Saitráivà mập mờtrongmarketting Nhiều hãng đã biện hộ cho những quảng cao sáitráivàmậpmờ của mình rằng đó “do nhưng nguyên nhân khách quan, chúng tôi không cố tình gây những sự hiểu lầm đối với khách hàng”. Đó vẫn chỉ là những lời biện hộ “hết sức “mơ hồ” như chính những gì doanh nghiệp đã thực hiện với khách hàng trong các quảng cáo của mình. Công ty Kao Nhật Bản đã bảo trợ cho một chương trình khuyến mại bằng giải thưởng để kỷ niệm 10 năm ra đời sản phẩm Yichi của công ty. Tổng số tiền là 100.000 yên sẽ được bỏ ra trong khoảng thời gian hơn 10 tuần cho những người giành được chiến thắng trong đợt rút số may mắn. Kao quảng cáo chương trình khuyến mại trên các tờ báo lớn và nêu rõ rằng thời hạn cuối cùng của chương trình là ngày 5 tháng 7 năm 2003. Tuy vậy, vào ngày 5 tháng 7, tức là ngày cuối cùng mà chương trình khuyến mại đó vẫn còn có hiệu lực, quảng cáo của Kao vẫn chỉ ra rằng “chỉ còn hai tuần thôi, bạn còn chờ gì nữa?”. Vào ngày 12 tháng 7, khi chương trình khuyến mại đã kết thúc, quảng cáo của Kao nêu “chỉ còn một tuần thôi, bạn còn chờ gì nữa?”. Những tuyên bố như vậy rõ ràng là mâu thuẫn với thời hạn cuối cùng mà Kao đã nêu trước đó. Thêm vào đó, cỡ chữ của câu “chỉ còn . tuần thôi, bạn còn chờ gì nữa?” lại lớn hơn so với những từ khác cũng được in trong quảng cáo đó “thời hạn cuối cùng: từ nay cho tới ngày 5 tháng 7”. Do đó, những người đọc quảng cáo này có thể dễ dàng bị hiểu lầm. Hành vi của Kao như vậy đã vi phạm pháp luật thương mại Nhật Bản. Kao tự bào chữ bằng cách nêu ra những lý lẽ như sau: “Những từ ngữ trong nội dung quảng cáo của chúng tôi mà có thể gây hiểu lầm cho người tiêu dùng như “chỉ còn hai tuần thôi, bạn còn chờ gì nữa?” và “chỉ còn một tuần thôi, bạn còn chờ gì nữa?” là kết quả của khoảng thời gian chênh lệch giữa ngày mà hoạt động khuyến mại diễn ra và ngày in quảng cáo. Nói một cách khác, có một khoảng thời gian chậm lại là hai tuần giữa hai ngày này vì đợt rút số đầu tiên diễn ra một tuần sau khi hoạt động khuyến mại diễn ra trong khi danh sách những người giành được giải thưởng, do những thủ tục nội bộ, phải tới tuần tiếp sau mới được công bố. Chúng tôi thừa nhận là đã bất cẩn trong khi giám sát việc thiết kế quảng cáo nhưng chúng tôi không bao giờ có ý định cố tình lừa dối hay gây hiểu lầm cho khách hàng”. Tuy nhiên, những lý lẽ biện hộ nói trên không làm thay đổi được thực tế rằng Kao đã đã đưa ra những thông tin sai trái, không đúng sự thực hoặc gây hiểu lầm liên quan tới khoảng thời gian của chương trình khuyến mại bằng giải thưởng. Thuật ngữ “Các sản phẩm” được ghi nhận trong pháp luật Nhật Bản đề cập tới các những đối tượng kinh doanh có giá trị kinh tế và những hạng mục kinh doanh có liên quan khác không trực tiếp thuộc các đối tượng kinh doanh nhưng có thể giúp thu hút khách hàng, bao gồm đặc điểm, qui cách phẩm chất, và các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, mối quan hệ của doanh nghiệp đó với các doanh nghiệp khác, các nhóm phúc lợi công cộng hoặc các cơ quan Chính phủ, và các món quà hay giải thưởng mà doanh nghiệp đó cung cấp cùng với hoạt động thương mại của nó. Do vậy, nếu trong quảng cáo, một doanh nghiệp đưa ra những thông tin sai trái, không đúng sự thực hoặc gây hiểu lầm liên quan tới khoảng thời gian khuyến mại bằng giải thưởng, doanh nghiệp đó sẽ vi phạm pháp luật. Cơ quan chức năng của Nhật Bản đã có những hành động cần thiết để trừng phạt Kao như phạt tiền, tước quyền sử dụng nhãn hiệu Yichi. Không những thế, số lượng khách hàng của Kao còn giảm mạnh. Từ bài học trên của Kao cho thấy những chiến lược marketing saitrái như vậy cần được loại bỏ, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp phải những rắc rối rất lớn không chỉ từ phía các cơ quan chức năng mà còn chính từ phía người tiêu dùng, những người vốn luôn rất kỹ tính. . Sai trái và mập mờ trong marketting Nhiều hãng đã biện hộ cho những quảng cao sái trái và mập mờ của mình rằng đó “do nhưng. Tổng số tiền là 100.000 yên sẽ được bỏ ra trong khoảng thời gian hơn 10 tuần cho những người giành được chiến thắng trong đợt rút số may mắn. Kao quảng cáo