(Bài thảo luận) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó (Bài thảo luận) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó (Bài thảo luận) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó (Bài thảo luận) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó (Bài thảo luận) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó (Bài thảo luận) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó (Bài thảo luận) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA: HTTT KINH TẾ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ
mệnh lịch sử đó.
Giảng viên hướng dẫn : Lại Quang Mừng
Nhóm thực hiện : 3
Mã lớp học phần : 2078HCMI0121
Hà Nội – 2020
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
BÀI LÀM: 2
I TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2
1.1 Khái niệm GCCN 2
1.1.1 Trong CNTB 2
1.1.2 Trong XHCN 3
1.2 Sứ mệnh lịch sử của GCCN 4
1.2.1 Nội dung SMLS của GCCN 4
1.2.2 Đặc điểm SMLS của GCCN 5
II Nhân tố chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử 7
2.1 Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển Đảng của GCCN 7
2.1.1 Khái niệm Đảng Cộng sản 7
2.1.2 Tính tất yếu ra đời của Đảng Cộng sản 7
2.1.3 Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản 9
2.2 Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và Giai cấp công nhân 10
2.3 Đảng Cộng sản Việt với việc thực hiện Sứ mệnh lịch sử của Giai cấp công nhân 11
KẾT LUẬN 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn mới hiện nay, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra trên toàn thế giới, chủ nghĩa xã hội đang ở trong thời kỳ thoái trào, thời đại ngày nay vẫn đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới còn đang có nhiều biến động, tiêu cực, thì vấn đề làm sáng tỏ
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được đặt ra trở nên bức thiết hơn bao giờ hết,
cả trên hai phương diện: lý luận và thực tiễn
Đối với nước ta, vấn đề này được Đảng ta rất chú trọng Vì thế, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ thể hiện rõ trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc, mà đây còn là một trong những đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều nhà lý luận, nhà nghiên cứu lịch sử, và của nhiều thế hệ công nhân, sinh viên
Sự tác động của sử mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ ảnh hưởng tới
sự chuyển biến của lịch sử thế giới là thay đổi từ hình thái kinh tế này sang hình thái kinh tế khác, thay đổi từ chế độ kinh tế này sang chế độ kinh tế khác mà còn làm thay đổi tình hình kinh tế chính trị xã hội trên toàn thế giới, nó tác động tới quá trình sản xuất cụ thể, tới bộ mặt phát triển của thế giới
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện một cách khách quan, song, để biến khả năng khách quan đó thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan Trong những nhân tố chủ quan ấy, việc thành lập ra Đảng Cộng sản trung thành với sự nghiệp, lợi ích của giai cấp công nhân là yếu tố quyết định nhất đảm bảo cho giai cấp công nhân có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình
Nhằm làm rõ vấn đề trên, nhóm 3 chúng em xin trình bày đề tài: “Sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân và nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó.”
Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế, nên bài thảo luận của chúng em còn rất nhiều thiếu sót Vậy kính mong thầy hướng dẫn, chỉ bảo để chúng em hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4BÀI LÀM:
I TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm GCCN
Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng một
số thuật ngữ khác nhau để biểu đạt khái niệm đó, như: giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp, Mặc dù vậy, về cơ bản những thuật ngữ này trước hết đều biểu thị một khái niệm thống nhất,
đó là chỉ giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại
1.1.1 Trong CNTB
Trong phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là giai cấp có hai đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phương thức lao động của giai cấp công nhân: GCCN không có,
hoặc về cơ bản không có TLSX
Giai cấp công nhân là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, ngày càng
có trình độ xã hội hóa cao Đây là một đặc trưng cơ bản phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời trung cổ, với những người thợ trong công trường thủ công Giai cấp công nhân có một quá trình phát triển từ những người thợ thủ công thời kỳ trung cổ đến những người thợ trong công trường thủ công và cuối cùng đến những người công nhân trong công nghiệp hiện đại "Trong công trường thủ công và trong nghề nghiệp thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục vụ máy móc"
Trong xã hội tư bản, nền sản xuất đại công nghiệp ngày càng phát triển, máy móc ngày càng nhiều, sản xuất ngày càng có năng suất cao, làm cho những thợ thủ công bị phá sản, những người nông dân mất việc làm buộc phải gia nhập vào hàng ngũ công nhân Theo sự phân tích của C.Mác và Ph.Ăngghen: "Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp"; "Công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại"
Trang 5Thứ hai, về địa vị của giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa: Làm thuê cho GCTS, Bị bóc lột giá trị thặng dư
Trong hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa, người công nhân không có tư liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống C.Mác và Ph.Ăngghen đặc biệt chú ý phân tích đặc trưng này, vì chính nó là đặc trưng khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản, giai cấp lao động làm thuê cho giai cấp tư sản và trở thành lực lượng đối kháng với giai cấp tư sản
Ngày nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nửa sau thế
kỷ XX, giai cấp công nhân hiện đại đã có một số sự thay đổi nhất định so với trước đây Xét về phương thức lao động, nếu lao động của người công nhân trọng thế kỷ XIX chủ yếu là lao động cơ khí, lao động chân tay, thì nay đã xuất hiện một bộ phận công nhân của những ngành ứng dụng công nghệ ở trình độ phát triển cao, do vậy công nhân có trình độ tri thức ngày càng cao Về phương diện đời sống, công nhân ở các nước tư bản phát triển đã có những thay đổi quan trọng: một bộ phận công nhân đã
có một số tư liệu sản xuất nhỏ để cùng với gia đình làm thêm trong các công đoạn phụ cho các xí nghiệp chính; một bộ phận nhỏ công nhân đã có cổ phần trong các xí nghiệp
tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, trong thực tế số cổ phần và tư liệu sản xuất của giai cấp công nhân chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, còn tuyệt đại bộ phận tư liệu sản xuất trong các nước tư bản chủ nghĩa vần nằm trong tay các nhà tư bản lớn
1.1.2 Trong XHCN
GCCN cùng nhân dân lao động làm chủ TLSX
Phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô Viết, V.I.Lênin đã hoàn thiện thêm khái niệm giai cấp công nhân Theo ông, sự phân chia giai cấp trong xã hội phải dựa vào địa vị khác nhau của các tập đoàn người trong quan
hệ đối với tư liệu sản xuất, trong tổ chức, quản lý sản xuất và trong phân phối sản phẩm Qua thực tiễn cách mạng ở Nga, V.I.Lênin đã làm rõ hơn vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, về cơ bản giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động đã trở thành những người làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội Địa vị kinh tế và chính trị của họ đã có những sự thay đổi căn bản
Trang 6 Hợp tác lao động vì lợi ích chung của xã hội trong đó có lợi ích của GCCN Tại Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, tất cả những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động mà sống, bất kỳ họ lao động trong công nghệ hay là trong nông nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì, cũng đều thuộc giai cấp công nhân Chủ chốt của giai cấp ấy, là những công nhân tại các xí nghiệp như nhà máy, hầm mỏ, xe lửa v.v Những công nhân thủ công nghệ, những người làm thuê ở các cửa hàng, những cố nông v.v cũng thuộc giai cấp công nhân Nhưng chỉ công nhân công nghệ là hoàn toàn đại biểu cho đặc tính của giai cấp công nhân
1.2 Sứ mệnh lịch sử của GCCN
1.2.1 Nội dung SMLS của GCCN
Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, lực lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của phương thức sản xuất tương lai; do vậy, về mặt khách quan nó là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi chế
độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Giai cấp công nhân có các sứ mệnh lịch sử sau:
- Xóa bỏ CNTB:
Mục tiêu hàng đầu là xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Để thực hiện sứ mệnh của mình, GCCN trong tiến trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, cần phải tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng và tự do
Nó phủ định các giá trị tư sản mang bản chất tư sản và phục vụ cho giai cấp tư sản, những tàn dư và các giá trị đã lỗi thời, Tập trung phát triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức và lối sống mới xã hội chủ
- Xóa bỏ chế độ người bóc lột người:
GCCN cùng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản tiến hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ bóc lột, áp bức của chủ nghĩa tư bản, giành lại quyền lực về tay GCCN và nhân dân lao động
- Giải phóng GCCN và nhân dân lao động:
GCCN cùng nhân dân lao động sau khi giành lại quyền lực về tay mình, tiếp tục thực hiện cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội mới, phát triển kinh tế và văn
Trang 7hóa, xây dựng nền chính trị dân chủ - pháp quyền, quản lí kinh tế - xã hội và tổ chức đời sống xã hội phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ, công bằng bình đẳng và tiến bộ xã hội, theo lí tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
- Xây dựng thành công CNXH, CNCS
Là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa cao, GCCN cũng là đại biểu cho quan hệ sản xuất mới, tiên tiến nhất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, đại biểu cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất thuộc về xu thế phát triển và lợi ích của xã hội
Chỉ có GCCN là giai cấp duy nhất không có lợi ích riêng với nghĩa là tư hữu, phấn đấu vì lợi ích chung của xã hội
Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Do đó để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, GCCN phải đóng vai trò nòng cốt trong quá trình giải phóng lực lượng sản xuất (vốn bị kìm hãm, lạc hậu, chậm phát triển), thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển để tạo cơ sở cho quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa ra đời Tiếp đó, GCCN phải là lực lượng đi đầu thực hiện công nghiệp hóa, cũng như hiện nay, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập kinh tế, yêu cầu mới đặt ra đòi hỏi phải gắn liền công nghiệp hóa với hiện đại hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường
1.2.2 Đặc điểm SMLS của GCCN
Thứ nhất, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất phát từ những tiền đề kinh
tế - xã hội của nền sản suất mang tính xã hội hóa, biểu hiện:
Xã hội hóa sản xuất làm xuất hiện những tiền đề vật chất thúc đẩy sự vận động của mâu thuẫn cơ bản trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Sự xung đột giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với tính chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất là mội dung kinh tế- vật chất của mâu thuẫn cơ bản đó trong chủ nghĩa tư bản Chính phương thức sản xuất tư bản chủ nghã đã chuẩn bị những cơ
sở vật chất cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Quá trình sản xuất mang tính xã hội hóa đã sản sinh ra giai cấp công nhân và rèn luyện họ thành chủ thể thực hiện sứ mệnh lịch sử Do mâu thuẫn về lợi ích cơ bản không thể điều hòa giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, mâu thuẫn này trở thành động lực cho cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản
Trang 8Thứ hai, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự nghiệp cách
mạng của chính bản thân giai cấp công nhân và quần chúng, mang lại lợi ích cho đa số
Đây là cuộc cách mạng của đại đa số mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số, nhờ việc hướng tới xây dựng một xã hội mới dựa trên cơ sở công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu Giai cấp công nhân cũng chỉ có thể tự giải phóng mình thồn qua việc đồng thời giải phóng các giai cấp bị áp bức bóc lột khác, giải phóng xã hội, giải phóng con người
Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản còn là mục tiêu hướng tới của sự phát triển xã hội, giai cấp công nhân chỉ hoàn thành được sứ mệnh lịch sử khi xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới
Thứ ba, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải là thay thế chế độ sở
hữu tư nhân này bằng một chế độ sở hữu tư nhân khác mà là xóa bỏ triệt để tư hữu về
tư liệu sản xuất Đối tượng xóa bỏ ở đây là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là nguồn gốc sinh ra những áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội hiện đại Xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sẽ tạo ra cơ sở kinh tế - xã hội cho sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, từ đó tạo ra tiền đề và điều kiện vật chất để tiến tới xóa bỏ giai cấp
và áp bức giai cấp
Thứ tư, việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực thống trị xã hội là tiền đề để
cải tạo toàn diện, sâu sắc và triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới với mục tiêu cao nhất là giải phóng con người
Nếu như cách mạng tư sản xem việc giành được chính quyền là mục tiêu duy nhất để thực hiện quyền tư hữu thì đối với cuộc cách mạng giai câp công nhân để nhằm xóa bỏ tình trạng bóc lột, áp bức và nô dịch con người, xóa bỏ sự thống trị của giai cấp tư sản để thực hiện quyền làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong chế độ xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Đó là cuộc cách mạng triệt để nhất
Trang 9II Nhân tố chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử
2.1 Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển Đảng của GCCN
2.1.1 Khái niệm Đảng Cộng sản
Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Nó là đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Đảng Cộng sản bao gồm những bộ phận tiên tiến của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Đảng Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của mình
Như vậy, Đảng Cộng sản mang bản chất giai cấp công nhân, không tách rời với giai cấp công nhân, nhân dân lao động
2.1.2 Tính tất yếu ra đời của Đảng Cộng sản
Đảng Cộng sản ra đời là tất yếu lịch sử của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
Mác Ăngghen là những người đầu tiên nêu lên những quan điểm khoa học cơ bản
về chính Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân Lênin vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa
tư tưởng Mac và Ăngghen vào xây dựng Đảng kiểu mới, xây dựng học thuyết về Đảng Cộng sản, trong đó Lênin coi trọng những vấn đề cơ bản về đảng cầm quyền, tính tất yếu sự ra đời của chính đảng Những tư tưởng đó được thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu viết trước Cách Mạng Tháng Mười 1917 như: Những người bạn dân và họ đã chống lại những người dân chủ ra sao; Làm gì; Hai chiến lược của Đảng xã hội dân chủ trong cuộc cách mạng dân chủ trong cuộc cách mạng dân chủ; Một bước tiến hai bước lùi, Nhà nước và cách mạng; Cách Mạng vô sản và tên phản bội Cau-xki; Thư gửi người đồng chí và những nhiệm vụ của chúng ta; Về thái độ của Đảng công nhân với tôn giáo…
Phong trào cộng sản trên thế giới được Lênin và những người cộng sản đã dẫn dắt từng bước đi đúng hướng Lênin chỉ rõ cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng lãnh đạo, Lênin đã không ngừng đấu tranh với những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội để bảo vệ thành công chủ nghĩa Mac, phát triển chủ nghĩa Mac để xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Lênin đã khởi xướng đồng thời cũng là
Trang 10người khâu nối các tổ chức cộng sản với nhau đưa lý luận chủ nghĩa Mac vào phong trào công nhân, đập tan tư tưởng chủ nghĩa cơ hội, sáng lập ra Đảng Cộng sản kiểu mới của giai cấp công nhân Nga Thực tiễn cách mạng lúc bấy giờ đã khẳng định sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac Lênin với phong trào công nhân tất yếu dẫn tới sự ra đời của các chính Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân
Giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Nga nổ ra khắp nơi
đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải lập ra chính Đảng cách mạng thống nhất tập trung của giai cấp công nhân đủ khả năng lãnh đạo phong trào cách mạng Lúc này ở Nga tuy có nhiều tổ chức Mac xit ra đời và phát triển song những tổ chức đó ít nhiều đều bị ảnh hưởng của phái Kinh tế và phái Dân túy, không thể lãnh đạo phong trào đang lên của quần chúng đấu tranh đúng hướng và giành thắng lợi
Theo Lênin, để thành lập được một chính đảng cách mạng thống nhất trước hết phải đánh bại quan điểm tư tưởng cơ hội của phái Kinh tế, chính vì vậy trong các tác phẩm kể trên, Leeenin dành sự chú ý chủ yếu cho việc chuẩn bị thành lập Đảng macxit
ở nước Nga, một Đảng khác về cơ bản so với các Đảng xã hội cải lương của quốc tế II
và có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh Cách Mạng của công nhân và nông dân thủ tiêu chủ nghĩa tư bản
Theo quy luật phát triển của lịch sử những mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tất yếu dẫn tới sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa
tư bản, tuy nhiên phong trào tự phát của công nhân không thể đi đến thắng lợi Phong trào công nhân phải được đặt dưới sự lãnh đạo đúng đắn của chính đảng Macxit chân chính, nghĩa là phải đạt được trình độ tự giác Cách mạng tháng Mười Nga và những cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới trong đó có cuộc Cách mạng tháng Tám
1945 của Việt Nam đã chứng minh điều đó
→ Lênin đã chỉ ra sự cần thiết cần có một chính đảng vô sản có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân chống lại chế độ chuyên chế và chủ nghĩa tư bản, vì dân chủ và chủ nghĩa xã hội Việc thành lập được chính dảng độc lập của mình, có lý luận cách mạng soi đường, có tổ chức lãnh đạo thống nhất, chỉ khi đó giai cấp công nhân từ giai cấp “tự nó” trở thành giai cấp “vì nó”
Như vậy, khi chưa có Đảng Cộng sản lãnh đạo, giai cấp công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát, đấu tranh vì mục đích kinh tế, vì cơm ăn áo mặc, cải thiện sinh hoạt, chứ không phải đấu tranh với tư cách là một giai cấp nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử