỳ thuộc vào mối liên hệ giữa các ngânhàng( cùng hệ thống hay khác hệ thống) mà các ngân hàng áp dụng cac phươngthức thanh toán khác nhau Hiện nay thanh toán vôn giữa các ngân hàng có thểthực hiện theo năm phương thức chủ yếu sau:
- Thanh toán liên hàng trong cùng hệ thống - Thanh toán bù trừ khác hệ thống
- Thanh toán uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ
- Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước - Mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán
Thanh toán liên hàng
Thanh toán liên hàng là quan hệ thanh toán giữa các chi nhánh ngân hàngtrong nội bộ hệ thống phát sinh trên cơ sở nghiệp vụ thanh toán không dùng tiềnmặt giữa các ngân hàng có mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở các chi nhánh ngânhàng khác nhau hoặc các nghiệp vụ chuyển tiền, điều hoà vốn trong nội bộ hệthống ngân hàng
Tuỳ theo đặc điểm và điều kiện về ứng dụng công nghệ thông tin riêngmà mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một hệ thống thanh toán một cách thíchhợp Có những hệ thống ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán liên hàng toàn hệthống nhưng có một số hệ thống ngân hàng, bên cạnh hệ thống TTLH toàn hệ
Trang 11thống còn thiết lập thêm hệ thống TTLH nội tỉnh để phục vụ cho việc thanh toángiữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng một tỉnh, một thành phố và thực hiệnkiểm soát, đối chiếu liên hàng nội tỉnh theo sự uỷ quyền của cấp TƯ
Hiện nay Việt Nam có các hệ thống thanh toán liên hàng sau:- Hệ thống thanh toán liên hàng của NHNN
- Các hệ thống thanh toán liên hàng của các NHTM NN- Các hệ thống thanh toán của các NHTM cổ phần
- Các hệ thống thanh toán của các chi nhánh NH nước ngoài- Hệ thống thanh toán của kho bạc Nhà nước
Trong thanh toán liên hàng tiến hành các nghiệp vụ thanh toán liên hàngtheo sự uỷ nhiệm chi của hệ thống thanh toán liên hang mà họ tham gia nên khôngphải trực tiếp thanh toán vốn với nhau Việc thanh toán vốn giữa các đơn vị ngânhàng thông qua kiểm soát, đối chiếu liên hàng và theo dõi số dư tài khoản liênhàng di, liên hàng đến của các đơn vị liên hàng tại trung tâm thanh toán ( nếu làthanh toán liên hàng toàn hệ thống ) Và chi nhánh ngân hàng cấp tỉnh ( nếu làthanh toán liên hàng nội tỉnh).Như vậy tuy đơn vị ngân hàng tham gia thanh toánliên hàng không phải là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập nhưng là đơn vị hạch toánnội bộ phải có đầy đủ vốn để đảm bảo hoạt động tanh toán liên hàng nói riêng.Trường hợp thiếu vốn thì phải nhận vốn điều hoà của hệ thống và phải chịu chi phítrả lãi nhận điều hoà.
Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng
Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng (TTBT) là phương thức thanh toánvốn giữa các ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải thu, phải trảđể thanh toán số chênh lệch ( kết quả bù trừ) TTBT phát sinh trên cơ sở cáckhoản tiền hàng hoá, dịch vụ của khách hàng mở tài khoản ở các ngân hàng khácnhau hoặc thanh toán vốn của bản thân ngân hàng TTBT được áp dụng giữa cácngân hàng khác hệ thống với nhau hoặc có thể áp dụng giữa các đơn vị ngân hàngthuộc cùng một hệ thống ngân hàng Tuỳ thuộc vào phương pháp trao đổi chứngtừ, chuyển số liệu mà có cơ chế TTBT trên cơ sở chứng từ giấy (TTBT giấy) vàTTBT điện tử Đối với các chứng từ giấy, các ngân hàng, tổ chức tín dụng và KhoBạc Nhà nước, kể cả các đơn vị trực thuộc được phép làm dịch vụ thanh toán tham
Trang 12gia TTBT được gọi là ngân hàng thành viên Các ngân hàng thành viên phải mở tàikhoản tại tiền gửi tại ngân hàng chủ trì Đối với TTBT khác hệ thống thì các ngânhàng thành viên phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ trì là NHNN trên địabàn Ngân hàng chủ trì chịu trách nhiệm tổng hợp các kết quả thanh toán bù củacác ngân hàng thành viên Ngân hàng chủ trì được quyền trích tài khoản tiền gửicủa ngân hàng thành viên để thanh toán TTBT có thể tổ chức trong phạm vi địabàn ( nội thành, nội thị và các đơn vị ngân hàng có cự li gần đẻ đảm bảo giao nhậnchứng từ TTBT theo phiên giao dịch trong ngày), hoặc có thể tổ chức TTBT theokhu vực hay toàn quốc.
Hiện nay do trình độ phát triển của công nghệ thông tin,các ngân hàng cóthể thực hiện TTBT với nhau theo phương thức bù trừ điện tử thông qua hệ thốngthanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN, theo đó các NHTM chỉ phải mở mộttài khoản duy nhất tại NHNN và thực hiện toàn bộ các giao dịch thanh toán củangân hàng mình qua tài khoản này.Nếu trước kia, mọi hoạt động thanh toán diễn ragiữa các ngân hàng được tổ chức phân tán tại các chi nhánh NHNN trên địa bàn thìhiện nay việc thực hiện từ khâu xử lý chứng từ đến khâu thanh toán đều được kếtnối với tất cả thành viên Nhờ đó giúp cho NHNN và các ngân hàng thành viênhàng ngày có thể nhận biết, kiểm tra và tổng hợp được toàn bộ hoạt động thanhtoán toàn hệ thống của mình với các ngân hàng khác một cách nhanh chóng Vì thếcác ngân hàng có thể cân đối nguồn vốn và sử dụng một cách kịp thời, khi cầnthiết có thể vay và cho các ngân hàng khác vay từ đó nâng cao hiệu quả sử dụngvốn của toàn hệ thống.
Thanh toán qua tài khoản của NHNN
Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN dược áp dụng đối với nhữngngân hàng khác hệ thống khác địa bàn đều mở tài khoản tại NHNN (cùng hoặckhác chi nhánh, sở giao dịch NHNN)
Việc thanh toán giữa các ngân hàng theo phương thức này được thực hiệntừng lần theo số tiền ghi trên bảng kê các chứng từ thanh toán.Ngân hàng bên trảtiền lập bảng kê kèm chứng từ gốc gửi đến NHNN nơi mở tài khoản yêu cầuNHNN trích tài khoản nhà nước thanh toán trả cho người thụ hưởng Nếu ngânhàng của nguời thụ hưỏng và ngân hàng của người trả tiền cùng mở tài khoản tại
Trang 13cùng một chi nhánh NHNN thì việc thanh toán rất đơn giản, chi nhánh NHNN chỉcần căc cứ vào các chứng từ gốc được gửi đến để hạch toán vào các tài khoản tiềngửi tương ứng.Nếu hai NHTM này mở tài khoản tại các chi nhánh NHNN khácnhau thì chi nhánh NHNN phải căn cứ vào chứng từ gốc để lập lệch chuyển tiền dinơi ngân hàng của người thụ hưởng mở tài khoản Hiện nay NHNN đã xây dựngriêng một hệ thống CTĐT nên việc thanh toán theo phương thức này càng trở nênđơn giản, nhanh chóng và chính xác hơn.
Thanh toán uỷ nhiệm thu hộ chi hộ
Uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ là phương thức thanh toán được áp dụng đối vớingân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống theo sự thoả thuận cam kết với nhau,ngân hàng sẽ thực hiện thu hộ chi hộ cho ngân hàng kia trên cơ sở chứng từ thanhtoán của khách hàng có mở tài khoản của ngân hàng kia.
Để thực hiện phương thức thanh toán này thì hai ngân hàng phải tiến hànhkí kết hợp đồng với nhau để thống nhất với nhau về nguyên tắc, thủ tục và nộidung thanh toán.Việc thu hộ, chi hộ giữa hai ngân hàng chỉ được tiến hành trongphạm vi những khoản thanh toán đã được thoả thuận và qui định trong hợp đồng.
Mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán
Phương thức nay có thể áp dụng giữa hai ngân hàng cùng hệ thống hoặckhác hệ thống với điều kiện ngân hàng kia để hạch toán các khoản thanh toán qualại giữa hai ngân hàng và các ngân hàng phải đăng kí mẫu dấu chữ ký của người cóthẩm quyền ra lệnh thanh toán với nhau Ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toáncó trách nhiệm lập chứng từ thanh toán (nếu là tài khoản của chính mình) Hoặcbảng kê có kèm theo chứng từ thanh toán của khách hàng (đối với khoản thanhtoán của khách hàng) gửi tới ngân hàng có quan hệ tiền gửi để yêu cầu thanh toán.
Trên đây là năm phương thức mà các ngân hàng có thể sử dụng để thanhtoán cho nhau , tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể mà mỗi ngân hàng có thể lựachọn cho mình phương thức thanh toán thích hợp Ngày nay, cùnh với sự phát triẻncủa khoa học kĩ thuật cũng như phần mềm thanh toán hiện đại ra đời đã hỗ trỡ đắclực cho công tác thanh toán của ngay càng trở nên nhanh chóng và chính xác.
Như vậy: Thanh toán vốn giữa các ngân hàng là nghiệp vụ thanh toánqua lại giữa cá ngân hàng nhằm tiếp tục quá trình hình thanh toán tiền giữa
Trang 14các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân với nhau mà họ không cùng mở tàikhoản tại một ngân hàng hoặc thanh toán vốn trong nội bộ các hệ thống ngânhàng”
b Khái niệm thanh toán CTĐT
Thanh toán là việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc chuyển tiền giữa cáctổ chức cá nhân Hoạt động thanh toán là việc mở tài khoản, thực hiện dịch vụthanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và việc mở tài khoản, sửdụng dịch vụ thanh toán cuẩ người sử dụng dịch vụ thanh toán.Thanh toán có thểthực hiện dưới hình thai vô cùng đơn giản, tồn tại duới dạng trao đỏi vật chất nhưhàng đổi hàng, chi trả bằng tiền mặt và cho đến nay người ta có thể thực hiện dịchvụ thanh toán hoàn toàn phi vật chất: thanh toán điện tử.Thanh toán điện tử đượcthực hiện thông qua các ngân hàng, các ngân hàng cung ứng các phương tiện thanhtoán, thực hiện các giao dịch thanh toán trong và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộvà các loại dịch vụ khác theo yêu cầu của người thực hiện dịch vụ thanh toán
Thanh toán liên hàng điện tử hay chuyển tiền điện tử (CTĐT) là phươngthức thanh toán vốn giữa các đơn vị liên hàng trong cùng một hệ thống bằngchương trình phần mềm chuyển tiền điện tử với sự trợ giúp của hệ thống máy tínhvà hệ thống mạng truyền tin nội bộ.
Chuyển tiền điện tử áp dụng phương thức “Kiểm soát tập trung, đối chiếutập trung” Do việc kiểm soát và đối chiếu được tập trung tại TTTT và kết thúcngay trong ngày nên đảm bảo tất cả các chuyển tiền được kiểm soát trước khi trảtiền cho khách hàng, từ đó đảm bảo an toàn tài sản.
Theo văn bản qui trình nghiệp vụ CTĐT (ban hành theo quyết định số
516 ngày 26/07/2000 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam) thì: “Chuyểntiền điện tử là quá trình xử lý một khoản chuyển tiền qua mạng máy tính, kể từkhi nhận được lệnh chuyển tiền của người phát lệnh đến khi hoàn tất việcthanh toán cho người thụ huởng (đối với chuyển tiền Có) hoặc thu tiền từngười nhận lệnh (đối với lệnh chuyển Nợ)
1.1.2 VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN ĐIỆN TỬ
Thanh toán giữa các ngân hàng qua chuyển tiền điện tử có vai trò quantrọng trong quá trình luân chuyển vốn an toàn, nhanh chóng và hiệu quả
Trang 15b Đối với ngân hàng
Thanh toán điện tử thực hiện điều hoà vốn một cách nhanh chóngtrong nội bộ hệ thống giữa các ngân hàng và góp phần củng cố, phát triển mốiquan hệ giữa các ngân hàng
Thanh toán vốn giữa các ngân hàng có tác dụng điều hoà vốn trong nội bộhệ thống ngân hàng với nhau và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Do nhu cầu vốncủa các chủ thể trong nền kinh tế là luôn biến động nên không ngân hàng nào cóthể đảm bảo chắc chắn là lượng vốn của mình có thể đáp ứng ngay được tất cả mọinhu cầu phát sinh Chính vì thế mà ngân hàng thiếu vốn sẽ nhận được sự điềuchuyển của ngân hàng thừa vốn, ngân hàng thừa vốn sẽ không lâm vào tinh trạnghuy động quá nhiều nhưng không cho vay được mà vẫn phải trả lãi tiền gửi chokhách còn ngân hàng thiếu vốn sẽ không phải chịu lãi suất tiền cao hơn lãi suấthuy động do phải đi vay nóng của các tổ chức tín dụng khác để duy trì hoạt độngkinh doanh Ngoài ra các ngân hàng thừa vốn còn được tăng thêm thu nhập dođược hưởng lãi suất điều hoà vốn
Bằng việc thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng có thểhuy động một khối lượng vốn lớn với chi phí thấp.
Thanh toán vốn giữa các ngân hàng còn góp phần củng cố và phát triểnmối quan hệ giữa các ngân hàng với nhau nếu họ thanh toán một cách sòng phẳngnhanh chóng
c Đối với nền kinh tế:
Trang 16Tăng nhanh tốc độ tập trung thanh toán của ngân hàng đối với nềnkinh tế quốc dân và phát huy vai trò giám đốc đối với nền kinh tế.
Thực hiện tốt nhiệm vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng góp phần thúcđẩy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, giảm lưọng tiền mặt trong lưuthông, do đó góp phần giảm chi phí lưu thông xã hội như: in tiền, vận chuyển, bảoquản, cất giữ… tiền mặt, tạo điều kiện cho việc điều hành chính sách tiền tệ củaNHNN và hạn chế rủi ro.
Hầu như tất cả các loại hình doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đều có tàikhoản tại ngân hàng nên bằng việc theo dõi tình hình thanh toán giữa các ngànhnghề, các lĩnh vực kinh tế của khách hàng trong toàn bộ nền kinh tế ngân hàng cóthể đánh giá được ngành nào có khả năng phát triển từ đó tư vấn được cho Chínhphủ đầu tư vào lĩnh vực kinh tế đó, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Như vậy có thể thấy thực hiện tốt công tác thanh toán chuyển tiền điện tửkhông chỉ có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế, với các ngân hàng mà cònđem lại lợi ích cho cả tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
1.2 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CTĐT
Năm 1993, NHNN Việt Nam đã có những quy định đầu tiên về việc pháthành và thanh toán thẻ nhằm tạo điều kiện hành lang pháp lý cho việc bắt đầu pháthành, sử dụng thanh toán thẻ Đồng thời NHNN cũng rất khuyến khích các cánhân, tổ chức sử dụng tài khoản ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng Các vănbản chính hướng dẫn có liên quan đến hoạt động CTĐT gồm:
Quyết định 308/QĐ/NH2 do thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hànhngày 16/9/1997 về qui chế lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữchứng từ điện tử của các ngân hàng và tổ chức tín dụng
Quyết định số 353/1977/QĐ-NHNN2 do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hànhngày 22/10/1997 về qui chế CTĐT.
Nghị định 64/2001/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 20/9/2001 về hoạt độngthanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: quy định về hoạt độngthanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm các quy định vềmở tài khoản, thực hiện dịch vụ thanh toán, tổ chức và tham gia các hệ thống thanh
Trang 17toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: mở tài khoản, sử dụng dịch vụthanh toán của người sử dụng dịch vụ thanh toán.
QĐ số 44/2002/QĐ-TTG do thủ tướng chính phủ ngày 21/3/2002 về việc sử dụngchứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổchức cung ứng dich vụ thanh toán.
Cụ thể, chứng từ điện tử là hình thức của lệch thanh toán được sử dụng trong thanhtoán điện tử, thay thế cho chứng từ bằng giấy được truyền đi giữa các ngân hàngqua mạng vi tính Chứng từ điện tử được tạo trên hệ thống máy vi tính thông quaviệc chuyển hoá chứng từ giấy thành chứng từ điện t Khi chuyển hoá phải đảmbảo đúng mẫu đã được cài đặt trong máy, đầy đủ các yếu tố của chứng từ điện tửvà chính xác với số liệu Chương trình thanh toán điện tử đã cài sẵn các chứng từnhư: giấy nộp tiền, ngân phiếu thanh toán, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản…Chứng từ điện tử đủ điều kiện lưu hành phải được thể hiện dưới dạng dữ liẹu điệntử, được mã hoá không bị thay đổi trong quá trình chuyển mạng máy tính hoặc trênmạng mang tin như băng từ, đĩa từ và các loại thẻ thanh toán.
Chứng từ điện tử được chuyển hoá thành chứng từ giấy để vừa làm căn cứ để hạchtoán tài khoản điều chuyển vốn vừa làm chứng từ cho khách hàng.
Nội dung chứng từ điện tử bao gồm: các nội dung cơ bản của chứng từ giấy thôngthường:
1 Tên gọi của chứng từ (ví dụ: uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu…)2 Số, ký hiệu chứng từ và ký hiệu loại nghiệp vụ
3 Ngày, tháng, năm lập chứng từ điện tử, ngày giá trị của chứng từ điệntử
4 Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của đơn vị cá nhân chuyển tiền5 Tên, địa chỉ, tài khoản của đơn vị cá nhân thụ hưởng
6 Tên, địa chỉ, mã ngân hàng thanh toán
7 Tên, địa chỉ, mã ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng.8 Nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
9 Các chỉ tiêu về số lương và giá trị
10 Chữ ký điện tử của người lập và những người liên quan chịu tráchnhiệm về tính chính xác của dữ liệu trên chứng từ.
Trang 18Chữ ký điện tử là loại khoá bảo mật tham gia hệ thống thanh toán điện tử được xácđịnh duy nhất cho mỗi cá nhân khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình vớiTTTT Khi một cá nhân ghi chữ ký điện tử của mình trên chứng từ điện tử thì chữký đó có giá trị như chữ ký bằng tay trên chứng từ giấy.
Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN về quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàngdo NHNN ban hành ngày 9/4/2002 trong đó quy định lệnh thanh toán là một tinđiện do ngân hàng thành viên lập và sử dụng để thanh toán trong hệ thống thanhtoán liên ngân hàng
1.3 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG CTĐT1.3.1 Một số thuật ngữ dùng trong chuyển tiền điện tử
+ Các bên tham gia trong quá trình thanh toán CTĐT:
Người phát lệnh: Là tổ chức hoặc cá nhân gửi lệnh chuyển tiền đến ngân hàng đểthực hiện việc chuyển tiền điện tử.
Người nhận lệnh: Là tổ chức hoặc cá nhân được thụ hưởng khoản tiền (nếu là lệnhchuyển Có); là cá nhân hoặc tổ chức phải trả tiền (nếu là lệnh chuyển Nợ có uỷquyền) – còn gọi là lệnh chuyển tiền.
Ngân hàng A (NHA): Là ngân hàng trực tiếp nhận lệnh chuyển tiền từ người phátlệnh để thực hiện lệnh chuyển tiền đó.
Ngân hàng B (NHB): Là ngân hàng (được xác định trên lệnh chuyển tiền) sẽ trảcho người thụ hưởng (nếu là lệnh chuyển Có) hoặc sẽ thu tiền từ người nhận lệnh(nếu là lệnh chuyển Nợ).
Ngân hàng trung gian: Là ngân hàng làm trung gian chuyển tiền giữa NHA vàNHB.Tuỳ từng khoản chuyển tiền điện tử mà có thể có một hoặc một số ngân hàngtrung gian tham gia thực hiện.
Ngân hàng gửi lệnh: Là NHA hoặc NH trung gian gửi lệnh chuyển tiền tới mộtngân hàng tiếp theo để thực hiện lệnh chuyển tiền của người phát lệnh.
Trang 19+ Các loại lệnh chuyển tiền:
Lệnh chuyển tiền: Là một chỉ định của người phát lệnh đối với ngân hàng dướidạng chứng từ kế toán nhằm thực hiện việc chuyển tiền điện tử: Lệnh chuyển tiềncó thể bằng chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử.Lệnh chuyển tiền có thể là lệnhchuyển Có hoặc lệnh chuyển Nợ.
Lệnh chuyển Nợ: Là lệnh chuyển tiền của ngưòi phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoảncủa người nhận có tài khoản tại NHB một số tiền xác định và để ghi Có cho tàikhoản của người phát lệnh tại NHA về số tiền đó.
Lệnh chuyển Có: Là lệnh chuyển tiền của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoảncủa người phát lệnh tại NHA một số tiền xác định để ghi Có cho tài khoản củangười nhận lệnh (người thụ hưởng) tại NHB về số tiền đó.
Lệnh chuyển tiền giá trị cao: Là lệnh chuyển tiền có số tiền bằng hoặc lớn hơnmức qui định của thống đốc NHNN theo từng thời kì.
Lệnh chuyển tiền giá trị thấp: Là lệnh chuyển tiền có số tiền dưới mức quy địnhcủa từng hệ thống ngân hàng.
Lệnh chuyển tiền khẩn: Là lệnh chuyển tiền Có mà khách hàng yêu cầu chuyểnngay (khẩn) không phụ thuộc vào giá trị cao hay thấp.
Ưu tiên thanh toán những lệnh chuyển tiền khẩn và những loại lệnhchuyển tiền có giá trị cao, những lệnh chuyển tiền có giá trị thấp sẽ được thanhtroán theo lô.
+ Phạm vi CTĐT:
Theo “ qui chế chuyển tiền điện tử” do thống đốc ngân hàng nhà nướcban hành bao gồm: các chuyển tiền Có và chuyển tiền Nợ có uỷ quyền bằng tiềnđồng hoặc bằng ngoại tệ giữa các đơn vị trong cùng hệ thống ngân hàng, Kho bạcNhà nước, hoặc giữa các hệ thống ngân hàng và Kho Nhà nước trong nước vớinhau.
1.3.2 Tài khoản và chứng từ trong thanh toán CTĐT
Chứng từ sử dụng trong CTĐT: chứng từ ghi sổ trong kế toán CTĐT là
lệnh chuyển tiền (bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử), chứng từ gốc làmcơ sở để lập lệnh chuyển tiền là các chứng từ thanh toán theo chế độ hiện hành(UNT, UNC, giấy nộp tiền, séc…) Việc chuyển hoá chứng từ điện tử thanh chứng
Trang 20từ giấy hoặc ngược lại để phục vụ yêu cầu thanh toán và hạch toán phải đảm bảosự khớp đúng giữa chứng từ dùng làm căn cứ để chuyển hoá và chứng từ đãchuyển hoá đúng mẫu quy định và đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ.
Tài khoản sử dụng trong CTĐT: Trong CTĐT, tuỳ theo từng hệ thống
ngân hàng để có cách sử dụng tài khoản khác nhau Hiện nay có hai cách sử dụngtài khoản:
Cách 1: Sử dụng tài khoản chuyển tiền và thanh toán chuyển tiền.Theocách này các tài khoản được bố trí:
- Tài khoản chuyển tiền của đơn vị chuyển tiền:
+TK 5111-chuyển tiền đi năm nay +TK 5121-chuyển tiền đi năm trước+TK 5112-chuyển tiền đến năm nay +TK 5122-chuyển tiền đến năm trước+TK 5113-chuyển tiền đến năm nay
chờ xử lý
+TK 5123-chuyển tiền đến nămtrước chờ xử lý
- Tài khoản thanh toán chuyển tiền tại TTTT
+TK 5131-TT chuyển tiền đi năm nay +TK 5141-TTchuyển tiền đi năm trước+TK 5132-TT chuyển tiền đến năm
Như vậy, có nhiều cách sử dụng tài khoản trong CTĐT nhưng dù sử dụngtheo cách nào thì cũng phai đảm bảo các yêu cầu :
+ Đảm bảo hạch toán một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác nhanh chóngmọi khoản chuyển tiền của các đơn vị chuyển tiền và kiểm soát, đối chiếu củaTTTT
+ Kiểm soát, xử lý được nguồn vốn trong thanh toán của các đơn vịCTĐT
1.3.3 Qui trình trong chuyển tiền điện tửTại ngân hàng thực hiện chuyển tiền đi (NHA)
Trang 21Kế toán giao dịch: có nhiệm vụ nhận, kiểm soát chứng từ và xử lý chứng từ theo
quy định
Đối với chứng từ bằng giấy: kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của việc lập chứngtừ.Kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng đủ để thực hiện chuyển tiền, kiểm trauỷ quyền đối với chuyển tiền nợ Nếu chuyển tiền khẩn yêu cầu khách hàng ghi“khẩn” lên góc bên phải chứng từ.Nếu các yếu tố trên chứng từ là hợp pháp, hợp lệsẽ được chuyển kiểm soát duyệt, kế toán hạch toán vào tài khoản thích hợp và ghisố bút toán lên góc trên bên phải chứng từ Nếu chứng từ sai sót chuyển trả lại chokhách hàng Sau đó kế toán giao dịch nhập dữ liệu trên chứng từ vào chương trìnhCTĐT theo mẫu có sẵn và kiểm soát lại thông tin đã nhập, kí trên chứng từ giấy(chứng từ gốc chuyển tiền) sau đó chuyển chứng giấy đồng thời với việc truyền dữliệu qua mạng vi tính cho kế toán chuyển tiền xử lý.
Đối với chứng từ điện tử: nhận được chứng từ điện tử kế toán giao dịch phải kiểmsoát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp của nghiệp vụ và tính hợp lệ của chứng từtrước khi thực hiện hạch toán chuyển tiền VIệc kiểm soát chứng từ điện tử theoquy định 367/2003 QĐ-NHNN ngày 22/4/2003 của thống đốc NHNN ban hànhquy chế lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý bảo quản và lưu trữ CTĐT của các ngânhàng và tổ chức tín dụng.Nếu không có sai sót kế toán giao dịch sẽ chuyển hoáchứng điện tử ra chứng từ giấy, sau đó kế toán giao dịch cũng tiến hành tạo dữ liệuchuyển tiền, kí trên chứng từ giấy đồng thời truyền qua mạng CTĐT và dữ liệuchuyển tiền cho kế toán chuyển tiền xử lý tiếp như đối với chứng từ giấy.
Kế toán chuyển tiền: có nhiệm vụ kiểm soát và lập các lệnh chuyển tiền.
Khi nhận được chứng từ (chứng từ gốc hoặc giấy in ra) dữ liệu qua mạng máy tínhkế toán chuyển tiền nhập lại số bút toán, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, tínhhợp pháp của nghiệp vụ, chữ kí của kế toán giao dịch kết hợp kiểm dữ liệu trênmáy và chứng từ Nếu chứng từ hoặc dữ liệu có sai sót phải chuyển trả lại kế toángiao dịch để xử lý lại Sau đó kế toán chuyển tiền căn cứ vào chứng từ chuyển tiềnđể bổ sung thêm các yếu tố cần thiết, kiểm soát lại các dữ liệu và kí chữ kí lênchứng từ giấy, chữ kí điện tử lên chứng từ điện tử và toàn bộ file dữ liệu, lệnhchuyển tiền và chứng từ gốc chuyển tiền cho người kiểm soát.
Trang 22Người kiểm soát: Người kiểm soát kết hợp kiểm tra bằng mắt với chương trình, đối
chiếu và kiểm soát các dữ liệu của lệnh chuyển tiền với chứng từ gốc do kế toánchuyển tiền chuyển đến để đảm bảo dữ liệu đã được nhập đầy đủ, chính xác đúngmẫu biểu, khớp đúng với chứng từ chuyển tiền của khách hàng (vhứng từ điện tửhoặc chứng từ giấy), kiểm tra các chữ kí của kế toán giao dịch, kế toán chuyển tiềntrên chứng từ giấy.Nếu có sai xót chuyển cho kế toán chuyển tiền và kế toán giaodịch xử lý, người kiểm soát không được tự ý sửa bất kỳ yếu tố nào trên chứng từgốc chuyển tiền cũng như dữ liệu của lệnh chuyển tiền (chương trình không chophép sửa chữa) Nếu đúng người kiểm soát sẽ kí duyệt (ghi chữ kí điện tử vàolệnh) và chuyển đi.
Hạch toán và xử lý lệnh chuyển tiền đi:
- Đối với lệnh chuyển có NHA hạch toán:Nợ: TK khách hàng
Có: TK 5111
- Đối với lệnh chuyển có giá trị cao: Khi nhận được yêu cầu xác nhận của ngânhàng B, NHA phải làm thủ tục xác nhận lệnh chuyển tiền có giá trị cao Kế toánviên chuyển tiền phải kiểm soát và đối chiếu lệnh chuyển tiền có giá trị cao đã gửiđi, nếu đúng thì lập dữ liệu xác nhận, in ra giấy và kí chữ kí để chuyển toàn bộchứng từ sang cho kiểm soát viên, kiểm soát viên kiểm soát lại lần nữa nếu khôngcó gì sai sót thì ki xác nhận và chuyển ngay cho NHB.
- Đối với lệnh chuyển Nợ NHA hạch toán:Nợ: TK 5111 (chuyển tiền đi năm nay)Có: TK thích hợp
Trong TH nhân được thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển tiền (có ghi rỗ lí dotừ chối) và lệnh chuyển tiền (nợ hoặc có của NHB) NHA phải kiểm soát chặt chẽnếu hợp lệ thì hạch toán:
Đối với từ chối lệnh chuyển nợ:
Nợ: TK thích hợp (trước đây đã ghi có)Có: TK 5112
Đối với từ chối lệnh chuyển có:Nợ: TK 5112
Trang 23Có: TK thích hợp (trước đây đã ghi nợ)
Trong trường hợp có sự cố kĩ thuật truyền tin không chuyển được lệnh đi: sau thờiđiểm ngừng nhận lệnh chuyển tiền trong ngày NHA lập biên bản sự cố kĩ thuậttrong CTĐT và thông báo cho khách hàng biết về tình trạng của lệnh chuyển tiềnđi chưa chuyển được do sự cố kĩ thuật truyền tin.Khi đó ta xử lý các lệnh chuyểntiền chưa chuyển được đi như sau: trả lại chuiứng từ chuyển tiền cho khách hàng(nếu khách hàng yêu cầu) Hoặc ghi nhập sổ theo dõi chứng từ chuyển tiền chưatruyền đi được do sự cố kĩ thuật Sang ngày làm việc hôm sau khi đã khắc phụcxong sự cố, phải thực hiện chuyển tiền ngay và ghi xuất sổ theo dõi chứng từchuyển tiền chưa chuyển đi được do sự cố kĩ thuật.
Tại trung tâm thanh toán
Kiểm soát các lệnh chuyển tiền: Phòng kế toán tại ngân hàng cấp trung ương đóng
vai trỏtung tâm thanh toán CTĐT có trách nhiệm tiếp nhận lệnh chuyển tiền củacác NHA, thực hiện kiểm soát hạch toán và chuyển đi các ngân hàng B có liênquan Toàn bộ quá trình tiếp nhận, kiểm soát hạch toán, truyền dẫn lệnh và lưu trữdữ liệu đều được xử lý một cách tự động theo các chương trình được cài sẵn trongmáy tính.Khi nhận được lệnh chuyển tiền do NHA chuyển đến thì người được giaonhiệm vụ kiểm soát của TTTT sử dụng mật mã vào chương trình kiểm tra tính hợppháp và đúng đắn của lệnh chuyển tiền Lệnh chuyển tiền đến phải được kiểm soáttheo quy định chung đối với chứng từ điện tử và các quy định cụ thể :
- Kiểm tra chữ kí điện tử ghi trên chuyển tiền- Mã NHA, NHB
- Số lệnh, ngày lập lệnh, loại lệnh chuyển tiền
Ghi chữ kí điện tử để truyền đi các NHB liên quan Trên lệnh chuyển tiềnphải có ký hiệu xác nhận đã kiểm soát và tên người chịu trách nhiệm kiểm soát củaTTTT
Hạch toán tại TTTT
- Đối với lệnh chuyển có đến:Nợ: TK 5131/NHACó: TK 5132/NHB- Đối với lệnh chuyển nợ đến:
Trang 24Nợ: TK 5131/ NHBCó: TK 5132/ NHA
- Đối với chuyển tiền có giá trị cao chương trình sẽ tự động thống kê lại để kiểmsoát và số liệu phục vụ báo cáo chuyển tiền điện tử theo quy định
Xử lý tại TTTT
- Kiểm soát lệnh chuyển tiền nếu phát hiện có sai sót TTTT phải tra soát ngaycho NHA để xác định nguyên nhân và biện pháp xử lý thích hợp đảm bảo an toàntài sản và an toàn hệ thống
- Khi có sự cố kỹ thuật truyền tin đối với những lệnh chuyển tiền trung tâm đãnhận được nhưng do sự cố kỹ thuật không thể chuyển toéi NHB trong ngày thìtrung tâm lập “biên bản sự cố kỹ thuật trong CTĐT” và “bảng kê chi tiết chuyểntiền đến chờ xử lý” để lập phiếu chuyển khoản hạch toán vào tài khoản chuyển tiềnđến năm nay
+ Đối với lệnh chuyển tiền có:Nợ: TK 5132/ NHA
Có: TK 5133.1 (lệnh chuyển có, lệnh huỷ lệnh chuyển nợ đến chờ xử lý)+ Đối với lệnh chuyển nợ đến:
Nợ: TK 5133.1Có: TK 5132/ NHA
Sang hôm sau khi khắc phục được sự cố kỹ thuật thì chuyển tiếp NHB và hạchtoán.
+ Đối với lệnh chuyển nợ:Nợ: TK 5131/ NHBCó: TK 5133.2
+ Đối với lệnh chuyển cóNợ: TK 5133.2
Có: TK 5131/ NHB
Tại ngân hàng nhận chuyển tiền đến (NHB)
Kiểm soát lệnh chuyển tiền đến: Nhận được lệnh của NHA (qua TTTT) người
kiểm soát vào chương trinhf kiểm tra chữ ký điện tử của TTTT để xác định tínhđúng đắn chính xác của lệnh chuyển tiền đến, sau đó truyền lệnh chuyển tiền qua
Trang 25mạng vi tính cho kế toán chuyển tiền xử lý tiếp Đối với lệnh chuyển tiền khẩnNHB phải ưu tiên thưch hiện việc kiểm soát và hạch toán ngay cho khách hàng(không chờ xử lý theo lô) trường hợp có nhiều lệnh chuyển tiền khẩn đến cùng mộtlúc trật tự ưu tiên sẽ được sắp xếp theo thứ tự thời gian nhận lệnh Lệnh nào đếntrước thì sẽ ưu tiên xử lý truớc Đối với lệnh chuyển tiền có giá trị cao, khi kiểmsoát lệnh chuyển tiền đến chương trình sẽ tự động tạo điện yêu cầu xác nhậnchuyển tiền có giá trị cao người kiểm soát duyệt và gửi điện xác nhận chuyển tiềngiá trị cao cho NHA
Kế toán chuyển tiền: Khi nhận được lệnh chuyển tiền qua mạng vi tính kế toán
chuyển tiền tiến hành in ba liên lệnh chuyển tiền đến (trường hợp thanh toánchuyển tiếp thì in 4 liên), kiểm soát các yếu tố của lệnh chuyển tiền đến để xácđịnh có đúng lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng mình hay không, các yếu tố trênlệnh có hợp lệ, hợp pháp không Sau khi kiểm soát xong kê toán chuyển tiền kývào các liên lệnh chuyển tiền (bằng giấy) lấy chữ ký kiểm soát trên lệnh chuyểntiền sau đó chuyển hai liên lệnh chuyển tiền đến cho kế toán giao dịch xử lý
Kế toán giao dịch: căn cứ vào lệnh chuyển tiền do kế toán chuyển tiền chuyển đến
tiến hành kiểm soát và ký trên chứng từ sau đó hạch toán vào tài khoản thích hợpHạch toán kệnh chuyển tiền đến
- Đối với lệnh chuyển tiền có đến:Nợ: TK 5112
Có: TK thích hợp
- Đối với lệnh chuyển Có giá trị cao trước khi trả tiền cho khách hàng, nhân hàngphải làm thủ tục xác nhận: khi nhận được điện xác nhận của NHA người kiểm soatgiải mã và kiểm soát tinh xác thực của điện xác nhận, sau đó chuyển cho kế toánviên chuyển tiền in ra đính kèm với lệnh chuyển có giá trị cao và tiến hành trả tiềncho khách hàng.
Trong trường hợp hết giờ giao dịch mà vẫn không nhận được điện xác nhận củaNHA thì hạch toán vào tài khoản chuyển tiền đến chờ xử lý
Nợ: TK 5112Có: TK 5113.2
Trang 26Sang ngày hôm sau khi nhận được điện xác nhận của NHA thì tất toán tài khoảnchuyển tiền đến chờ xử lý
Nợ: TK 5113.2Có: TK khách hàng
- Đối với lệnh chuyển nợ đến: Nếu trên tài khoản khách hàng có đủ tiền thì NHBhạch toán:
Nợ: TK khách hàngCó: TK 5112
Sau đó gửi thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ cho NHA và báo nợ cho kháchhàng
Trong trường hợp khách hàng không có đủ khả năng thanh toán NHB phải gửithông báo ngay cho khách hàng để nộp đủ tiền vào tài khoản trong phạm vi thờihạn chấp nhận, quy định tối đa là 24h làm việc kể từ khi nhận được lệnh chuyển nợđến và hạch toán:
Nợ: TK 5113.1Có: TK 5112
Nếu trong phạm vi thời gian quy định mà khách hàng nộp đủ tiền vào tài khoản thìNHB hạch toán: Nợ: TK khách hàng
Có: TK 5113.1
Trong trường hợp hết thời hạn chấp nhận theo quy định, nếu khách hàng khôngnộp đủ tiền vào tài khoản thì NHB sẽ gửi thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyểnnợ cho NHA, NHB căn cứ vào thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển nợ để lậplệnh chuyển nợ gửi đi cho NHA và hạch toán:
Nợ: TK 5111 Có: TK 5113.1
Đối với những chuyển tiền nợ đến mà không thanh toán được NHB phải mở sổtheo dõi để có số liệu phục vụ cho việc lập báo cáo CTĐT
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THANH TOÁN CTĐT
1.4.1 Pháp luật
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh hàng hoá đặc biệt “tiền tệ” do đóchịu tác động trực tiếp của pháp luật Hiện nay ngân hang đã có luật riêng cho
Trang 27mình như luật NHNN, luật các TCTD, luật doanh nghiệp…là những hành langpháp lý tạo đà chop hoạt động kinh doanh ngân hàng
Thanh toán không dùng tiền mặt nói chung (TTKDTM) và CTĐT nóiriêng là nhũng loại hình cung cấp dịch vụ lợi ích cho khách hàng, nó chịu ảnhhưởng rất lớn của pháp luật Chỉ một thay đỏi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội vàthách thức lớn cho ngân hàng, nếu như ngân hàng không kịp thời thay đổi sẽ mấtuy tín với khách hàng từ đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnhhuởng và kém hiệu quả.Chính vì vậy mà công tác TTKDTM nói chung và CTĐTnói riêng phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định, chế độ, thể lệ đặt ra trong thanhtoán do các cơ quan có thẩm quyền ban hành Nếu thực hiện tốt công tác nay sẽhạn chế được sai lầm, không gây thất thoát vốn cho ngân hàng.Hơn nữa,trong việcban hành các qui chế, chế độ, thể lệ hay thông tư hướng dẫn thi hành nếu không sátthực, linh hoạt cũng gây nhiều trở ngại cho khách hàng cũng như cho ngân hàngtrong thanh toán.Bởi lẽ, khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán nhờ tínhưu việt của nó: nhanh chóng, tiện ích, chính xác, lệ phí phải chăng…nhưng đôi khichính những thủ tục, chế độ, thể lệ quá cứng nhắc sẽ gây trở ngại cho khách hàngtrong công tác thanh toán
Ngoài ra, thông qua TTKDTM nói chung và CTĐT nói riêng giúp choNhà nước và các nhà quản lý tiền tệ thực hiện được vai trò của mình khi cac quyếtđịnh đưa ra theo kịp với những biến động của nền kinh tế, nó sẽ thúc đẩy công tácthanh toán phát triển và tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển tiến tới hoànhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
1.4.2 Kinh tế
Trong nền kinh tế tự do, khách hàng lựa chọn bất kỳ thể thức thanh toánnào dù là tiền mặt hay không đều tính đến hiệu quả kinh tế Họ quan tâm đến hiệuquả kinh tế bởi lẽ khi họ sử dụng bất kỳ thể thức nào thì yếu tố đầu tiên họ quanđến đó là chi phí bỏ ra và chỉ khi nào chi phí liên quan đến thanh toán ít hơn họ sẽlựa chọn.Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thể thức TTKDTM nói chung vàCTĐT nói riêng đã giảm được chi phí đáng kể cho khách hàng trong việc kiểmđếm, vận chuyển, bảo quản …hơn nữa họ chỉ phải mất một chi phí rất nhỏ khi sửdụng những thể thức thanh toán đó.Như vậy với lệ phí phả chăng, thuận tiện, thời
Trang 28gain thanh toán nhanh chóng chắc chắn khách hàng sẽ đến với ngân hàng nhiềuhơn.Ngược lại, với mức chi phí quá cao chắc chắn khách hàng sẽ không lựa chọnnhững thể thức thanh toán đó
Còn về phía ngân hàng TTKDTM nói chung và CTĐT nói riêng là mộtloại hình dịch vụ của ngân hàng cho nên yếu tố kinh tế luôn được cá ngân hàngquan tâm đặc biệt.Khi tiến hành thanh toán cho khách hàng nếu chỉ đem lại lợi íchcho khách hàng mà không thật sự đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân ngân hàngthì thể thức thanh toán đó cũng không được khuyến khích phát triển
1.4.3 Khoa học công nghệ
Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa họcvà thông tin đã tạora một bước tiến nhảy vọt trong thanh toán giúp cho quá trình thanh toán được mởrộng và phát triển, nó xoá đi mọi khoảng cách về thời gian, không gian, độ chínhxác và an toàn cao.Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại vàđược áp dụng vào công tác thanh toán CTĐT đã dần cải tiến và hoàn thiện với mụcđích thoả mãn nhu cầu của khách hàng Khoa học công nghệ hiện đại CTĐT mớiphát huy hết vai trò của nó.
1.4.4 Con người
Trong mọi hoạt động, yếu tố con người luôn được chú trọng và đặt mụctiêu quan tâm hàng đầu.Con người là yếu tố quyết định trong bất cứ hoạt độngkinh tế xã hội nào, trong hoạt động thanh toán qua NH cũng vậy.Chính vì thế tronghoạt động NH, khi triển khai áp dụng một nghiệp vụ mới thì yếu tố tiên quyết đó làphải biết cách thức vận hành và sử dụng nó tức yếu tố con người con người đãđược đề cập tới
Về phía ngân hàng: Đó là một đội ngũ cán bộ nhân viên trực tiếp thựchiện quy trình thanh toán cho khách hàng.Cán bộ đòi hỏi phải là những người cótrình độ, năng lực chuyên môn sâu, phẩm chất đạo đức tốt, thái độ phục vụ nhanhnhẹn, nhiệt tình Ngoài việc hiểu biết các hoạt động của ngân hàng nói chung vàcác chế độ về công tác thanh toán nói riêng, người làm công tác thanh toán phảinắm vững pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng,nhà nước, ngành.Đồngthời phải có kiến thức và sử dụng thành thạo vi tính, tin học.Chính vì con người cómột vai trò quan trọng trong việc thu hut một khối lượng lớn khách hàng tham gia
Trang 29vào quá trình thanh toán qua NH, nên khi thưch hiện thanh toán, các cán bộ NHchính là cầu nối giữa các bên tham gia thanh toán.
Về phía khách hàng: Do thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởngđến công tác thanh toán ngân hàng Khi người dân có thói quen chi trả trực tiếpbằng tiền mặt thì rõ ràng công tác thanh toán qua ngân hàng giảm xuống và kémhiệu quả.
Nói tóm lại: việc nắm vững cơ sở lí luận, nội dung ý nghĩa của thanh toánqua ngân hàng mà trọng tâm là CTĐT từ đó có những biệ pháp hoàn thiện và nângcao chất lượng của hoạt động CTĐT sẽ giúp cho hệ thống thanh toán qua nhânhàng hoàn thiện hơn đóng gop vào sự thành công chung của hệ thống ngân hàng,phát triển kinh tế xã hội vì hệ thống thanh toán được coi là huyêt mạch của nềnkinh tế
Trang 302.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT VN
NHNo&PTNT là một doanh nghiệp nhà nước được cấp vốn tự có, được tựchủ hoàn toàn về tài chính từ khâu lựa chọn các phương thức huy động vốn, lựachọn phương án đầu tư đến quyết định mức lãi suất trên thị trườngvốn.NHNo&PTNT Việt Nam được quyền kinh doanh tổng hợp, đa năng, vừa làmchức năng dịch vụ tài chính trung gian cho Chính phủ và các tổ chức kinh tế trongvà quốc tế Đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân và các doanh nghiệp hoạt độngkinh doanh có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
NHNo&PTNT Việt Nam ra đời với tên gọi ban đầu “Ngân hàng phát triểnnông nghiệp Việt Nam” Ngày 15/10/1996 Thống đốc Ngân hàng đã kí quyết định280/QĐ-Ngân hàng nông nghiệp đổi tên từ “Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam”thành “NHNo&PTNT Việt Nam” Ngày 23/3/2004 là ngày ngân hàng nông nghiệpViệt Nam tròn 16 tuổi.Tuy tuổi đời còn rất ít nhưng NHNo&PTNT đã đang vàđóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình đổi mới đất nước, tiến trình cônghnghiệp hoá, hiện đại hoá xoá đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn.
Quá trình xây dựng và trưởng thành của NHNo&PTNT Việt Nam luôn gắnbó chặt chẽ với sự chuyển đổi cơ chế chung cũng như cơ chế hoạt động của ngànhngân hàng Có thể phân chia quá trình đó thành 3 thời kỳ:
Thời kỳ trước năm 1988: NHNo là bộ phận trong NHNN hoạt động hoàn toànmang tính hành chính bao cấp.
Thời kỳ 1988-1990 với nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng bộtrưởng đã tách hệ thống ngân hàng từ một cấp thành ngân hàng 2 cấp là Ngân hàngnhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh.
Thời kỳ 1990 đến nay, cùng với việc ban hành pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tíndụng, công ty tài chính (24/9/1990) và hàng loạt các nghị định, quyết định củachính phủ được ban hành trong đó có quyết định công nhận NHNo&PTNT VN là
Trang 31doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt.Đây là bước ngoặt quan trọng nhấtđể ngân hàng nông nghiệp thực sự trở thành ngân hàng thương mại có tư cáchpháp nhân, hạch toán độc lập, tự chịu ttách nhiệm về tài chính.
Trên đà phát triển của ngành ngân hàng nói chung, đến nay NHNo&PTNT tiếp tụcđẩy mạnh mở rộng các loại hình kinh doanh để thực sự là một ngân hàng thươngmại đa năng hoạt động có hiệu quả.Ngoài những mặt nghiệp vụ chủ yếu như huyđộng vốn, cho vay, cho vay, thanh toán…Ngân hàng nông nghiệp đã mở thêm cáccông ty trực thuộc trong lĩnh vực như:
- Công ty cho thuê tài chính (2 công ty)- Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán- Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quí- Công ty mua bán nợ và khai thác tài sản- Công ty đầu tư thương mại và dịch vụ
NHNo&PTNT Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng lớn trải dài từ Bắc chí Namvới 1611 chi nhánh và hơn 26000 cán bộ công nhân viên đã và đang tạo ra mạnglưới cung ứng vốn nhanh nhạy và hiệu quả.
2.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT NamHN
Chi nhánh NHNo&PTNT Nam HN là một đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT ViệtNam, có trụ sở tại C3 Phương Liệt-Thanh Xuân-Hà Nội
Chi nhánh NHNo&PTNT Nam HN được thành lập theo quyết định số48/NHNo/QĐHĐQT ngày 12/3/2001 với chức năng chủ yếu là đầu mối để quản lýcác ngành nông, lâm ,ngư nghiệp
Ngày 08/05/2001 Chi nhánh tổ chức khai trương hoạt động tại tầng 1 trụ sở C3Phương Liệt.Việc khai trương hoạt động Chi nhánh tại C3 Phương Liệt, không chỉgóp phần phát triển kinh tế của địa bàn Hà Nội, khai thác khả năng nguồn vốn nộilực tại nội lực các đô thị lớn phục vụ nhu cầu cho sự nghiệp CNH-HĐH nôngnghiệp, nông thôn, mà góp phần cải tạo bộ mặt văn hoá xã hội của địa bàn
Chi nhánh NHNo Nam HN là một trong những chi nhánh cấp 1 đầu tiên tại các đôthi lớn được thành lập theo chủ trương của Ban lãnh đạo mới NHNo&PTNT ViệtNam
Trang 322.1.3 Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Nam Hà Nội
Với mong muốn mở rông mạng lưới , mở rộng thị phần tạo kết quả kinh doanhcao ngân hàng đã có những cải tiế trong cơ cấu phòng ban chi nhánh
Bộ máy tổ chức của ngân hàng có thể mô phỏng qua sơ đồ:
Qua sơ đồ mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Nam Hà Nội cho thấy bộ máy củaNH chia làm ba bộ phận:
Ban giám đốc:
Ban giám đốc của NH gồm có giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách các hoạtđộng khác nhau.Ban giám đốc do tổng giám đốc NHNo&PTNT VN gioa dựa trênchức năng nhiệm vụ của NH
Các phòng tại trụ sở chính:
Tại trụ sở chính được bố trí 6 phòng ban nhiệm vụ
CHI NHÁNH NHNO&PTNT NAM HÀ NỘIGIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
Trang 33- Phòng tín dụng - Phòng thẩm định
- Phòng kế toán - ngân quỹ- Phòng thanh toán quốc tế- Phòng hành chính – nhân sự- Phòng nguồn vốn
Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ theo nội dung nghiệp vụ do phòng đảmnhiệm
Các đơn vị trực thuộc: + Có ba chi nhánh
- Chi nhánh Tây Đô- Chi nhánh Giảng Võ- Chi nhánh Nam Đô + Có 4 phòng giao dịch
- phòng giao dịch số 4 Triệu Quốc Đạt- Phòng giao dịch số 5 Thanh Xuân- Phòng giao dịch chùa Bộc
Mở thêm điểm giao dịch cho phòng giao dịch Chùa bộc tại Học viện ngân hàng- Phòng giao dịch số 6 trong trường ĐH Kinh tế
Với tổ chức bộ máy như trên đã đảm bảo cho Chi nhánh Nam Hà nội vừa hoànthành tốt chức năng quản lý vừa đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh
Tình hình kinh tế – xã hội năm 2ô4 cơ bản là thuận lợi cho hoạt động Ngânhàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, môi trường đầu tư thông thoánghơn.Hơn nữa thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng có thêm uy tín,có thị phần trong thị trường tài chính tiền tệ.Quan trọng hơn là hoạt động của chinhánh đã đi vào thời kỳ ổn định, đã có uy tín, có thị phần trên địa bàn.Do đó, chinhánh ngân hàng Nam Hà nội đã đạt được các kết quả khả quan trong các mặt vềnguồn vốn cũng như sử dụng vốn
a Nguồn vốn
Trang 34Nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh của các doanhnghiệp Khác với các ngành kinh doanh khác vốn tự có chiếm tỷ lệ lớn trong tổngsố vốn kinh doanh, vốn đi vay chỉ là bổ xung Ngược lại, ngân hàng thương mại làmột doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, với phương châm “đi vay để cho vay” thìvốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn lại là vốn đi vay Vì vậy, để kinh doanh tiền tệ,nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các ngân hàng thương mại là phải chăm longuồn vốn
Để có thể huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế đầu tưcho phát triển,NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội đã thự hiện đa dạng hoá cáchình thức huy động vốn kết hợp với sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để thu hútnguồn tiền gửi từ các tổ chức, tầng lớp dân cư để đáp ứng tôt nhu cầu vốn cho nềnkinh tế, giữ vững và đảm bảo được độ ổn định về nguồn vốn trong hoạt động kinhdoanh Chi nhánh đã chú trọng đến huy động nguồn vốn trung và dài hạn, khuyếnkhích các tổ chức kinh tế gửi tiền có kỳ hạn nên vốn trung và dài hạn có tăng sovới năm trước đây
Ngân hàng luôn cố gắng tìm ra giải pháp để làm hài hoà lợi ích giữa ngânhàng và khách hàng dựa vào chính sách tổng thể huy động vốn của NHNo&PTNTViệt Nam cũng như chỉ đạo về lãi suất của NHNN trong từng thời kỳ.
Hơn nữa, cơ cấu nguồn vốn cũng có vai trò quan trọng, quyết định tính hiệuquả trong việc sử dụng vốn Nguồn vốn của NHNo&PTNT Nam HN bao gồm;Vốn chủ sở hữu và vốn huy động Trong đó nguồn vốn huy động có tỷ trọng ngàycàng lớn trong tổng nguồn vốncủa NHNo chi nhánh Nam HN
Bảng 1: Bảng cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian Đơn vị: triệu đồng
2003)
Trang 35Tổng nguồn vốn là 1122 tỷ đồng trong đó cả hai loại nguồn vốn ở các loại kỳhạn đều tăng.trong đó nguồn vốn không kỳ hạn tăng cả về gí trị tuyệt đối và cả vềtỷ trọng với tốc độ tăng gấp 2 lần.Tập trung vào tăng tiền gửi không kỳ hạn củacác TCKT và các TCTD Điều đó phản ánh kết quả của việc tích cực khai thác cácnguồn vốn dự án, bộ ngành, kết quả của việc phát triển mạng lưới và các
Tăng,giảm (2004/2003)
Tiền gửiTCKT
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004)
Theo số liệu như trên tính chất nguồn vốn đã có những xu hướng biến động mạnhmẽ theo chiều hướng khá tích cực.Tỷ trọng tiền gửi dân cư đã tăng lên đi dần vàothế ổn định.Bên cạnh đó, nguồn vốn tiền gửi của các TCKT cũng đã tăng dần lên.Về nguồn vốn của địa phương: nguồn huy động hộ TW 432 tỷ giảm 1 tỷ so vớiđầu năm.Nguồn vốn của địa phương 3,351 tỷ tăng 1,234 tỷ so với đầu năm.Trongđó:
+ nguồn vốn ĐP bằng nội tệ đạt 1,000 tỷ tăng so với năm 2003 (tăng 60%) + Nguồn vốn bằng ngoại tệ: 695 tỷ tăng 217 tỷ so với 2003 (tăng 64%) so với chỉtiêu KHTW giao nguồn vốn ngoại tệ không đạt do KH giao quá cao
b Hoạt động sử dụng vốn
Công tác tín dụng
Trong những năm qua chính phủ và NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều ấn bảnmới, bổ sung hàon thiện những cơ chế tín dụng như: cơ chế đảm bảo tiền vay, cơchế điều hành lãi suất tín dụng… những điều đó đã tạo môi trường pháp lý quantrọng cho việc mở rộng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường NHNo&PTNT chi nhánh NamHN luôn tìm mọi cách để mở rộng khối lượng tín dụng, đi liền với nó là nâng cao