Nhà lãnh đạo là người chỉ huy doanh nghiệp Với vai trò là người chỉ huy doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải xác định được tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp, xác định được lịch trì
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
ĐỀ TÀI LIỂU LUẬN
KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO Các phẩm chất của một nhà lãnh đạo tài ba
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hội Trần Thế Thành
Lớp: Cao học QTKD K6.2
Số báo danh: 3990
Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy
Phụ lục
Lời mở đầu 2
Trang 2Chương 1: Cơ sở lý luận 3
1.1 Khái niệm lãnh đạo 3
1.2 Vai trò của người lãnh đạo 3
Chương 2: Các phẩm chất của nhà lãnh đạo doanh nghiệp tài ba 6
2.1 Tự tin 6
2.2 Quyết đoán: 7
2.3 Luôn có tầm nhìn xa 8
2.4 Biết lắng nghe – khiêm tốn 8
2.5 Cam kết giữ lời hứa – Đáng tin cậy 10
2.6 Chấp nhận thách thức 11
2.7 Phải biết thừa nhận sai lầm của mình 11
2.8 Dám chịu trách nhiệm – không đổ thừa 11
2.9 Biết quan tâm đến cấp dưới 11
2.10 Có tính tuân thủ triệt để 13
Kết luận 15
Lời mở đầu
Lãnh đạo doanh nghiệp là một trong những nghề quan trọng nhất, một nghề khó
và dường như càng ngày càng trở nên khó hơn Thời gian họ trụ lại vị trí này càng ngày càng ngắn hơn Cuộc cạnh tranh đối với các tài năng lãnh đạo càng ngày càng khốc liệt hơn Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển hay không đều nhờ vào tài quản lý của người lãnh đạo, đòi hỏi ở người lãnh đạo nhiều tố chất, kỹ năng bẩm sinh hoặc tự
rèn luyện Vì lý do trên Tôi xin chọn đề tài : “ Các phẩm chất của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp tài ba ”
Trang 3Trong quá trình em thực hiện tiểu luận, vì thời gian và kiến thức có giới hạn nên không tránh khỏi thiếu sót Kính mong sự góp ý của cô giáo!
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm lãnh đạo
Lãnh đạo là 1 quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của 1 cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định
1.2 Vai trò của người lãnh đạo
Nhà lãnh đạo là người đứng đầu doanh nghiệp, nên vai trò của họ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp Khi họ thực hiện tốt vai trò của mình, họ sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển Khi họ làm sai vai trò, họ sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp
Trang 4Nhà lãnh đạo là người đại diện cho doanh nghiệp và chịu trách nhiệm pháp lý
Là người đứng đầu doanh nghiệp, nên nhà lãnh đạo là người thay mặt doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được
Trước các cơ quan chức năng, nhà lãnh đạo là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp hoạt động vi phạm pháp luật, thì người chịu tội trước hết là lãnh đạo doanh nghiệp
Chịu trách nhiệm trước lợi ích chung và kết quả cuối của doanh nghiệp.
Là người điều hành doanh nghiệp, vì vậy kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được đều là sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp từ những quyết định của nhà lãnh đạo doanh nghiệp Khi doanh nghiệp kinh doanh thành công thì công đầu tiên thuộc về lãnh đạo, và khi doanh nghiệp thua lỗ thì tội đầu tiên cũng thuộc về lãnh đạo
Vừa qua Vinashin kinh doanh thua nỗ với số nợ lên đến 2.5 tỷ $ Phải đến khi Ủy ban kiểm tra trung ương vào cuộc phát hiện ra các sai lầm như báo cáo sai sự thật, tư lợi các nhân thì sự việc mới được sáng tỏ Tuy nhiên các lãnh đạo của Vinashin vẫn tại vị
Họ vẫn tham quyền cố vị mà không muốn từ chức
Nhà lãnh đạo là người chỉ huy doanh nghiệp
Với vai trò là người chỉ huy doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải xác định được tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp, xác định được lịch trình để đạt mục tiêu đó, huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu
- Nhà lãnh đạo là người vẽ ra đường lối, mục tiêu, viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp Họ đảm trách những mục tiêu mang tính thách thức liên quan tới sự thay đổi,
và tập trung vào việc thay đổi hành vi Nhà lãnh đạo chấp nhận rủi ro và không ngại đương đầu với những tình huống mạo hiểm trong quá trình đạt đến mục tiêu của mình,
vì vậy họ thường coi những việc khó khăn mà nguời khác tránh là những cơ hội tốt để mình thử sức và chinh phục
- Xác định lịch trình để đạt mục tiêu đó: Để thực hiện tầm nhìn, nhà lãnh đạo
phải xác định được các bước thực hiện tầm nhìn đó Họ vạch ra chiến lược và thực hiện những thay đổi để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
- Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu: Nhà lãnh đạo tập trung vào
yếu tố con người Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo mình, hướng tới xây dựng sự nghiệp chung của doanh nghiệp Nhà lãnh đạo sử dụng uy tín, ảnh hưởng
Trang 5cá nhân để thúc đẩy những nguời dưới quyền làm việc Họ động viên những người dưới quyền phát huy hết khả năng của mình, cùng làm việc với họ để đạt được mục tiêu lâu dài
Nhà lãnh đạo là người quản lý cấp cao của doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo cũng phải là một nhà quản lý doanh nghiệp Họ phải xây dựng, thực thi các chiến lược, lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Với vai trò này, nhà lãnh đạo chỉ thực hiện quản lý ở cấp cao, chứ không rơi vào quản lý tiểu tiết
- Xây dựng, thực thi chiến lược: nhằm làm doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
tốt hơn, phát triển quy mô và vị thế trên thị trường Nhà lãnh đạo đưa ra con đường cụ thể để thực hiện hóa mục tiêu cho doanh nghiệp
- Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực: Nhà lãnh đạo phải đưa ra được bản kế hoạch
phù hợp với tình hình phát triển, với nguồn lực của doanh nghiệp Họ biết điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là gì để có một kế hoạch chung với toàn doanh nghiệp Từ
đó, họ đưa ra hướng phân bổ, sử dụng các nguồn lực của công ty
- Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp: Là người chịu
trách nhiệm về kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được, vì vậy nhà lãnh đạo cần thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp tới đâu Họ phải
có những quyết định thay đổi kịp thời để điều chỉnh mục tiêu
Nhà lãnh đạo là người thực hiện các mối liên kết trong và ngoài doanh nghiệp.
- Nhà lãnh đạo là cầu nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài Để làm tốt vai trò này, họ phải duy trì được quan hệ cá nhân thật tốt với các nhân vật chủ chốt trong tất cả các đơn vị trong và ngoài doanh nghiệp, phải biết lắng nghe và thu nhận ý kiến
- Liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp: Nhà lãnh đạo phải gắn kết các phòng,
ban, chi nhánh lại với nhau trong một mục tiêu chung của doanh nghiệp Họ thu thập, phân tích xửa lý thông tin từ các chi nhánh và tạo điều kiện để các chi nhánh hiểu tình hình hoạt động của nhau
- Liên kết giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài: Lãnh đạo doanh nghiệp
thường xuyên tiếp xúc với các đối tác khách hàng, các hội nghề nghiệp, các cơ quan chính quyền Họ cần sử dụng mối quan hệ rộng rãi của mình để nhận được nhiều nguồn thông tin và sự ủng hộ cần thiết Vì thế, mà nhà lãnh đạo là một nhà hoạt động
Trang 6xã hội tích cực Chẳng hạn họ tham gia các câu lạc bộ dành cho doanh nghiệp Ở đó họ không chỉ nắm bắt được các cơ hội thương mại mà còn kết giao với nhiều bạn bè, tạo lập quan hệ xã hội rộng
Chương 2: Các phẩm chất của nhà lãnh đạo doanh nghiệp tài ba
2.
2.1 Tự tin
Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng Muốn rèn luyện sự tự tin, trước tiên bạn phải tin vào bản thân mình (vì nếu ngay cả bạn cũng không tin vào chính mình thì làm sao người khác có thể giúp được bạn), không ngừng động viên bản thân: “Tôi làm được Tôi nhất định làm được Tôi sẽ
Trang 7thành công Tôi sẽ làm việc đó tốt hơn người khác” Có vậy tinh thần bạn mới phấn chấn và bình tĩnh đối phó với những tình huống khó khăn
Và điều quan trọng là bạn phải rèn cho mình có được thói quen luôn khẳng định bản thân mình trước người khác Bất kể khi làm một công việc nào đó, hoặc nói một câu gì đó, bạn nên tạo cho người khác có ấn tượng là “Công việc này tôi sẽ làm thật tốt” hoặc “Tôi sẽ trình bày vấn đề một cách vừa vặn” Cứ duy trì thói quen này đến một ngày nào đó bạn sẽ phát hiện ra mình đã có đủ tự tin đối mặt với cuộc sống rồi
Có thể thực hiện tốt hơn bằng cách:
Phát hiện ra những ưu điểm của bản thân: Ví dụ, sở trường của bạn là gì? Bạn đã làm những việc gì có ích cho xã hội? Trước đây mọi người đã từng biểu dương, ca ngợi bạn về điều gì? Bạn đã được giáo dục như thế nào có điểm gì đáng nổi bật không ?…
Tìm cho mình một thần tượng: coi người ấy là hình mẫu để mình học tập
Khẳng định năng lực của bản thân: Mỗi một ngày tìm ra 3 việc mà bạn cảm thấy thành công Không nên coi thành công là phải làm một việc gì đó thật trọng đại Biết mình sẽ làm việc đó thật tốt đồng nghĩa với việc bạn đã tự khẳng định năng lực của bản thân, và khi đó bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn
Tính xem mình đã làm được những việc gì: nếu bạn liệt kê những việc mình đã làm được, bạn sẽ thấy hài lòng về bản thân và thấy tự tin hơn
Rèn luyện một vài sở thích: Tìm xem trong những ưu điểm, sở thích của mình một lĩnh vực nào đó để rèn luyện phát triển và biến điều đó thành sở trường riêng của mình Ví dụ: đánh đàn ghita, chơi piano, làm bánh gato, cắt tóc, bơi lội, hay đơn giản chỉ là nhớ tên một bộ phim nào đó… đều được
Làm đẹp cho bản thân: Hãy tạo ấn tượng cho người khác bằng cách ăn mặc sạch
sẽ, sáng sủa, vừa mắt, tự nhiên, thoải mái, mang tính quần chúng…
2.2 Quyết đoán:
Quyết đoán không phải là độc đoán Quyết đoán là luôn bảo vệ cho những điều bạn muốn nhưng không bỏ mặc quyền lợi của người khác
Bạn có gặp khó khăn khi nói "không" lúc bạn thật sự muốn? Bạn có khuynh hướng chiều theo ý người khác bởi vì bạn ngại không thể nói lên điều bạn muốn nói? Nếu điều này xảy ra ở bạn thì bạn cần tìm cách làm mình thêm quyết đoán hơn
Trang 8Để trở thành người quyết đoán
Bạn có thể tập tính quyết đoán bằng cách dành thời gian để phân tích thật ra bạn cảm thấy như thế nào Hãy thành thật với chính mình Điều này có nghĩa là nếu một nhóm bạn cùng đi ăn trưa và mọi người đều gọi món mì, bạn không phải máy móc gọi theo họ món đó Nếu bạn muốn gọi món Chef's Salad chẳng hạn, bạn cứ cảm thấy thoải mái mà làm thế Thay vì có nguy cơ bị trêu chọc vì bỗng dưng trở thành "người chơi nổi", bạn sẽ ngạc nhiên trước việc có nhiều người đổi món Salad cho bữa trưa giống như bạn cho mà xem Đừng sợ bị người khác trêu chọc hay nói móc Bạn chỉ đơn giản thể hiện điều mình muốn và ao ước, trong trường hợp này là bạn muốn món CHEF'S SALAD
Một cách khác giúp bạn thêm quyết đoán trong cuộc sống là luôn tự chủ Điều này
có nghĩa là bạn hãy giữ bình tĩnh tối đa khi đối mặt với những tình huống kịch tính Bạn càng tự chủ bao nhiêu thì bạn càng quyết đoán bấy nhiêu Và chỉ khi tự chủ, bạn mới có thể quyết đoán được Hãy giữ sự sáng suốt và đừng để người khác chọc giận mình Bạn có thể kiểm soát mình - và hãy luôn như thế Khi có những xung đột trong cuộc sống, như nó vốn thế, sự thoả hiệp có thể là một giải pháp hiệu qủa để giải quyết vấn đề giữa hai hay nhiều người
Giúp ích: tự tin Họ cũng theo đuổi những gì họ muốn với tất cả nhiệt huyết và lòng quyết tâm Họ thường là những người thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh bạn có thể đứng trên quan điểm của mình và không để bị chi phối bởi những người có thể lợi dụng bạn Đồng thời quyết đoán là tôn trọng cảm xúc và ý kiến người khác
2.3 Luôn có tầm nhìn xa
Tiên liệu được những vấn đề có tính đón đầu trước khi những vấn đề này trở thành phổ biến trên thương trường Họ phải là người giỏi "Thuật tính nước cờ" trong việc vạch chiến lược trên thương trường cho doanh nghiệp
Các nhà lãnh đạo phải học! Phải học không ngừng nghỉ trong suốt thời gian đảm đương vai trò nhà lãnh đạo (và trong cả cuộc đời !) Việc cập nhật kịp thời những kiến thức hiện đại và thông tin xã hội, thông tin thương trường liên quan là một đòi hỏi bắt buộc đối với các nhà lãnh đạo trong thế giới phẳng, nếu họ không muốn bị cuộc chơi đào thải
Trang 9Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo bởi sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo Bởi xã hội có nhiều biến chuyển,
xu thế phát triển có nhiểu mới mẻ đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, vạch địch rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra
kế hoạch tiến triển công việc Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp Bên cạnh đó, tính quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt
2.4 Biết lắng nghe – khiêm tốn
Trên thực tế, lắng nghe là một trong những điều quan trọng nhất mà tất cả các nhà lãnh đạo đều cần có Khả năng này còn quan trọng hơn các kỹ năng khác mà song hành với diễn thuyết, phát biểu
Bởi vì lắng nghe chứng tỏ một hình thức tổ chức khá thuận lợi cho việc phát biểu trước quần chúng Nếu biết cách lắng nghe thì bạn sẽ nhận được ý kiến phản hồi từ rất nhiều người mà bạn có thể quan tâm đến trong công việc hay chính cương vị lãnh đạo
mà bạn đang gánh vác
Dành thời gian lắng nghe ý kiến của các nhân viên là cách dễ dàng nhất giúp lãnh đạo thể hiện được sự quan tâm và quan hệ thân thiện giữa sếp và nhân viên Đó cũng
là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới Biết là thế nhưng không phải ông sếp nào cũng làm được
Lắng nghe tích cực
Trước hết, bạn phải hiểu rằng mọi người đều có nhu cầu được lắng nghe, và bạn là lãnh đạo bạn càng cần phải lắng nghe Bởi vì khi bạn lắng nghe tích cực và tham gia vào câu chuyện thì bạn sẽ biết chuyện gì đang xảy ra, hơn nữa nhân viên của bạn sẽ không có cảm giác rằng bạn là người cái gì cũng biết và không chịu nghe ai cả Vậy làm thế nào để có thể lắng nghe tích cực?
Kỹ năng lắng nghe có thể học hỏi dần dần Trước hết bạn hãy khuyến khích nhân viên của bạn nói, khi họ kết thúc câu chuyện bạn đừng vội quay câu chuyện về phía
Trang 10mình, mà tiếp tục câu chuyện của nhân viên bằng ánh mắt, nụ cười, thái độ, nét mặt của bạn, hỏi những câu hỏi xung quanh câu chuyện mà hai người đang trao đổi
Cử chỉ thân thiện, ánh mắt nhìn thẳng vào người đang nói chuyện, hay đặt câu hỏi
là thể hiện sự quan tâm của bạn, là cách nghe hiệu quả nhất Người đối diện sẽ biết rằng bạn thực sự quan tâm tới những gì mà họ đang trình bày Rất có thể trong khi họ đang nói hay đang tranh luận về một vấn đề những ý tưởng chợt loé lên trong đầu bạn, bạn cần phải kiểm soát được những ý nghĩ này Tốt nhất là tập trung được 100% vào những gì mà nhân viên nói, nếu không cũng phải kiểm soát những ý nghĩ trong đầu của bạn Bạn có thể thể hiện sự quan tâm bằng cách nói : "điều đó nghe có vẻ thú vị đấy, hãy nói cho tôi nghe về vấn đề đó sâu hơn một chút được không, tôi rất quan tâm tới những trình bày của bạn, nói chuyện với anh lúc nào cũng thú vị, tại sao bạn nghĩ
họ sẽ đưa ra quyết định như vậy? "
Trở thành người lắng nghe tích cực là bạn đồng thời thể hiện qua lời nói, cử chỉ và cảm xúc trên khuôn mặt bạn Bạn không thể nói bạn quan tâm tới câu chuyện của ai đó
mà khuôn mặt bạn căng thẳng và cau có, hay lơ đễnh
Tuy nhiên lắng nghe tích cực cũng có nghĩa là bạn biết điểm dừng của cuộc nói chuyện Một khi bạn đã nổi tiếng là người lắng nghe tích cực thì nhân viên sẽ xếp hàng dài để trình bày những ý tưởng của họ, thậm chí là đơn giản chỉ cần một người lắng nghe họ mà thôi Có nhiều phương pháp để lắng nghe mà vẫn không bị quá tải, không tiêu tốn nhiều thời gian và không làm ảnh hưởng tới công việc trong bộ phận của bạn Bạn có thể nói với nhân viên :
- Cảm ơn anh đã trao đổi vấn đề này với tôi!
- Thật hay là anh đã cho tôi biết điều đó, xin cảm ơn anh!
- Tôi sẽ suy nghĩ về đề xuất của anh và sẽ báo lại với anh sớm nhất có thể
Đôi khi bạn thấy cấp trên của bạn đang trao đổi với bạn về một vấn đề gì đó, họ đưa tay đặt lên chiếc điện thoại mặc dù không có tín hiệu cuộc gọi nào cả, hành động này là một cách nói gián tiếp: "Tôi sẽ phải gọi điện thoại ngay khi bạn rời khỏi văn phòng của tôi“ Một cách khác là trong quá trình chuyện trò thỉnh thoảng bạn cứ cầm một tờ giấy lên xem, như vậy cũng ngầm nói với người nhân viên nên kết thúc câu chuyện, bởi vì lãnh đạo còn có việc khác cần giải quyết
Cách nữa là bạn có thể kéo ghế và gần như chuẩn bị đứng dậy Nếu nhân viên quá nhiệt tình hứng thú với câu chuyện bạn có thể kéo ghế và đứng lên Hành động này có