1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP docx

18 988 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 114 KB

Nội dung

Phần kết luận.Tóm tắt các nội dung nghiên cứu đã được trình bày trong các chương trước đó, nhắc lại những gì đã đặt ra trong phần dẫn nhập, làm sáng tỏ chúng và nêu lên những gì đã đạt đ

Trang 1

TP.HCM, NGÀY 02 THÁNG 08 N M 2011 ĂM 2011

MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ HÌNH

THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA

SINH VIÊN KHOA SINH HỌC

ỨNG DỤNG

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - CƠNG NGHỆ

TPHCM

KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

-oOo -C NG HỊA XÃ H I -oOo -CH NGH A VI T NAM ỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ủ NGHĨA VIỆT NAM ĨA VIỆT NAM ỆT NAM

C L P – T DO - H NH PHÚC ĐỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ẬP – TỰ DO - HẠNH PHÚC Ự DO - HẠNH PHÚC ẠNH PHÚC

Trang 2

MỤC LỤC Lời cảm ơn trang i Mục lục trang ii Nhận xét của cơ quan thực tập trang iii Nhận xét của giáo viên hường dẫn trang iv Danh sách các bảng trang v Chương 1: MỞ ĐẦU

1.1 Giới thiệu chung trang 1 – 2 1.2 Mục đích, yêu cầu trang 2 1.3 Giới hạn đề tài trang 3 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Lịch sử nghiên cứu về hoạt chất polyphenol trang 4 -10 2.2 Tình hình nghiên cứu hoạt chất polyphenol ở trong nước 111- 15 Chương 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1 Nghiên cứu thành phần hoạt chất polyphenol trong trà xanh trang 16 - 18 3.2 Ứng dụng polyphenol vào sản xuất một số sản phẩm thực phẩm chức năng trang 19- 22 Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp chiết xuất polyphenol từ trà xanh trang 23 – 25 4.2 Phương pháp xác định hàm lượng polyphenol trong trà xanh trang 26- 28 4.3 Phương pháp sản xuất nước uống có bổ sung polyphenol trang 29 – 33 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

4.1 Kết quả chiết xuất polyphenol từ trà xanh trang 34 - 40 4.2 Hàm lượng polyphenol trong trà xanh trang 41 – 43 Chương 5: KẾT LUẬN VA KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận trang 44 5.2 Kiến nghị trang 45 Tài liệu tham khảo trang 46 – 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

* CẤU TRÚC BÀI BÁO CÁO

Bìa l (theo mẫu).

Trang phụ bìa (theo mẫu).

Trang nhận xét của GVHD (theo mẫu).

Trang nhận xét Cán Bộ PTN (theo mẫu).

 Lời cám ơn

 Mục lục

 Bảng các hình vẽ, ký hiệu, chữ viết tắt (nếu có) xếp theo thứ tự bảng chữ cái Không lạm dụng chữ viết tắt, các từ tiếng Anh thông dụng Không viết tắt những cụm từ dài hoặc cụm từ ít xuất hiện trong luận văn

 Tóm tắt của luận văn

Nội dung của luận văn (xem phần Bố cục)

1 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Các quy định trình bày luận văn tốt nghiệp nhằm tạo hình thức của luận văn được rõ ràng, logic và đạt tiêu chuẩn

Cấu trúc chuẩn của một luận văn bao gồm ba phần: phần dẫn nhập, phần nội dung và phần tham khảo

1.1 Phần dẫn nhập gồm:

- Trang bìa chính (Phụ lục 1 1)

- Trang bìa phụ (Phụ lục 2)

- Lời cảm ơn/ Lời nói đầu (Phụ lục 3)

- Nhận xét/giấy xác nhận của thực nơi thực tập (đối với báo cáo thực tập của sinh viên) (Phụ lục 4)

- Nhận xét của giáo viên hướng dẫn (Phụ lục 5)

- Mục lục (Phụ lục 6)

- Danh mục bảng biểu (nếu có)

- Danh mục hình (nếu có)

- Danh sách các từ viết tắt

1.2 Phần nội dung

a Phần mở đầu

Gồm các nội dung:

- Mục đích nghiên cứu và tầm quan trọng của đề tài

- Lịch sử của đề tài

- Phạm vi nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

- Các giả thuyết, học thuyết và khám phá mới của người nghiên cứu

Chương mở đầu đóng vai trò quan trọng trong việc phác thảo khung sườn của luận văn, vì thế cần được viết một cách thận trọng, súc tích và rõ ràng, gây ấn tượng tốt cho các chương khác

b Phần nội dung chính: có thể chia làm chương:

+ Chương 1: Tổng quan tài liệu Nêu cơ sở lý luận về vấn đề lien quan đến thực tập

+ Chương 2: Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

+ Chương 3: Kết quả và bàn luận

Đây là phần trọng tâm hay cốt lõi của báo cáo Mỗi chương đóng một vai trò khác nhau và do

đó, dữ liệu, phương pháp, cách trình bày và chiều dài của chúng không nhất thiết giống nhau

Mỗi chương cần được chia thành nhiều phần Mỗi phần chia làm nhiều mục Mỗi mục nên có nhiều chi tiết Mỗi chi tiết nên có nhiều ý tưởng Tất cả phải được liên kết với nhau và bổ sung cho nhau trong việc phác thảo và hình thành nội dung của bài báo cáo Ý tưởng của các chương phải liên hệ mật thiết với nhau để cùng làm nổi bật chủ đề của luận văn

Các tiêu đề, phần và mục của luận văn phải phản ảnh nội dung của các chương, phần và mục

mà nó mô tả, tránh tiêu đề và nội dung không có mối quan hệ gắn kết với nhau

Trang 4

c Phần kết luận.

Tóm tắt các nội dung nghiên cứu đã được trình bày trong các chương trước đó, nhắc lại những gì đã đặt ra trong phần dẫn nhập, làm sáng tỏ chúng và nêu lên những gì đã đạt được trong phần nghiên cứu Mục đích của phần này nhằm xác định lại những luận điểm của mỗi chương theo một trình tự logic và biện chứng

Trong phần kết luận, tránh trích đoạn lại những gì nêu ra trong chương dẫn nhập và trong các chương nội dung Cách diễn đạt cần súc tích, cô đọng và ấn tượng

Ngoài ra, trong phần kết luận có thể nêu lên một số nhận xét, nhận định, đánh giá vấn đề, hoặc đưa ra một số vấn đề phát sinh từ các luận điểm của luận văn nhưng lại vượt quá phạm vi giới hạn của đề tài, dùng cho các nghiên cứu tiếp tục về sau

Tóm lại, phần kết luận gồm:

- Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

- Tóm tắt nội dung của các chương và đóng góp riêng của tác giả

- Các phương diện ứng dụng riêng của luận văn

- Đánh giá, nhận định, phê bình của tác giả

- Đề nghị cho các nghiên cứu về sau

1.3 Phần tham khảo

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

Trong đó, phụ lục là những tài liệu tương đối dài hay những bằng chứng gián tiếp liên hệ hay nhằm bổ sung một hay vài vấn đề quan trọng nào đó trong luận văn Vì thế, không thể đưa chúng vào trong văn bản chính, để tránh làm loãng vấn đề Người nghiên cứu phải cân nhắc kỹ xem phần nào nên đưa vào phụ lục và phần nào nên giữ lại trong văn bản nhằm tạo sức thuyết phục cao và đạt tiêu chuẩn hơn

Phụ lục thường đứng sau Tài liệu tham khảo Thứ tự của các phần phụ lục phải thích ứng với

thứ tự các phần mà chúng bổ sung hay minh họa

2 MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY:

Luận văn phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không được tẩy xóa Tùy theo từng hình thức

đề tài, đề tài được trình bày theo thứ tự như sau: bìa chính, bìa phụ, lời cam đoan, lời cảm tạ, nhận xét của cơ quan thực tập, nhận xét của giáo viên hướng dẫn, nhận xét của giáo viên phản biện, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục hình, danh sách các từ viết tắt, tóm tắt, nội dung đề tài và cuối cùng là tài liệu tham khảo, phụ lục

2.1 Khổ giấy và chừa lề

Giấy có khổ A4 (21 x 29,7cm) phải trắng và chất lượng tốt Nội dung chỉ in trên một mặt giấy

Lề trên 3 cm, lề dưới 3.5 cm, lề trái 3.5 cm, lề phải 2 cm Đánh số trang ở giữa

bên dưới

2.2 Kiểu và cỡ chữ

Đề tài phải được đánh máy vi tính và sử dụng font Times New Roman, bộ mã Unicode, size 13

2.3 Khoảng cách dòng

Bài viết có khoảng cách dòng là 1,5 (1,5 lines) Khi chấm xuống dòng không nhảy thêm hàng Không để mục ở cuối trang mà không có ít nhất 2 dòng ở dưới đó Trước và sau mỗi bảng hoặc hình phải bỏ 1 hàng trống

2.4 Tên đề tài

Tên đề tài ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ, xác định rõ nội dung, giới hạn và địa bàn nghiên cứu

Trang 5

Tên đề tài không được viết tắt, không dùng ký hiệu hay bất kỳ chú giải nào Tên đề tài được canh giữa, chú ý cách ngắt chữ xuống dòng phải đủ nghĩa chữ đó

Tên đề tài phải được viết in hoa và trên một trang riêng gọi là trang bìa, tựa được đặt giữa theo trái, phải, trên, dưới của khổ giấy Cỡ chữ thông thường là 22, có thể thay đổi cỡ chữ tùy theo

độ dài của tên đề tài nhưng dao động trong khoảng từ 20 - 24 Không qui định font chữ, nhưng tựa

đề tài phải dễ đọc, không quá cầu kỳ

2.5 Chương, mục và đoạn

* Chương: Mỗi chương phải được bắt đầu một trang mới Tựa chương đặt ở bên dưới chữ

“Chương” Chữ "Chương" được viết hoa, in đậm và số chương là số Á Rập (1,2, ) đi ngay theo

sau và được đặt giữa Tựa chương phải viết hoa, in đậm, cỡ chữ 14, đặt cách chữ chương 1 hàng trống và được đặt giữa

* Mục: Các tiểu mục của đề tài được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với chỉ số thứ nhất là chỉ số chương

- Mục cấp 1: Số thứ tự mục cấp 1 được đánh theo chương, số thứ tự số Á Rập sát lề trái, chữ

hoa, in đậm

- Mục cấp 2: Được đánh theo mục cấp 1, số thứ tự Á Rập, cách lề trái 0,5cm, chữ thường, in

đậm

- Mục cấp 3: Được đánh theo mục cấp 2, số thứ tự Á Rập, cách lề trái 0,5cm, chữ thường, in

đậm

* Đoạn: Có thể dùng dấu gạch ngang, hoa thị, số hoặc theo mẫu tự thường, cách lề 1cm, chữ

thường, in nghiêng

Ví dụ:

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1

2.1.1

2.1.1.1

a)

2.6 Đánh số trang

Có hai hệ thống đánh số trang trong một đề tài Những trang đầu được đánh số La Mã nhỏ (i,

ii, iii, ) được đặt ở giữa cuối trang và được tính từ bìa phụ, nhưng bìa phụ không đánh số Những trang đầu được xếp thứ tự như sau: bìa phụ, lời cam đoan, lời cảm tạ, nhận xét của cơ quan thực tập, nhận xét của giáo viên hướng dẫn, nhận xét của giáo viên phản biện, mục lục, danh mục bảng, danh mục hình, danh sách các từ viết tắt, tóm tắt

Phần bài viết được đánh số Ả Rập Trang 1 được tính từ trang đầu tiên của Chương 1 đến hết

đề tài kể cả hình, bảng, Trang được đánh số ở giữa, đầu trang

2.7 Hình

Hình vẽ, hình chụp, đồ thị, bản đồ, sơ đồ phải được đặt theo ngay sau phần mà nó được đề cập trong bài viết lần đầu tiên Tên gọi chung các loại trên là hình, được đánh số Á Rập theo thứ tự Nếu trong hình có nhiều phần nhỏ thì mỗi phần được đánh ký hiệu a, b, c,

Số thứ tự của hình và tựa hình được đặt ở phía dưới hình Tuy tựa hình được viết ngắn gọn, nhưng phải dễ hiểu mà không cần phải tham khảo bài viết Nếu hình được trích từ tài liệu thì tên tác giả và năm xuất bản được viết trong ngoặc đơn và đặt theo sau tựa hình

Nếu hình được trình bày theo khổ giấy nằm ngang, thì đầu hình phải quay vào chỗ đóng bìa

Trang 6

Thường thì hình được trình bày gọn trong một trang riêng Nếu hình nhỏ thì có thể trình bày chung với bài viết

2.8 Bảng

Sinh viên phải có trách nhiệm về sự chính xác của những con số trong bảng Bảng phải được đặt tiếp theo ngay sau phần mà nó được đề cập trong bài viết lần đầu tiên Nguyên tắc trình bày bảng số liệu theo nguyên tắc thống kê

- Đánh số bảng: Mỗi bảng đều được bắt đầu bằng chữ "Bảng" sau đó là số Ả Rập theo thứ tự

(hoặc sau đó là chương, số thứ tự Ả Rập), được đặt giữa, chữ thường, in đậm

- Tên bảng: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và phải chứa đựng nội dung, thời gian, không

gian mà số liệu được biểu hiện trong bảng Tựa bảng được đặt ngay sau số bảng, chữ hoa, in đậm

- Đơn vị tính:

+ Đơn vị tính dùng chung cho toàn bộ số liệu trong bảng thống kê, trường hợp này đơn vị tính được ghi góc trên, bên phải của bảng

+ Đơn vị tính theo từng chỉ tiêu trong cột, trong trường hợp này đơn vị tính sẽ được đặt dưới chỉ tiêu của cột

+ Đơn vị tính theo từng chỉ tiêu trong hàng, trong trường hợp này đơn vị tính sẽ được đặt sau chỉ tiêu theo mỗi hàng hoặc có thêm cột đơn vị tính

- Cách ghi số liệu trong bảng:

Số liệu trong từng hàng (cột) có cùng đơn vị tính phải nhận cùng một số lẻ Số liệu ở các hàng (cột) khác nhau đơn vị tính không nhất thiết có cùng số lẻ với hàng (cột) tương ứng

Một số ký hiệu qui ước:

+ Nếu không có tài liệu thì trong ô ghi dấu gạch ngang “-“

+ Nếu số liệu còn thiếu, sau này sẽ bổ sung sau thì trong ô ghi dấu “ ”

+ Ký hiệu gạch chéo “x” trong ô nào đó thì nói lên hiện tượng không có liên quan đến chỉ tiêu đó, nếu ghi số liệu vào đó sẽ vô nghĩa hoặc thừa

- Phần ghi chú ở cuối bảng: được đặt giữa, chữ thường và in nghiêng, cỡ chữ 11 và dùng để

giải thích rõ các nội dung chỉ tiêu trong bảng:

+ Nguồn tài liệu: nêu rõ thời gian, không gian

+ Các chỉ tiêu cần giải thích

Thường thì bảng được trình bày gọn trong một trang riêng Nếu bảng ngắn có thể trình bày chung với bài viết Không được cắt một bảng trình bày ở 2 trang Trường hợp bảng quá dài không trình bày đủ trong một trang thì có thể qua trang, trang kế tiếp không cần viết lại tựa bảng nhưng phải có tựa của các cột

Nếu bảng được trình bày theo khổ giấy nằm ngang thì đầu bảng phải quay vào chỗ đóng bìa Cột trong một bảng thường được chia nhỏ xuống tối đa ba mức độ Tựa cột mức độ 1 viết hoa, in đậm Tựa cột mức độ 2, 3 viết chữ thường, in đậm Tựa cột có thể viết tắt, nhưng phải được chú giải ở cuối bảng

2.9 Viết tắt

Nguyên tắc chung, trong luận văn hạn chế tối đa viết tắt Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, cụm từ quá dài và được lập lại nhiều lần trong luận văn thì có thể viết tắt

- Tất cả những chữ viết tắt, không phải là chữ thông dụng, thì phải được viết nguyên ra lần đầu tiên và có chữ viết tắt kèm theo trong ngoặc đơn Chữ viết tắt lấy các ký tự đầu tiên của các từ,

Trang 7

bỏ giới từ, viết hoa Phụ lục: khi lần đầu tiên xuất hiện, ghi “Nghiên cứu Khoa học (NCKH)”, bắt đầu từ lần sau ghi “NCKH”

- Không được viết tắt ở đầu câu

2.10 Trích dẫn và chỉ dẫn trong bài viết

Dấu ngoặc vuông [ ] dùng để chỉ dẫn từ Mục lục tài liệu tham khảo Nếu trích dẫn nguyên văn thì dùng ngoặc kép kèm theo: " " [4, tr.17], có nghĩa là nguyên văn đó được trích từ mục lục tài liệu tham khảo thứ 4, trang 17 Nếu dẫn ý hoặc mượn biểu bảng thì chỉ cần chỉ dẫn tài liệu [3, tr.30]

Dấu ngoặc đơn () dùng để chỉ dẫn trong nội dung đề tài Phụ lục: (xem trang 15), có nghĩa đọc giả cần xem trang 15 sẽ rõ hơn

Trong phần liệt kê tài liệu tham khảo, thì tất cả tài liệu được đề cập đến trong bài viết phải có trong danh sách và được sắp xếp thứ tự theo mẫu tự họ tên tác giả theo thông lệ từng nước (Tác giả nước ngoài xếp thứ tự theo họ, tác giả trong nước xếp theo tên) Tài liệu tham khảo được xếp theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật,…) Cách viết một tài liệu tham khảo theo thứ tự sau:

* Tài liệu tham khảo là sách, luận án, luận văn, báo cáo phải ghi đầy đủ thông tin sau:

- Tên tác giả: Viết chữ thường Trường hợp có nhiều tác giả thì ta dựa vào tác giả đầu tiên để

xếp thứ tự, ta phải liệt kê tất cả các tác giả và cách nhau bằng dấu phẩy

- Năm xuất bản: đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu chấm.

- Tên sách, luận án, luận văn, báo cáo: Viết chữ thường, in nghiêng, sau đó là dấu phẩy.

- Nhà xuất bản: Viết chữ thường, sau đó là dấu phẩy.

- Nơi xuất bản: Viết chữ thường, sau đó là dấu chấm.

* Tài liệu tham khảo là các bài báo trong tạp chí, bài trong cuốn sách… thì phải ghi đủ

thông tin sau:

- Tên tác giả: Viết chữ thường Trường hợp có nhiều tác giả thì ta dựa vào tác giả đầu tiên để

xếp thứ tự, ta phải liệt kê tất cả các tác giả và cách nhau bằng dấu phẩy

- Năm xuất bản: đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu chấm.

- Tên tài liệu: Viết chữ thường, đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, sau đó là dấu phẩy.

- Tên tạp chí hoặc tên sách: Viết chữ thường, in nghiêng, sau đó là dấu phẩy.

- Tập: Sau đó không có dấu cách.

- Số: Đặt trong dấu ngoặc đơn, sau đó là dấu phẩy.

- Các số trang: Gạch giữa hai chữ số và chấm kết thúc.

2.11 Bố cục luận văn và biểu mẫu

* Bố cục luận văn:

- Bìa chính của đề tài: làm bằng giấy cứng không có hoa văn, không thơm Khi đóng cuốn

phía ngoài có giấy nhựa trong để bảo vệ Màu sắc của bìa được qui định như sau:

- Bìa phụ: được bố cục như bìa chính nhưng được in trên giấy trắng thông thường.

- Lời cảm ơn/Lời nói đầu

- Nhận xét/giấy xác nhận của cơ quan thực tập

- Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Trang 8

- Nhận xét của giáo viên phản biện (sau khi đã bảo vệ)

- Mục lục

- Danh mục bảng biểu: (nếu có)

- Danh mục hình: (nếu có)

- Danh sách các từ viết tắt

- Nội dung đề tài

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

* Biểu mẫu: (xem phụ lục)

3 NỘP LUẬN VĂN

Lần 1: Sinh viên nộp 02 cuốn luận văn tốt nghiệp đóng bìa mềm cho giáo vụ khoa

Lần 2: Sinh viên nộp 02 cuốn luận văn tốt nghiệp đóng bìa cứng màu xanh nước biển, chữ nhũ vàng sau khi đã chỉnh sửa (theo yêu cầu của hội đồng chấm luận vưn và giáo viên phản biện), kèm theo

01 tóm tắt luận văn và 01 đĩa CD chứa toàn văn nội dung luận văn và bản tóm tắt luận văn (ở dạng

file doc hoặc pdf).

Những sinh viên nào không hoàn thành đầy đủa các thủ tục trên sẽ không được xét tốt nghiệp

Trang 9

Phụ lục 1: Mẫu bìa chính của luận văn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (size 16)

TRƯỜNG CĐ KT – CÔNG NGHỆ Tp.HCM (size 16)

KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG (size 13)

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ CNSH (size 16)

ĐỀ TÀI: (size 12)

(TÊN ĐỀ TÀI) (size 22)

GVHD: (size 12) SVTH: (size 12)

Tp.HCM – 2009 (size 12)

Trang 10

Phụ lục 2: Mẫu trang phụ bìa luận văn

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CƠNG NGHỆ TPHCM

KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

Họ và tên tác giả luận văn

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG:

(ghi ngành của học vị được công nhận)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1

2

Tp.HCM – 2008

Ngày đăng: 22/12/2013, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w