Hướng dẫn làm bàitập Sinh học 9 PHẦN I : DITRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CHƯƠNG I : CÁC ĐỊNH LUẬT DITRUYỀN CỦA MENĐEN A. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG 1. Bài toán thuận: Cách giải: - Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn - Bước 2: Quy ước gen - Bước 3: Biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ - Bước 4: Lập sơ đồ lai và thống kê kết quả về kiểu gen và kiểu hình của con lai 2. Bài toán nghịch: a. Trường hợp 1: Đề bài đã cho biết đầy đủ kết quả về tỉ lệ kiểu hình ở con lai Cách giải: - Bước 1: Rút gọn tỉ lệ kiểu hình ở con lai - Bước 2: Xác định tính trạng trội, lặn - Bước 3: Quy ước gen - Bước 4: Dựa trên tỉ lệ đã rút gọn để suy ra kiểu gen của bố mẹ - Bước 5: Lập sơ đồ lai và xác định kết quả b. Trường hợp 2: Đề bài không cho biết đầy đủ các kiểu hình ở con lai Cách giải: Dùng phương pháp suy ngược -Bước 1: Căn cứ vào kiểu gen của con lai để suy ra loại giao tử mà con lai đã nhận từ bố và mẹ. -Bước 2: Từ đó xác định kiểu gen của bố và mẹ -Bước 3: Lập sơ đồ lai và xác định kết quả của con lai 3. Bài toán về sự ditruyền nhóm máu Ở người tính trạng nhóm máu do một gen quy định và biểu hiện bằng 4 kiểu hình có thể tìm thấy là : nhóm máu A ( do kiểu gen I A I A hoặc I A I O quy định), nhóm máu B (do kiểu gen I B I B hoặc I B I O quy định), nhóm máu AB (do kiểu gen I A I B quy định), nhóm máu O (do kiểu gen I O I O quy định) Cách giải bài toán thuận và bài toán nghịch cũng giống như những hướng dẫn đã nêu ở mục 1 và 2 trên B. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG 1. Bài toán thuận: Cách giải: - Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn - Bước 2: Quy ước gen - Bước 3: Biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ GV : Dương Thị Thương 1 Hướng dẫn làm bàitập Sinh học 9 - Bước 4: Lập sơ đồ lai và thống kê kết quả về kiểu gen và kiểu hình của con lai 2. Bài toán nghịch: a. Trường hợp 1: Đề bài đã cho biết đầy đủ kết quả về tỉ lệ kiểu hình ở con lai Cách giải: - Bước 1: Tách riêng từng cặp tính trạng . Rút gọn tỉ lệ kiểu hình ở con lai - Bước 2: Xác định tính trạng trội, lặn của từng cặp tính trạng - Bước 3: Quy ước gen cho từng cặp tính trạng - Bước 4: Dựa trên tỉ lệ đã rút gọn để suy ra kiểu gen của bố mẹ của từng cặp tính trạng - Bước 5: Kết hợp kiểu gen bố mẹ của từng cặp tính trạng để suy ra kiểu gen chung của bố mẹ - Bước 6: Lập sơ đồ lai và xác định kết quả con lai b. Trường hợp 2: Đề bài không cho biết đầy đủ các kiểu hình ở con lai Cách giải: Dùng phương pháp suy ngược - Bước 1: Căn cứ vào kiểu gen của con lai để suy ra loại giao tử mà con lai đã nhận từ bố và mẹ. - Bước 2: Từ đó xác định kiểu gen của bố và mẹ - Bước 3: Lập sơ đồ lai và xác định kết quả của con lai 3. Công thức tính số loại giao tử, số hợp tử, số loại kiểu gen, số loại kiểu hình: Kiểu gen P có số cặp gen dị hợp tử Tổng số kiểu giao tử Tổng số kiểu tổ hợp ở F1 Tổng số kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen ở F1 Tổng số kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình ở F1 n 2 n 4 n 3 n , (1 : 2 : 1) n 2 n , ( 3 : 1) n Lưu ý: Tổng số kiểu tổ hợp ở F1 = số kiểu giao tử đực . số giao tử cái CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ TRONG DITRUYỀN A. HOẠT ĐỘNG NHIỄM SẮC THỂ TRONG NGUYÊN PHÂN 1. Công thức tính số Nhiễm sắc thể, số Crômatit và số tâm động trong mỗi tế bào trong từng kì của nguyên phân: Kỳ Trung gian Đầu (Trước) Giữa Sau Cuối Tế bào chưa tách Tế bào đã tách Số NST 2n 2n 2n 4n 4n 2n Trạng thái NST Kép Kép Kép Đơn Đơn Đơn Số Crômatit 4n 4n 4n 0 0 0 Số tâm 2n 2n 2n 4n 4n 2n GV : Dương Thị Thương 2 Hướng dẫn làm bàitập Sinh học 9 động 2. Gọi a là số tế bào mẹ, x là số lần nguyên phân, 2n là bộ NST lưỡng bội của loài: - Số tế bào con tạo thành là: a . 2 x - Số NST có trong các tế bào con là: a . 2 x . 2n - Số NST môi trường cung cấp cho tế bào nguyên phân: a . (2 x - 1) . 2n B. HOẠT ĐỘNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ TRONG GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH Gọi b là số tế bào sinh dục đực sơ khai ( Số tinh bào bậc 1) c là số tế bào sinh dục cái sơ khai ( Số noãn bào bậc 1) 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, n là bộ NST đơn bội của loài - Số NST trong các tế bào sinh dục đực sơ khai ( tinh bào bậc 1): 2n . b - Số NST trong các tế bào sinh dục cái sơ khai ( Số noãn bào bậc 1) : 2n . c - Số tinh trùng tạo ra (***): 4 . b - Số NST trong các tinh trùng: 4 . b . n - Số trứng tạo ra (**): c - Số NST trong các trứng : c . n - Số thể định hướng: 3 . c - Số NST trong các thể định hướng: 3 . c . n - Số hợp tử (*) = Số trứng thụ tinh = Số tinh trùng thụ tinh - Hiệu suất hợp tử sống sót = Số hợp tử sống sót / Số hợp tử tạo thành (*) .100% - Hiệu suất thụ tinh của trứng = Số trứng được thụ tinh / Tổng số trứng tham gia thụ tinh (**) . 100% - Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng= Số tinh trùng được thụ tinh / Tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh (***). 100% - Tổng số loại giao tử: 2 n - Tỉ lệ mỗi loại giao tử: 1/2 n C. LIÊN KẾT GEN: - Tổng số nhóm gen liên kết = n (NST đơn trong 1 giao tử) - Hai cặp gen Aa, Bb cho 2 loại giao tử: AB//ab (dị hợp tử đều, cho 2 loại giao tử AB/ và ab/) Ab//aB (dị hợp tử đối, cho 1 loại giao tử Ab/ và aB/) - Cách giải: tương tự cácbài tóan lai CHƯƠNG III: ADN, GEN, ARN 1. ADN: Gọi N là số lượng Nucleotit của ADN (Gen) N/2 là số lượng Nucleotit của 1 mạch ADN (1 mạch đơn gen) a là số gen mẹ GV : Dương Thị Thương 3 Hướng dẫn làm bàitập Sinh học 9 x là số lần gen nhân đôi - Số lượng Nucleotit trên 2 mạch (trên toàn ADN - Gen) : A = T ; G = X ; A + G = T + X ; A + T + G + X = N A = A1 + A2 = T = T1 + T2 ; G = G1 + G2 = X = X1 + X2 - Số lượng từng mạch đơn: A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2 A1 + T1 + G1 + X1 = A2 + T2 + G2 + X2 = N/2 - Tỉ lệ % từng loại Nu trên ADN – gen : %A = %T = ( %A1 + %A2 ) / 2 = (%T1 + %T2) / 2 %G = %X = ( % G1 + % G2 ) / 2 = ( % X1 + % X2 ) / 2 A + G = T + X = 50% A + T + G + X = 100% - Tỉ lệ % từng loại Nu trên từng mạch đơn : %A1 = %T2 ; %T1 = %A2 ; %G1 = %X2 ; %X1 = %G2 %A1 + %T1 + %G1 + %X1 = %A2 + %T2 + %G2 + %X2 = 50% - 1 Micromet = 10 -3 mm 1 A o = 10 -7 mm 1 Micromet = 10 -4 A o - A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô; G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô - Tổng số liên kết hiđrô trên ADN : 2 . A + 3 . G = 2 . T + 3 . X - Chiều dài của gen : L = N/2 . 3,4 (Ăng trong) - Khối lượng của gen: N . 300 ( đơn vị Cacbon) - Số vòng xoắn của gen: C = N/20 = L/34 - Số lượng Nucleotit của gen: N = 2 . L/3,4 = C . 20 - Số gen con tạo thành là: a . 2 x - Số lương Nu có trong các gen con là: a . 2 x . N - Số lượng Nu môi trường cung cấp cho gen nhân đôi là: a . (2 x -1) . N - Số lượng Nu môi trường cung cấp mới hoàn toàn là: N . ( 2 x – 2 ) - Số lượng A môi trường cung cấp = Số lượng T môi trường cung cấp: (2 x - 1 ) . A=( 2 x – 1 ) . T - Số lượng G môi trường cung cấp = Số lượng X môi trường cung cấp: (2 x - 1 ) . G=( 2 x – 1 ) . X 2. ARN: - Số lượng Nucleotit của ARN: N/2 = L/3,4 = C . 10 - Chiều dài của ARN : L = N/2 . 3,4 (Ăng trong) - Khối lượng : N / 2 . 300 ( đơn vị Cacbon) - A + U + G + X = N/2 - Số lượng từng loại Nuclêôtit của ARN: + A trên ARN = T trên mạch khuôn của gen GV : Dương Thị Thương 4 Hướng dẫn làm bàitập Sinh học 9 + U trên ARN = A trên mạch khuôn của gen + X trên ARN = G trên mạch khuôn của gen + G trên ARN = X trên mạch khuôn của gen - A trên gen = T trên gen = A trên ARN + U trên ARN - G trên gen = X trên gen = G trên ARN + X trên ARN - % A = (%A trên ARN + %U trên ARN)/2 = %T = (%A trên mạch khuôn gen + %T trên mạch khuôn gen) / 2 - % G = (%G trên ARN + %X trên ARN)/2 = %X = (%G trên mạch khuôn gen + %X trên mạch khuôn gen) / 2 1 ADN k lần sao mã K . ARN - K = Nuclêôtit của môi trường / Nuclêôtit của ARN = U của môi trường / A của mạch khuôn = A của môi trường / T của mạch khuôn - Số lượng Nuclêôtit tự do môi trường cung cấp : K. N/2 3. Prôtêin: - Mã mở đầu của Prôtêin có mã hóa axitamin nhưng axitain này không tham gia vào cấu trúc Prôtêin Mã kết thúc không mã hóa axitamin cũng không tham gia vào cấu trúc của Prôtêin Prôtêin chưa hoàn chỉnh không có mã kết thúc, Prôtêin hoàn chỉnh không có mã kết thúc và mã mở đầu - Tổng số bộ ba mật mã (mã gốc, mã sao): N/2 : 3 = N/6 - Tổng số bộ ba có mã hóa axitamin: N/2 : 3 - 1 = N/6 – 1 - Tổng số aitamin của prôtêin: N/2 : 3 - 2 = N/6 – 2 - Tổng số liên kết peptít: tổng số axitamin – 1 - Tổng số axitamin tự do môi trường cung cấp để tổng hợp Prôtêin: (N/2 : 3 - 1 ) . Số Prôtêin = (N/6 – 1) . Số Prôtêin - Tổng số axitamin tự do môi trường cung cấp để Prôtêin thực hiện chức năng sinh học: (N/2 : 3 - 2 ) . Số Prôtêin = (N/6 – 2) . Số Prôtêin CHƯƠNG IV: DITRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH - Gen nằm trên nhiễm sắc thể X: có hiện tượng ditruyền chéo ( gen lặn truyền từ ông ngoại cho con gái và tiếp tục truyền cho cháu trai) - Gen nằm trên Nhiễm sắc thể Y: có hiện tương ditruyền thẳng (bố truyền cho con trai) - Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông: do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định - Bệnh, tật dính các ngón hay túm lông ở vành tai: do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể Y quy định - Cách giải tương tự cácbài tóan lai CHƯƠNG V: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẢ HỆ GV : Dương Thị Thương 5 Hướng dẫn làm bàitập Sinh học 9 - Một số kí hiệu : : nam : nữ : kết hôn : chưa rõ giới tính : sinh đôi cùng trứng : sinh đôi khác trứng - Một số chú ý : + Một tính trạng được xem là trội nếu như tính trạng này được thể hiện thành kiểu hình ở tất cả các thế hệ + Một tính trạng được xem là lặn nếu cách 1 hoặc 2 thế hệ mới được thể hiện thành kiểu hình + Nếu tính trạng được phân bố đều ở cả 2 giới thì gen quy định tính trạng nằm trên NST thường - Cách giải tương tự cácbài toán lai GV : Dương Thị Thương 6 ?