Giảiphápgiúpdoanhnghiệp thu hútvốnđầutưnướcngoài Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, nhà nước đã có rất nhiều thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô như: hoàn thiện hệ thống pháp lý, quản lý thị trường, mở rộng quy mô thị trường, cắt giảm hàng rào thuế quan .nhằm giúp các doanhnghiệp trong nước có thế thu hútvốnđầu tư, hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Tuy nhiên các biện pháp này của nhà nước cũng chỉ hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp. Có rất nhiều doanhnghiệp liên tục thuhút được vốn đầutưnướcngoài trong khi một số lại không thể. Vấn đề then chốt là doanhnghiệp phải tự vận động, nỗ lực trong việc thể hiện mình chính là đối tượng mà nhà đầutư đang tìm kiếm. Chứng minh kết quả sản xuất kinh doanh tốt trong hiện tại, kế hoạch phát triển bền vững trong tương lai, hoạt động và quản lý chuyên nghiệp, đặc biệt đàm phán thuận mua vừa bán chính là lời giải cho các doanhnghiệp trong bài toán thu hútvốnđầutưnướcngoài trên. Doanhnghiệp cần chứng minh về khả năng sản xuất kinh doanh Để thuhút thành công nhà đầutưnướcngoài vào doanh nghiệp, trước hết, doanhnghiệp phải chứng minh với nhà đầutư những ưu thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mức lợi nhuận và doanhthu tăng mạnh qua các năm của mình. Những yếu tố này sẽ giúp nhà đầutư tin tưởng vào lợi ích đồng vốn họ bỏ ra. Sản phẩm độc đáo, chiếm ưu thế và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hầu hết các nhà đầutư đều muốn đưa tiền vào những công ty có ưu thế cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm mang những nét riêng, độc đáo. Vì vậy để thuhút nhà đầu tư, doanhnghiệp cần chứng minh ưu điểm của sản phẩm bằng cách so sánh chúng với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế. Sản phẩm của công ty có khả năng sinh lời cao. Tỷ lệ lợi nhuận là một trong những dấu hiệu về mặt tài chính cho thấy sản phẩm và dịch vụ của doanhnghiệp có chỗ đứng trên thị trường. Theo nghiên cứu của các giáo sự đại học Stanford, các công ty đều bắt đầu có lãi vào năm thứ 2 sau khi thành lập. Do đó, những nhà đầutư khôn ngoan- người hiểu được nhân tố chủ chốt này sẽ không để ý tới những công ty tuyên bố lợi nhuận sau ba đến năm năm. Doanhthu tăng mạnh qua các năm. Doanhthu tăng trưởng mạnh qua các năm sẽ làm nhà đầutư tin tưởng vào tình hình kinh doanh của công ty, đồng nghĩa với việc đồng vốn họ bỏ ra thu được hiệu quả. Như một nguyên tắc chung, nếu một công ty không thể cho thấy con số doanhthu vào năm thứ ba và gấp đôi số đó vào năm thứ năm, thì không một nhà đầutư nào quan tâm tới dự án kinh doanh. Doanhnghiệp phải lập kế hoạch khả thi về tương lai sản phẩm Một kế hoạch phát triển sản phẩm và kinh doanh trong từng giai đoạn chứng tỏ doanhnghiệp hoạt động chuyên nghiệp, có tính toán. Phân tích khả năng phát triển của sản phẩm, dự báo về sản phẩm mới, tìm kiếm những yếu tố tiềm tàng trong sản phẩm, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh .chính là các việc doanhnghiệp nên làm để giúp nhà đầutư yên tâm vào việc đầutư của mình. Sản phẩm có thể lôi kéo khách hàng thường xuyên và lâu dài trong tương lai. Các sản phẩm chỉ có thế bán một lần và ít có nhu cầu dùng lại thường không hấp dẫn các nhà đầu tư. Hãy chứng tỏ cho các nhà đầutư thấy rằng doanhnghiệp có thể tăng quy mô thị trường, mở rộng thị phần và tăng trưởng nhanh, liêu tục với những sản phẩm tốt, kiểu dáng và mẫu mã được thay đổi thường xuyên để thuhút khách hàng. Tình hình phát triển sản phẩm mới. Không ai thích đầutư vào công ty chỉ có duy nhất một sản phẩm. Khi giới thiệu các dự báo tài chính, bạn nên thể hiện rõ ràng khi nào một sản phẩm mới được giới thiệu và nó sẽ có tác động như thế nào đến doanh số bán ra và lợi nhuận của công ty. Yếu tố tiềm tàng trong sản phẩm. Nó làm cho sản phẩm của doanhnghiệp trở nên hấp dẫn, khác biệt với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Hãy làm cho nhà đầutư biết rằng công ty bạǹ có những bí quyết công nghệ nổi bật được bảo vệ kỹ lưỡng, do đó sản phẩm có những nét độc đáo khác biệt. Bạn là công ty đầu tiên nghĩ ra ý tưởng và thực hiện nó, do đó đối thủ cạnh tranh phải mất thời gian dài mới đuổi kịp bạn . Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh giúpdoanhnghiệp xác định rõ ràng vị thế của mình, từ đó có những biện pháp chiến thắng đối thủ, chiếm ưu thế thị trường. Bạn cũng nên đưa ra những giả thiết và phản ứng của đối thủ cạnh tranh. Thông tin về đối thủ cạnh tranh càng rõ ràng bao nhiêu thì dự án kinh doanh của bạn càng được các nhà đầutư tin tưởng bấy nhiêu. Doanhnghiệp cần một bộ máy hoạt động chuyên nghiệp Mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp luôn luôn là tiêu chí hàng đầu mà các nhà đầutư xem xét về doanh nghiệp. Sự chuyên nghiệp đó thể hiện việc quản trị của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, sự quản lý tài chính minh bạch, báo cáo thông tin chính xác, dự toán rõ ràng đầy đủ hay không? Đội ngũ quản trị chuyên nghiệp. Rất nhiều các nhà đầutưnướcngoài xem đội ngũ quản trị công ty như một tiêu chuẩn cơ bản để ra quyết định đầu tư. Giám đốc điều hành công ty phải là người có khả năng làm việc trên tinh thần hợp tác, hiểu biết sâu sắc thị trường, khách hàng để biết được những biến động thị trường và điều hành doanhnghiệp đi đúng hướng, làm yên tâm các nhà đầutư ít liên quan đến lĩnh vực hoạt động mà họ bỏ vốn. Để làm được điều này, các doanhnghiệp cần triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về điều hành và quản trị doanh nghiệp. Bản thân đội ngũ lãnh đạo doanhnghiệp cũng phải tích cực học tập để nâng cao năng lực quản lý của mình. Quản lý tài chính minh bạch. Tình hình tài chính, cụ thể là sự minh bạch thể hiện qua các báo cáo tài chính, thông tin công bố của doanhnghiệp . luôn được các nhà đầutư quan tâm. Họ thường đưa ra các câu hỏi: "liệu các con số đó có sát với mức trung bình của ngành không?". Nếu các câu trả lời của bạn là “không”, họ sẽ nhanh chóng gạt bỏ dự án của bạn. Ngược lại, các báo cáo minh bạch và chính xác sẽ tăng tính hấp dẫn của doanhnghiệp trong mắt các nhà đầu tư. Do đó, các doanhnghiệp cần tuân thủ chế độ báo cáo đặc biệt theo tiêu chuẩn chất lượng cao về kế toán tài chính cũng như công bố các thông tin tài chính và phi tài chính. Dự toán rõ ràng. Một dự toán rõ ràng sẽ đưa lại cho nhà đầutư cái nhìn bao quát về tình hính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các việc mà doanhnghiệp cần làm để tiến hành dự toán kinh doanh bao gồm: • Chu trình bán hàng dự kiến: thời gian để̉ khách hàng chấp nhận sản phẩm, quyết định mua, đưa ra đơn hàng và thu hồi nợ. • Chi phí lao động, nguyên vật liệu • Quy mô và năng lực của đối thủ cạnh tranh: phản ứng của đối thủ cạnh tranh, khả năng đối phó. • Mức lợi nhuận dự kiến, thời gian để cải thiện lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận dành cho nhà đầu tư. Quá trình đàm phán: thuận mua vừa bán Đàm phán là hoạt động cuối cùng, sau khi nhà đầutư đã khảo sát về doanhnghiệp và quyết định việc đầutư vào doanhnghiệp như thế nào? Để thực hiện tốt quá trình đàm phán, doanhnghiệp nên chú ý những hoạt động sau: Xác định mục đích trước khi đàm phán: Giúpdoanhnghiệp không mắc sai lầm hay bỏ qua những chi tiết quan trọng trong quá trình đàm phán. Để làm tốt điều này, doanhnghiệp cần phải biết đối tác nướcngoài sẽ cam kết nắm cổ phần trong bao lâu, sẽ mang đến lợi ích gì và sẽ can thiệp tới mức nào trong công ty? Làm rõ những vấn đề xung quanh hợp đồng: Tránh những xung đột có thể xảy ra hoặc những can thiệp quá mức của đối tác nướcngoài đối với hợp đồng. Doanhnghiệp nên thuê các công ty cố vấn pháp luật và các chuyên gia có kinh nghiệm nhằm đàm phán những điều khoản có lợi cho mình. Tính toán tỷ lệ lợi nhuận hợp lý cho nhà đầu tư. Tỷ lệ lợi nhuận dành cho các nhà đầutư là bao nhiêu? Nếu quá cao, nó có thể khiến bạn nản lòng, còn nếu quá thấp sẽ khiến các nhà đầutư nản lòng. Vậy tỷ lệ phần trăm bao nhiêu là đủ? Điều đó tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của bạn. Nhìn chung, mức 1% đến 5% là không thật sự hấp dẫn, còn nếu là 30% có thể lại quá cao. Con số hợp lý nên dao động trong khoảng 5% đến 15% tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trên số vốnđầutư họ bỏ ra. . chuyên nghiệp, đặc biệt đàm phán thu n mua vừa bán chính là lời giải cho các doanh nghiệp trong bài toán thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên. Doanh nghiệp. Giải pháp giúp doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, nhà nước đã có rất nhiều thay