Gannhiễmmỡ(Phần2) Nguyên nhân nào gây ra bệnh gannhiễmmỡ không do rượu và viêm gannhiễmmỡ không do rượu? Nguyên nhân chính xác của viêm gannhiễmmỡ không do rượu vẫn chưa được biết. Tuy nhiên có bằng chứng đáng tin cậy hỗ trợ cho giả thuyết kháng insulin là tiến trình chung trong tất cả các giai đoạn của bệnh gannhiễmmỡ nguyên phát (bệnh gannhiễmmỡ không do rượu). Ngoài ra cũng có một số các nguyên nhân khác gây ra bệnh gannhiễmmỡ không do rượu và viêm gannhiễmmỡ không do rượu cũng như có vai trò trong các giai đoạn tiến triển của bệnh gannhiễmmỡ không do rượu. Kháng insulin là gì và nó liên quan gì đến bệnh gannhiễmmỡ không do rượu? Kháng insulin là một tình trạng trong đó con đường vận chuyển thông tin hoá sinh bình thường giữa insulin và tế bào đích bị phá huỷ. Hậu quả là insulin không có tác dụng bình thường và đầy đủ. Ngoài ra còn có một loại bất thường nữa là cơ thể kháng lại tác dụng của insulin. Insulin có tác dụng gì? Bình thường tụy tạng tiết ra insulin với số lượng rất thay đổi trong ngày để đáp ứng với lượng thức ăn ăn vào. Insulin có tác dụng duy trì đường huyết ở mức bình thường và giữ cho đường huyết không quá cao. Nếu insulin không tác dụng thì đường huyết sẽ gia tăng và đưa đến tiểu đường. Insulin là một hormone tác dụng lên các thụ thể của tế bào để khởi phát các phản ứng hoá sinh phức tạp nhằm kiểm soát đường huyết. Tế bào đích của insulin chủ yếu là tế bào mỡ, tế bào cơ và tế bào gan. Trong trường hợp kháng insulin, sự bất thường của các thụ thể insulin làm cho insulin kém tác dụng hơn bình thường. Vì thế tụy phải tạo ra nhiều insulin hơn nữa để giữ đường huyết ở mức bình thường. Thoạt tiên trong quá trình này, lượng insulin gia tăng đủ để duy trì đường huyết bình thường. Tuy nhiên, mặc dù đường huyết ở những bệnh nhân này bình thường nhưng tình trạng quá trọng hay béo phì vẫn là đầu mối gây ra đề kháng insulin. Ở thời điểm này, chỉ có những xét nghiệm máu như euglycemic clampt test mới có thể phát hiện ra tình trạng kháng insulin ở mức hoá sinh. Khi kháng insulin tiến triển thì có đến một lượng lớn insulin bị mất tác dụng. Mức đề kháng như vậy sẽ đưa đến tăng đường huyết và gây ra tiểu đường tuýp II. Tiểu đường tuýp II thường được điều trị bằng chế độ ăn, tập thể dục và thuốc (xem phần điều trị) làm tăng tính nhạy cảm của insulin (thuốc đối kháng tình trạng kháng insulin). Tuy nhiên nếu quá trình tiến triển không bị cản trở thì tụy không tiết insulin nữa. Khi đó bệnh nhân cần phải chích insulin, tình trạng này gọi là tiểu đường tuýp II phụ thuộc insulin. Kháng insulin và tiểu đường tuýp II rất khác tiểu đường tuýp I (còn gọi là tiểu đường khởi phát lúc trẻ). Ở bệnh tiểu đường tuýp I có sự khiếm khuyết trong quá trình bài tiết insulin xảy ra lúc còn trẻ và cần phải điều trị bằng insulin thay thế nhanh chóng và liên tục. Kháng insulin có thể xuất hiện ở giai đoạn sớm, do bất thường gen bẩm sinh của các thụ thể insulin. Tuy nhiên, như mô tả ở trên, chúng thường trở thành bằng chứng sau này như là hậu quả của bệnh béo phì mắc phải. Cách sống kém vận động và chế độ ăn giàu đường và mỡ cũng thúc đẩy chứng kháng insulin. Hơn nữa, mức độ kháng insulin gia tăng khi BMI tăng và mập mỡ bụng (eo to). Chứng tăng lipid máu (tăng LDL cholesterol và triglyceride) cũng liên quan đến kháng insulin. Kháng insulin dẫn đến thay đổi chuyển hoá đường và mỡ trong gan, cơ và tế bào mỡ. Hậu quả là làm tăng tích tụ (thâm nhiễm) triglyceride trong tế bào gan. Trigryceride được hấp thu từ thức ăn và được dẫn lưu từ mỡ bụng và cơ ngoại biên. Một lượng lớn triglyceride sau đó tích tụ trong các túi nhỏ trong các tế bào gan. Ðiều này miêu tả cách mà gannhiễmmỡ phát triển. Thực sự người ta nhận thấy rằng khi BMI tăng thì số lượng mỡ trong gan cũng tăng. Kháng insulin là gì và nó liên quan gì đến viêm gannhiễmmỡ không do rượu? Hầu hết bệnh nhân viêm gannhiễmmỡ không do rượu bị kháng Insulin ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên chỉ một số nhỏ bệnh nhân bị kháng insulin bị viêm gannhiễmmỡ không do rượu. Khi lượng mỡ ở gan gia tăng thì chính nó gây ra hiện tượng viêm (xem bên dưới), chưa có bằng chứng nào cho thấy chỉ một mình kháng insulin gây ra viêm gannhiễmmỡ không do rượu. Có nguyên nhân nào khác ngoài kháng insulin liên quan đến viêm gannhiễmmỡ không do rượu? Quá trình gây ra viêm gan và chết môgan dẫn đến viêm gannhiễmmỡ không do rượu vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Tuy nhiên, có nhiều giả thuyết đã phát triển: Trước tiên: Sự tích tụ mỡ trong gan có thể một mình đưa đến sự tiến triển của viêm gannhiễmmỡ không do rượu. Theo thuyết này thì một lượng lớn mỡ trong gan là nguồn oxy hoá (lấy điện tử từ các phân tử). Vì vậy sự oxy hoá gọi chung là gốc tự do. Các gốc tự do này sau đó phá huỷ các protein và các phần tử sinh chất (các cấu trúc nhỏ bên trong tế bào) trong tế bào gan. Cuối cùng, thiệt hại này dẫn đến sự chết tế bào gan và một dòng thác tế bào viêm loại bỏ các tế bào bị ảnh hưởng. Mặt khác, mỡ được cho là nguồn năng lượng tiềm tàng chờ được đốt cháy để giải phóng năng lượng. Tuy nhiên, một mô hình động vật về sự phát triển của toàn bộ quá trình gannhiễmmỡ đã đưa ra giả thuyết 2 cú hích. Theo giả thuyết này thì cú hích đầu tiên là gannhiễm mỡ. Sau đó cú hích (hay sự kiện) thứ hai đưa đến sự tiến triển của viêm gannhiễmmỡ không do rượu. Cú hích thứ hai có thể có nhiều khả năng như sau:. + Các hormone nhỏ (cytokine) như yếu tố hoại tử mô alpha (TNF-a) được các tế bào tiết ra và có liên quan với quá trình viêm, nó có thể làm tế bào chết và thậm chí làm tăng sự đề kháng insulin. + Các phần tử sinh chất trong tế bào (ty lạp thể) cung cấp năng lượng cho tế bào có thể bị rối loạn làm giảm năng lượng tế bào và đưa đến làm chết tế bào. + Các men (sắc tố bào) có liên quan với quá trình chuyển hoá có thể làm tăng quá trình oxy hoá và gây ra những hậu quả như đã mô tả. + Các thụ thể trong nhân tế bào liên quan đến sự khởi động tác dụng của insulin (các thụ thể hoạt hoá sự gia tăng oxy hoá: PPAR) có thể không hoạt động và do đó dẫn đến kháng insulin, viêm tế bào gan và xơ sẹo trong gan. Cuối cùng, gần đây các nhà nghiên cứu cho rằng kháng leptin có thể góp phần trong sự hình thành viêm gannhiễmmỡ không do rượu. Thuyết này cũng tương tự như quá trình kháng insulin. Leptin là hormone rất nhỏ do tế bào não, cơ và dạ dày tiết ra để đáp ứng khi ăn. Tác dụng chính của nó là kiềm chế sự thèm ăn. Bệnh nhân bị viêm gannhiễmmỡ không do rượu có sự gia tăng leptin bất thường nhưng không mất cảm giác thèm ăn. Nghĩa là chúng kháng lại tác dụng kiềm hãm sự thèm ăn của leptin. Leptin cũng kiểm soát quá trình viêm và xơ sẹo bên trong tế bào gan. Hơn nữa, điều lý thú là leptin cũng làm tăng tính nhạy insulin nhưng bệnh nhân bị viêm gannhiễmmỡ không do rượu lại bị kháng insulin, điều đó hỗ trợ ý kiến cho rằng các thụ thể leptin bị rối loạn. Sự tiến triển của xơ gan nặng không hồi phục trong viêm gannhiễmmỡ không do rượu thậm chí còn ít được hiểu biết hơn sự phát triển của viêm gan và quá trình chết của môgan như đã đề cập ở trên. Xơ gan có thể tiến triển theo thời gian như là hậu quả của viêm gan mãn và quá trình hồi phục, hoặc có thể do một cú hích thứ ba. Cũng như bệnh viêm gan siêu vi mãn và bệnh gan do rượu, không phải tất cả bệnh nhân bị viêm gannhiễmmỡ không do rượu đều có nguy cơ bị tổn thương gan như nhau. Vì vậy không phải tất cả bệnh nhân bị tiểu đường và béo phì sẽ bị bệnh gannhiễmmỡ và không phải tất cả bệnh nhân bị gannhiễmmỡ đều bị viêm gannhiễmmỡ không do rượu. Cuối cùng có thể nói rằng không phải tất cả bệnh nhân bị viêm gannhiễmmỡ không do rượu đều bị xơ gan. Sự nhạy cảm khác nhau của bệnh nhân với bệnh này cùng với nhiều cách gây ra bệnh cho thấy nguyên nhân nguyên phát của viêm gannhiễmmỡ không do rượu là một quá trình nhiều khía cạnh. Nguyên nhân được nghĩ là có liên quan đến rối loạn chuyển hoá lipid do các yếu tố môi trường và khuynh hướng di truyền. Cần phải có nhiều năm nghiên cứu nữa mới hiểu hoàn toàn nguyên nhân của viêm gannhiễmmỡ không do rượu. Triệu chứng của bệnh gannhiễmmỡ không do rượu và viêm gannhiễmmỡ không do rượu là gì? Triệu chứng của bệnh gannhiễmmỡ không do rượu và viêm gannhiễmmỡ không do rượu thì đồng nhất. Chúng rất yên lặng (không rầm rộ) và không đặc hiệu (tức cũng có thể gặp ở những bệnh khác). Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào ở người trưởng thành, còn ở trẻ em thì thường xuất hiện sau 10 tuổi. Thực ra hầu hết bệnh nhân đều không có triệu chứng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có thể họ bị đau mơ hồ ở phần bụng một tư trên phải (dưới bẹ sườn phải). Cơn đau xuất hiện ở đây có đặc điểm là âm ỉ, mờ nhạt không có dấu hiệu báo trước. Ðau không nhiều, không xuất hiện đột ngột và dữ dội như cơn đau quặn mật. Ðau bụng trong bệnh gannhiễmmỡ không do rượu và viêm gannhiễmmỡ không do rượu có lẽ là do bị căng bao gan khi gan bị dãn lớn hoặc viêm gan. Không như bệnh gan do rượu hay do siêu vi viêm gan B và C, các triệu chứng suy tế bào gan cấp và trầm trọng (do viêm gan nặng) không thấy xuất hiện trong bệnh gannhiễmmỡ không do rượu và viêm gannhiễmmỡ không do rượu. Triệu chứng và dấu hiệu suy tế bào gan gồm vàng da, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn và lú lẫn (bệnh não do gan). Dấu hiệu cổ điển của kháng insulin là dấu hiệu thực thể chủ yếu của bệnh gannhiễmmỡ không do rượu và viêm gannhiễmmỡ không do rượu. Như đã đề cập ở trên thì béo phì (đặc biệt là béo bụng) thường hay gặp nhất. Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu đường tuýp II kéo dài có thể có những biến chứng như bệnh lý võng mạc (bất thường mạch máu trong mắt), suy thận, bệnh tim, mạch vành. Cao huyết áp cũng thường hay gặp. Chứng dày lớp gai đen, sạm da vùng nách và cổ có thể là dấu hiệu kháng insulin và thường gặp ở trẻ em bị viêm gannhiễmmỡ không do rượu. Khi khám gan bác sĩ vẫn thấy bình thường. Tuy nhiên, khi mỡ tích tụ nhiều trong gan thì gan trở nên lớn với bờ tròn và mềm và được bác sĩ dễ dàng khám thấy. Giai đoạn xơ gan của viêm gannhiễmmỡ không do rượu thường xảy ra trễ khoảng 50 tới 60 tuổi sau khi bị viêm gannhiễmmỡ không do rượu nhiều năm. Thường ở giai đoạn này bệnh nhân bị tiểu đường tuýp II phụ thuộc insulin. (không như bệnh gan do rượu và viêm gan siêu vi B, xơ gan đôi khi xảy ra chỉ trong một giai đoạn ngắn cho nên bệnh có thể xuất hiện ở tuổi trẻ). Bệnh nhân bị viêm gannhiễmmỡ không do rượu có xơ gan có thể không có triệu chứng nếu được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, chúng có các dấu hiệu điển hình của bệnh xơ gan còn bù hay mất bù. Dấu hiệu xơ gan còn bù gồm gan lớn và cứng, dấu sao mạch (mạch máu hình ngôi sao hay dấu chân nhện) trên da phần thân trên, ban đỏ trên lòng bàn tay (lòng bàn tay son), móng tay trắng bạch, rụng tóc, nổi các tĩnh mạch trên bụng, rối loạn hay vô kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh, teo tinh hoàn và nữ hoá tuyến vú ở nam giới. Dấu hiệu của xơ gan mất bù gồm tất cả các dấu hiệu trên và gan teo, phù chân, báng bụng (bụng trướng nước), chảy máu từ tĩnh mạch thực quản (dãn tĩnh mạch thực quả) và rối loạn thần kinh (bệnh não do gan). Gannhiễmmỡ cũng còn được mô tả trong một số hội chứng y khoa như gannhiễmmỡ do hội chứng buồng trứng đa nang, trong đó trứng đa nang liên quan đến béo phì, chứng rậm lông và kháng insulin. Các hội chứng loạn dưỡng mỡ bẩm sinh là các rối loạn hiếm gặp trong đó mỡ ở phần thân cơ thể và tứ chi di chuyển về bụng và cũng liên quan với gannhiễmmỡ phì đại. . Gan nhiễm mỡ (Phần 2) Nguyên nhân nào gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu? Nguyên nhân chính xác của viêm gan nhiễm. viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu là gì? Triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ