P/Ebaonhiêulàvừa?
Vào những ngày cuối năm 2006, Giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán
TPHCM nhận xét: “Chỉ số P/E bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam hiện đang là 38,18 lần. So sánh với mức trung bình của các thị
trường khác, P/E chỉ dao động từ 10-17 lần”. Sau tuyên bố này, giá cổ phiếu giảm mạnh.
Vậy chỉ số P/Elà gì, baonhiêulàvừa?
P/E (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu trên thu nhập của nó. Thông
thường người ta dùng thu nhập của cổ phiếu trong bốn quí trước đó để tính. Ví dụ P/E
của Vinamilk đầu tuần này là 33,41; của FPT là 62,82, của REE là 27,43
Ý nghĩa đầu tiên của chỉ số này là biểu hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một
đồng thu được từ cổ phiếu đó. Một P/E 30 có nghĩa nhà đầu tư chịu bỏ ra 30 đồng để
nhận được 1 đồng từ cổ phiếu này. Tuy nhiên, P/E thường phản ánh kỳ vọng của thị
trường về sự tăng trưởng của cổ phiếu hơn là kết quả làm ăn đã qua. Người ta so sánh P/E
của các công ty cùng ngành; nếu chỉ số P/E của một công ty cao hơn mức bình quân, có
nghĩa thị trường kỳ vọng công ty này sẽ ăn nên làm ra trong thời gian tới. Công ty có chỉ
số P/E cao chắc chắn phải có lợi nhuận tương lai cao như kỳ vọng, nếu không thị trường
sẽ tự điều chỉnh, giá cổ phiếu giảm cho đúng với thực tế.
Một ví dụ điển hình là Microsoft. Cách đây nhiều năm, khi Microsoft trên đường vươn
lên ngôi bá chủ thị trường với những sản phẩm độc quyền, thị phần tăng vọt thì P/E của
nó lên đến 100. Nay, khi Microsoft đã trở thành công ty hàng đầu, mức tăng trưởng khó
lòng duy trì như xưa thì P/E giảm dần - tháng 6-2002 còn 43 và đến đầu tuần này xuống
còn 23,69. Trong khi đó P/E của Google vẫn còn cao, đến 61,87. Chú ý, ở thị trường các
nước, người ta phân biệt rõ hai loại P/E: loại lấy thu nhập bốn quí trước đó (gọi là trailing
P/E) và loại dự báo thu nhập bốn quí tiếp theo (gọi là forward P/E) - trong trường hợp của
Google, trailing P/E cao vậy chứ forward P/E giảm còn 35,33 mà thôi.
Vì thế, thật khó nói P/E của một công ty là cao hay thấp nếu không tính đến hai yếu tố: 1.
Công ty phát triển nhanh hay không (nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E vẫn cao ngất
ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao); 2. Chỉ số của ngành ra sao (so sánh P/E của một
công ty điện lực với P/E của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa). Ví dụ, P/E của các
hãng hàng không hiện nay là 0 vì đa phần đang lỗ; của ngành xây dựng dân dụng chỉ là
5,7; của ngành sản xuất đồng là 8,7 nhưng của ngành sản xuất bạc lên đến 107,6 và của
ngành dịch vụ nghiên cứu cao chót vót tận 687,1 (số liệu ở thị trường Mỹ).
Chỉ số P/E vì thế không phải là yếu tố duy nhất để quyết định mua hay không mua một
loại cổ phiếu nào đó. P/E thấp có thể vì công ty này sắp gặp khó khăn, cổ phiếu không ai
mua; công ty có thể chế biến sổ sách để giảm P/E bằng cách nâng thu nhập của cổ phiếu;
lạm phát cao cũng làm giảm chỉ số này. P/E chỉ nên dùng để tham khảo sau khi đối chiếu
với các công ty cùng ngành nghề và theo dõi xu hướng dài hạn dựa trên con số P/E trong
một thời gian dài.
. tuyên bố này, giá cổ phiếu giảm mạnh.
Vậy chỉ số P/E là gì, bao nhiêu là vừa?
P/E (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu trên thu nhập. P/E bao nhiêu là vừa?
Vào những ngày cuối năm 2006, Giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán
TPHCM nhận xét: “Chỉ số P/E bình quân của