1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Luận văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN TRONG NHẬN THỨC CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TPP

67 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Dịch vụ thành lập Thay đổi Giấy phép kinh doanh cty Việt Nam cty vốn FDI Tuyển Cộng tác viên (CK 15% gói Dịch vụ) 0899315716 DANH MỤC BẢNGivDANH MỤC HÌNHivDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTivPHẦN GIỚI THIỆU11.Vấn đề nghiên cứu12.Mục tiêu nghiên cứu23.Câu hỏi nghiên cứu.24.Mô hình nghiên cứu của Porter35.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu36.Phương pháp nghiên cứu37.Đóng góp mới của Đề tài48.Cấu trúc của Đề tài5CHƯƠNG 1:6TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN61.1.Giới thiệu61.2.Lý thuyết về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán61.2.1.Khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán61.2.2.Mô hình cấu trúc của AEG81.3.Các nghiên cứu trước về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.101.3.1.Các nghiên cứu trên thế giới về khoảng cách kỳ vọng101.3.2.Các nghiên cứu trước ở Việt Nam191.4.Kết quả và những hạn chế từ nghiên cứu trước201.4.1.Kết quả khảo sát khoảng cách kỳ vọng201.4.2.Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu22CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM KIỂM TOÁN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH232.1.Giới thiệu232.2.Lịch sử phát triển kiểm toán và trách nhiệm kiểm toán viên232.2.1.Lịch sử phát triển kiểm toán và trách nhiệm của kiểm toán viên trên bình diện quốc tế232.2.1.1.Giai đoạn trước năm 1840232.2.1.2.Giai đoạn từ năm 1840 1920232.2.1.3.Giai đoạn từ năm 1920 1960252.2.1.4.Giai đoạn từ năm 1960 1990262.2.1.5.Giai đoạn từ cuối thập niên 1990 đến nay282.2.2.Lịch sử phát triển kiểm toán độc lập và những thay đổi trách nhiệm kiểm toán viên tại Việt Nam322.2.2.1. Giai đoạn năm 19942011322.2.2.2. Giai đoạn từ năm 2012 đến nay352.3.Thực trạng AEG ở Việt Nam412.3.1.Khoảng cách kỳ vọng hợp lý tại Việt Nam412.3.2.Khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán432.3.3.Khoảng cách chất lượng hoạt động kiểm toán442.4.Khái quát về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)452.4.1.Lịch sử hình thành Hiệp định TPP452.4.2 Những nội dung cơ bản của Hiệp định TPP472.4.3. Tác động của TPP đến đến nhận thức của nhà đầu tư đối với nghề nghiệp kiểm toán492.5.Kết luận50CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU503.1.Giới thiệu503.2.Phương pháp nghiên cứu.503.3.Quy trình nghiên cứu.503.3.1.Thiết kế bảng khảo sát503.3.2.Đối tượng khảo sát563.3.3.Khung chọn mẫu và kích thước mẫu563.3.4.Phương pháp chọn mẫu573.4.5.Thực hiện khảo sát573.4.6.Quy trình phân tích dữ liệu583.5. Kết luận61CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU624.1.Giới thiệu624.2.Xác định trách nhiệm KTV cấu thành nên khoảng cách kỳ vọnghiện thực624.2.1.Trách nhiệm KTV Thành phần khoảng cách hợp lý624.2.1.1.Trách nhiệm KTV nên thực hiện624.2.1.2.Trách nhiệm hợp lý của KTV674.2.2.Trách nhiệm KTV Thành phần khoảng cách hiện thực.724.2.2.1.Trách nhiệm hiện hành của KTV724.2.2.2.Đánh giá kết quả công việc của kiểm toán viên784.3.Xác định tồn tại các thành phần cấu thành AEG814.3.1.Khoảng cách kỳ vọng hợp lý.824.3.2.Khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực844.3.3.Khoảng cách tăng cường trách nhiệm của KTV86CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý885.1.Giới thiệu885.2.Kết quả chính885.2.1.Kết quả xác định trách nhiệm kiểm toán viên cấu thành AEG885.2.2.Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các nhóm khảo sát đối với các TNKT cấu thành nên AEG895.3.Kết luận và hàm ý895.4.Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo91DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO92 DANH MỤC BẢNGBảng 2.1. Quy định trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập.33Bảng 2.2. Trách nhiệm kiểm toán viên độc lập giai đoạn hiện nay39Bảng 3.1. Câu hỏi khảo sát AEG52Bảng 3.2. Nội dung và thang đo khảo sát55Bảng 3.3. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá60Bảng 4.1. Kỳ vọng về trách nhiệm kiểm toán đối với kiểm toán viên64Bảng 4.2. Kết quả nhận thức trách nhiệm hiện hành73Bảng 4.3. Trách nhiệm KTV cấu thành khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực 77Bảng 4.4. Mức độ hoàn thành trách nhiệm cấu thành khoảng cách tăng cường trách nhiệm80Bảng 4.5. Phân tích Mean Witney U sự khác biệt trong kỳ vọng giữa hai nhóm về trách nhiệm kiểm toán kiểm toán viên cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng hợp lý83Bảng 4.6. Phân tích Mean Witney U sự khác biệt trong đánh giá các trách nhiệm kiểm toán cấu thành nên khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực.85Bảng 4.7. Phân tích Mean Witney U sự khác biệt trong nhận thức các trách nhiệm kiểm toán cấu thành nên khoảng cách tăng cường trách nhiệm.87DANH MỤC HÌNHHình 1.1. Mô hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng của Porter9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTAEG: Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán hoặc khoảng cách kỳ vọng – hiện thực BCTC: Báo cáo tài chínhBCKT: Báo cáo kiểm toán KTV: Kiểm toán viên NĐT: Nhà đầu tưTNKT: Trách nhiệm kiểm toánVSA: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ISA: Chuẩn mực kiểm toán quốc tế. PHẦN GIỚI THIỆU1.Vấn đề nghiên cứuKhoảng cách kỳ vọng kiểm toán (AEG) được biết đến trong lịch sử phát triển kiểm toán từ hàng trăm năm trước nhưng khái niệm này chỉ được đề cập đến trong các nghiên cứu hàn lâm từ năm 1974 bởi Liggo. Kể từ thời điểm đó, nghiên cứu AEG bùng nổ không chỉ với các học giả, nhà nghiên cứu mà còn bao gồm cả giới hành nghề. Phạm vi khảo sát AEG không chỉ bó hẹp trong biên giới quốc gia mà mở rộng sang các châu lục khác nhau. Thoạt đầu, bất cứ ai quan tâm hoặc có chút hiểu biết về kiểm toán đều cho rằng, AEG luôn tồn tại bởi chúng phụ thuộc vào nhận thức, quan điểm, mong muốn của mỗi cá nhân dưới các góc nhìn khác nhau. Vậy, nghiên cứu AEG nhằm mục đích gì?. Rõ ràng, AEG không phải là một khái niệm phức tạp hay hàm chứa nhiều bí mật tiềm ẩn cầm phải khám phá. Tuy nhiên, việc ngày càng nhiều các công ty, tập đoàn đa quốc gia trên thế giới sụp đổ cũng có một phần trách nhiệm của các công ty kiểm toán và một phần trách nhiệm do người sử dụng BCKT đặt niềm tin quá mức vào kết quả kiểm toán và trách nhiệm của KTV. Theo đó, sự xuất hiện AEG gây phương hại nhiều hơn đến nghề nghiệp kiểm toán. Để hạn chế tác động tiêu cực này, nhiều nghiên cứu thực nghiệm về AEG nhằm mục đích cung cấp bằng chứng xác thực và tin cậy chỉ ra những tiêu chuẩn, yêu cầu, nguyên tắc mà các bên liên quan phải tuân thủ, chẳng hạn, đâu là trách nhiệm hợp lý KTV phải thực hiện, và ngược lại, trách nhiệm nào được công chúng kỳ vọng nhưng KTV không thể thực hiện hoặc thực hiện không khả thi. Rộng hơn, kết quả nghiên cứu AEG sẽ đóng góp những chỉ dấu định hình xu hướng phát triển của nghề nghiệp kiểm toán, chẳng hạn mở rộng hoặc tăng cường trách nhiệm của KTV hay nâng cao chất lượng kiểm toán. Trong xu thế toàn cầu hóa, mức độ yêu cầu hay mong đợi luôn thay đổi nhanh chóng theo những xu hướng nhất định nhưng cũng luôn tồn tại những khác biệt đến từ môi trường kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. Vì vậy, tổng kết các nghiên trên thế giới và khảo sát thực nghiệm AEG ở Việt Nam sẽ rất hữu ích và cần thiết trong bối cảnh chưa có nhiều các nghiên cứu về chủ đề này, đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào xác định các thành phần cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng hiện thực kiểm toán và khẳng định khác biệt trong nhận thức và kỳ vọng giữa các nhóm đối tượng khảo sát ở Việt Nam.Kết quả nghiên cứu AEG không những đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm để củng cố lý thuyết về AEG mà còn giúp cho các nhà hoạch định chính sách, tổ chức nghề nghiệp tiến hành xây dựng, hỗ trợ nguồn lực để thu hẹp AEG, qua đó gúp duy trì và nâng cao uy tín và danh tiếng của nghề nghiệp kiểm toán độc lập. Bên cạnh đó, việc Việt Nam tiếp tục mở rộng hợp tác, đầu tư song phương và đa phương, tham gia ký kết nhiều hiệp định thuế quan, thương mại chẳng hạn như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, một mặt vừa tạo cơ hội mới cho việc hợp tác, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kỹ năng phát triển kiểm toán từ các quốc gia phát triển trên thế giới nhưng mặt khác vừa tạo áp lực, sức ép cạnh tranh từ môi trường bên ngoài đối với nghề nghiệp kiểm toán ở Việt Nam.2.Mục tiêu nghiên cứuXuất phát từ khoảng trống trong lý thuyết về AEG và sự cần thiết phải tìm hiểu xác định AEG ở Việt Nam, đề tài gồm hai mục tiêu chính sau:(1)Xác định các yếu tố cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng hiện thực kiểmtoán.(2)Khẳng định tồn tại khoảng cách kỳ vọng – hiện thực và nguyên nhânđóng góp.3.Câu hỏi nghiên cứu.Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, câu hỏi nghiên cứu được đề xuất:Q1: Người sử dụng BCKT kỳ vọng những TNKT nào mà KTV nên thực hiện và kỳ vọng bất hợp lý đối với những TNKT nào?;Q2: Người sử dụng BCKT nhận thức (hiểu biết) về các TNKT được quy định hiện hành như thế nào? Q3: Đánh giá của hai nhóm trên về kết quả thực hiện các TNKT hiện nay như thế nào?;Trên cơ sở xác định được trách nhiệm cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng hiện thực, câu hỏi nghiên cứu được đề xuất nhằm đạt được mục tiêu thứ ha là:Q4: Liệu có tồn tại tồn tại những khác biệt trong nhận thức, đánh giá và kỳ vọng của KTV và người sử dụng BCKT là NĐT về các trách nhiệm cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng hiện thực trong kiểm toán BCTC ở Việt Nam và nguyên nhân nào đóng góp hình thành nên khoảng cách kỳ vọng kiểm toán này?.4.Mô hình nghiên cứu của PorterMô hình AEG sử dụng trong nghiên cứu này là của Porter (1993, 2012). Theo đó, AEG còn được gọi là khoảng cách kỳ vọng hiện thực được cấu thành từ ba thành phần chính (i) khoảng cách kỳ vọng hợp lý; (ii) khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực và (iii) khoảng cách tăng cường trách nhiệm. Ưu điểm của mô hình này đã phân loại chi tiết từng bộ phận cấu thành nên AEG nhằm giúp đo lường được mức độ đóng góp của mỗi thành phần tạo nên AEG như thế nào khi thực hiện khảo sát và qua đó đề xuất giải pháp phù hợp để thu hẹp khoảng cách này về mặt lý thuyết và trên phương diện thực tiễn.5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứuDo đề tài nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, vì vậy, người sử dụng BCKT và KTV sẽ là đối tượng khảo sát chính được lựa chọn trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, người sử dụng BCKT có phạm vi rộng, vì vậy đề tài sẽ chỉ chọn nhóm NĐT – người sử dụng kết quả kiểm toán có lợi ích tài chính trực tiếp để khảo sát.6.Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu định lượng qua khảo sát KTV và NĐT thông qua phỏng vấn trực tiếp và gửi phiếu khảo sát qua mail. Khung chọn mẫu khảo sát được thiết kế gồm (i) danh sách liệt kê các công ty kiểm toán độc lập đăng ký hành nghề trong năm 2014 trên trang Web của Hội Kế toán Kiểm toán Việt Nam đối với KTV và (ii) danh sách liệt kê các công ty niêm yết và các công ty đại chúng (bao gồm các doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối) đối với NĐT. Kích thước mẫu 110 mẫu khảo sát cho hai nhóm, trung bình 55 mẫu theo từng nhóm. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất được lựa chọn do đặc thù phân bố mẫu không đồng đều (KTV và NĐT). Thời gian khảo sát từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 1 năm 2015. Bảng câu hỏi khảo sát kế thừa một phần từ nghiên cứu của Porter et al (2012) có chỉnh sửa cho phù hợp môi trường kinh doanh Việt Nam. Phân tích thống kê phi tham số Mean –Whitney U sử dụng để kiểm định sự khác biệt trong nhận thức, quan điểm và kỳ vọng đánh giá giữa hai nhóm đối tượng khảo sát là KTV và NĐT.7.Đóng góp mới của Đề tàiVề mặt lý thuyết:+ Thứ nhất, đề tài xác định được các trách nhiệm cấu thành nên từng bộ phận của khoảng cách kỳ vọng – hiện thực kiểm toán gồm khoảng cách hợp lý, khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực, khoảng cách tăng cường trách nhiệm.+ Thứ hai, cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm bổ sung lý thuyết về khoảng cách kỳ vọng – hiện thực kiểm toán ở Việt Nam, qua đó, đi đến khẳng định rằng, AEG luôn tồn tại giữa KTV và người sử dụng BCKT;Về mặt ứng dụng:+ Thứ nhất, Đề tài chỉ ra được thực trạng phát triển nghề nghiệp kiểm toán ở Việt Nam hiện nay, xác định và phân loại các trách nhiệm kiểm toán hiện hành theo quy định;+ Thứ hai, việc chỉ rõ được các trách nhiệm cấu thành nên từng bộ phận của khoảng cách kỳ vọng hiện thực kiểm toán giúp xác định được các giải pháp cụ thể để thu hẹp khoảng cách này nhằm nâng cao hơn nữa khả năng của nghề nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam. 8.Cấu trúc của Đề tàiNgoài phần giới thiệu, Đề tài nghiên cứu gồm năm chương, trình bày theo thứ tự và nội dung chính sau đây:Phần giới thiệu: Sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp cũng như ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài.Chương 1 Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến AEG.Tổng quan các nghiên cứu trước trên thế giới và ở Việt Nam, kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Từ đó, chỉ ra khoảng trống lý thuyết mà đề tài sẽ tập trung giải quyết.Chương 2 Tổng quan về trách nhiệm kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC.Đầu tiên Chương này tìm hiểu lịch sử phát triển kiểm toán gắn liền với những thay đổi về trách nhiệm của KTV trên thế giới. Tiếp đến, khái quát hóa sự phát triển kiểm toán độc lập ở Việt Nam trên cơ sở những thay đổi về quy định đối với trách nhiệm của KTV. Cuối cùng, tìm hiểu thực trạng AEG trên thế giới và ở Việt Nam.Chương 3 Phương pháp nghiên cứuChương này, mô tả nguồn dữ liệu, quy trình ghi chép và phân tích dữ liệu cho từng bước nghiên cứu định lượng.Chương 4 Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứuChương này sử dụng để phân tích và thảo luận kết quả khảo sát AEG ở ViệtNam.Chương 5 Kết luận và một số gợi ý chính sách thu hẹp khoảng cách kỳ vọngkiểm toán ở Việt Nam. CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN1.1.Giới thiệuĐầu tiên Chương này giới thiệu lý thuyết chung về AEG được chấp thuận phổ biến. Tiếp đến, tổng kết các nghiên cứu trước liên quan đến AEG trên thế giới và ở Việt Nam. Cuối cùng, tổng hợp những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại trong các nghiên cứu trước nhằm mục đích chỉ ra khoảng trống lý thuyết cần tiếp tục nghiên cứu.1.2.Lý thuyết về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán1.2.1.Khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toánKhái niệm “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” được Liggio (1974, 27) sử dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực kiểm toán và được định nghĩa là sự khác biệt trong nhận thức về kết quả công việc KTV nên thực hiện giữa người sử dụng BCKT được kiểm toán và chính các KTV. Tuy nhiên, nếu đo lường nhận thức về kết quả thực hiện ngay cả những trách nhiệm mà người sử dụng BCKT hình dung (mong đợi) KTV thực hiện thì sẽ không chính xác vì họ ghi nhận những kết quả mà KTV chưa thực hiện. Chính vì vậy, vào năm 1978, Uỷ ban về Trách nhiệm Kiểm toán viên (Commission on Auditors‟ Responsibility – gọi tắt theo tên người đứng đầu Ủy ban Cohen) của Hội Kế toán viên công chứng Hoa kỳ (AICPA) đã định nghĩa AEG là “khoảng cách giữa một bên là những gì mà công chúng đòi hỏi và mong muốn KTV phải thực hiện và một bên là những gì KTV có thể thực hiện một cách hợp lý (CAR 1978, xi). Trong đó, người sử dụng BCKT được thay bằng công chúng hay xã hội nói chung. Nếu như cơ sở cho việc đo lường nhận thức về nhiệm vụ mà KTV phải thực hiện một cách hợp lý dựa trên tỷ lệ phản hồi chung của xã hội thì nghiên cứu của Guy Sullivan (1988), đề cập cụ thể hơn quan điểm khác biệt đối với trách nhiệm của KTV thông qua quan điểm riêng của hai nhóm (i) công chúng và (ii) chính các KTV: “Khoảng cách kỳ vọng là những gì công chúng tin là thuộc trách nhiệm của KTV và những gì KTV tin là thuộc trách nhiệm của mình”. Năm 1992, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) cũng có định nghĩa tương tự.Không chỉ dừng lại dưới góc độ trách nhiệm KTV, AEG không chỉ liên quan đến kỳ vọng về TNKT của KTV mà còn xuất hiện do những khác biệt trong nhận thức về các thông điệp truyền tải trên BCKT (hình thức và thuật ngữ sử dụng trong BCKT – còn được gọi là khoảng cách thông tin trong BCKT). Cũng trong thời gian này, một số nghiên cứu được công bố cũng cố gắng khái quát hóa định nghĩa này chẳng hạn Jennings et al (1993, 489) xác định khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là sự khác biệt giữa những gì công chúng kỳ vọng từ nghề nghiệp kiểm toán và những gì mà nghề nghiệp kiểm toán thực sự có thể cung cấp. Mặc dù vậy, các nghiên cứu này đều khẳng định rằng khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tồn tại do có những quan điểm và niềm tin khác biệt giữa công chúng và KTV đối với nghề nghiệp kiểm toán nói chung và KTV nói riêng nhưng chưa nghiên cứu nào xác định được đầy đủ các yếu tố cấu thành và đo lường mức độ khoảng cách này.Poter (1993, 50), trong bài báo công bố kết quả nghiên cứu được tiến hành năm 1988 tại New Zealand, đã bình luận rằng định nghĩa của (Liggio 1974) và (CAR 1978) quá hẹp và không khả thi trong thực tiễn kiểm toán khi chúng không đề cập đến khả năng KTV không thể đáp ứng được kỳ vọng quá mức của công chúng (Liggio 1974) và kỳ vọng hợp lý của công chúng (CAR 1978). Theo đó, Poter cho rằng tên gọi “khoảng cách kỳ vọng hiện thực” sẽ phù hợp hơn. Tiếp đến, Power (1998) còn bổ sung thêm nhận định này bằng ý kiến bình luận khi cho rằng khoảng cách kỳ vọng có nguồn gốc từ một “khớp nối lỏng lẻo” giữa việc lý tưởng hóa nghề nghiệp kiểm toán và thực tế kiểm toán.Hiện nay, một số cơ quan, tổ chức kế toán, kiểm toán và nhiều nhà nghiên cứu cũng cung cấp các định nghĩa của họ nhưng vẫn cho thấy ít sự đồng thuận về định nghĩa và ý nghĩa của các khái niệm này (Koh Woo 1998; Ojo 2006). Nguyên nhân do các nhà nghiên cứu có quan điểm khác nhau về vai trò kiểm toán và họ đã xem khoảng cách kỳ vọng kiểm toán chính là khoảng cách giữa vai trò nhận thức kiểm toán, chẳng hạn, khoảng cách này tồn tại do sự thiếu hiểu biết hoặc quan niệm sai lầm về vai trò hoặc các chức năng của một cuộc kiểm toán (Liggio, 1974;. Jennings et al 1993; Monroe Woodliff 1993; McEnroe Marteens 2001; Power 1998)Mặc dù vậy, so với các định nghĩa trước đó và các định nghĩa sau này, định nghĩa của Porter (1993) được đánh giá là có cơ sở khoa học hơn khi đã chỉ ra các thành phần và cấu trúc tạo nên khoảng cách này cũng như phương pháp lượng hóa chúng. Ngoài ra, định nghĩa của Porter có tính đến khả năng thực hiện không tốt của các KTV, trách nhiệm chung của các tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước cũng như kỳ vọng hợp lý hoặc không hợp lý của người sử dụng.1.2.2.Mô hình cấu trúc của AEGMô hình cấu trúc của AEG của Porter (1993) có hai thành phần chính (Hình 1.1) và các thành phần được định nghĩa như sau:(1)Khoảng cách hợp lý được định nghĩa là sự khác biệt giữa kỳ vọng của công chúng đối với KTV và kỳ vọng hợp lý của công chúng đối với KTV. Trong đó, kỳ vọng của công chúng được xem là hợp lý nếu đáp ứng được tiêu chuẩn chi phílợi ích và(2)Khoảng cách hiện thực được định nghĩa là sự khác biệt giữa kỳ vọng hợp lý của công chúng đối với KTV và nhận thức của công chúng về kết quả thực hiện của KTV. Trong đó, khoảng cách hiện thực gồm hai thành phần:Khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực (chuẩn mực hạn chế): khoảng cách giữa kỳ vọng hợp lý của công chúng đối với KTV và nhiệm vụ hiện tại của KTV theo chuẩn mực nghề nghiệp và quy định liên quan . Theo đó, khoảng cách này tồn tại khi thiếu các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định liên quan đối với những trách nhiệm mà KTV có thể thực hiện được một cách hợp lý (chuẩn mực hợp lý).Khoảng cách tăng cường trách nhiệm (kết quả hạn chế): khoảng cách giữa nhiệm vụ hiện tại của KTV theo quy định và kết quả thực hiện của KTV công chúng nhận thức. Theo đó, khoảng cách này tồn tại khi KTV không tuân thủ đầy đủ các quy định và chuẩn mực nghề nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình dưới góc nhìn của công chúng.Trong Hình 1.1, AEG chính là khoảng cách từ A đến D biểu hiện sự khác biệt giữa nhận thức của công chúng đối với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của KTV và kỳ vọng của xã hội đối với trách nhiệm của KTV. Điểm B chỉ trách nhiệm hiện tại của KTV và điểm C cho biết trách nhiệm KTV được công chúng kỳ vọng một cách hợp lý. Phạm vi từ C đến D đại diện cho các kỳ vọng của công chúng vượt qua các tiêu chuẩn quy định hiện nay. Khoảng cách này được gọi là khoảng cách bất hợp lý. Phạm vi từ A đến C đại diện cho kỳ vọng hợp lý của xã hội đối với kết quả thực hiện của KTV.Hình 1.1. Mô hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng của Porter 1.3.Các nghiên cứu trước về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.1.3.1.Các nghiên cứu trên thế giới về khoảng cách kỳ vọng.Ban đầu, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích khám phá khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán qua việc kiểm tra sự tồn tại, các thành phần, nguyên nhân và phương pháp xác định và đo lường khoảng cách này (AICPA1 1978; Humphrey et al. 1993; Porter 1993). Gần đây, phần lớn các nghiên cứu chuyển hướng sang tìm hiểu đặc điểm của các yếu tố cấu thành nên khoảng cách này trong từng hoàn cảnh hoặc môi trường kinh doanh khác biệt. Chúng bao gồm Lee (1970); Humphrey et al. (1993); Baron et al (1977), Lowe (1994); Epstein Geiger (1994) và McEnroe Martens (2001) ở Hoa Kỳ; Beck (1973), Monroe Woodliff (1994) và Gay et al (1997) ở Australia; Low et al. (1988), De Martinis et al. (2000) và Best et al. (2001) ở Singapore; Lin Chen (2004) ở Trung Quốc; Fadzly Ahmed (2004) và Lee et al (2007) ở Malaysia; Haniffa Hudaib (2007) ở A Rập; Dixon et al. (2006) ở Ai Cập; Sidani et al (2007) ở Lebanon. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng có rất ít sự đồng thuận đối với ý nghĩa của khái niệm khoảng cách kỳ vọng (Koh Woo, 1998; Ojo, 2006). Tổng hợp kết quả nghiên cứu tại một số quốc gia tại các khu vực khác nhau, cụ thể:Ở Anh, Lee (1970) là người đầu tiên thực hiện nghiên cứu về AEG vào năm 1970. Ông đã khảo sát các KTV (chủ phần hùn, KTV), khách hàng kiểm toán (giám đốc, thư ký, kế toán) và các bên liên quan khác để xác định ý kiến của họ về mục tiêu kiểm toán. Đối tượng tham gia được yêu cầu lựa chọn đâu là mục tiêu kiểm toán từ 13 mục tiêu kiểm toán được định nghĩa trước theo ba nhóm gồm các mục tiêu được tán thành, còn hiệu lực, các mục tiêu đã tồn tại trong lý thuyết kiểm toán (Lee 1970, 295). Kết quả nghiên cứu cho thấy:(i)Trên 80% số người được khảo sát từ mỗi nhóm (KTV, khách hàng kiểm toán và bên liên quan khác) cho rằng, mục tiêu kiểm toán là:Phát hiện gian lận và sai sót trọng yếu trong công ty;1 American Institute of Certified Public Accountant Đảm bảo khách hàng kiểm toán tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật;Xác minh tính chính xác của sổ sách kế toán; vàTrình bày ý kiến về sự trung thực và hợp lý của BCTC.(ii)Từ 50%80% người được được khảo sát từ mỗi nhóm cho rằng mục tiêu kiểm toán bao gồm:Ngăn ngừa gian lận và sai sót trọng yếu trong công ty;Thực hiện nghĩa vụ quyết toán thuế cho khách hàng;Tư vấn quản lý cho khách hàng;Kiểm tra và trình bày ý kiến về sự phù hợp và hữu hiệu trong hoạt động của khách hàng.Mặc dù có khá nhiều mục tiêu kiểm toán được liệt kê trong bảng khảo sát được người khảo sát tin rằng đó là mục tiêu kiểm toán (813), trong số đó, nhiều mục tiêu kiểm toán không phù hợp, đảm bảo tính khả thi hoặc hoặc vượt quá khả năng thực hiện của KTV nhưng mục tiêu này thường được xác nhận bởi bên liên quan khác. Điều này cho thấy, tồn tại AEG (khoảng cách hợp lý) giữa người sử dụng BCKT và các KTV. Bên cạnh đó, nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy, hầu như không có sự khác biệt giữa hiểu biết về mục tiêu kiểm toán của KTV so với các nhóm khảo sát còn lại. Chính ông đã bình luận rằng “thật đáng thất vọng KTV cũng đã biểu lộ niềm tin vào kiểm toán như những sai lệch được nhận thấy bên ngoài” (Lee 1970, 296).Hai thập kỷ sau nghiên cứu của Lee (1970), Humphrey et al (1993) đã tiến hành khảo sát đối với KTV, KHKT và người sử dụng BCKT hay còn được gọi nhóm có lợi ích (nhà phân tích đầu tư, ngân hàng và ký giả tài chính) ở Anh vào năm 1990 về trách nhiệm KTV, mục tiêu kiểm toán và kết quả kiểm toán. Bảng khảo sát gồm 54 câu hỏi được phân loại thành hai nhóm gồm 35 câu hỏi khảo sát liên quan đến trách nhiệm hiện tại, trách nhiệm mong đợi của KTV, mục tiêu và quy trình kiểm toán và 19 câu hỏi khảo sát liên quan đến kết quả kiểm toán của KTV. Người được phỏng vấn được yêu cầu lựa chọn mức độ đồng ý trên thang đo 7 điểm. Tổng số có 2.445 phiếu khảo sát được gửi tới các kế toán viên công chứng (còn được gọi là KTV tại một số quốc gia khác), KHKT (giám đốc tài chính), nhóm có lợi ích. Có 935 bảng khảo sát không được phản hồi (tỷ lệ không phản hồi là 38%). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cụ thể:(i)Trách nhiệm KTV và hiểu biết về mục tiêu, quy trình kiểm toán: Tồn tại AEG giữa KTV, khách hàng kiểm toán và các bên liên quan khác đối với các nhận định:Có quá nhiều kỳ vọng từ cộng đồng NĐT đối với TNKT của KTV (Tỷ lệ đồng ý đối với 3 nhóm lần lượt là 82%, 73%, 33%) (Humphrey et al 1993, 399);KTV không hiểu các vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp và KTV phải báo cáo hiệu quả quản lý tới các cổ đông;Mọi gian lận trọng yếu trong khách hàng kiểm toán phải được phát hiện;Bất cứ sai sót trong quản lý của khách hàng kiểm toán cũng phải được báo cáo đầy đủ tới cấp quản lý phù hợp;BCKT phải phải cung cấp những đánh giá hợp lý về tình hình tài chính công tyNhững khác biệt được phát hiện trong kết quả khảo sát 35 câu hỏi cung cấp bằng chứng đi đến kết luận rằng “Trong mọi trường hợp, KTV có thể biết được vai trò hạn chế của mình nhiều hơn so với giám đốc tài chính và các các nhóm lợi khác”. Ngoài ra, phát hiện trong khảo sát này cũng thừa nhận rằng, không tồn tại sự khác biệt liên quan đến hiểu biết về chức năng kiểm toán ở Anh tương tự nghiên cứu của Lee (1970).(ii)Liên quan đến kết quả công việc kiểm toán: Tồn tại khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của KTV xếp theo mức độ khác biệt giảm dần:Có 86% KTV cho rằng họ đã thành công nhưng chỉ có 58% kế toán viên, 29% giám đốc tài chính, 20% các bên liên quan khác đồng ý với nhận định “KTV có thành công trong việc đối phó với rủi ro do gian lận”; Tồn tại khác biệt trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của KTV trên các khía cạnh: xác định trọng yếu, rủi ro, thiết kế các thủ tục kiểm toán, đảm bảo tính khách quan. Trong đó, KTV luôn đánh giá mức độ hoành thành công viêc của mình cao hơn so với các nhóm còn lại. Như vậy, tồn tại quan điểm khác trong đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của KTV và đây cũng là nguyên nhân cấu thành nên “khoảng cách hiện thực”.Porter et al (2004) thực hiện nghiên cứu đối chiếu qua khảo sát khoảng cách kỳ vọng – hiện thực ở UK và NZ năm 1999 nhằm (1) xác định các thành phần cấu thành, cấu trúc và mức độ khoảng cách kỳ vọng hiện thực kiểm toán ở NZ và UK trong năm 1999; (2) so sánh khoảng cách kỳ vọng hiện thực giữa hai quốc gia; (3) so sánh sự thay đổi khoảng cách kỳ vọng hiện thực ở NZ giai đoạn năm 1989 1999. Đối tượng khảo sát bao gồm 4 nhóm: KTV, KHKT, nhóm có lợi ích thuộc cộng đồng tài chính và nhóm có lợi ích không thuộc cộng đồng tài chính. Bảng câu hỏi gồm 51 câu hỏi khảo sát tương ứng với 51 TNKT được đề xuất ở cả hai quốc gia. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:(1)Có 3 thành phần cấu thành nên AEG (i) khoảng cách hợp lý; (ii) khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực (iii) khoảng cách tăng cường TNKT ở cả hai quốc gia;(2)Năm 1999, có sự tương đồng rõ rệt về các TNKT cấu thành nên các thành phần của khoảng cách kỳ vọng hiện thực ở hai quốc gia này. Mức độ khác biệt nhỏ hơn 2%. Tuy nhiên, có sự khác biệt về khoảng cách tương ứng với từng thành phần.Cấu trúc và mức độ khoảng cách: Khoảng cách tăng cường trách nhiệm, khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực, khoảng cách hợp lý đóng góp tương ứng 8%, 42% và 50% khoảng cách này ở UK và 6%, 41% và 53% ở NZ. TNKT cấu thành nên các thành phần này tương ứng là 23, 10 và 7 TNKT ở UK; 18, 14, 5 TNKT ở NZ.(3)Năm 1989, ở NZ khoảng cách tăng cường trách nhiệm, khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực, khoảng cách hợp lý đóng góp tương ứng 11%, 58% và 31%. Đến năm 1999, các thành phần này thay đổi đáng kể, kết quả công việc của KTV đã cải thiện giảm từ 11% xuống 6%, khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực giảm xuống từ 58% xuống 41% nhưng kỳ vọng không hợp lý của công chúng tăng lên dẫn tới khoảng cách hợp lý nới rộng từ 31% lên 53%.Tại Hoa Kỳ, Baron et al (1977) khảo sát nhận thức của KTV và người sử dụng BCKT về trách nhiệm KTV trong việc phát hiện sai sót trọng yếu, hoạt động bất thường và các hành vi không tuân thủ pháp luật. Kết quả cho thấy, người sử dụng BCKT kỳ vọng KTV chịu trách nhiệm phát hiện và công bố các hoạt động bất thường và hành vi không tuân thủ pháp luật cao hơn so với KTV kỳ vọng họ sẽ thực hiện. Đặc biệt, người sử dụng BCKT có thể giúp KTV nâng cao trách nhiệm để phát hiện và công bố các dấu hiệu bất thường và hành vi bất hợp pháp hơn là tự bản thân KTV tin mình có thể thực hiện. Tiếp theo nghiên cứu Baron et al.(1977), Lowe (1994) và Epstein Geiger (1994) đã tiến hành hai cuộc khảo sát độc lập nhau ở Hoa Kỳ để đo lường mức độ kỳ vọng giữa KTV và người sử dụng BCKT. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, người sử dụng BCKT mong đợi nghề nghiệp kiểm toán cung cấp nhiều giá trị hơn là những gì mà KTV tin rằng họ có thể cung cấp Lowe (1994) và NĐT trông đợi mức độ đảm bảo BCTC không chứa đựng gian lận và sai sót ở mức cao hơn so với mức độ mà KTV có thể cung cấp. Kết quả tương tự cũng được phát hiện trong nghiên cứu của McEnroe Martens (2001) và ông kết luận rằng tồn tại khoảng cách hợp lý theo phân loại các thành phần khoảng cách trong nghiên cứu của Porter (1993).Tại Úc, Beck (1973) đã tiến hành khảo sát ở Úc vào năm 1972,với mục tiêu tương tự như nghiên cứu của Lee (1970) ở Anh. Có 32 câu hỏi khảo sát liên quan đến kiểm toán, trong đó 15 câu hỏi liên quan đến luật kế toán và kiểm toán. Người tham gia đến từ hai ngành chính là công nghiệp khai khoáng và thương mại. Họ được yêu cầu cung cấp mức độ đồng ý hoặc liệu họ có chắc chắn với mỗi câu hỏi. Ông phát hiện ra rằng, dịch vụ kiểm toán mà các cổ đông kỳ vọng lớn hơn hơn nhiều so với hầu hết KTV nhận thức hợp lý hoặc có thể cung cấp được. Điển hình, người khảo sát muốn KTV đảm bảo rằng không còn gian lận trong công ty (93%), tình hình tài chính công ty lành mạnh (81%), việc quản lý của công ty là hữu hiệu (71%). Dựa trên các phát hiện của mình, Ông đã kết luận rằng các cổ đông ở Úc trong năm 1972 nhận được mức độ đảm bảo phi lý từ kết quả kiểm toán trên phạm vi rộng khắp.Monroe Woodliff (1994) kiểm tra sự tồn tại và bản chất AEG và liệu rằng sự thay đổi từ ngữ trong BCKT có ảnh hưởng đến AEG giữa KTV và người sử dụng BCTC (kế toán, giám đốc, chủ nợ, các cổ đông và sinh viên thương mại) liên quan đến: trách nhiệm KTV, mức độ tin cậy của BCKT, triển vọng tương lai của KHKT trên cơ sở 22 câu hỏi khảo sát tương ứng với hai dạng BCKT (dạng cũ và dạng mới). Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại khoảng cách thông tin trên BCKT khi sử dụng các thuật ngữ khác nhau. Những thay đổi trong BCKT mới có ảnh hưởng quan trọng đến niềm tin về mục tiêu của một cuộc kiểm toán và trách nhiệm của KTV. Việc sửa đổi từ ngữ trong BCKT cũ giúp loại bỏ một vài sự khác biệt nhưng cũng tạo ra một vài khác biệt mới về niềm tin đối với các thông điệp được truyền tải từ BCKT. Kết quả khảo sát cũng cung cấp bằng chứng tồn tại AEG liên quan đến việc KTV phải có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện gian lận và hành vi bất hợp pháp. Ngoài ra, người sử dụng cũng mong đợi KTV thực hiện vai trò giám sát xã hội. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực (một thành phần cấu thành nên khoảng cách hiện thực trong nghiên cứu của Porter (1993)). Cuối cùng, ông kết luận rằng, những người có kinh nghiệm đầu tư, am hiểu về lĩnh vực tài chính, kiểm toán thường có kỳ vọng thấp hơn những người không có các đặc điểm này. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Gay et al (1997).Nghiên cứu của Schelluch Gay (2006) được tiến hành ở Úc nhằm mục đích khảo sát liệu tồn tại khoảng cách kỳ vọng liên quan đến khả năng dự báo tình hình tài chính đối của BCKT liên quan đến các nội dung (i) độ tin cậy của BCTC được kiểm toán; (ii) trách nhiệm của KTV và nhà quản lý; (iii) dự báo triển vọng tương lai của khách hàng kiểm toán. Đối tượng khảo sát gồm KTV, khách hàng kiểm toán (thư ký, kế toán viên) và người sử dụng BCKT (cổ đông). Phát hiện trong nghiên cứu này trái ngược với các nghiên cứu trước liên quan khi kết luận rằng, KTV nhận thức rằng khả năng dự báo thông tin tài chính trong BCKT cao hơn và họ cũng có trách nhiệm cao hơn so với nhận thức của các đối tượng khác. Niềm tin của các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi loại báo cáo phát hành của KTV và các đối tượng khảo sát có thể phân biệt rõ giữa mức độ đảm bảo được cung cấp bởi ý kiến đảm bảo khẳng định và phủ định của KTV. Tuy nhiên, dựa trên kết quả khảo sát, nhóm cổ đông tin rằng rằng, ý kiến phủ định của KTV trong báo cáo soát xét có thể làm cho người đọc lo lắng và có thể không đáp ứng yêu cầu của thị trường.Tại New Zealand, Porter (1993) đã tiến hành khảo sát lần đầu tiên vào năm 1989, nhằm xác định bản chất, các thành phần cấu thành khoảng cách kỳ vọng – hiện thực, cấu trúc và mức độ của chúng. Phương pháp nghiên cứu kế thừa một phần từ các nghiên cứu của Lee (1970) và Beck (1973). Điểm mới trong nghiên cứu này là cung cấp phương pháp xác định thành phần, cấu trúc và đo lường mức độ khoảng cách của từng bộ phận cấu thành nên AEG (khoảng cách hợp lý, khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực, khoảng cách tăng cường trách nhiệm) phù hợp hơn so với các nghiên cứu trước, qua đó, đề xuất giải pháp tổng thể để thu hẹp kỳ vọng của xã hội đối với nghề nghiệp kiểm toán, giảm sự phê bình và kiện tụng mà KTV đối mặt như hiện nay. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tồn tại AEG giữa KTV, nhà quản lý và người sử dụng BCKT (chuyên gia phân tích tài chính, chuyên gia kiểm toán, luật sư, ký giả tài chính và công chúng). Kỳ vọng bất hợp lý (khoảng cách hợp lý), hạn chế chuẩn mực (khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực) và kết quả hạn chế của KTV (khoảng cách tăng cường trách nhiệm) chiếm tương ứng 31%, 58% và 11%.Tại Trung Đông, kế thừa phương pháp nghiên cứu từ ba nghiên cứu trước gồm Schelluch et al 1996; Best et al 2001 và Fadzly Ahmad 2004, Dixon et al. 2006 đã khảo sát sự tồn tại của AEG giữa KTV và người sử dụng BCTC (nhân viên ngân hàng, nhà đầu tư) tại Ai Cập. Phát hiện trong nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại AEG đáng kể về trách nhiệm KTV trong việc (i) ngăn ngừa và phát hiện gian lận;(ii) trách nhiệm của KTV ghi chép, lưu trữ hồ sơ, sổ sách kế toán; (iii) trong việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán, (iv) đánh giá về sự phù hợp đối của hệ thống kiểm soát nội bộ và (vi) mức độ tin cậy và hữu ích của BCKT. Phát hiện về tồn tại AEG liên quan đến những nội dung này cũng phù hợp với nghiên cứu của (Schelluch 1996; Best et al 2001; Fadzly Ahmad 2004).Một nghiên cứu khác của Haniffa Hudaib (2007), tiến hành tại A Rập Saudi cũng cho kết quả tương tự với nghiên cứu của Dixon et al. (2006). Ngoài việc cung cấp bằng chứng tồn tại khoảng cách kỳ vọng, họ kết luận rằng, khoảng cách trách nhiệm” (thành phần khoảng cách theo phân loại của Porter (1993)) có nguồn gốc từ bốn yếu tố trong môi trường kiểm toán: chính sách, quy trình tuyển dụng, thể chế chính trị và luật pháp, các giá trị xã hội. Ngoài ra, kết quả phỏng vấn cho thấy ảnh hưởng của thể chế chính trị và văn hóa Đạo Hồi có tác động đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.Sidani et al (2007) nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán dựa trên nghiên cứu của Frank et al (2001). Đối tượng khảo sát là KTV và những người không phải KTV (thẩm phán, luật sư, quản lý ngân hàng, nhân viên môi giới...) ở Lebanon. Mục tiêu khảo sát nhằm khẳng định có tồn tại sự khác biệt giữa hai nhóm khảo sát trên liên quan đến (i) hiểu biết chung về kiểm toán; (ii) trách nhiệm của KTV và (ii) thái độ nhìn nhận về nghề nghiệp kiểm toán. Điểm mới của nghiên cứu này là bổ sung thêm thành phần khoảng cách thứ tư “khoảng cách tiềm ẩn” so với mô hình đề xuất của Porter (1993). Khoảng cách này phụ thuộc vào thái độ của người được khảo sát đối với nghề nghiệp kiểm toán. Phát hiện trong nghiên cứu này chỉ ra rằng tồn tại khác biệt đáng kể giữa hai nhóm liên quan đến các khía cạnh như hiểu biết chung về kiểm toán và trách nhiệm KTV, đặc biệt trách nhiệm KTV trong việc phát hiện gian lận nhưng không có khác biệt đối với ý kiến cho rằng KTV phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường tổn thất cho các cổ đông. Cả hai nhóm đều nhìn nhận nghề nghiệp kiểm toán ở mức không quan trọng như nhau. Kết luận chỉ ra trong nghiên cứu là có tồn tại khoảng cách hợp lý nhưng không có bằng chứng cho thấy tồn tại khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực và khoảng cách tăng cường trách nhiệm ở Lebanon như trong phát hiện của (Porter 1993).Tại Châu Á, Low et al. (1988) nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng giữa các KTV và các chuyên gia phân tích tài chính xoay quanh mục tiêu của công ty kiểm toán ở Singapore. Kết quả cho thấy cả hai nhóm đều có chung nhận thức rằng “mục tiêu kiểm toán truyền thống là xác minh và bày tỏ ý kiến về BCTC” như là một trong những mục tiêu tổng quát của kiểm toán. Tuy nhiên, phát hiện trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là rất đáng kể giữa các chuyên gia phân tích tài chính và KTV. Các chuyên gia tài chính tin rằng công ty kiểm toán ngoài việc trình bày ý kiến về BCTC thì thông qua kiểm toán còn phải cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính của công ty và KTV phải có trách nhiệm phát hiện và ngăn ngừa gian lận trong công ty được kiểm toán.Leung Chau (2001) đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá tác động sau khi chỉnh sửa BCKT tại Hồng Kông. Nghiên cứu kế thừa và mở rộng tiếp nghiên cứu của Hartherly et al (1991) trong việc lựa chọn đối tượng khảo sát (lựa chọn đối tượng khảo sát là các KTV và nhân viên ngân hàng thay vì sinh viên học MBA trong nghiên cứu của Hatherly et al (1991)). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng BCKT sau khi sửa đổi đạt được sự đồng thuận cao hơn giữa các KTV và các nhân viên ngân hàng so với trước khi sửa đổi và cũng phù hợp với nghiên cứu của Hartherly et al (1991). Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiết lộ tồn tại khoảng cách kỳ vọng trong việc hiểu và áp dụng các phương pháp, thủ tục kiểm toán, nhận thức mức độ hữu ích BCKT, trách nhiệm KTV trong việc phát hiện gian lận và thực hiện công việc kiểm toán phải bao quát hơn.Lin Chen (2004) xem xét AEG và các vấn đề liên quan đến kiểm toán tại Trung Quốc dựa trên nghiên cứu của Humphrey et al (1993) và Porter (1993). Bảng khảo sát được gửi bằng email với đối tượng khảo sát gồm KTV và người sử dụng BCTC (nhà đầu tư, chủ nợ, quan chức chính phủ, nhà quản lý và nhà nghiên cứu trong các viện nghiên cứu). Phát hiện trong nghiên cứu chi ra rằng, hầu hết đều đồng thuận với nhận định kiểm toán có vai trò tích cực trong nền kinh tế Trung Quốc trong việc nâng cao tính trung thực và mức độ độ tin cậy BCTC. Tuy nhiên, tồn tại khác biệt trong nhận thức đối với mục tiêu kiểm toán, trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận, trách nhiệm của KTV đối với bên thứ ba và vai trò quản lý của chính phủ tác động đến dịch vụ kiểm toán..Nghiên cứu cung cấp bằng chứng tồn tại AEG cũng được thực hiện tại Malaysia. Dựa trên Bảng câu hỏi của Best et al (2001) và Schelluch (1996), Fadzly Ahmad (2004) đã kiểm tra AEG giữa các KTV và người sử dụng BCKT bao gồm các nhân viên ngân hàng, các nhà đầu tư và nhà môi giới chứng khoán. Nghiên cứu này dựa trên lập luận cho rằng “khoảng cách hợp lý xuất hiện nếu tồn tại quan điểm khác biệt giữa KTV và người sử dụng BCKT”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, AEG tồn tại ở Malaysia, đặc biệt liên quan đến trách nhiệm của KTV. Trong đó, khoảng cách đáng kể nhất liên quan đến trách nhiệm của KTV trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận, lập BCTC và sổ sách kế toán cũng như trong vấn đề kiểm soát nội bộ.Để bổ sung cho các nghiên cứu của Fadzly Ahmad (2004), Lee et al (2007) đã tiến hành một nghiên cứu để điều tra nhận thức giữa các KTV, KHKT và nhóm lợi ích về các vấn đề liên quan đến AEG chưa được đề cập trong nghiên cứu Fadzly Ahmad (2004) gồm: tìm hiểu bản chất, thành phần cấu thành của AEG. Nghiên cứu cho thấy các KHKT và các nhóm lợi ích liên quan đặt kỳ vọng đối với trách nhiệm của KTV cao hơn nhiều so với nhận thức của KTV. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tồn tại ba thành phần khoảng cách trong nghiên cứu của Porter (1993).

i BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN TRONG NHẬN THỨC CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TPP Mã số: NGƯỜI THỰC HIỆN KHOA HỌC Chủ nhiệm: Thành viên: ii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC HÌNH iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv PHẦN GIỚI THIỆU 1 Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu .2 Câu hỏi nghiên cứu Mơ hình nghiên cứu Porter Đối tượng phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đóng góp Đề tài Cấu trúc Đề tài CHƯƠNG 1: .6 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN 1.1 Giới thiệu .6 1.2 Lý thuyết khoảng cách kỳ vọng kiểm toán 1.2.1 Khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn 1.2.2 Mơ hình cấu trúc AEG 1.3 Các nghiên cứu trước khoảng cách kỳ vọng kiểm toán .10 1.3.1 Các nghiên cứu giới khoảng cách kỳ vọng .10 1.3.2 Các nghiên cứu trước Việt Nam .19 1.4 Kết hạn chế từ nghiên cứu trước 20 1.4.1 Kết khảo sát khoảng cách kỳ vọng .20 1.4.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 22 CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM KIỂM TOÁN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 23 2.1 Giới thiệu 23 2.2 Lịch sử phát triển kiểm toán trách nhiệm kiểm toán viên 23 iii 2.2.1 Lịch sử phát triển kiểm toán trách nhiệm kiểm toán viên bình diện quốc tế 23 2.2.1.1 Giai đoạn trước năm 1840 23 2.2.1.2 Giai đoạn từ năm 1840 -1920 .23 2.2.1.3 Giai đoạn từ năm 1920 -1960 .25 2.2.1.4 Giai đoạn từ năm 1960 -1990 .26 2.2.1.5 Giai đoạn từ cuối thập niên 1990 đến 28 2.2.2 Lịch sử phát triển kiểm toán độc lập thay đổi trách nhiệm kiểm toán viên Việt Nam 32 2.2.2.1 Giai đoạn năm 1994-2011 .32 2.2.2.2 Giai đoạn từ năm 2012 đến 35 2.3 Thực trạng AEG Việt Nam .41 2.3.1 Khoảng cách kỳ vọng hợp lý Việt Nam 41 2.3.2 Khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán 43 2.3.3 Khoảng cách chất lượng hoạt động kiểm toán 44 2.4 Khái quát Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) .45 2.4.1 Lịch sử hình thành Hiệp định TPP 45 2.4.2 Những nội dung Hiệp định TPP 47 2.4.3 Tác động TPP đến đến nhận thức nhà đầu tư nghề nghiệp kiểm toán .49 2.5 Kết luận 50 CHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .50 3.1 Giới thiệu 50 3.2 Phương pháp nghiên cứu 50 3.3 Quy trình nghiên cứu 50 3.3.1 Thiết kế bảng khảo sát 50 3.3.2 Đối tượng khảo sát 56 3.3.3 Khung chọn mẫu kích thước mẫu 56 3.3.4 Phương pháp chọn mẫu .57 3.4.5 Thực khảo sát 57 3.4.6 Quy trình phân tích liệu 58 3.5 Kết luận 61 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62 iv 4.1 Giới thiệu 62 4.2 Xác định trách nhiệm KTV cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng-hiện thực 62 4.2.1 Trách nhiệm KTV - Thành phần khoảng cách hợp lý 62 4.2.1.1 Trách nhiệm KTV nên thực 62 4.2.1.2 Trách nhiệm hợp lý KTV .67 4.2.2 Trách nhiệm KTV - Thành phần khoảng cách thực 72 4.2.2.1 Trách nhiệm hành KTV 72 4.2.2.2 Đánh giá kết công việc kiểm toán viên 78 4.3 Xác định tồn thành phần cấu thành AEG .81 4.3.1 Khoảng cách kỳ vọng hợp lý 82 4.3.2 Khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực 84 4.3.3 Khoảng cách tăng cường trách nhiệm KTV 86 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý .88 5.1 Giới thiệu 88 5.2 Kết .88 5.2.1 Kết xác định trách nhiệm kiểm toán viên cấu thành AEG 88 5.2.2 Kết phân tích khác biệt nhóm khảo sát TNKT cấu thành nên AEG .89 5.3 Kết luận hàm ý 89 5.4 Hạn chế hướng nghiên cứu 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Quy định trách nhiệm kiểm toán viên độc lập .33 Bảng 2.2 Trách nhiệm kiểm toán viên độc lập giai đoạn 39 Bảng 3.1 Câu hỏi khảo sát AEG 52 Bảng 3.2 Nội dung thang đo khảo sát 55 Bảng 3.3 Tiêu chuẩn phương pháp đánh giá 60 Bảng 4.1 Kỳ vọng trách nhiệm kiểm toán kiểm toán viên 64 Bảng 4.2 Kết nhận thức trách nhiệm hành 73 Bảng 4.3 Trách nhiệm KTV cấu thành khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực 77 Bảng 4.4 Mức độ hoàn thành trách nhiệm cấu thành khoảng cách tăng cường trách nhiệm 80 Bảng 4.5 Phân tích Mean Witney U khác biệt kỳ vọng hai nhóm trách nhiệm kiểm toán kiểm toán viên cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng hợp lý 83 Bảng 4.6 Phân tích Mean Witney U khác biệt đánh giá trách nhiệm kiểm toán cấu thành nên khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực 85 Bảng 4.7 Phân tích Mean Witney U khác biệt nhận thức trách nhiệm kiểm toán cấu thành nên khoảng cách tăng cường trách nhiệm 87 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mơ hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng Porter DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AEG: Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán khoảng cách kỳ vọng – thực BCTC: Báo cáo tài BCKT: Báo cáo kiểm tốn KTV: Kiểm tốn viên NĐT: Nhà đầu tư TNKT: Trách nhiệm kiểm toán VSA: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ISA: Chuẩn mực kiểm toán quốc tế PHẦN GIỚI THIỆU Vấn đề nghiên cứu Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán (AEG) biết đến lịch sử phát triển kiểm toán từ hàng trăm năm trước khái niệm đề cập đến nghiên cứu hàn lâm từ năm 1974 Liggo Kể từ thời điểm đó, nghiên cứu AEG bùng nổ không với học giả, nhà nghiên cứu mà bao gồm giới hành nghề Phạm vi khảo sát AEG khơng bó hẹp biên giới quốc gia mà mở rộng sang châu lục khác Thoạt đầu, quan tâm có chút hiểu biết kiểm tốn cho rằng, AEG tồn chúng phụ thuộc vào nhận thức, quan điểm, mong muốn cá nhân góc nhìn khác Vậy, nghiên cứu AEG nhằm mục đích gì? Rõ ràng, AEG khơng phải khái niệm phức tạp hay hàm chứa nhiều bí mật tiềm ẩn cầm phải khám phá Tuy nhiên, việc ngày nhiều cơng ty, tập đồn đa quốc gia giới sụp đổ có phần trách nhiệm cơng ty kiểm tốn phần trách nhiệm người sử dụng BCKT đặt niềm tin mức vào kết kiểm toán trách nhiệm KTV Theo đó, xuất AEG gây phương hại nhiều đến nghề nghiệp kiểm toán Để hạn chế tác động tiêu cực này, nhiều nghiên cứu thực nghiệm AEG nhằm mục đích cung cấp chứng xác thực tin cậy tiêu chuẩn, yêu cầu, nguyên tắc mà bên liên quan phải tuân thủ, chẳng hạn, đâu trách nhiệm hợp lý KTV phải thực hiện, ngược lại, trách nhiệm công chúng kỳ vọng KTV thực thực không khả thi Rộng hơn, kết nghiên cứu AEG đóng góp dấu định hình xu hướng phát triển nghề nghiệp kiểm toán, chẳng hạn mở rộng tăng cường trách nhiệm KTV hay nâng cao chất lượng kiểm tốn Trong xu tồn cầu hóa, mức độ u cầu hay mong đợi ln thay đổi nhanh chóng theo xu hướng định tồn khác biệt đến từ môi trường kinh tế, trị xã hội khác Vì vậy, tổng kết nghiên giới khảo sát thực nghiệm AEG Việt Nam hữu ích cần thiết bối cảnh chưa có nhiều nghiên cứu chủ đề này, đặc biệt chưa có nghiên cứu xác định thành phần cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng - thực kiểm toán khẳng định khác biệt nhận thức kỳ vọng nhóm đối tượng khảo sát Việt Nam Kết nghiên cứu AEG khơng đóng góp thêm chứng thực nghiệm để củng cố lý thuyết AEG mà giúp cho nhà hoạch định sách, tổ chức nghề nghiệp tiến hành xây dựng, hỗ trợ nguồn lực để thu hẹp AEG, qua gúp trì nâng cao uy tín danh tiếng nghề nghiệp kiểm toán độc lập Bên cạnh đó, việc Việt Nam tiếp tục mở rộng hợp tác, đầu tư song phương đa phương, tham gia ký kết nhiều hiệp định thuế quan, thương mại chẳng hạn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, mặt vừa tạo hội cho việc hợp tác, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kỹ phát triển kiểm toán từ quốc gia phát triển giới mặt khác vừa tạo áp lực, sức ép cạnh tranh từ mơi trường bên ngồi nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết AEG cần thiết phải tìm hiểu xác định AEG Việt Nam, đề tài gồm hai mục tiêu sau: (1) Xác định yếu tố cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng - thực kiểm toán (2) Khẳng định tồn khoảng cách kỳ vọng – thực nguyên nhân đóng góp Câu hỏi nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, câu hỏi nghiên cứu đề xuất: Q1: Người sử dụng BCKT kỳ vọng TNKT mà KTV nên thực kỳ vọng bất hợp lý TNKT nào?; Q2: Người sử dụng BCKT nhận thức (hiểu biết) TNKT quy định hành nào? Q3: Đánh giá hai nhóm kết thực TNKT nào?; Trên sở xác định trách nhiệm cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng thực, câu hỏi nghiên cứu đề xuất nhằm đạt mục tiêu thứ là: Q4: Liệu có tồn tồn khác biệt nhận thức, đánh giá kỳ vọng KTV người sử dụng BCKT NĐT trách nhiệm cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng - thực kiểm toán BCTC Việt Nam ngun nhân đóng góp hình thành nên khoảng cách kỳ vọng kiểm toán này? Mơ hình nghiên cứu Porter Mơ hình AEG sử dụng nghiên cứu Porter (1993, 2012) Theo đó, AEG cịn gọi khoảng cách kỳ vọng - thực cấu thành từ ba thành phần (i) khoảng cách kỳ vọng hợp lý; (ii) khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực (iii) khoảng cách tăng cường trách nhiệm Ưu điểm mơ hình phân loại chi tiết phận cấu thành nên AEG nhằm giúp đo lường mức độ đóng góp thành phần tạo nên AEG thực khảo sát qua đề xuất giải pháp phù hợp để thu hẹp khoảng cách mặt lý thuyết phương diện thực tiễn Đối tượng phạm vi nghiên cứu Do đề tài nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, vậy, người sử dụng BCKT KTV đối tượng khảo sát lựa chọn nghiên cứu Tuy nhiên, người sử dụng BCKT có phạm vi rộng, đề tài chọn nhóm NĐT – người sử dụng kết kiểm tốn có lợi ích tài trực tiếp để khảo sát Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng qua khảo sát KTV NĐT thông qua vấn trực tiếp gửi phiếu khảo sát qua mail Khung chọn mẫu khảo sát thiết kế gồm (i) danh sách liệt kê cơng ty kiểm tốn độc lập đăng ký hành nghề năm 2014 trang Web Hội Kế toán Kiểm toán Việt Nam KTV (ii) danh sách liệt kê công ty niêm yết công ty đại chúng (bao gồm doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối) NĐT Kích thước mẫu 110 mẫu khảo sát cho hai nhóm, trung bình 55 mẫu theo nhóm Phương pháp chọn mẫu phi xác suất lựa chọn đặc thù phân bố mẫu không đồng (KTV NĐT) Thời gian khảo sát từ tháng 12 năm 2014 đến tháng năm 2015 Bảng câu hỏi khảo sát kế thừa phần từ nghiên cứu Porter et al (2012) có chỉnh sửa cho phù hợp mơi trường kinh doanh Việt Nam Phân tích thống kê phi tham số Mean –Whitney U sử dụng để kiểm định khác biệt nhận thức, quan điểm kỳ vọng đánh giá hai nhóm đối tượng khảo sát KTV NĐT Đóng góp Đề tài - Về mặt lý thuyết: + Thứ nhất, đề tài xác định trách nhiệm cấu thành nên phận khoảng cách kỳ vọng – thực kiểm tốn gồm khoảng cách hợp lý, khoảng cách hồn thiện chuẩn mực, khoảng cách tăng cường trách nhiệm + Thứ hai, cung cấp thêm chứng thực nghiệm bổ sung lý thuyết khoảng cách kỳ vọng – thực kiểm tốn Việt Nam, qua đó, đến khẳng định rằng, AEG tồn KTV người sử dụng BCKT; - Về mặt ứng dụng: + Thứ nhất, Đề tài thực trạng phát triển nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam nay, xác định phân loại trách nhiệm kiểm toán hành theo quy định; + Thứ hai, việc rõ trách nhiệm cấu thành nên phận khoảng cách kỳ vọng - thực kiểm toán giúp xác định giải pháp cụ thể để thu hẹp khoảng cách nhằm nâng cao khả nghề nghiệp kiểm toán độc lập Việt Nam Cấu trúc Đề tài Ngoài phần giới thiệu, Đề tài nghiên cứu gồm năm chương, trình bày theo thứ tự nội dung sau đây: Phần giới thiệu: Sự cần thiết nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, đóng góp ý nghĩa khoa học thực tiễn Đề tài Chương 1- Tổng quan nghiên cứu trước liên quan đến AEG Tổng quan nghiên cứu trước giới Việt Nam, kết đạt vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Từ đó, khoảng trống lý thuyết mà đề tài tập trung giải Chương Tổng quan trách nhiệm kiểm toán viên kiểm tốn BCTC Đầu tiên Chương tìm hiểu lịch sử phát triển kiểm toán gắn liền với thay đổi trách nhiệm KTV giới Tiếp đến, khái quát hóa phát triển kiểm toán độc lập Việt Nam sở thay đổi quy định trách nhiệm KTV Cuối cùng, tìm hiểu thực trạng AEG giới Việt Nam.Chương 3- Phương pháp nghiên cứu Chương này, mơ tả nguồn liệu, quy trình ghi chép phân tích liệu cho bước nghiên cứu định lượng Chương 4- Phân tích thảo luận kết nghiên cứu Chương sử dụng để phân tích thảo luận kết khảo sát AEG Việt Nam Chương 5- Kết luận số gợi ý sách thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán Việt Nam - Lao động: Các nhà đàm phán tiếp tục thảo luận cam kết bảo vệ quyền lao động chế nhằm đảm bảo hợp tác, phối hợp đối thoại vấn đề lao động mà thành viên quan tâm 2.4.3 Tác động TPP đến đến nhận thức nhà đầu tư nghề nghiệp kiểm toán Cầu kiểm toán BCTC doanh nghiệp tăng nhanh Việt Nam gia nhập TPP Hiện nay, mức độ mở cửa thị trường dịch vụ tài Việt Nam cịn thấp, tham gia TPP giúp Việt Nam hội nhập sâu vào thị trường tài giới Các nhà đầu tư nước lẫn nhà đầu tư nước cần nhiều thông kịp thời, tin cậy để giúp họ đánh giá thực trạng tài doanh nghiệp trước định đầu tư, định kinh tế Do đó, nhu cầu kiểm tốn Việt Nam gia nhập TPP tăng lên nhanh chóng Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ kiểm toán chưa đạt mong muốn nhà đầu tư nước quốc tế Điều dẫn tới hai hệ lụy Một là, nhà đầu tư chưa tuyệt đối tin tưởng vào BCTC kiểm toán hai là, thân BCTC doanh nghiệp không bảo đảm tính xác khơng trường hợp để đạt mục đích khơng mục đích khách quan tin cậy thơng tin kinh tế tài Bên cạnh đó, Việt Nam gia nhập TPP, khả có nhiều doanh nghiệp kiểm tốn quốc tế với kiểm tốn viên có kinh nghiệm, kỹ tham gia cung cấp dịch vụ kiểm toán thị trường Việt Nam tạo áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp nước Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư có nhiều hội lựa chọn doanh nghiệp kiểm tốn có uy tín, kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn, kiểm toán chuyên nghiệp Điều tác động đến nhận thức nhà đầu tư đưa yêu cầu chất lượng kiểm toán kỳ vọng ngày cao vai trị kiểm tốn Việt Nam Hệ là, doanh nghiệp kiểm tốn nước khơng tự đổi nâng cao chất lượng, uy tín, quy mơ, lực cạnh tranh nhận thức, kỳ vọng nhà đầu tư thay đổi nới rộng khoảng cách kỳ vọng kiểm toán 2.5 Kết luận AEG xuất tồn với lịch sử đời phát triển nghề nghiệp kiểm toán, mức độ, cấu trúc AEG khác qua thời kỳ quốc gia nhìn chung chúng dẫn định hình xu hướng thay đổi phát triển nghề nghiệp kiểm toán Tại Việt Nam, mặc dù, quy định chuẩn mực kiểm toán tiếp cận tiệm cận so với chuẩn mực kiểm toán quốc tế chất lượng dịch vụ kiểm toán đạt chưa tương xứng với yêu cầu mong muốn người sử dụng, có phần nguyên nhân người sử dụng thiếu hiểu biết, quan tâm tới chức kiểm toán nói chung trách nhiệm KTV nói riêng CHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu Chương nhằm mục đích trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề tài 3.2 Phương pháp nghiên cứu Do mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu quan điểm KTV người sử dụng BCKT trách nhiệm KTV độc lập tiến hành kiểm toán BCTC Việt Nam Vì vậy, nghiên cứu định lượng thơng qua khảo sát thu thập liệu từ đối tượng nghiên cứu phù hợp 3.3 Quy trình nghiên cứu 3.3.1 Thiết kế bảng khảo sát Bảng câu hỏi khảo sát kế thừa từ nghiên cứu Porter et al (2012) Bảng khảo sát dịch sang tiếng Việt sau đó, câu hỏi thuật ngữ sử dụng Bảng khảo sát kiểm tra lại qua đối chiếu với Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 quy định liên quan, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 Mục đích việc cố gắng giữ nguyên câu hỏi khảo sát sử dụng nghiên cứu Porter et al (2012) giúp tác giả so sánh kết nghiên cứu bối cảnh Việt Nam với kết nghiên cứu Porter cộng khảo sát hai quốc gia UK NZ vào năm 2008 Tuy nhiên, quan trọng hơn, Bảng khảo sát xác nhận giá trị tính đáng tin cậy sử dụng nhiều nghiên cứu khác Bảng khảo sát chia thành hai phần Phần I-Thơng tin chung đối tượng khảo sát (nghề nghiệp, vị trí nơi làm việc, mức độ quan tâm tới BCKT) Phần II - Các câu hỏi khảo sát liên quan đến trách nhiệm KTV Như trình bày bên trên, phạm vi nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm KTV, đó, câu hỏi khảo sát kế thừa từ nghiên cứu Porter et al (2012) bao gồm 55 câu hỏi khảo sát Chúng biên dịch phù hợp với mơi trường kiểm tốn Việt Nam, đó, số câu hỏi khảo sát chi tiết nhóm lại thành câu hỏi chung Bảng khảo sát cuối gồm 45 câu hỏi khảo sát liên quan đến trách nhiệm KTV hành nghề kiểm toán (Chi tiết Bảng 3.1) Ngoài ra, để đảm bảo câu hỏi dịch chuẩn xác từ tiếng Anh có ngữ nghĩa phù hợp với thuật ngữ sử dụng lý thuyết kiểm toán Việt Nam Trước tiến hành khảo sát thức, tác giả tiến hành khảo sát thử chuyên gia qua vấn sâu trực tiếp nhằm điều chỉnh lại câu hỏi thuật ngữ sử dụng cách phù hợp Bảng 3.1 Câu hỏi khảo sát AEG S T TRÁCH NHIỆM KTV LÀ T Lập BCTC cho khách hàng kiểm toán Đảm bảo BCTC kiểm tốn xác hồn tồn Đưa ý kiến BCKT việc liệu BCTC có lập trình bày trung thực hợp lý, khía cạnh trọng yếu Đảm bảo tình hình tài khách hàng kiểm tốn tốt, ý kiến BCKT chấp nhận toàn phần Trao đổi với cấp quản lý phù hợp nghi ngờ khả hoạt động liên tục khách hàng kiểm toán (nghi ngờ khả khơng tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường thời gian tối thiểu 12 tháng) Công bố BCKT nghi ngờ khả hoạt động liên tục khách hàng kiểm toán Đảm bảo khách hàng kiểm toán tuân thủ đầy đủ luật doanh nghiệp quy định liên quan Báo cáo tới quan chức có thẩm quyền việc không tuân thủ luật thuế quy định liên quan phát trình kiểm toán Phát việc biển thủ tài sản với giá trị lớn mang tính trọng yếu nhân viên thực (trừ việc biển thủ che đậy tinh vi) Phát việc biển thủ tài sản với giá trị lớn mang tính trọng yếu Ban 10 giám đốc thực (trừ việc biển thủ che đậy tinh vi) Phát việc biển thủ tài sản với giá trị nhỏ (không trọng yếu) nhân viên 11 thực Phát việc biển thủ tài sản với giá trị nhỏ (không trọng yếu) Ban giám 12 đốc 13 Phát việc cố ý bóp méo thơng tin trình bày BCTC Báo cáo phát tới quan nhà nước có thẩm quyền việc biển thủ tài 14 sản với giá trị nhỏ (không trọng yếu) nhân viên thực Báo cáo phát tới quan nhà nước có thẩm quyền việc biển thủ tài 15 sản với giá trị lớn (trọng yếu) nhân viên thực S T TRÁCH NHIỆM KTV LÀ T 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Báo cáo phát tới quan nhà nước có thẩm quyền việc biển thủ tài sản Ban giám đốc thực Báo cáo phát tới quan nhà nước có thẩm quyền việc cố ý bóp méo thơng tin trình bày BCTC Công bố BCKT việc biển thủ tài sản với giá trị nhỏ (không trọng yếu) nhân viên thực Công bố BCKT việc biển thủ tài sản với giá trị lớn (trọng yếu) nhân viên thực Công bố BCKT việc biển thủ tài sản Ban giám đốc thực Công bố BCKT việc cố ý bóp méo thơng tin trình bày BCTC Báo cáo nghi ngờ tới quan nhà nước có thẩm quyền hành vi biển thủ tài sản cố tình bóp méo BCTC Phát hành vi không tuân thủ pháp luật Ban giám đốc thực có ảnh hưởng trực tiếp tới BCTC (ví dụ: hối lộ) Phát hành vi không tuân thủ pháp luật Ban giám đốc thực không ảnh hưởng trực tiếp tới BCTC (chẳng hạn vi phạm quy định an toàn lao động, vệ sinh, môi trường) Công bố BCKT hành vi không tuân thủ pháp luật Ban giám đốc thực có ảnh hưởng trực tiếp tới BCTC Công bố BCKT hành vi không tuân thủ pháp luật Ban giám đốc thực khơng có ảnh hưởng trực tiếp tới BCTC Báo cáo tới quan nhà nước có thẩm quyền hành vi không tuân thủ pháp luật khách hàng kiểm tốn Kiểm tra cơng bố (trong BCKT) tính đáng tin cậy thông tin số liệu phản ánh (chính sách việc làm, lương thưởng…) báo cáo thường niên hàng năm công ty Kiểm tra công bố (trong BCKT) đầy đủ hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội khách hàng kiểm tốn Kiểm tra cơng bố (trong BCKT) hữu hiệu hệ thống máy tính S T TRÁCH NHIỆM KTV LÀ T 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 Kiểm tra công bố (trong BCKT) kết hoạt động phi tài khác Kiểm tra công bố (trong BCKT) hữu hiệu hiệu công việc quản lý quản trị công ty khách hàng kiểm toán Kiểm toán BCTC phát hành niên độ Kiểm toán BCTC phát hành hàng q Kiểm tra cơng bố (trong BCKT) tính đáng tin cậy số liệu dự báo tài bao gồm số liệu báo cáo thường niên khách hàng kiểm tốn Xem xét cơng bố (trong BCKT) tác động (tốt xấu) khách hàng kiểm toán tới cộng đồng địa phương Xem xét công bố (trong BCKT) tác động (tốt xấu) khách hàng kiểm tốn tới mơi trường xung quanh Kiểm tra nhằm xác nhận giao dịch kinh tế phát sinh với bên liên quan khách hàng kiểm tốn Kiểm tra cơng bố (trong BCKT) tính đáng tin cậy tồn thơng tin trình bày báo cáo thường niên khách hàng kiểm tốn Kiểm tra cơng bố (trong BCKT) thơng tin trình bày báo cáo thường niên khơng qn (mang tính trọng yếu) với thơng tin trình bày BCTC khách hàng kiểm tốn Kiểm tra cơng bố (trong BCKT) việc tn thủ tất quy định quản trị công ty Bộ Tài Ủy ban chứng khốn ban hành, khách hàng kiểm tốn cơng ty niêm yết, Kiểm tra công bố (trong BCKT) trường hợp không tuân thủ quy định quản trị cơng ty Bộ Tài Ủy ban Chứng khoán ban hành khách hàng kiểm toán công ty niêm yết, Kiểm tra trao đổi Ban quản trị phù hợp thủ tục kiểm soát nhằm xác định quản lý rủi ro tài khách hàng kiểm tốn Kiểm tra công bố (trong BCKT) phù hợp thủ tục xác định quản lý rủi ro khách hàng kiểm toán Kiểm tra cơng bố (trong BCKT) tính tin cậy thơng tin tài cơng bố mạng internet khách hàng kiểm toán Thang đo khảo sát thiết kế nhằm đo lường mức độ cảm nhận đánh giá nhóm đối tượng liên quan đến trách nhiệm KTV: Thang đo (Câu hỏi 1a Bảng khảo sát): Bạn có thừa nhận trách nhiệm KTV theo quy định hành?; Thang đo (Câu hỏi 1b Bảng khảo sát): Nếu có, bạn đánh giá kết thực chúng tốt nào?; Thang đo (Câu hỏi Bảng khảo sát): Bạn có cho trách nhiệm bắt buộc KTV? Bảng 3.2 Nội dung thang đo khảo sát Nội dung Trách nhiệm KTV Thang đo (câu 1a) Thang đo (câu 1b) Thang đo (câu 2) Bạn có thừa nhận Nếu có, bạn Trách nhiệm trách nhiệm đánh giá kết thực có bắt buộc KTV theo quy định chúng tốt KTV không? hành? nào? Như vậy, câu hỏi khảo sát tương ứng, người vấn phải trả lời lần cách lựa chọn phương án đánh giá thiết kế cho thang đo khảo sát - Đối với thang đo 1: Bạn có thừa nhận trách nhiệm KTV theo quy định hành? Người vấn trực tiếp đưa định lựa chọn phương án: + Nếu phương án trả lời “có”, điểm số tương ứng 1; + Nếu phương án trả lời “không”, điểm số tương ứng -1; + Nếu phương án trả lời “không chắn”, điểm số tương ứng 0; - Đối với thang đo 3: Đây có phải trách nhiệm bắt buộc KTV hay không? Phương án trả lời điểm số tương tự thang đo - Đối với thang đo 2: Nếu bạn có thừa nhận trách nhiệm KTV theo quy định hành, bạn đánh giá kết thực chúng so với quy định nào? Người vấn trực tiếp đưa định lựa chọn phương án: + Nếu phương án trả lời “kém”, điểm số tương ứng 1; + Nếu phương án trả lời “phù hợp”, điểm số tương ứng 2; + Nếu phương án trả lời “tốt”, điểm số tương ứng 3; + Nếu phương án trả lời “không thể đánh giá”, điểm số tương ứng 0; 3.3.2 Đối tượng khảo sát Đề tài nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn KTV độc lập NĐT, vậy, hai nhóm đối tượng khảo sát, NĐT cịn gọi người sử dụng BCKT có lợi ích trực tiếp Tổng kết nghiên cứu trước liên quan rõ, hầu hết báo khoa học cơng bố phân thành hai nhóm đối tượng khảo sát (i) KTV độc lập, (ii) người sử dụng BCKT, đó, người sử dụng BCKT phân loại theo nhóm đối tượng khác tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu 3.3.3 Khung chọn mẫu kích thước mẫu Để kết khảo sát đảm bảo giá trị, cần xác định khung chọn mẫu kích thước mẫu phù hợp (Nguyễn Đình Thọ 2011) Tương ứng với nhóm đối tượng khảo sát, khung chọn mẫu xác định tương ứng, cụ thể: (1) Nhóm đối tượng khảo sát KTV độc lập: Khung chọn mẫu danh sách liệt kê cơng ty kiểm tốn độc lập đăng ký hành nghề năm 2014 trang Web Hội Kế tốn Kiểm tốn Việt Nam; (2) Nhóm đối tượng khảo sát NĐT (người sử dụng BCKT có lợi ích trực tiếp) gồm người góp vốn, mua cổ phiếu, trái phiếu lựa chọn từ cơng ty niêm yết, cơng ty đại chúng, từ khách hàng cơng ty kiểm tốn Kích thước mẫu: Xác định kích thước mẫu khảo sát là công việc quan trọng, định chất lượng mơ hình nghiên cứu hiệu kinh tế Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích thống kê nghiên cứu (hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA, mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM…) đánh giá qua cơng thức mang tính kinh nghiệm Do mục tiêu nghiên cứu Đề tài nhằm khẳng định đo lường tồn AEG Việt Nam Mặt khác, kiểm định phi tham số sử dụng, cỡ mẫu khơng cần q lớn để đảm bảo phân phối chuẩn (trên 30 mẫu chọn ngẫu nhiên đảm bảo phân phối chuẩn) Vì vậy, phiếu khảo sát hợp lệ nhóm đảm bảo yêu cầu lớn 30 mẫu Từ kinh nghiệm chọn mẫu nghiên cứu Porter et al (2012), tỷ lệ phản hồi nhóm thường thấp (14% tỷ lệ phản hồi trung bình nhóm Anh tiến hành gửi 1.610 phiếu khảo sát 28% tỷ lệ phản hồi trung bình nhóm New Zealand gửi 1.555 phiếu khảo sát năm 2008 thơng qua email), vậy, Đề tài xác định kích thước cỡ mẫu khoảng 250 với tỷ lệ phản hồi bình qn nhóm 40% 3.3.4 Phương pháp chọn mẫu Có nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau, chia thành hai nhóm (1) chọn mẫu theo xác suất hay cịn gọi chọn mẫu ngẫu nhiên (2) chọn mẫu phi xác suất hay không ngẫu nhiên Chọn mẫu xác suất tham số ước lượng kiểm định tham số đám đông nghiên cứu, đó, chọn mẫu phi xác suất ngược lại (Nguyễn Đình Thọ 2011) Tuy nhiên, kiểm tốn nghề nghiệp đặc thù, doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán viên tập trung chủ yếu số thành phố lớn phân bố mẫu không Vì vậy, chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất lựa chọn 3.4.5 Thực khảo sát Khảo sát thử: Để thu liệu có giá trị tin cậy, tác giả dự kiến khảo sát thử (khảo sát sơ bộ) Mục đích khảo sát sơ để tránh mơ hồ hiểu lầm nội dung ý nghĩa câu hỏi khảo sát Nếu người hỏi có thắc mắc hay có hiểu lầm gì, thông tin bổ sung cung cấp để giải thích xác câu hỏi cụ thể Sau đó, tác giả chỉnh sửa câu hỏi để giúp người đọc hiểu rõ Mỗi nhóm, chọn người có am hiểu nghề nghiệp họ để tiến hành vấn thử Phỏng vấn thức: Để tăng tỷ lệ phản hồi so với nghiên cứu Porter et al (2012), tác giả dự kiến lựa chọn hai hình thức khảo sát gửi qua mail vấn trực tiếp khoảng 250 phiếu khảo sát Trong đó, gửi qua mail khoảng 100 phiếu tiến hành vấn trực tiếp khoảng 150 phiếu nhằm đảm bảo tỷ lệ phản hồi cao chi phí tốn Bên cạnh đó, thời gian khảo sát kéo dài khoảng tháng từ tháng 12 năm 2014 đến tháng năm 2015 Kết khảo sát: Số phiếu khảo sát thu 114, số phiếu hợp lệ 86, đó, KTV có số phiếu hợp lệ 38, tỷ lệ phản hồi 30%, NĐT có số phiếu hợp lệ 48, tỷ lệ phản hồi 38% 3.4.6 Quy trình phân tích liệu Bước 1: Để bắt đầu phân tích liệu, phiếu khảo sát thu ghi sai thông tin, để trống 10% câu hỏi bị loại Tiếp đến, thực sàng lọc sơ bội đối tượng khảo sát qua đánh giá việc tuân thủ phương án trả lời hai thang đo thang đo Nếu người vấn khơng chọn câu trả lời ”có” thang đo trả lời thang đo với tỷ lệ trả lời sai 10% số câu hỏi, phiếu khảo sát bị loại để đảm bảo tính tin cậy Cuối cùng, phiếu khảo sát hợp lệ nhập liệu vào phần mềm Microsoft Exel Sau đó, tiến hành xử lý liệu thô kiểm tra tính hợp lý liệu, kiểm tra liệu trống Các liệu thu thập được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích Bước 2: Dữ liệu khảo sát sử dụng để tổng hợp tỷ lệ phản hồi đặc điểm nhân học thơng quan phân tích thống kê mơ tả (nhóm đối tượng, kinh nghiệm, nghề nghiệp) Tỷ lệ phản hồi thống kê chung chi tiết theo nhóm nhằm đánh giá mức độ thiên lệch Bước 3: Phân tích thống kê mơ tả liệu cho tất nhóm đối tượng khảo sát (điểm số bình quân, giá trị trung bình, tỷ lệ phản hồi) nhằm xác định người sử dụng BCKT kỳ vọng TNKT mà KTV nên thực kỳ vọng bất hợp lý TNKT (Câu hỏi nghiên cứu Q 1); người sử dụng BCKT nhận thức (hiểu biết) TNKT quy định hành nào? (Câu hỏi nghiên cứu Q2) đánh giá hai nhóm kết thực TNKT nào? (Câu hỏi nghiên cứu Q3) Tiêu chuẩn phương pháp xác định TNKT kế thừa từ nghiên cứu Porter et al (2012), trình bày Bước Bước 4: Kiểm định Mean-Witney U Để khẳng định liệu có tồn khác biệt nhận thức, đánh giá kỳ vọng KTV người sử dụng BCKT TNKT cấu thành nên thành phần AEG câu hỏi nghiên cứu Q4 (sau xác định qua câu hỏi nghiên cứu Q 1, Q2, Q3) Nghiên cứu sử dụng phân tích Mean-Witney U để kiểm định khác biệt nhóm (loại kiểm định phi tham số với mức ý nghĩa 5%) phù hợp Bước 5: Xác định tiêu chuẩn phương pháp đánh giá - Để xác định kỳ vọng người sử dụng BCKT TNKT mà KTV nên thực kỳ vọng bất hợp lý TNKT (câu hỏi nghiên cứu Q1) Nghiên cứu sử dụng thang đo TNKT đề xuất bảng câu hỏi Bao gồm mức điểm 1, -1, tương ứng với kết đánh giá “có”, “khơng” “khơng chắn” Nếu điểm số nhóm NĐT tương ứng với tránh nhiệm dương (>0) cho biết TNKT mà KTV nên thực Trường hợp, điểm số bình qn hai nhóm (>0), cho biết TNKT kỳ vọng hợp lý Chênh lệch số TNKT mà KTV nên thực so với TNKT kỳ vọng hợp lý cấu thành nên khoảng cách hợp lý - thành phần AEG - Để đánh giá nhận thức (hiểu biết) TNKT quy định đối tượng khảo sát (câu hỏi nghiên cứu Q2) Nghiên cứu sử dụng thang đo TNKT đề xuất bảng câu hỏi Bao gồm mức điểm 1, -1, tương ứng với kết đánh giá “có”, “khơng” “khơng chắn” Nếu điểm số nhóm dương cung cấp thơng tin cho biết TNKT đề xuất Bảng câu hỏi nhóm thừa nhận TNKT hành Kết sử dụng đối chiếu với TNKT quy định luật chuẩn mực kiểm toán giúp xác định mức độ hiểu biết nhóm - Để đánh giá kết thực TNKT KTV (câu hỏi nghiên cứu Q 3), nghiên cứu sử dụng thang đo bao gồm mức điểm đánh giá 1, 2, 3, tương ứng với kết đánh giá “kém”, “phù hợp”, “tốt”, “không chắn” Nếu điểm trung bình thu từ nhóm liên quan đến câu hỏi nhỏ 2.0 có >20% số lượng thành viên khảo sát nhóm đánh giá kết thực nội dung “kém” kết nội dung thừa nhận Khi đó, khoảng cách tăng cường trách nhiệm KTV xác định Kết phân tích liệu khảo sát từ thang đo nhằm mục đích đánh giá kết thực trách nhiệm theo quy định hành KTV nào, từ xác định trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán đáp ứng yêu cầu loại trách nhiệm không đáp ứng yêu cầu công chúng Tiêu chuẩn phương pháp đánh giá trình bày cụ thể Bảng 3.3 Bảng 3.3 Tiêu chuẩn phương pháp đánh giá Câu hỏi Phương án lựa chọn Đối với thang đo Khơn Có g Khôn g chắn Điểm số -1 tương ứng Tiêu chuẩn Điểm số bình quân đánh giá hai nhóm đối tượng khảo sát >0 kết luận: Đây trách nhiệm thuộc KTV Đối với thang đo Kém Phù hợp Tốt Khơn g thể đánh giá Điểm trung bình hai nhóm đối tượng khảo sát 20% đối tượng khảo sát đánh giá “kém”: Kết thực trách nhiệm KTV chưa đáp ứng quy định Đối với thang đo Có Khơn g Khơng chắn -1 Điểm số bình quân NĐT cột > 0, kết luận: Đây trách nhiệm KTV nên thực (cho dù có quy định hay không) 3.5 Kết luận Để đạt mục tiêu nghiên cứu, cần phải xác định phương nghiên cứu (tiếp cận định tính, định lượng hay hỗn hợp) phương pháp nghiên cứu phù hợp Do đối tượng nghiên cứu Chuyên đề AEG, mục tiêu nghiên cứu mục tiêu nghiên cứu xác định thành phần AEG cung cấp chứng tồn khoảng cách AEG, nguyên nhân cấu thành nên khoảng cách Vì vậy, phương pháp khảo sát nghiên cứu định lượng áp dụng để khảo sát KTV độc lập NĐT phù hợp Công cụ phân tích thống kê xác định phụ thuộc vào kích thước mẫu, phương pháp chọn mẫu Theo đó, kích thước mẫu nhỏ, khơng có phân phối chuẩn thì, kiểm định phi tham số phù hợp Ngoài ra, Chương trình bày việc sử dụng tiêu chuẩn đánh giá kế thừa từ nghiên cứu Porter et al (2012) nhằm mục đích loại bỏ tượng thiên lệch khảo sát quan điểm đánh giá nhóm đối tượng CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu Chương thực phân tích thảo luận kết khảo sát năm 2014 Các kết trình bày thành hai phần (i) xác định trách nhiệm KTV cấu thành nên thành phần khoảng cách kỳ vọng – thực (ii) kiểm định khác biệt quan điểm hai nhóm trách nhiệm cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng thực nguyên nhân chúng tương ứng với hai câu hỏi nghiên cứu 4.2 Xác định trách nhiệm KTV cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng-hiện thực 4.2.1 Trách nhiệm KTV - Thành phần khoảng cách hợp lý 4.2.1.1 Trách nhiệm KTV nên thực Nghề nghiệp kiểm tốn ln thay đổi thích ứng với nhu cầu xã hội (mang ặc tính xã hội) Do đó, phần lớn công chúng (xã hội) mong muốn KTV thực trách nhiệm đó, chúng trách nhiệm mà KTV nên thực Trong nghiên cứu này, đại diện cho phần lớn cơng chúng nhóm NĐT Trường hợp điểm số phản hồi NĐT dương, cung cấp thông tin cho biết TNKT KTV nên thực Trường hợp, hai nhóm đối tượng KTV NĐT kỳ vọng TNKT (tổng số điểm bình qn hai nhóm dương), TNKT coi trách nhiệm kỳ vọng hợp lý Từ cột 6, Bảng 4.1 cho thấy, có 34 số 45 TNKT NĐT kỳ vọng KTV nên thực tổng số điểm trách nhiệm dương (Phần A) Đối với 11 TNKT đề xuất lại Bảng câu hỏi (Phần B) có tổng số điểm âm Kết cho thấy NĐT Việt Nam không mong đợi (kỳ vọng) KTV thực trách nhiệm So với nghiên cứu Porter et al (2012), NĐT kỳ vọng KTV thực trách nhiệm đề xuất Bảng câu hỏi Việt Nam 34 TNKT thấp so với UK (kỳ vọng 49/55 trách nhiệm), NZ (kỳ vọng 53/56 trách nhiệm) Kết phản ánh phù hợp đặc điểm kinh tế, môi trường kinh doanh ... mục đích khoảng trống lý thuyết cần tiếp tục nghiên cứu 1.2 Lý thuyết khoảng cách kỳ vọng kiểm toán 1.2.1 Khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán Khái niệm ? ?khoảng cách kỳ vọng kiểm toán? ?? Liggio... CỨU TRƯỚC VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN 1.1 Giới thiệu .6 1.2 Lý thuyết khoảng cách kỳ vọng kiểm toán 1.2.1 Khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán 1.2.2... hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng Porter DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AEG: Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán khoảng cách kỳ vọng – thực BCTC: Báo cáo tài BCKT: Báo cáo kiểm tốn KTV: Kiểm toán viên NĐT:

Ngày đăng: 07/09/2021, 16:04

Xem thêm:

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trong Hình 1.1, AEG chính là khoảng cách từ A đế nD biểu hiện sự khác biệt giữa nhận thức của công chúng đối với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của KTV và kỳ vọng của xã hội đối với trách nhiệm của KTV - Luận văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN TRONG NHẬN THỨC CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TPP
rong Hình 1.1, AEG chính là khoảng cách từ A đế nD biểu hiện sự khác biệt giữa nhận thức của công chúng đối với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của KTV và kỳ vọng của xã hội đối với trách nhiệm của KTV (Trang 14)
- Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện đơn  vị  được  kiểm  toán  có  hiện  tượng  vi - Luận văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN TRONG NHẬN THỨC CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TPP
rong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện đơn vị được kiểm toán có hiện tượng vi (Trang 38)
Bảng 2.2. Trách nhiệm kiểm toán viên độc lập giai đoạn hiện nay STT Quy định pháp luật Trách nhiệm KTV theo quy định 1Luật Kiểm toán độc lập - Luận văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN TRONG NHẬN THỨC CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TPP
Bảng 2.2. Trách nhiệm kiểm toán viên độc lập giai đoạn hiện nay STT Quy định pháp luật Trách nhiệm KTV theo quy định 1Luật Kiểm toán độc lập (Trang 44)
Bảng 3.1. Câu hỏi khảo sát AEG S - Luận văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN TRONG NHẬN THỨC CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TPP
Bảng 3.1. Câu hỏi khảo sát AEG S (Trang 56)
Thang đo 1 (Câu hỏi 1a trong Bảng khảo sát): Bạn có thừa nhận đây là trách nhiệm của KTV theo quy định hiện hành?; - Luận văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN TRONG NHẬN THỨC CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TPP
hang đo 1 (Câu hỏi 1a trong Bảng khảo sát): Bạn có thừa nhận đây là trách nhiệm của KTV theo quy định hiện hành?; (Trang 59)

Mục lục

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    1. Vấn đề nghiên cứu

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    4. Mô hình nghiên cứu của Porter

    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    6. Phương pháp nghiên cứu

    7. Đóng góp mới của Đề tài

    8. Cấu trúc của Đề tài

    TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN

    1.2. Lý thuyết về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w