Giávàngbiếnđộnglạlùng!Giávàng thường tăng trong thời kỳ lạm phát, bởi vànglà nơi trú ẩn an toàn để bảo toàn vốn, thế nhưng sự biếnđộng của giávàng thời gian qua quả làlạ lùng. Nhìn vào bảng tốc độ tăng giá tiêu dùng và giá vàng, có thể thấy giávàng tăng cao hơn nhiều so với giá tiêu dùng. Tính chung tháng 12/2008 so với tháng 12/2000, giávàng tăng 241,5%, còn giá tiêu dùng tăng 84,5%. Khi giá tiêu dùng tăng thấp thì giávàng tăng cao, khi giá tiêu dùng tăng cao thì giávàng lại thấp xuống. Thông thường, khi kinh tế bị suy thoái, bất ổn thì vàng thường là nơi ẩn trú an toàn để bảo toàn giá trị. Song có một sự lạ lùng làgiávàng tăng trong khi lạm phát (so với cùng kỳ năm trước) ở châu Âu và các nước phát triển đã giảm từ 1,6% trong tháng 12 năm trước xuống còn 1,1% trong tháng 1/2009. Do vậy, nguyên nhân thứ hai, ngày càng trở lên quan trọng, là yếu tố nhiều nhà đầu tư lớn đã mạnh tay mua vào/bán ra nhằm tạo thành “sóng” để thu lợi, cộng hưởng với sự chuyển dịch cơ cấu dự trữ ngoại hối của các quốc gia có dự trữ lớn và mua/bán theo “phong trào” của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ. Có nguyên nhân do sự lên/xuống của đồng USD trên thị trường thế giới so với các đồng tiền mạnh khác, trong khi giávàng tính theo USD. Một USD ngày 2/2/2009 “ăn” 0,7790 Euro, 98,88 Yên Nhật, 0,6892 Bảng Anh, 6,8308 Nhân dân tệ và được dự báo là có thể giảm mạnh hơn nữa. Ở đây xuất hiện một sự lạ lùng. Mỹ là tâm “bão”, các gói tài chính khổng lồ tung ra để giải cứu kinh tế, nhưng giá USD không bị sụt giảm mạnh, có lúc còn lên giá và lạm phát lại có xu hướng giảm, càng làm cho giávàng rất khó dự đoán, mặc dù xu hướng lâu nay là “Đô tăng thì vàng giảm, Đô giảm thì vàng tăng”. Một nguyên nhân quan trọng khác là các kênh đầu tư khác ở trong nước đang gặp khó khăn, trong khi lượng tiền ở trong dân hiện còn lớn chưa biết đầu tư vào đâu. Lãi suất tiết kiệm thì giảm mạnh. Chứng khoán chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí còn giảm (ngày đầu năm Kỷ Sửu, chỉ số chứng khoán ở cả hai sàn đều giảm: VN-Index giảm 5,69 điểm xuống còn 297,52 điểm, HaSTC-Index giảm 1,29 điểm xuống còn 98,64 điểm). Bất động sản vẫn ảm đạm. Giá USD có nhúc nhích tăng nhưng thấp. Do đó, nhiều người tìm đến vàng khi giávàng thế giới tăng cao và giávàng trong nước còn thấp hơn giávàng thế giới. Giávàng thế giới còn biến động; tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng. Vì vậy, giávàng trong nước có thể còn tăng, có thể vượt qua ngưỡng 19 triệu đồng/lượng và đứng ở đó để “chờ” diễn biếngiávàng thế giới. Tuy nhiên cần hết sức chú ý đến yếu tố đầu cơ tạo “sóng” trên thị trường thế giới và cả ở trong nước mà “sóng” có thể lên đỉnh, xuống đáy. . Giá vàng biến động lạ lùng! Giá vàng thường tăng trong thời kỳ lạm phát, bởi vàng là nơi trú ẩn an toàn để bảo toàn vốn, thế nhưng sự biến động của giá. 12/2000, giá vàng tăng 241,5%, còn giá tiêu dùng tăng 84,5%. Khi giá tiêu dùng tăng thấp thì giá vàng tăng cao, khi giá tiêu dùng tăng cao thì giá vàng lại