1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Tài liệu Năm nguyên nhân học ngoại ngữ không thành công doc

13 430 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

Năm Nguyên nhân học ngoại ngữ không thành công Cần phải hiểu rõ về những nguyên nhân tại sao học ngoại ngữ không có kết quả để khắc phục. Có 5 nguyên nhân chính : 1- Không thành cônghọc ngoại ngữ không có mục đích rõ rệt Việc học ngoại ngữ của một số anh chị em chỉ học theo phong trào chứ không có mục đích rõ rệt, nên nhất định không có kết quả. Nếu được tuyển chọn đi học ở nước ngoài theo dự án hay được học bổng thì chắc chắn họ sẽ học có kết quả. Mặt khác, hiện nay trong cơ chế thị trường, có một số thanh niên muốn đi làm cho công ty nước ngoài nên đã tích cực theo học hoặc tự học ngoại ngữ. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, những người đó có mục tiêu rõ rệt, họ học rất "vào", không chỉ hứng thú mà còn vì "miếng cơm manh áo nữa, mà họ phải học hết mình ", họ học chóng giỏi là vì thế. Lấy ngay kinh nghiệm bản thân tôi (Vũ Văn Chuyên) khi biết tôi được tuyển đi làm chuyên gia ở Ăng-gô-la (Angola), thế là tôi lăn lưng vào học tiếng Bồ Đào Nha, học chết thôi, học không kể ngày đêm, để khi sang Angola còn có thể hoàn thành nhiệm vụ được. Còn tôi (Phạm Văn Vĩnh ) khi biết rằng tôi sẽ sang Mông Cổ và Liên xô, dự Hội nghị quốc tế họp ở U-lan-ba-to ( Mông cổ ), sau đó phải lưu lại ở Mat-xcơ-va để làm việc trong một khoảng thời gian nhất định ( lại được biết ở Mông Cổ nhiều người lại thường hay sử dụng tiếng Nga ), thế là khi đó tôi cắm cổ, chúi mũi vào ôn lại tiếng Nga để sang đó còn có đất dụng võ. Sau này, vì ít sử dụng tiếng Nga, nên không lưu loát bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Quốc tế ngữ Esperanto vì những tiếng này chúng tôi đã dạy và soạn nhiều sách xuất bản liên tục từ 1950 đến nay ). Thế đấy! học ngoại ngữ mà có mục đích thì dễ "vào" biết bao nhiêu! Còn khi ít sử dụng, lại quên ngay. Văn ôn , võ luyện , quy luật đó vô cùng quan trọng trong việc học và sử dụng ngoại ngữ . Mấy năm nay , có khá nhiều người đi học tiếng Đức, phần thì họ mong sang Đức vì có người nhà hỗ trợ để học tiếp Đại học, phần thì mong muốn sang " Miền đất hứa " để vừa học vừa làm. Thực tế đâu có dễ dàng như vậy? Tuy nuôi " ảo vọng " nhưng vì có mục đích nên họ học " chết thôi ", còn nhưng anh chị em học cho biết chút ít tiếng Đức để đi theo diện " Đoàn tụ gia đình " thì học mới uể oải làm sao? Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học 19- 5 chúng tôi được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép hoạt động tư vấn tuyển sinh du học nước ngoài , nên chúng tôi đã phải đi nhiều nước. Trong dịp sang các bang nước úc để xem tình hình của sinh viên mà chúng tôi đã đưa họ sang đó để du học, xem họ học tập sinh sống ra sao ?. Khi đến làm việc tại Trường Đại học Anh văn Quyn-x-lend ( QCE ) thì ông Rô-be S-Mít ( Robert Smith ),Giám đốc QCE có chỉ cho chúng tôi một vài học viên cá biệt đang học tiếng Anh một cách rất uể oải, cầm chừng, đầu gần gục xuống bàn . . . . Họ không có một chút khí thế học tập nào cả, chưa nói tới việc họ học hăng hái như những anh chị em khác. Sau hỏi kỹ giáo vụ và một số sinh viên khác thì biết rõ ngay là những anh chị em đó sang úc với mục đích chính là đi lao động, làm thêm là chính , chứ còn học ngoại ngữ là phụ, nên kết quả học tập chẳng đâu vào đâu. Thế đấy, làm việc gì cũng phải mục đích , nhưng học ngoại ngữ lại càng cần phải có mục đích rõ rệt . 2 - Không thành cônghọc ngoại ngữ thiếu kiên trì Một số không ít người thiếu kiên trì trong học tập ngoại ngữ. Những tháng đầu, năm đầu, nội dung học còn đơn giản, trí óc làm việc còn thuận lợi, tốc độ tiến bộ nhanh, nên ai học cũng thấy phấn khởi. Nhưng những ngày sau, tháng sau, năm sau, số lượng "từ" ngày càng nhiều lên, trí nhớ phải làm việc nhiều, nội dung ngữ pháp cũng phức tạp hơn, nên việc học ngoại ngữ đã trở thành khó khăn hơn. Nhiều bài tập không làm được. Vắng lớp một vài buổi thì hôm sau đến nghe ù ù, cạc cạc, chán vì không hiểu, tắc lưỡi, học buổi đực, buổi cái rồi đành nghỉ hẳn. Những người thiếu đức tính kiên trì đã không chịu tìm cách khắc phục những khó khăn, vất vả đó để vượt lên; họ đâm chán nản và bỏ cuộc. Thế là công dã tràng. Nhà biên soạn Bách khoa Toàn Thư đầu tiên của nước Pháp Đê-nít Đi-đơ-rô ( Denis Diderot ) ( 1713- 1784 ), đã kiên trì suốt đời học thêm ngoại ngữ để có thể tham khảo các sách của nhiều nước khác nhau về nhiều lĩnh vực : toán học , thiên văn học , triết học , ngôn ngữ , pháp luật , văn học , nghệ thuật . . .Nhờ biết nhiều ngoại ngữ nên Diderot mới tham khảo được các tác phẩm khoa học , nghệ thuật , văn học của nhiều nước khác nhau. Nhờ có nhiều ngoại ngữ, nên Diderot mới có đủ khả năng đảm nhiệm vị trí Tổng Biên tập công trình Đại Bách khoa toàn thư ( Grande Encyclopédie ) của nước Pháp. . Trong suốt 25 năm liền từ 1747 ( 34 tuổi ) đến mãi năm 1772 ( 59 tuổi ) , nhờ kiên trì học tập và lao động trí tuệ nên từ 1751 đến 1772 , trong suốt 21 năm trời đằng đẵng Diderot đã xuất bản được 21 tập Từ điển Bách khoa. Vậy, không kiên trì không thể nào liền trong 25 năm làm cùng một công việc trí tuệ vô cùng nặng nhọc như học ngoại ngữ và biên soạn Bách khoa toàn thư được . Xin xem thêm chương : " Bài học rút ra từ Đi-đơ-rô " cũng có trong cuốn này. 3 - Không thành cônghọc ngoại ngữ không có phương pháp. Nhiều người chưa biết cách học ngoại ngữ, họ chưa tìm ra phương pháp học tốt nhất, thích hợp với điều kiện và tâm sinh lý của cùng lứa tuổi. Thanh niên tiếp thu nhanh, nhưng không kiên trì. Người lớn tuổi, tiếp thu chậm, nhất là những người chưa biết một ngoại ngữ nào học rất vất vả. Chúng tôi ( Phạm Văn Vĩnh ) khi dạy tiếng Đức cho một số bà vợ của các ông chồng trước đây đã đi lao động ở Cộng hòa Dân chủ Đức, nhưng nay một số các ông chồng đó đã tìm cách ở lại được bên Đức. Nay các bà muốn học chút ít tiếng Đức để khi đoàn tụ gia đình đỡ bỡ ngỡ trong những ngày đầu mới sang Đức. Quả thực là "dạy các bà đó khó khăn và vất vả hơn kéo xe bò", dù rằng họ có thời gian, nhưng vì các bà đó chưa tiếp cận với ngoại ngữ, nên dậy khó ơi là khó!. Còn với những thanh niên có họ hàng, bà con ở bên Đức bảo lãnh cho họ sang thì họ học rất chăm và tích cực. Phần muốn học để sang đó du học tự túc, phần muốn thành thạo tiếng Đức, để nếu có điều kiện lao động thêm để "cứu nước, cứu nhà" như họ tuyên bố,( nhưng thực chất là cứu bản thân họ trước đã). Họ học có bài bản, ham học sâu hơn, nên ngoài giáo trình đang học là Themen neu, chúng tôi ( Phạm Văn Vĩnh và TS ngữ văn Nguyễn Quang ) còn viết thêm nhiều giáo trình phụ để họ tham khảo như: " 300 trang mẫu câu và từ vựng tiếng Đức " hoặc " Tiếng Đức cấp tốc dành cho người mới học và tự học " hoặc "Luyện dịch tiếng Đức qua các bài song ngữ", hoặc "Ngữ pháp cơ bản tiếng Đức" . giúp cho họ hiểu sâu hơn về tiếng Đức . Muốn học tốt ngoại ngữ , không thể lao đầu vào học vẹt được, vì học từng từ riêng biệt thì rất khó thuộc, chưa kể khi ghép vào thành câu rất ngô nghê vì chưa nắm được ngữ pháp . Cần phải học một cách toàn diện. Song song với học từ còn cần phải học ngữ pháp , đồng thời tập phân tích các bài khoá về nội dung, văn phong , bút pháp. Lúc đầu làm việc đó rất ngại vì khó quá sức mình, chưa kể việc đó rất khô khan. Nhưng hãy cứ cố tự bắt mình phải " húc đầu " vào khó khăn đó, lúc đầu thực hiện rất chậm . sau nhanh dần. Lúc đầu khó khăn rất nhiều, nhưng sau người học dần dần thấy dễ, nhanh, thú vị và thành thói quen và nếp tốt . Bạn đang đọc cuốn sách này đây, chính là bạn đã ý thức được học ngoại ngữ phải có phương pháp đấy ! Nào là : học qua từ điển, học theo truyền hình, học qua băng hình, băng cát sét, học bằng các đĩa CD , học hàm thụ , học từ xa học theo sách tự học, học tại chức . . .( sẽ xem ở các chương sau ) Rồi chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi kỹ các phương pháp đó và thực hành trong điều kiện, hoàn cảnh riêng của ta . " Không đi , sao tới đích được ? Không bắt tay vào việc, sao biết được khó dễ và làm sao có kết quả tốt được ? " Nhà bác học La-voa-di-ê ( Lavoisier ) đã từng nói : " Không có cái gì tự tạo ra " ( Rien ne se crée ) Vậy, ngoại ngữ không phải từ trên trời rơi xuống, mà dù có từ trên trời rơi xuống, nhưng ta có hứng lấy nó hoặc có nhặt nó lên không đã? Hãy tự thành thật trả lời đi rồi xông ngay vào học một cách khoa học và đều đặn ngay từ giờ phút này đi , đừng rụt rè hoặc trù chừ nữa. 4- Không thành cônghọc ngoại ngữkhông thực hành, không tạo ra được môi trường đối thoại Có một số người lớn tuổi đã học theo phương pháp ghi nhớ máy móc không phù hợp với lứa tuổi của họ. Nhiều đồng chí cán bộ văn hoá, khoa học chỉ học để đoc sách hoặc tự dịch tài liệu, nên khả năng "nói", "nghe", "giao tiếp" . thì lại kém hẳn vì không thực hành, không tạo ra môi trường đối thoại. Họ học mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả lại chẳng được bao nhiêu. Dù không có môi trường đối thoại cũng phải tìm mọi biện pháp để đối thoại bằng tiếng nước ngoài mà mình đang học . Chẳng hạn trường hợp của học giả " Tiền Chung Thư ". Tiền Chung Thư sinh năm 1910 , người HuyệnVô Tích tỉnh Giang Tô ( Trung quốc ) . Tốt nghiệp ngành ngoại giao trường Đại học Thanh Hoa ( TQ ) , ông tiếp tục theo học tại Paris và tại trường Đại học Oxford ( Anh ). Từ 1953, Tiền Chung Thư là Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Khoa học Trung quốc . Về cổ văn , ông tinh thông Hán ngữ. Về ngoại ngữ, ông tinh thông 8 thứ tiếng : Anh, Pháp, Đức, . Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, La - Tinh . Trước đây, Trung quốc chưa " mở cửa ", giao lưu quốc tế bị hạn chế nên thế giới chưa biết tới . Nhưng sau khi đổi mới, đến năm 1979, trong một Hội nghị học thuật gồm nhiều nước , Tiền Chung Thư đã tỏ rõ tài năng đối thoại của ông. Tiền Chung Thư đã trình bày những luận văn nghiên cứu sâu sắc bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Lại trong một Hội nghị về Hán học ở Italia các học giả Tây phương vô cùng ngạc nhiên khi nghe Tiền Chung Thư trích dẫn các tác phẩm của nhiềutác giả cổ điển ( auteurs classiques ) và hiện đại của nước ý một cách tinh tường , sâu rộng và sắc sảo nữa . Tương tự, tại nhiều Hội nghị học thuật quốc tế ở Paris, London, New York. . . Tiền Chung Thư cũng đã tạo ra môi trường đối thoại và đã thu hút mọi người bằng kiến thức uyên thâm, kiến giải tuyệt vời. Dĩ nhiên đó chỉ là gương sáng để chúng ta phấn đấu noi theo mà thôi ! Nhưng hiện nay,, Tổ quốc ta đã " mở cửa ",đâỷ mạnh du lịch; khách nước ngoài vào Việt Nam cũng đã nhiều và " Tây ba lô " đến cũng lắm. Họ hay hỏi thăm các đường phố và vào các quán bình dân hoặc quán " cơm bụi ", sao ta không tranh thủ chỉ đường hoặc tự nguyện dẫn họ đến phố họ hỏi và nhân lúc dẫn đường cho họ, ta thực hành vốn ngoại ngữ ít ỏi của ta ! Vừa được tiếng là nhân dân Việt Nam rất " hữu nghị , mến khách " vừa được thực hành tiếng nước ngoài . Đừng rụt rè nữa cứ xông lên, nói tiếng nước ngoài thử xem sao ? Có mất gì đâu ! Tại khu vực phường Bách khoa , hoặc ở khu vực Quận Thanh Xuân đều có " Khoa tiếng Việt cho người nước ngoài " ( TT.19-5 cũng được Bộ GDĐT cho phép mở Khoa tiếng Việt cho người nước ngoài, hiện nay do GS Bùi Phụng phụ trách ), sinh viên nước ngoài học tại đó, rất hay ra phố ăn quà, mua sắm, tản bộ, tranh thủ lúc đó ta làm quen với họ để thực hành " kỹ năng nói " của ta . Nhiều thanh niên còn kết bạn với họ, thậm chí rủ họ lên . . Nhật Tân để cụng ly và ăn " Mộc tồn" nữa ! Có người mạnh dạn dậy họ thực hành nói tiếng Việt, ngược lại, họ lại dậy lại người hướng dẫn tiếng nước ngoài bằng chính bản ngữ của họ. Tiện cả đôi đường.Bao nhiêu là biện pháp, chỉ tại ta không sáng tạo ra thôi! Nếu thực sự yêu thích ngoại ngữ thì thiếu gì cách và thiếu gì điều kiện để học cho tốt, phải không các bạn ham thích ngoại ngữ của chúng tôi ơi ? 5 - Không thành côngkhông chịu tự học là chính Học ngoại ngữ, phải tự học là chính. Không cứ học ngoại ngữ, mà học bất cứ môn gì, cũng phải tự học là chính. Nhưng với học ngoại ngữ thì khâu tự học quan trọng vô cùng. Cố GS. Tạ Quang Bửu, nhà toán học xuất sắc, nhà hoạt động khoa học và giáo dục, nhà bách khoa toàn năng, học vấn uyên thâm, phát triển toàn diện, nhân hậu, một trí thức thông minh tuyệt vời mà vẫn luôn luôn tự học để theo kịp thời đại. GS Tạ Quang Bửu, một trí thức Xã Hội Chủ Nghĩa có tầm cỡ Quốc tế, trung thực, nhân hậu, sống thanh bạch trong sáng luôn luôn là một tấm gương sáng chói về tự học, trong đó có cả nghị lực tự họ ngoại ngữ nữa . Thầy Bửu tinh thông nhiều ngoại ngữ: Anh, Pháp, Đức, Trung quốc, Hy lạp cổ, La tin, Nga, Ba lan . Những tiếng Anh, Pháp được đào tạo cơ bản, các tiếng khác còn lại đều do tự học. Một gương "hiếu học" ít ai sánh được! Năm 1963, nhà toán học Ba lan Mikusinsky gửi cho thầy một kết quả nghiên cứu mới của mình, Thầy Bửu đọc thẳng bằng tiếng Ba lan, sau đó thuyết trình về toán tử Mikusinsky cho các thầy giáo dạy toán ở các trường Đại học Hà nội. Giáo sư Hà Văn Tấn người xã Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, quê hương của đại văn hào Nguyễn Du và được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khi mới 20 tuổi. Muốn trụ được ở vị trí mới khi còn trẻ, ông phải lao vào tự học thêm là tất yếu. Thế là ông cho rằng, muốn tự học có hiệu quả thì chỉ có đọc sách. Mà muốn đọc sách thì phải nắm vững ngôn ngữ. Từ nhận thức đó, ông say mê học thêm cả Việt ngữ, lẫn một số ngoại ngữ. Ngoài tiếng Anh, tiếng Pháp ông đã được học ở phổ thông và đại học, ông còn tự học các ngôn ngữ Nga, Đức, Nhật, Pháp. Cách học của ông là dùng từ điển để dịch thẳng thông qua dịch dần nắm bắt hiện tượng ngữ pháp. Cách học này quả là vất vả, chỉ dành cho những người có chí. Bên Hung-ga-ri, Nhà ngôn ngữ học trẻ tuổi Daby đã có cách học sáng tạo như vậy. Giáo sư Lê Khả Kế ( sinh ngày 15-6-1918 , mất ngày 24-7-2000 ) tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Đông dương , chứ đâu có học về ngoại ngữ ? Là chủ nhiêm Khoa Hoá- Sinh-Địa trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ( 1955- 1963 ) , nhưng vì nhu cầu công tác , GS Lê Khả Kế đã tự học ngoại ngữ rất chăm và đều đặn nên mới có trình độ cao về ngoại ngữ để sau này được tín nhiệm chuyển sang làm công tác nghiên cứu , biên soạn Từ điển khoa học của Uỷ ban khoa học Nhà nước , rồi phụ trách Tổ thuật ngữ -Từ điển học của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam . GS cũng là một trong những người đầu tiên xây dựng Viện Ngôn ngữ học . Có đủ tài năng , đức độ như thế cũng do giáo sư tự học , từ rèn mình là chính . Ông là " một người chân chính " ( un homme véritable ) , hết sức liêm khiết , thanh bạch , không nhà cao cửa rộng , không bon chen , nhờ cậy ! GS đã để lại cho đời " đức độ " và nhiều Từ điển ngôn ngữ học và Từ điển chuyên ngành . Còn GS Nhân dân Vũ Văn Chuyên , học giả Nguyễn Hiến Lê , GS Bùi Phụng . . thì tự học thêm ngoại ngữ và các lĩnh vực khác như thế nào , chúng ta sẽ đề cập trong những chương sau . Học ở trường để được đào tạo cơ bản , nhưng tự học để chuyên sâu , nâng tầm hiểu biết mới " Thực là học " và khi này thì không cái cảnh " Chữ thầy lại trả lại thầy " , vì kiến thức thu nhận được do chính bản thân ta tự tìm kiếm chứ không phải do người khác truyền đạt cho ta . Tóm lại, nếu có phương pháp khoa học, quyết tâm cao và tránh những nguyên nhân thất bại thì chắc chắn chúng ta hoàn toàn có khả năng học tốt mọi ngoại ngữ. Nào, mời các bạn bắt tay vào học ngay từ giờ này, phút này, tương lai đang chờ đón bạn. Chương 3 Học ngoại ngữ phải học đều, liên tục & sáng tạo Trong chương 1 & 2 , chúng ta đã thấy rõ rằng học ngoại ngữ không khó và đã tìm ra 5 nguyên nhân học ngoại ngữ không thành công để khắc phục. Trong chương này chúng ta sẽ đề cập đến 2 vấn đề quan trọng có tính chất thực hành là: 1- Học ngoại ngữ phải học đều, liên tục Đúng vậy! Làm gì, học gì mà chả phải liên tục, nhưng học ngoại ngữ lại càng phải liên tục. Nói gọn một câu như thế ai chả nói được? Nhưng thực hành mới khó chứ ? Bạn có biết không : A) - Khi Hồ Chủ Tịch hoạt động bí mật ở Xiêm (Thái Lan bây giờ), muốn gây thiện cảm với nhân dân địa phương, , gần gũi họ để dễ bề hoạt động cho Cách Mạng Việt Nam, Bác đã trao đổi với các cán bộ cùng đi là cần phải học tiếng Thái càng sớm càng tốt. Ai cũng hoan nghênh, và mọi người đều sốt sắng thực hiện chủ trương đó . Có người hăng háiđề ra mỗi ngày phải học 50 từ mới, người này thì 40 từ, người kia thì 30 từ . Bác cười và căn dặn: "Tuỳ các chú, nhưng phải đều đặn và liên tục thì mới có kết quả ". Mọi người vâng vâng, dạ dạ, nhưng chỉ hăng hái được vài ngày đầu, thấy học tiếng nước ngoài khó quá, nản và sau bỏ dần. Người thì học cách nhật, người thì học dồn ép, ngày đực, ngày cái rồi sau bỏ bễ hẳn. Với Bác Hồ, mỗi ngày Bác chỉ học 20 từ thôi. Ngày nào bận công tác đoàn thể thì hôm sau Bác quyết học bù cho đủ. Âm thầm, lặng lẽ, kiên trì, đều đặn và liên tục, nên sau 3 tháng kết quả thật khả quan : Bác đã đọc thông, viết thạo tiếng Thái. Do đó, mọi người Thái ở địa phương đều quý mến cán bộ "Thầu Chín" (bí danh của Bác Hồ khi hoạt động bí mật bên Thái), vì Bác đã gần gũi họ, tiếp xúc với họ bằng tiếng Thái. B) - Còn Lênin học tiếng Pháp chủ yếu bằng nghe đĩa ghi âm. Giai đoạn đầu, Người liên tục nghe đi nghe lại nhiều lần băng giáo khoa (theo chương trình dạy tiếng Pháp cho người Nga), ghi lại những từ, những ý chưa hiểu để hỏi. Khi được giải đáp, Người ghi lại cụ thể vào vở như một bài bổ sung. Thời gian đầu, cần nắm vững những nguyên tắc cơ bản của ngữ pháp và tích luỹ một số lượng từ nhất định. Người sắp xếp công việc để học khá liên tục. Học xong các băng giáo khoa, Người mượn các băng ghi lại các cuộc đối thoại về sinh hoạt, về chính trị và kinh tế. Dần dần, Người mượn cả những băng nói chuyện về chuyên đề văn học nghệ thuật, khoa học của các chuyên gia Pháp, Người học thuộc độ 3000 từ thông dụng. Nhờ học đều đặn và liên tục mà Lênin đã sử dụng rất thành thạo các tiếng: Đức, Anh, Pháp, đọc được tiếng Ba Lan, tiếng Tiệp, tiếng Thuỵ Điển, tiếng Italia. C) - Học giả Nguyễn Hiến Lê, tháng 9 năm 1934 (22 tuổi) tốt nghiệp trường Công Chính (thời Pháp thuộc). Khi đó là thời kinh tế khủng hoảng, thất nghệp rất nhiều. Không kiếm ngay được công ăn việc làm, Nguyễn Hiến Lê quay ra tự học chữ Hán. Ngày ngày, hầu như tất cả các buổi chiều, rất đều đặn, Nguyễn Hiến Lê ra Thư viện Trung Ương (Bibliothèque centrale), nay là Thư viện Quốc gia ở Phố Tràng Thi, mượn Bộ Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh rồi bắt đầu chép. Thời kỳ đó, đã làm gì có phô-tô-cô-pi (Photocopy) nha ngày nay. Bắt đầu chép từ chữ A, dĩ nhiên không phải chép nguyên văn tất cả cuốn từ điển, mà chỉ chọn những từ và từ ngữ thông dụng, chép vào một quyển vở, mỗi ngày 30 đến 40 từ. Tối đem về tập viết và học thuộc, rất kiên trì và đều đặn. Chiều hôm sau, lại ra thư viện cặm cụi chép tiếp, ngày nào cũng chịu khó ra thư viện, bất kể ngày mưa hay nắng, trừ ngày thư viện đóng cửa. Bạn đã học kiên trì, đều đặn như thế chưa ? D) Trước đây, khi còn nhỏ ở tiểu học, nhà khoa họ GS Vũ Văn Chuyên học ở trường nhà dòng Puy-gi-ni-ê (Puyginier), sau học Trung học ở trường An-be Sa-rô (Albert Sarraut)- trường chỉ dành cho con của bọn Tây thực dân và quan lại Việt Nam cao cấp.Tiếp đó. Vũ Văn Chuyên học Đại học Đông Dương (Université Indochinoise) và toàn học bằng tiếng Pháp. Vậy nên năm 1945, khi được tham gia giảng dạy ở Đại học Việt Nam, Vũ Văn Chuyên cũng đã phải học ôn lại tiếng Việt qua Pháp Việt từ điển của Đào Duy Anh và qua cuốn Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn, rất đều đặn thì mới giảng chính xác và tốt được. Như con ong kiếm mật, mưa gió ong cũng vẫn rời khỏi tổ, Nguyễn Hiến Lê cũng vậy, đều đều ngày lại ngày, sau 3 tháng thuộc được khoảng 3000 từ. Và với cách học đều đặn, liên tục như vậy để rồi sau này đã là tác giả của những pho sách quý: " Văn học Trung quốc hiện đại", " Triết học Trung hoa", "Khổng tử Kinh dịch " . Qua những gương học tập trên , bạn chắc đã tự rút ra kết luận, tìm ra phương pháp thích hợp với cá nhân rồi, khỏi phải trao đổi thêm. 2- Học ngoại ngữ phải sáng tạo, không học vẹt Sáng tạo là yếu tố tối cần thiết trong lao động trí tuệ. Học ngoại ngữ mà cứ học theo lối cũ, học vẹt như xưa các cụ đồ Nho vẫn dậy theo kiểu "chi, hồ, giả, dã " học như con vẹt, học chữ nào, biết chữ đó thì chậm và lâu biết lắm. Ngày nay, ngoài cách học chữ Hán theo "bộ chữ" nổi tiếng, còn nhiều phương pháp học chữ Hán nhanh lắm, ( có học qua truyền hình , qua đĩa CD . . ). Các phương pháp học ngoại ngữ ngày nay thay đổi rất nhiều và hiện đại lắm: học qua băng cát sét ( cassette ), qua đĩa CD, qua truyền thanh (Radio), qua truyền hình ( Television ), qua hàm thụ ( par correspondance ), qua đào tạo từ xa và mới đây qua Internet nữa . 3- Học phải có phương pháp, sáng tạo, mới tiếp thu nhanh, nhớ lâu và dễ sử dụng A) - Ka-tơ Lông, nữ phiên dịch Hung ga ri, biết tới 16 ngoại ngữ. Hỏi về bí quyết trong việc học thành công nổi 16 thứ tiếng khác nhau trên thế giới, Ka-ta Lêm-bơ nhấn mạnh: "Phải học rất đều đặn, ngày nào cũng học. Nhưng học phải có sáng tạo, không học vẹt. Nếu học ngữ pháp mệt thì quay chuyển sang đọc, đọc mệt thì lại có thể chuyển sang xem họa báo hay nghe máy ghi âm. Phải học thuộc lòng khá nhiều. Để có thể nắm vững được tiếng nước ngoài, bên cạnh việc học theo sách giáo khoa, phải thường xuyên đọc báo, nghe đài , viết thư cho bạn bè quốc tế và phải mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài. Không nên sợ sai ". Chính Ka-tơ Lông, đã là tác giả cuốn sách nổi tiếng về phương pháp học ngoại ngữ mà nhiều người tham khảo và sử dụng có hiệu quả. Nghe nói học như Ka-tơ Lông, thì có vẻ dễ vậy, nhưng thực hiện được như Ka-tơ Lông mới khó làm sao?" B) - Nguyễn Hiến Lê, sau khi học được khoảng 3000 từ chữ Hán, đã cố đọc bộ Tam quốc chí bằng chữ Hán: lõm bõm, chữ được, chữ không, vẫn ra sức mà đọc . Trước chậm, sau nhanh và cứ thế chữ Hán ngấm dần vào trí óc lúc nào không biết. Ngoài ra, muốn kiểm soát sự hiểu biết của bản thân, Nguyễn Hiến Lê còn tập dịch ra tiếng Việt. Khi dịch sang tiếng Việt, gặp chữ khó hay đoạn khó, bắt buộc phải tra từ điển, suy nghĩ lý luận, như thế sẽ hiểu sâu hơn. Vả chăng dịch còn rất khó, nên Châu Âu cũng đã có câu: "Dịch tức là phản" (Traduire c'est trahir). Để học cổ văn của Trung quốc, Nguyễn Hiến Lê đã dùng bộ "Cổ văn quan chỉ " và đã lần mò dịch khoảng .100 bài ra tiếng Việt. Công việc thật là mệt, nhưng kiên trì và đều đặn, đều đều mỗi ngày Nguyễn Hiến Lê cố gắng dịch lấy một bài. Nhờ dịch, mới cảm thấy cái hay của cổ văn. C) - Đặc biệt . Zai-li-đơ-nhi-ắc, nhà ngôn ngữ học Liên Xô, biết 50 ngoại ngữ, lại học ngoại ngữ bằng cách chơi tem. Hồi bé, ông rất thích sưu tập tem các nước và muốn biết xem trên mỗi con tem đã viết những gì và cố tìm hiểu thêm ý nghĩa của mỗi con tem. Thế là, ông tự lần mò tra từ điển nghĩa những chữ của từng con tem và chẳng bao lâu ông đã đọc được và hiểu ý nghĩa của mỗi con tem. Các bạn chơi tem ở cùng tỉnh đổ xô đến nhờ ông "dịch" hộ và điều đó càng khuyến khích ông tiến sâu vào ngoại ngữ mới của mỗi nước có con tem đó. Đến khi tốt nghiệp phổ thông trung học ông đã biết được 10 thứ tiếng. Về sau, ông vẫn tiếp tục học thêm các ngoại ngữ khác, chủ yếu là thông qua sách báo với từ điển. Ông đọc, tra nghĩa từng từ, rồi tự làm sổ ghi từ để học, ban đầu học đọc, dần dần học nói bằng thứ tiếng đó. Với cách học đặc biệt sáng tạo đó, như kiến tha lâu cũng đầy tổ đến khi nhà ngôn ngữ học Liên Xô nổi tiếng đó đã biết tới 50 ngoại ngữ. Như vậy, tuy khả năng, trình độ, mỗi người tìm cách sáng tạo ra cách học ngoại ngữ cho thích hợp với bản thân, chứ không nên học vẹt, học chữ nào chỉ biết mỗi nghĩa chữ đó. 1 - Một phong cách học ngoại ngữ của một cố GS. TS ngoại ngữ Mỗi người có một cách học tập ngoại ngữ khác nhau. Châu Âu có câu : " Mọi con đường đều dẫn tới Rôm " ( Tout chemin conduit à Rome ). Đi bằng cách nào, đi bằng phương tiện gì, đi theo lộ trình nào, trong thời gian nào, . . miễn là đến đích là được. Chỉ sợ không đi thôi, chứ cứ ngồi mà đắn đo, mà chọn lựa, mà chần chừ phương pháp này hay phương pháp kia, thì làm sao mà tới đích được? Học ngoại ngữ cũng cần phải đi đến đích. Sau đây là một phong cách học ngoại ngữ của một cố GS.TSKH mà chúng ta cũng cần tham khảo. Cố GS.TSKH Trương Đông San, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, khi còn sinh thời đã nhiều lần trao đổi với chúng tôi về cách học ngoại ngữ của ông. Ông bước vào dạy ngoại ngữ là do sự phân công. Ông lấy câu nói của X-ta-lin làm kim chỉ nam cho học tập : " Tài năng chỉ là quá trình tích lũy ". Câu nói đó, cũng tương tự như câu ngạn ngữ lâu đời của Châu Âu : " Tài năng chỉ là sự kiên nhẫn dài lâu " ( Le talent n'est qu'une longue patience ). Ông tự đặt cho mình nhiệm vụ phải học tập đều, liên tục, kiên trì và sáng tạo. Học tiếng Nga, ông tìm đọc thêm sách báo Nga, đọc tiểu thuyết Nga và nhất là học thuộc nhiều thơ Nga, và nghe đài Nga thường xuyên. Đặc biệt, những ngày nghỉ ông ngồi tổng kết lại những điều đã học. Khi ra công tác, ông vẫn tiếp tục gắn bó với tiếng Nga. Khi được cử sang Nga, bổ túc Đại học, ông đặc biệt lưu ý đén cá môn trước đây chưa học hoặc học chưa kỹ, chưa đủ như : ngôn ngữ học đại cương, lý thuyết tiếng Nga, văn học Nga-Xô viết. . . Trở về Việt Nam công tác, ông đi sâu vào lĩnh vực phiên dịch mà ông đang giảng dạy. Năm 1969, ông lại được sang Liên xô làm nghiên cứu sinh. Ông lăn lộn với tiếng Nga, đọc sách, dự giờ, thu thập tài liệu không biết mỏi mệt. Công sức bỏ ra đã được đền bù : luận văn Phó Tiến sĩ bảo vệ trước thời hạn 8 tháng của ông được đánh giá cao. Tranh thủ 8 tháng còn lại, ông đi nghe các chuyên đề, đi thư viện đọc thêm, mua rất nhiều sách để đọc. Khi phép học tập để bảo vệ luận văn Tiến sĩ khoa học, ( chứ không phải P. Tiến sĩ được đưa lên làm Tiến sĩ ), ông đã đắm mình trong học tập, không một phút lơ là và đã rút ra cho mình một phưong pháp nghiên cứu thích hợp ( sẽ đi sâu trong các chương sau ). Đó, học ngoại ngữ như thế mới là học! Chứ cái kiểu lang thang hay lớt phớt thì khó mà có kết quả tốt được. Giới thiệu thế thôi, còn tiếp nhận hay thực hiện phương pháp đó, thì hoàn toàn tuỳ bạn. Tuy nhiên, nếu thấy hay, thấy được, thì thực hiện ngay đi. Cũng nhân đây, xin mách bạn bí quyết thành công của Mai-cơn Đil( Michael Dell ), nhà tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ là: " Nếu bạn thấy một ý tưởng hay, hãy thực hiện ngay nó đi !". Vậy thì, hãy chọn phương pháp thích hợp và học đều đặn liên tục ngay từ giờ phút này trở đi! Thực hiện được điều đó, bạn sẽ đạt được đỉnh cao của ước mơ ! Chúc bạn thành công rực rỡ và hạnh phúc khi tiếp cận tốt với một ngôn ngữ mới . Biết thêm một ngôn ngữ là tiếp cận thêm một nền văn hoá mới và tiến dần đến chân trời kiến thức. Chân trời xa lắm, bạn ơi ! Nhưng ánh sáng trời xa vẫn đang vẫy gọi ! . Chương 4 Học ngoại ngữ phải luyện nghe, chịu nói Qua các chương 1, 2, 3 chúng ta đã thấy rõ các vấn đề: Chương 1 : Đã chứng minh là học ngoại ngữ không khó. Chỉ cần có quyết tâm, chuyên cần và có phương pháp. Chương 2 : - Phân tích và hiểu rõ 5 nguyên nhân học ngoại ngữ không thành công để mà tránh. Chương 3: - Học ngoại ngữ phải đều đặn, liên tục và sáng tạo, không học vẹt Trong chương này, chúng ta sẽ trao đổi về: * Học ngoại ngữ phải : Luyện nghe trực tiếp hoặc qua thiết bị - Luyện tập kỹ xảo thực hành để nghe hiểu ( Listening comprehesion )tốt . * Học ngoại ngữ phải chịu nói, không ngượng, không sợ sai 1- Học ngoại ngữ phải : Luyện nghe trực tiếp hoặc qua thiết bị Luyện tập kỹ xảo thực hành để nghe hiểu tốt Học ngoại ngữ có 4 kỹ năng: "nghe, nói, đọc, viết". Cả 4 kỹ năng này thường có mặt trong suốt quá trình dạy và hoc tiếng nước ngoài. Bốn kỹ năng đó quan hệ mật thiết và khăng khít với nhau. Tuy nhiên, kỹ năng đầu tiên và quan trọng là "Kỹ năng nghe". Thực vậy, chả cứ gặp người nước ngoài nói đã khó nghe, nhưng gặp ngay người trong nước, nếu chưa đủ vốn từ hoặc chưa luyện nghe cho tốt thì cũng không thể nắm bắt được họ nói gì ? Ngày xưa học ngoại ngữ mới khó, vừa ít thầy, vừa ít tài liệu và phương tiện, thiết bị. Khi đó mà có bộ đĩa Lanh-ga-phôn (Linguaphone ) hay bộ đĩa At-si-mil ( Assimil ) để nghe thì thật là tuyệt vời. Nhưng bây giờ thì các băng cát sét ( cassette ) tiếng Anh như S-t-rim-lain ( Stream line ), Het-uây ( Headway ), Lai-phơ-lain ( Life lines ), Kam-brit-giơ ( Cambridge ), Kơ-nơl ( Kernel ). . . tràn ngập thị trường, chưa nói đến các loại đĩa CD trong nước và ngoài nước. Tha hồ mà học. Nếu không học, thì dù người Việt Nam hay người nước ngoài nói ngoại ngữ mà ta không hiểu thì "có tai cũng như điếc". Học ngoại ngữ khác học văn, sử, địa. . . . Những môn đó có thể tự học được, nhưng học ngoại ngữ nhất thiết phải qua trường lớp, hoặc nếu muốn tự học phải có ít nhất : sách giáo khoa gồm sách bài khoá, sách bài tập ( có lời giải càng tốt ), sách ngữ pháp, từ điển xuôi nhất thiết phải có, ( có thêm từ điển ngược thì càng tốt ) và bộ đĩa học tiếng ( băng cát sét càng tốt ) . Có để mà nghe cách phát âm chuẩn . Hiện nay qua đĩa CD có đầy đủ các loại sách dạy ngoại ngữ ( tổng hợp cả bài khoá, bài tập, ngữ pháp, phát âm. . . ), rât thuận lợi, chỉ còn. . . có thực muốn học hay không? Cách tốt nhất là mua một cuốn hội thoại thông dụng, lọc ra những từ cần thiết nhất mà ta hay sử dụng hàng ngày, học thuộc không chỉ riêng từ đó mà phải học cả mẫu câu đã soạn. Chính vì lẽ đó, nên khi dạy tiếng Anh, thấy học viên lúng túng trong cách đặt câu nên chúng tôi (Phạm Văn Vĩnh) và Giáo sư Nhà giáo nhân dân Vũ văn Chuyên đã soạn cuốn: "Hội thoại Anh Việt thông dụng" (Nhà xuất bản Giáo dục - 1994). Cũng tương tự, khi dạy tiếng Đức, học viên lúng túng khi sử dụng từ , đặt câu rất khó khăn, nên chúng tôi (Phạm Văn Vĩnh) và TS Ngữ Văn Nguyễn Quang (tốt nghiệp tại CHDC Đức) đã soạn cuốn: "Ba trăm trang mẫu câu thông dụng tiếng Đức" (Hội Bảo trợ Phát triển Ngoại ngữ - Tin học Hà Nội xuất bản - 2000). Sở dĩ phải soạn những cuốn đó, vì nhu cầu rất cần thiết. Chẳng hạn, học viên biết danh từ "cơm" và đại từ "tôi" , nhưng nếu không dạy thêm động từ "ăn" hoặc "thổi" thì học viên không bao giờ chỉ nói vẻn vẹn "tôi-cơm", mà ít nhất cũng đặt được câu "tôi ăn cơm" hoặc "tôi thổi cơm" . . . Sau đây, ta đi vào các khâu : A - Nghe qua thiết bị Ta đã thấy, chả cứ ngày nay thiết bị sử dụng học ngoại ngữ rất nhiều mà từ xa xưa, chính những thiết bị cũng đã giúp cho người học ngoại ngữ mọi điều kiện thuận tiện. Ngay từ năm 1904, Châu Âu, lần đầu tiên, máy hát đã được dùng để dạy và học ngoại ngữ. Năm 1908, ở Thụy Điển và Thụy Sĩ đã áp dụng rộng rãi phương tiện kỹ thuật vào việc dạy và học tiếng nước ngoài, chủ yếu lúc đó vẫn cũng là máy hát. Năm 1939, băng từ được dùng đầu tiên ở Mỹ để học ngoại ngữ. Tại Việt Nam, trước năm 1945, may ra mới có rất ít người có đủ tiền mua máy hát Pa-tê ( Pathé ) để học ngoại ngữ. Năm 1977, Đài Truyền hình Trung ương (bây giờ là Truyền hình Việt Nam ) đã bắt đầu thí nghiệm phát chương trình dạy ngoại ngữ trên màn ảnh nhỏ. Việc dạy ngoại ngữ trên truyền hình ở Châu Âu, Châu Mỹ, Australia, Nhật, Trung Quốc, ấn Độ . . . thì từ lâu đã trở thành phổ biến, thường xuyên, liên tục. Tháng 1 năm 1970, Hội nghị quốc tế về nghe nhìn, họp ở Mông-Trê-al (Canada ) với gần 400 đại biểu của hầu hết các nước phát triển trên thế giới đã khẳng định vai trò to lớn của việc dạy và học tiếng nước ngoài. Ông Mô-ri-ta ( Morita ) người Nhật, một trong 2 sáng lập viên kỳ cựu của Hãng Sony đã đi khắp các trường học trong nước Nhật và qua nhiều nước trên thế giới để giới thiệu chiếc máy ghi âm Sony để sử dụng trong việc dạy và học ngoại ngữ. Và ngay trong những năm đầu khi vừa sản xuất, hãng Sony đã tiêu thụ được 40.000 máy ghi âm trong các trường học. Ngày nay số người Việt Nam, do trình độ dân trí ngày càng cao, do nhu cầu công tác, du học, hoặc thiết thực nhất do nhu cầu kiếm việc làm, số ngày học ngoại ngữ ngày càng nhiều. Gần đây, phương pháp dạy học và phương pháp học tập có nhiều thay đổi theo xu hướng giao tiếp, nhất là phương pháp học tiếng Anh. Sinh viên và kể cả giáo viên cần phải được tiếp cận với nhiều tài liệu cập nhật và xác thực nhờ công nghệ Internet. Mạng Internet đã, đang và tiếp tục vẫn là nguồn cung cấp giáo trình, sách báo và đặc biệt là tài liệu tham khảo. Ngoài ra mạng Internet còn giúp giáo viên và sinh viên với ngôn ngữ chuẩn, những thông tin cập nhật trên toàn cầu. Thông qua Internet, sinh viên sẽ trở thành " người sáng tạo " chứ không đơn thuần là người " tiếp cận thụ động " kiến thức của thầy truyền đạt. Vậy tại sao ta lại không tận dụng tối đa những phương tiện thiết bị trên trong kỹ năng nghe [...]... người nước ngoài ? 2- Học ngoại ngữ phải chịu nói, không ngượng, không sợ sai Nghe là kỹ năng đầu tiên Cố tập nghe cho quen Nghe đi liền với nói Nghe không được thì như người điếc, nhưng nói ngoại ngữkhông được thì chẳng khác gì người câm Vị trí " kỹ năng nói " có tầm quan trọng đăc biệt trong việc dạy và học ngoại ngữ Kỹ năng nói không bao giờ tách rời khỏi kỹ năng nghe Nghe không hiểu thì làm... liều lượng từ ( ngữ liệu ) là bao nhiêu, mức độ khó dễ thế nào cho thích hợp với trình độ của người học Có thể, lúc đầu mở băng nghe 3 lần mà không sử dụng tài liệu, nghe cho quen tai Có thể chẳng hiểu gì cả, mà cũng có thể hiểu lõm bõm Lúc đầu chỉ cần nắm bắt sơ bộ ý nghĩa của bài học Sau đó lại nghe lại nhiều lần, không nhất thiết 3 lần, có sử dụng tài liệu trong khi sử dụng tài liệu, nếu " Từ "...khi học ngoại ngữ ? B - Sử dụng băng cát sét thực hành như thế nào để học ngoại ngữ? Tuy nhiên, học ngoại ngữ thông qua cát sét ( Cassette ) phải theo một quy trình khoa học chặt chẽ thì mới có kết quả, chứ không phải cứ có băng là nghe tràn lan, nghe ào ào, lúc đầu nghe không biết mệt , dăm bữa nửa tháng, nghe nhiều , bão hoà , nhàm chán... trọng âm của từ, bắt chước đúng ngữ điệu Làm đầy đủ những phần việc tren cũng chẳng dễ dàng đâu? Học viên hay " đốt cháy giai đoạn và hoặc qua loa cho đủ các bước trên " nên kết quả sẽ tỷ lệ nghịch với thời gian chuẩn bị Nên nhớ, cũng do chịu nghe đĩa học ngoại ngữ mà Lê-nin đã học thành công tiếng Pháp Thời đó mà Lê-nin còn khắc phục khó khăn mà học được tiếng Pháp, một ngôn ngữ khó, chủ yếu bằng nghe... ngoại ngữ, nhưng rất ngại nói vì sợ nói sai Nếu cứ sợ như vậy mãi thì chẳng bao giờ có thể nói được tiếng nước ngoài Cho nên đã học ngoại ngữ thì phải mạnh dạn nói ! Nói mà không được, có khác nào như câm? Ngày nay, các bạn có rất nhiều phương tiện thiết bị để học ngoại ngữ có kết quả Nhưng tất cả những phương tiện đó chỉ thực tế có hiệu quả khi bạn sử dụng thường xuyên hoặc biết cách sử dụng Nếu không. .. bản thân đã tiến bộ đến mức nào Những năm gần đây, Tổ quốc ta đã thực hiện rộng rãi chính sách mở cửa, người nước ngoài vào Việt Nam đã khá đông, sao chúng ta không tận dụng những điều kiện tốt đẹp đó , tranh thủ gặp người nước ngoài trong mọi điều kiện , để luyện nghe, luyện nói? Bạn có thực sự yêu thích học ngoại ngữ không ? Nếu thật sự yêu thích ngoại ngữ, sao không tận dụng những phương tiện thiết... luyện nói thật thành thạo đi thôi, mới là học hoàn chỉnh Hoàn chỉnh một ngoại ngữ ! Dù chỉ là học một ngoại ngữ thôi cũng hãnh diện và tự hào siết bao ! Dĩ nhiên, chả ai dám tự kiêu cả, mà chắc chắn tự hào là đúng, vì bao công sức đã bỏ ra Bao nhiêu khó khăn , nỗ lực , thời gian , tiền bạc đấy chứ ! Chả có tài năng nào tự nhiên mà có cả Thôi, mời các bạn hãy học ngay đi, rồi chương sau ta sẽ bàn về... nhiên hơn, có ngữ điệu như đóng kịch thì ngày càng " nhuyễn " và lúc đó các bạn mới cảm thấy mình tựa như người nước ngoài! Học ngoại ngữ mà chỉ để đọc sách là chưa đủ , còn phải học nói để giao tiếp nữa Hiểu người ta nói , biết sâu vấn đề mà không trả lời được , không trình bầy được cho đối tác nghe thì coi như mới chỉ biết một nửa , chả nhẽ lại " bút đàm " Vậy buộc phải luyện nói thật thành thạo... âm, ngữ điệu một cách dễ dàng, chứ nếu không thì chỉ ù ù, cạc cạc như vịt nghe sấm Phải nghe từng đoạn ngắn cho thật hiểu rồi sau mới nghe đoạn dài, cuối cùng mới có thể nắm bắt toàn bài được ! Nếu tài liệu có phần câu hỏi sau mỗi bài, học viên có thể trả lời dựa theo những điều mình vừa nghe, vừa nhận được Khi khá, có thể trả lời theo phong cách ngôn ngữ của riêng mình, không nhất thiết phải " bê nguyên. .. phát âm to ngoại ngữ mà Người đang học để phục vụ nhu cầu công tác Để khỏi làm phiền những người xung quanh, Lê-nin thường vừa đi vừa đọcngoài vườn Theo phương pháp đó, nhẫn nại, kiên trì Lê-nin đã sử dụng được 7 thứ tiếng nước ngoài hoàn toàn do tự học Người sử dụng thành thạo các tiếng: Anh, Đức, Pháp, đọc được các tiếng: Ba Lan, Italia, Tiệp, Thuỵ Điển A-rix-tê, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học nước . Năm Nguyên nhân học ngoại ngữ không thành công Cần phải hiểu rõ về những nguyên nhân tại sao học ngoại ngữ không có kết quả để khắc phục. Có 5 nguyên nhân. để học cho tốt, phải không các bạn ham thích ngoại ngữ của chúng tôi ơi ? 5 - Không thành công vì không chịu tự học là chính Học ngoại ngữ, phải tự học

Ngày đăng: 22/12/2013, 21:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w