Tài liệu Công ty phụ tùng ô tô ngoại nhập De Beers doc

8 376 1
Tài liệu Công ty phụ tùng ô tô ngoại nhập De Beers doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN BA MUA ĐẶC QUYỀN KINH TIÊU Trường hợp 12: Công ty phụ tùng ô ngoại nhập De Beers Sarah de Beers đã quyết định khởi sự doanh nghiệp của riêng chị, chuyên bán các bộ phận rời và phụ tùng ô ngoại nhập IIlinois, trụ sở chính tại Chicago. Sarah 28 tuổi, đã lập gia đình, có trình độ cao đẳng về quản trị kinh doanh và 10 năm kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng ô tô. Sarah đã từng làm việc cho cha chị, một nhà kinh doanh sỉ phụ tùng ô Mỹ thành công trong cả tiểu bang suốt 35 năm. Cha chị, nay đã nghỉ hưu, từng nói với mọi người rằng Sarah hiểu biết về kinh doanh từ trong ra ngoài, và nếu chị là đàn ông thì ông sẽ không bao giờ sang nhượng doanh nghiệp. Tuy vậy, ông vẫn bán doanh nghiệp, và gây giờ Sarah phải bắt đầu từ tay không. Mặc dù kinh nghiệm về xe ngoại của Sarah còn hạn chế, chị vẫn khá tự tin la chị sẽ thành công, vì chị có kiến thức cơ bản vững chắc. Sarah muốn tạo một lợi thế cạnh tranh, làm cho doanh nghiệp của chị trở thành có một không hai. Trong khi các đối thủ cạnh tranh của chị thường chỉ tích trữ những phụ tùng quay vòng nhanh và giữ hàng tồn kho mức thấp nhất, Sarah định buôn bán nhiều nhãn hiệu, tích trữ các bộ phận rời và phụ tùng với số lượng đáng kể, gồm cả những loại quay vòng nhanh lẫn quay vòng chậm. Sarah biết, thực hiện chiến lược này nghĩa là phải đầu tư nhiều hơn, nhưng chị cho rằng, từ khoản đầu tư ấy sẽ thu được lợi nhuận khổng lồ. Sarah biết, chị không thể tích trữ mọi mặt hàng trong kho, nhưng chị sẽ hẹn giao trong 48 giờ, và nếu cần sẽ chịu lỗ để báo được hàng trong những trường hợp hiếm xảy ra như vậy. Bất luận thế nào, Sarah cho rằng chị sẽ có hai bước tăng cường hơn những đối thủ của chị và vì hàng tồn kho của chị thậm chí sẽ được cung cấp cho một đối thủ cạnh tranh khác. Sarah tiến hành nghiên cứu thị trường thật kỹ tất cả các loại xe ngoại khắp iilinois. Chị chia tổng số xe theo nhãn hiệu và loại xe cũng như vị trí và thế hệ xe. Nhờ kết quả nghiên cứu này, chị có thể xác định được những nhạn hiệu nào chiếm lĩnh thị trường và cần tập trung nỗ lực vào đâu. Trong nghiên cứu các xu hướng, chị nhận thấy thị trường xe ngoại phát triển liên tục trông thấy. Phân tích thị trường của Sarah còn bao gồm cả nghiên cứu những đối thủ cạnh tranh. Chị phát hiện trong khắp bng có rất nhiều nhà kinh doanh bán sỉ và lẻ phụ tùng ô ngoại hầu hết họ chỉ bán những bộ phận quay vòng nhau và họ tính giá quá đắt. Chị còn nghiên cứu cả những đại lý bán xe ngoại mới và thấy họ quan tâm đến việc bán xe hơn là phụ tùng. Hơn nữa, những đại lý bán xe này chỉ tích trữ những bộ phận quay vòng nhanh và chủ yếu phụ thuộc vào những đơn đặt hàng khẩn cấp, yêu cầu những bộ phận không có trong kho. Khi chị liên hệ những công ty bảo hiểm, họ cho chị biết, nói chung xe ngoại nhập tốt hơn, ngoại trừ việc phụ tùng khó kiếm và giá đắt. Các đại diện bảo hiểm còn đề cập đến việc các khách hàng của họ khó chịu vì phải mất nhiều thời gian để sửa xe khi bị tai nạn. Sarah cho rằng, nếu chị mở một trung tâm toàn diện, chị có thể nhanh chóng chiếm thị phần lớn nhất. Vấn đề chính duy nhất của chị là mua phụ tùng đâu. Thoạt đầu, Sarah liên hệ với các nhà sản xuất bộ phận rời, nhưng đa số họ chỉ bán cho các đại lý bán xe mới. Một số đề nghị chị trở thành nhà bán sỉ độc quyền phụ tùng của họ IIlinois, nhưng như vậy chị sẽ không thể bán những nhãn hiệu cạnh tranh. Sarah không muốn phụ thuộc vào một nhãn hiệu vì như vậy là tuỳ thuộc vào những thay đổi chính sách và những ý thích chợt nảy ra của nhà sản xuất riêng đó. Chị vẫn cho rằng ý định bán bộ phần rời và phụ tùng của những nhãn hiệu chính trên thị trường của chị sẽ có cơ hội thành công lớn hơn. Sarah đã liên hệ với nhiều nhà bán sỉ nước ngoài và thấy phải làm ăn với gần 80 nhà cung cấp mới có phụ tùng của đủ các loại nhãn hiệu mà chị muốn tích trữ. Chị cũng thấy, chắc chắn là sẽ có quá nhiều việc phải làm với đến 80 nhà cung cấp, nhưng đó sẽ là cách duy nhất có thể sử dụng để có đủ các mặt hàng chị cần để tiến hành kinh doanh một cách chu đáo. Tất cả các nhà cung cấp đều đề nghị thực hiện dịch vụ khẩn cấp trong vòng 24 đến 48 giờ, cung cấp cho chị những phụ tùng không có sẵn trong kho, miễn là chị tích trữ số lượng tối thiểu mà họ đề nghị. Sarah gửi cho mỗi nhà cung cấp một bản nghiên cứu của chị về số lượng xe ngoại nhập có IIlinois phân theo loại và đời xe, kèm dự tính trữ hàng ban đầu cho mỗi loại. Khi Sarah tập hợp toàn bộ đề xuất yêu cầu trữ hàng, chị thấy chị sẽ cần khoảng 1.500.000 đô la để mua hàng trữ sơ kỳ. Thế mà Sarah đã nghĩ rằng chị sẽ chỉ cần 500.000 đôla trữ hàng và 100.000 đô la cho các chi phí khác. Chị nhờ một số người bạn đồng liêu của cha chị kiểm tra giá cả và yêu cầu trữ hàng thì thấy, một số trường hợp cá biệt vì các nhà sản xuất xe hơi mua bộ phận rời và phụ tùng của các nhà sản xuất bên ngoài, các nhà bán sỉ cũng mua cùng một nguồn hàng đó với ô nhãn hiệu riêng của người bán phụ tùng. Số sê ri cũng giống như số của nhà sản xuất xe hơi, nhưng ô này phải có nhãn hiệu riêng của người bán phụ tùng để ảo hộ nhà sản xuất xe hơi. Nói chung, tất cả biểu giá đều chấp nhận được, nhưng khoảng đầu tư lập hàng trữ kho vượt quá dự định của Sarah. Sarah yêu cầu các nhà bán sỉ cho nợ, họ bảo sau khi mua hàng dự trữ đầu kỳ họ sẽ cho chị thời hạn tín dụng 30 ngày. Sarah còn tiếp xúc với các ngân hàng xem họ có thể trợ vốn toàn bộ hay một phần cho chị trữ hàng không. Ngân hàng kết luận dù chị có một dự định tốt, chị cần được cha và chồng cùng ký đảm bảo bất kỳ khoản vay nào. Sarah lập kế hoạch đầu tư 500.000 đô la trữ kho, 100.000 đô la cho chi phí thành lập và vốn lưu động. Khi chị đề xuất ý kiến với chồng chị, Thornton, anh thẳng thừng bảo, ý tưởng của chị có quá nhiều rủi ro. Anh bảo, anh thích nhất là chị từ bỏ ý tưởng kinh doanh, vì nó có thể gây chia rẽ cuộc hôn nhân của họ. Họ mới lấy nhau có 10 tháng. Thornton lớn hơn Sarah 25 tuổi. Trước khi họ lấy nhau, Thornton rất ủng hộ sự nghiệp của Sarah, nhưng bây giờ anh nghĩ, chỉ nên dành hết cho các câu lạc bộ, các công việc tự nguyện và chăm sóc gia đình. Tuy vậy, vì Sarah khăng khăng nhất mực, anh đồng ý ký bảo đảm khoản vay, miễn là cha chị chấp nhận. Sarah tức giận với yêu cầu của chồng, chị cho rằng, bây giờ là lúc quan trọng hơn bao giờ hết, chị phải tạo được sự độc lập của riêng mình. Sarah gặp cha chị, nhưng ông chống lại toàn bộ dự án. Ông vạch rõ rằng, chị có quá nhiều nhà cung cấp, và nếu vài người trong số họ bỏ kinh doanh hoặc thay đổi giá cả, chị có thể sẽ gặp nhiều rắc rối về tài chính. Ông còn nói chị không thể ký được hợp đồng bán và mua lại, dựa vào đó mỗi nhà cung cấp sẽ mua lại những mặt hàng không bán được, chị có thể sẽ mất rất nhiều tiền. Mặc dù ngân hàng đã kiểm tra tất cả các nhà cung cấp dự kiến, cha chị vẫn nghi ngờ tính ổn định của họ. Tuy nhiên, cha chị cũng chấp nhận rằng nếu vài người trong số bạn đồng liêu cũ của ông có thể bổ sung vào số hàng trữ đầu kỳ, ông sẽ chấp nhận dự án này. Ông còn đòi làm tổng điều hành bán thời gian của doanh nghiệp cho đến khi kinh doanh có lãi, và ông sẽ nắm 51% cổ phiếu thường đứng tên ông cho đến khi ông rất rủi ro của doanh nghiệp đã bị loại trừ. Ông bảo, chị có thể mua lại toàn bộ số cổ phiếu của ông với giá ông đã mua nó, và nếu ông chết, chị sẽ được nhận 51% phần cổ phiếu chưa thanh toán không trả tiền. Sarah liên hệ với nhà cung cấp về vấn đề hàng trữ đầu kỳ, họ không phản đối việc chị chọn hàng trữ kho, miễn là nó đạt đến mức giá trị thoả thuận. Họ bảo lưu quyền đề xuất nếu chị không đặt hàng những bộ phận rời và phụ tùng mà họ cho là đã tới hạn. Sarah rất thất vọng với cả chồng và cha, vì chị cho rằng chị đã được thử thách khả năng của mình sau nhiều năm kinh nghiệm. Vào lúc này, Sarah có hai phương án: hoặc chấp nhận đề nghị của cha và tiến hành kinh doanh, hoặc bắt đầu một cái nhỏ hơn và sử dụng vốn riêng của chị. Nếu Sarah bước vào kinh doanh với quy mô nhỏ hơn, chị sẽ đi chệch quan điểm cơ bản và sửa chữa ô của toàn bộ những nhãn hiệu chính sẽ cho chị cơ hội thành công lớn nhất. Nếu chỉ kinh doanh buôn bán vài mặt hàng, chị sẽ không thể hơn được một số đối thủ cạnh tranh. Trước khi quyết định chọn hướng nào, Sarah muốn xem chị có thể giải quyết những vấn đề tồn tại khác không. Trước hết, chị tìm được một vị trí tuyệt vời Chicago. Chị có thể ký hợp đồng thuê năm năm có quyền gia hạn hợp đồng năm năm nữa. Thêm vào đó, người chủ sẵn sàng cho chị quyền ưu tiên mua toàn bộ cơ sở giá 700.000 đô la. Giá thị trường lúc đó chỉ là 450.000 đô la, nhưng sau một thời gian quá lâu, nó có thể giá trị hơn 700.000 đô la. Sarah đề nghị một số bạn đồng liêu của cha chị đến làm việc cho chị, chị nhận được lời hứa của vài người trong số họ. Sarah biết chị sẽ cần nhân viên bán hàn để liên lạc với các nhà bán lẻ, các nhà bán phụ tùng khác, các đại lý bán xe mới và chủ các đoàn xe lớn nên chị đã phỏng vấn một số người có vẻ có kinh nghiệm và quan tâm đến ngành này. Cuối cùng, chị định gọi doanh nghiệp là Công ty phụ tùng ô nhập ngoại de Beers. Chị tính, nếu có bất cứ vấn đề pháp lý nào về tên gọi, chị sẽ đổi tên khác. Sarah muốn doanh nghiệp của chị sẽ là công ty trách nhiệm hữu hạn với toàn bộ cổ phần mang tên chị. Tuy nhiên, vì cha chị muốn nắm 51% doanh nghiệp, chị đang tự hỏi có nên bước lên vũ đài với tư cách cổ đông thứ yếu không. Đúng lúc Sarah đang bận suy nghĩ ra quyết định thì một đại diện của Forpar đang hoạt động khai thác đặc quyền kinh tiêu đến gặp chị. Người đại diện này giải thích cho chị biết, Forpar chuyên về phụ tùng ngoại của tất cả các nhãn hiệu xe và cung cấp cho những người có đặc quyền kinh tiêu đủ khả năng một trung tâm mua hàng "một cửa". Forpar đang bắt đầu quyết định trao cho những người có đặc quyền kinh tiêu quan trọng và có khả năng sinh lãi trong cả nước, và họ sẵn sàng nghiên cứu khả năng cho phép Sarah đại diện cho họ trên toàn bang IIlinois. Người cho đặc quyền kinh tiêu đòi 75.000 đô la trả trước phí hưởng đặc quyền kinh tiêu và sau đó là 6% doanh thu thuần, 1% của 6% này sẽ dành cho quảng cáo trên toàn liên bang. Đối với phí hưởng đặc quyền kinh tiêu và tiền trả định kỳ, Forpar sẽ sẵn sàng đề nghị như sau: 1. Một trung tâm mua bộ phận rời và phụ tùng "một cửa" cho tất cả các loại xe ngoại nhập. 2. Dịch vụ khẩn cấp 24 đến 48 giờ cho những phụ tùng có thể đặt hàng thông qua văn phòng chi nhánh những vị chí then chốt trên khắc nước, sử dụng đường dây gọi miễn phí. 3. Khu vực độc quyền dành cho bang IIlinois. Forpar bảo đảm cho khu vực này một năm và sẽ gia hạn đặc quyền kinh tiêu trên cơ sở hàng năm, miễn là người được hưởng đặc quyền kinh tiêu hoàn thành những gì đã trình bày trong hợp đồng. 4. Quyền chỉ định đại lý trong khắp bang, miễn là đại ls đó đáp ứng được yêu cầu. 5. Giá rẻ hơn tất cả những nguồn hàng khác của Sarah, và theo như Forpar, trong đa số trường hợp sẽ rẻ hơn các đại lý bán ô mới nhất nhiều. 6. Hợp đồng độc quyền mua lại toàn bộ phụ tùng đã được phê chuẩn có trong kho vào cuối mỗi năm. Người được hưởng đặc quyền kinh tiêu phải chịu duy nhất chi phí vận chuyển tới lui và bất cứ thiệt hại nào về bao bì. Trong trường hợp Forpar huỷ bỏ đặc quyền kinh tiêu, các bộ phận rời và phụ tùng sẽ mua lại theo quyền chọn của Forpar trên cùng cơ sở đó. 7. Điều kiện tín dụng 30 ngày đối với những khoản được chấp nhận. Đối với hàng trữ đầu kỳ, Forpar sẽ trợ vốn 50% để trữ hàng sơ kỳ đến sáu tháng. Lãi suất dựa trên lãi suất cơ bản cộng 2%. 8. Chiến dịch quảng cáo trên toàn liên bang sẽ quảng cáo rõ tên của Forpar. Năm đầu tiên, công ty dự định chi 10 triệu đô la tiền riêng của công ty thêm vào với 1% thu từ các nhà phân phối. Forpar còn dành 3 triệu đô la làm quỹ quảng cáo phối hợp dành cho các nhà phân phối. Quảng cáo phối hợp sẽ thực hiện trên Những trang vàng, các tạp chí thương mại, quảng cáo tại địa phương và các bảng dán yết thị. 9. Các chương trình trợ giúp quản lý và huấn luyện dành cho cán bộ quản lý và nhân viên khác. 10. Có thưởng nếu hoàn thành chỉ tiêu được giao. Số tiền thưởng này sẽ đạt tới 5% tổng trị giá mua hàng hàng năm. Sarah thích khái niệm đặc quyền kinh tiêu và cho răng nó sẽ cho chị cơ hội tham gia vào một công ty đầy hứa hẹn ngay từ lúc đầu. Forpar dường như sẵn sàng chi tiền quảng cáo, và vì nó sẽ là trung tâm mua hàng một cửa, sẽ loại trừ được tình trạng cần quá nhiều nhà cung cấp. Forpar ước tính sẽ cần khoảng 1 triệu đa la tổng vốn đầu tư. Đó sẽ là giải pháp tốt cho Sarah vì chị có thể trợ vốn 50% như vậy chị không phải chia cổ phần với cha chị hay bất kỳ ai khác. Sarah không tích việc hợp đồng chỉ ký một năm, nhưng người đại diện đảm bảo với chị rằng, tất cả các nhà phân phối của họ trên khắp thế giới đều hoạt động trên cùng cơ sở đó. Người đại diện của Sarah xem thư ngỏ, danh sách những người hưởng đặc quyền kinh tiêu, giấy chứng nhận của ngân hàng, và tên những người liên lạc. Người đại diện cố nài Sarah liên hệ với bất kỳ người nào hoặc tất cả họ để chị có thể chắc chắn rằng Forpar là một hãng có uy tín và những nhà phân phối hiện nay của gia đình Forpar đang rất hài lòng. Trong khi đọc thư ngỏ Sarah chú ý thấy, năm bảy năm trước công ty đã cố gắng bước vào thị trường Mỹ và đã thất bại. Khi được hỏi, người đại diện xác nhận điều đó đã xảy ra, vì công ty đã không phân tích kỹ toàn bộ thị trường và không lựa chọn đúng những nhà phân phối nên chọn. Công ty cho rằng việc gia nhập thị trường của họ quá hấp dẫn nên quyết định rút ra và sẽ quay lại khi nào chuẩn bị kỹ hơn. Người đại diện cung cấp cho Sarah tên tất cả những người hưởng đặc quyền kinh tiêu cù trên khắp nước Mỹ vào thời gian đó. Sarah tiếp xúc với hầu hết bọn họ, gồm cả một người bang IIlinois. Sarah được biết khi Forpar quyết định rút khỏi thị trường Mỹ, họ đã đề nghị mua lại toàn bộ hàng tồn kho, trả nguyên giá mua và hoàn lại toàn bộ phí định kỳ thu của những người hưởng đặc quyền kinh tiêu. Nhà phân phối bang IIlinois nói, ông ta cho rằng, Forpar đã rất trung thực, nhưng ông vẫn bị mất tiền, vì ông đã phải bỏ công việc tốt để hưởng đặc quyền kinh tiêu. Ông ta bảo Sarah rằng Forpar đề nghị ông ta quay lại hưởng đặc quyền kinh tiêu, nhưng ông ta không muốn bắt đầu tất cả lại một lần nữa. Sarah phát hiện thấy 30% các nhà phân phối được đề nghị hưởng đặc quyền kinh tiêu trả lợi và 25% trong số họ quyết định thử nắm lấy cơ hội một lần nữa. Luật sư của Sarah kiểm tra hợp đồng phân phối của Forpar và thấy nó là một hợp đồng tiêu biểu ràng buộc một bên. Luật sư đề nghị thay đổi chút ít, đại diện Forpar chấp nhận đêm về bàn với công ty của anh ta. Những điều khoản mà bên cho được hưởng đặc quyền kinh tiêu đòi hỏi như sau: 1. Số lượng trữ đầu kỳ tối thiểu trị giá 1 triệu đôla sẽ do Forpar chọn lựa. 2. Mỗi người hưởng đặc quyền kinh tiêu sẽ dựng một toà nhà cùng các tiện nghi trong vòng 3 năm của hợp đồng theo các chi tiết kỹ thuật của Forpar. Mỗi người được hưởng đặc quyền kinh tiêu sẽ mua, sử dụng bảng hiệu và trang bị cố định do bên cho hưởng đặc quyền kinh tiêu cung cấp. 3. Toàn bộ các bộ phận rời và phụ tùng phải được mua riêng của Forpar. Nếu không tuân theo điều khoản này, hợp đồng sẽ lập tức bị huỷ bỏ. 4. Hợp đồng đặc quyền kinh tiêu không thể sang nhượng, chuyển giao hay chia sẻ mà không có phép đặc biệt của nên cho hưởng đặc quyền kinh tiêu. 5. Nếu người hưởng đặc quyền kinh tiêu huỷ bỏ hợp đồng người được hưởng đặc quyền kinh tiêu không thể trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào kinh doanh cùng ngành IIlinois trong thời hạn năm năm. 6. Cung cấp báo cáo tài chính hàng tháng theo hệ thống kế toán mua của Forpar. 7. Người được hưởng đặc quyền kinh tiêu không thể nhạn hưởng đặc quyền kinh tiêu hay mặt hàng nào khác đối lập với Forpar bằng bất cứ cách nào. Nếu không tuân theo điều khoản này, hợp đồng sẽ lập tức bị huỷ bỏ. 8. Forpar sẽ cho người được hưởng đặc quyền kinh tiêu thời hạn tín dụng 30 ngày, nhưng điều đó được hiểu rằng, nếu số tiền nợ quá 30 ngày thì việc bán chịu sẽ bị huỷ bỏ cho đến khi Forpar quyết định phục hồi lại thời hạn tín dụng. 9. Người hưởng đặc quyền kinh tiêu IIlinois sẽ mua các bộ phận rời và phụ tùng trị giá không ít hơn 1 triệu đô la trong năm đầu tiên. Hạn ngạch của năm thứ hai sẽ được hai bên thoả thuận 60 ngày trước khi hợp đồng này chấm dứt. 10. Bên cho hưởng đặc quyền kinh tiêu sẽ chấm dứt hợp đồng trong trường hợp người được hưởng đặc quyền kinh tiêu vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng này. Nếu bên cho hưởng đặc quyền kinh tiêu chấm dứt hợp đồng, phải báo trước 30 ngày, việc mua lại toàn bộ các bộ phận rời và phụ tùng sẽ theo quyền chọn của Forpar, với giá mua thuần trừ đi bất kỳ thiệt hại nào về bao bì. Người được hưởng đặc quyền kinh tiêu co thể chấm dứt hợp đồng bằng cách báo trước 30 ngày; nhưng trong trường hợp hợp đồng chấm dứt theo yêu cầu của người được hưởng đặc quyền kinh tiêu thì bên cho hưởng đặc quyền kinh tiêu bảo lưu quyền mua lại bất kỳ hay toàn bộ hàng tồn kho với giá mua thuần. Sarah kiểm tra Forpar thông qua ngân hàng và luật sư của chị, mọi thứ đều cho thấy công ty này có uy tín và vững vàng về tài chính. Tuy nhiên, vì đây là công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Mỹ, Sarah tự hỏi, không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu bị thất bại lần hai. Dù Forpar đã hứa chi một khoản tiền đáng kể cho quảng cáo và khuyến mãi, cho đến bây giờ vẫn chưa có gì xảy ra cả. Công ty mong rằng toàn bộ sẽ hoạt động trong 45 ngày nữa, người đại diện tuyên bố Forpar đã lập các nhà phân phối gần như tất cả các tiểu bang, các kho hàng đã sẵn sàn. Mặc dù vậy, Sarah vẫn thấy không yên tâm với hợp đồng một nằm dù cho người đại diện đảm bảo với chị công ty chưa bao giờ có thông lệ huỷ hợp đồng đặc quyền kinh tiêu. Cha Sarah hoàn toàn chống lại đề xuất hợp đồng đặc quyền kinh tiêu. Theo ý ông, vì Forpar đã thất bại trước đây, họ sẽ phải rất nhiều để thuyết phục mọi người tin rằng họ sẽ lại đây. Chồng chị muốn chị từ bỏ ý nghĩ đó đi và nghĩ về gia đình nhiều hơn. Thậm chí anh còn mua chuộc chị bằng lời hứa mua cho chị một chiếc Mercedec mới có thể bỏ mui được nếu chị từ bỏ ý định. Thế là Sarah lúng túng. Chị có nên tự bước vào kinh doanh với quy mô nhỏ hơn không? Chị có nên bước vào kinh doanh với cha chị, người sẽ sở hữu 51% và làm tổng điều hành bán thời gian, và chị sẽ trở thành con gái nhỏ của cha một lần nữa không. Hay là chị nên chấp nhận hưởng đặc quyền kinh tiêu và có thể phát triển thành một cơ hội lớn không? Ngoài ra, chị nên đối xử với chồng chị như thế nào, người đang đòi hỏi chị làm khác với những gì anh đã yêu cầu trước khi họ kết hôn? Câu hỏi 1. Phân tích tất cả các phương án của Sarah và khuyên chị nên làmgì? 2. Theo bạn, cha Sarah có giữ lập trường đúng đắn trong việc cứ khăng khăng đòi 51% cổ phiếu thường của công ty đứng tên ông không? 3. Đại diện của Forpar đã giải thích đầy đủ với Sarah nguyên nhân thất bại lần đầu tại thị trường Mỹ của Forpar chưa? 4. Có điều gì trong những điều khoản phụ thêm của hợp đồng phân phối có thể gây ra vấn đề cho Sarah không? . 12: Công ty phụ tùng ô tô ngoại nhập De Beers Sarah de Beers đã quyết định khởi sự doanh nghiệp của riêng chị, chuyên bán các bộ phận rời và phụ tùng ô tô. năm kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng ô tô. Sarah đã từng làm việc cho cha chị, một nhà kinh doanh sỉ phụ tùng ô tô Mỹ thành công trong cả tiểu bang suốt

Ngày đăng: 22/12/2013, 07:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan