4 đề tổng ôn tập chương cơ chế di truyền cấp độ phân tử

16 78 2
4 đề tổng ôn tập chương cơ chế di truyền cấp độ phân tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập cơ chế di truyền và biến dị cấp độ phân tử ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Nội dung không đúng khi nói về điểm giống nhau giữa sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là: A Đều có nhiều đơn vị nhân đôi B Đều dựa trên nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn C Đều dựa trên khuôn mẫu là phân tử ADN ban đầu D Đều có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza Câu 2 : Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau để tạo thành sợi hoàn chỉnh nhờ loại enzim nào sau đây? A Ligaza B ADN polymeraza C ARN polymeraza D Helicaza Câu 3: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây: 1- Enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN 2- Enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ 3- Có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại 4- Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản) 5- Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào Có bao nhiêu phát biểu đúng A 1 B 2 C 3 D 4 Câu 4: Câu nào sau đây mô tả đúng nhất bản chất của nguyên tắc bán bảo tồn trong nhân đôi AND A Sau quá trình nhân đôi, tạo thành hai phân tử ADN mới, mỗi phân tử ADN gồm một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp B Trong nhân đôi, một mạch mới được tổng hợp liên tục, còn mạch mới thứ hai được tổng hợp đứt đoạn C Trong mỗi phân tử ADN mới được tạo thành, có lượng A=T và G=X D Sau quá trình nhân đôi , tạo thành hai phân tử ADN , một phân tử ADN là cũ và một phân tử ADN là hoàn toàn mới Câu 5: Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nucleotit như sau: - Mạch I : (1) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2) - Mạch II : (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT (2) Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi pôlipeptit chỉ gồm có 5 axit amin Hãy cho biết mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều sao mã trên gen A Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (1) → (2) B Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (2) → (1) C Mạch I làm khuôn,chiều sao mã từ (2) → (1) D Mạch I làm khuôn, chiều sao mã từ (1) → (2) Câu 6: Một gen có chiều dài 5100 A0 , có 3900 liên kết hidro gen này nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số nu từng loại mà môi trường nội bào cần cung cấp là: A A=T=9000, G=X=13500 B A=T=2400 G=X=3600 C A=T=9600, G=X=14400 D A=T=4800, G=X=7200 Câu 7: Một gen có A = 600 nu, tỉ lệ A/G = 2/3 Gen này sao chép liên tiếp 4 lần thì số liên kết photphodieste hình thành trong số các gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường nội bào là: A 83 972 B 95968 C 41972 D 47968 Câu 8: Một gen có chiều dài 4080 Ao và có số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của cả gen Số liên kết hiđrô của gen đó là A 2880 B.3000 C 2700 D 2900 Câu 9 Một gen có hiệu số giữa guanin với ađênin bằng 15% số nuclêotit của gen Trên mạch thứ nhất của gen có 10% timin và 30% xitôzin Tính % từng loại Nu trên mỗi mạch đơn A A2 = 10%, T2 = 25%, G2= 30%, X2 = 35% B A1 = 7,5%, T1 = 10%, G1= 2,5%, X1 = 30% C A1 = 10%, T1 = 25%, G1= 30%, X1 = 35% D A2 = 10%, T2 = 7,5%, G2= 30%, X2 = 2,5% Câu 10 Một gen có số liên kết hiđrô là 3450, có hiệu số giữa A với một loại Nu không bổ sung là 20% Gen nói trên tự nhân đôi liên tiếp 5 đợt thì số lượng từng loại Nu môi trường đã cung cấp cho quá trình tự nhân đôi trên của gen là : A.ATD = TTD = 13950, XTD = GTD = 32550 B.ATD = TTD = 35520, XTD = GTD = 13500 C.ATD = TTD = 32550, XTD = GTD = 13950 D.ATD = TTD = 13500, XTD = GTD = 35520 Câu 11: Thực chất của quá trình phiên mã là: A tổng hợp phân tử ARN B tổng hợp phân tử AND C tổng hợp chuỗi polipeptit D tổng hợp gen cấu trúc Câu 12 : Sự khác nhau giữa quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực được thể hiện ở bước: A Khởi đầu B kéo dài C kết thúc D sau kết thúc Câu 13: Có nhiều trường hợp trong tế bào của sinh vật nhân chuẩn, cùng một gen được phiên mã tạo thành ARN nhưng lại tổng hợp ra nhiều loại prôtêin khác nhau Tại sao lại như vậy? A Do gen đó chứa nhiều đoạn intron khác nhau B.Do trong quá trình cắt intron, có sự sắp xếp lại của các đoạn exon theo các cách khác nhau C Do trong quá trình tạo mARN trưởng thành, một số intron có thể không bị cắt khỏi mARN D.Do gen đó chứa nhiều đoạn exon khác nhau Câu 14 : Vùng mã hóa của một gen không phân mảnh có chiều dài 5100Å, gen tiến hành phiên mã đã cần môi trường cung cấp 900U, 1200G, 1500A, 900X Số phân tử mARN được tạo ra là: A 1 B 2 C 3 D 4 Câu 15 : Phân tử mARN có A = 480 và G- X = U Gen tổng hợp mARN có A=3/2 G Mạch đơn của gen có G= 30% nuleotit của mạch Số lượng mỗi loại ribonucleotit A, U, G, X của mARN lần lượt là: A 480, 360, 240, 120 B 480, 120, 240, 360 C 480, 120, 360, 240 D 480, 240, 360, 120 Câu 16: Một gen thực hiện 2 lần sao mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp ribonucleoit, các loại A= 400, U= 360, G = 240, X = 480 Số lượng từng loại nucleotit của gen A A=T= 760, G= X= 720 B A= 360, T= 400, X=240, G= 480 C A= T= 380, G= X = 360 C T= 200, A= 180, X= 120, G= 240 Câu 17 : Khi nói về quá trình dịch mã, xét các kết luận sau đây: 1- Ở trên một phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đọc đặc hiệu với một loại riboxom 2- Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa trên mARN 3- Các riboxom trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’ từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ ba kết thúc 4- Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp từ một mARN luôn có cấu trúc giống nhau Có bao nhiêu kết luận sai? A 1 B 2 C 3 D 4 Câu 18 : Một phân tử mARN có chiều dài 1224 A0 trên phân tử m ARN này có 1 bộ ba mở đàu và 3 bộ ba có khả năng kết thúc dịch mã bộ ba UAA cách bộ ba mở đầu 26 bộ ba , bộ ba UGA cách bộ ba mở đầu 39 bộ ba , bộ ba UAG cách bộ ba mở đầu 69 bộ ba Chuỗi polipetit hoàn chỉnh do m ARN tổng hợp này quy định tổng hợp có số aa là bao nhiêu A 25 B 38 C 68 D 26 Câu 19: Số lượng axit amin có trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen có 150 chu kì xoắn và có vùng mã hóa liên tục là A 499 B 498 C 999 D 998 Câu 20: Bản chất của mối quan hệ AND → mARN → Protein là : ATrình tự các nucleotit →Trình tự các ribonucleotit →Trình tự các axit amin B Trình tự các cặp nucleotit →Trình tự các ribonucleotit→Trình tự các axit amin C.Trình tự các bộ ba mã gốc→Trình tự các bộ ba mã sao→Trình tự các axit amin D.Tất cả các đáp án đều đúng Câu 21: Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã tổng hợp ARN có điểm chung là: A Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung B Diễn ra trên cả phân tử ADN C Có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza D Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn Câu 22: Trong cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường có lactôzơ (có chất cảm ứng) thì diễn ra các sự kiện nào? 1.Gen điều hòa chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế 2 Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hóa chất ức chế 3 Quá trình phiên mã của các gen cấu trúc bị ức chế, không tổng hợp được mARN 4 Vùng vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN, từ đó tổng hợp các chuỗi pôlipeptit Phương án đúng là: A 1, 2 B.1, 3 C.1, 4 D.1, 2, 4 Câu 23 : Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là: A 1/125 B 16/125 C.64/125 D.4/125 Câu 24: Nguyên tắc bổ sung có vai trò quan trọng đối với các cơ chế di truyền nào ? 1 Nhân đôi ADN 2 Hình thành mạch pôlinuclêôtit 3 Phiên mã 4 Mở xoắn 5 Dịch mã 6 Đóng xoắn A 1,2,4 B 1,3,6 C 1,2,5 D 1,3,5 Câu 25.Một phân tử m ARN tính từ mã mở đầu đến mã kết thúc có tổng số 720 nucleotit Phân tử mARN này tiến hành dịch mã có 10 riboxom trượt qua một lần Số phân tử nước được giải phóng trong quá trình dịch mã là A 7190 B 7210 C 2380 D 2390 Đáp án : 1A - 2 A -3 D - 4 A- 5 C - 6 A - 7 A - 8A -9 A- 10 C - 11 A - 12 D - 13 B - 14 C - 15 D - 16 C - 17 B - 18 D - 19 B - 20 C - 21 A - 22 D - 23 B - 24 D - 25 C ĐỀ SỐ 2 Câu 1 : Di truyền học hiện đại đã chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc: A Bảo toàn; B Bán bảo toàn C Nửa gián đoạn D Cả B và C Câu 2: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc của: 1 ADN dạng xoắn kép 2 ADN dạng xoắn đơn 3 Cấu trúc ARN vận chuyển 4 Trong cấu trúc của prôtêin Câu trả lời đúng A 1, 2 B 2, 3 C 1, 4 D 1, 3 Câu 3: Ở cấp độ phân tử, cơ chế nào giải thích hiện tượng con có những tính trạng giống bố mẹ? A Quá trình nhân đôi ADN B Sự tổng hợp prôtêin dựa trên thông tin di truyền của AND C.Quá trình tổng hợp ARN D Cả A, B, C Câu 4 : Câu có nội dung đúng sau đây là: A.Gen tổng hợp ARN theo nguyên tắc “giữ lại một nửa” B Chiều dài của mARN bằng chiều dài của một mạch AND C Số lượng đơn phân của phân tử mARN bằng phân nửa số đơn phân của phân tử AND D Cả 3 câu A, B, C đều sai Câu 5 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng ? A trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN B trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T , G với X và ngược lại C trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ phân tử ADN mẹ D Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử tạo ra nhiều đơn vị tái bản Câu 6 : Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau để tạo thành sợi hoàn chỉnh nhờ loại enzim nào sau đây? A Ligaza B ADN polymeraza C ARN polymeraza D Helicaza Câu7 : Một nhà nghiên cứu tiến hành tách chiết, tinh sạch các thành phần nguyên liệu cần thiết cho việc nhân đôi ADN Khi trộn các thành phần nguyên liệu với nhau rồi đưa vào điều kiện thuận lợi, quá trình tái bản ADN xảy ra Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài trăm cặp nu Vậy trong hỗn hợp thành phần tham gia đã thiếu thành phần nào sau đây? A Enzim ADN pôlimeraza B Enzim ligaza C Các đoạn Okazaki D Các nuclêôtit Câu 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là A bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN B nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục C tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN D tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN Câu 9: Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN diễn ra ở: A Kì trước B Pha G1 C Pha S D Pha G2 Câu 10: Enzim chính tham gia nhân đôi ADN gây ra hiện tượng một mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch thứ hai được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki là: A Enzim khởi đầu tổng hợp chỉ diễn ra ở đầu 5' P B Enzim mở xoắn chỉ hoạt động ở đầu 5'P C Enzim ADN pôlimeraza khởi đầu cần có nhóm 3'OH ở đầu mạch D Enzim ligaza chỉ nối các đoạn Okazaki theo hướng 3' - 5' Câu 11: Tái bản ADN ở sinh vật nhân chuẩn có sự phân biệt với tái bản ADN ở Ecoli là: 1 Chiều tái bản 2 Hệ enzim tái bản 3 Nguyên liệu tái bản 4 Số lượng đơn vị tái bản 5 Nguyên tắc tái bản Câu trả lời đúng là: A 1, 2 B 2,3 C 2, 4 D 3, 5 Câu 12 Theo bạn đâu là điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tổng hợp ADN và tổng hợp mARN: 1 Loại enzim xúc tác 2 Kết quả tổng hợp; 3 Nguyên tắc tổng hợp 4 Chiều tổng hợp Câu trả lời đúng là: A 1, 2, 3 B 2, 3, 4 C 1, 3, 4 D 1, 2, 3, 4 Câu 13: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng, xét các phát biểu sau đây: 1- Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau 2- Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài 3- Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen 4- Có độ dài và số lượng nucleotit luôn bằng nhau 5- Có cấu trúc mạch kép thẳng Có bao nhiêu phát biểu đúng ? A 2 B 3 C 4 D 5 Câu 14 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây: 1- Enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN 2- Enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ 3- Có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại 4- Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản) 5- Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào Có bao nhiêu phát biểu đúng A 1 B 2 C 3 D 4 Câu 15 : Một trong những điểm khác nhau trong quá trình nhân đôi ADN giữa tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ là : A Số lượng các đơn vị nhân đôi B Nguyên tắc nhân đôi C Nguyên liệu dùng để tổng hợp D Chiều tổng hợp Câu 16 : Điểm giống nhau giữa tự nhân đôi ADN và tổng hợp ARN là: A Đều dựa vào khuôn mẫu trên phân tử ADN B Đều xảy ra trên suốt chiều dài của ADN mẫu C Đều có 2 mạch của ADN làm mạch gốc D Chỉ sử dụng một mạch của ADN làm mạch gốc Câu 17: Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN là: I Số lượng mạch, số lượng đơn phân II Cấu trúc của 1 đơn phân khác nhau ở đường; trong ADN có T không có U còn trong ARN thì ngược lại III Về liên kết giữa H3PO4 với đường C5 IV Về liên kết hidro và nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric A I, II, III, IV B I, II, IV C I, III, IV D.II, III, IV Câu 18 : Nguyên tắc bổ sung có vai trò quan trọng đối với các cơ chế di truyền nào ? 1 Nhân đôi ADN 2 Hình thành mạch pôlinuclêôtit 3 Phiên mã 4 Mở xoắn 5 Dịch mã 6 Đóng xoắn A 1,2,4 B 1,3,6 C 1,2,5 D 1,3,5 Đáp án 1-D 2-D 3-A 4-D 5-C 6-A 7-B 8-C 11- C 12- A 13-B 14- D 15 - A 16-A 17-B 18-D 9-C 10- C ĐỀ SỐ 3 Câu 1: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 30 mạch polinucleotit mới Xét các kết luận sau đây: 1- Nếu diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì tất cả các ADN con đều có cấu trúc giống nhau 2- Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 15 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào 3- Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 4 lần liên tiếp 4- Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 14 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào Có bao nhiêu kết luận đúng ? A 2 B 3 C 1 D 4 Câu 2: Một phân tử ADN nhân đôi liên tiếp 3 lần Số phân tử ADN con được tạo ra là bao nhiêu ? A.6 B.7 C.8 D 9 Câu 3: Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là A 1x B 2x C 0,5x D 4x Câu 4 : Một phân tử ADN có chiều dài 4080 và có A= 2G phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 5 lần Số nucleotit loại G mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là A.12800 B 12400 C 24800 D.24400 Câu 5: Một gen có chiều dài là 5270A0 Gen nhân dôi 5 lần , số nucleotit môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen đó là bao nhiêu A 99200 B 96100 C.49600 D.48050 Câu 6: Một phân tử ADN có chiều dài là 4080 A0 Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 3 lần số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi của AND là A.16786 B.19184 C.16800 D.19200 Câu 7: Một phân tử ADN nhân thực có 50 chu kì xoắn Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 4 lần Số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi là A 15968 B.14970 C.1600 D.1500 Câu 8: Một gen có 150 chu kì xoắn và G = 600 Khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần, cần môi trường nội bào cung cấp số lượng nuclêôtit thuộc mỗi loại là A T = A = 6300; G = X = 4200 B A = T = 4200; G = X = 6300 C A = T = 1200; G = X = 1800 D A = T = 1200; G = X = 1800 Câu 9 : Một phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080 Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nu, T1 = 220 nu Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi polinucleotit Số nu từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gen nói trên là: A.A=T=30240 ; G=X=45360 B A=T=29760 ; G=X=44640 C.A=T=14880 ; G=X=22320 D A=T=16380 ; G=X=13860 Câu 10 : Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có G+A/ T+X = 0.25 để làm khuôn tổng hợp chuỗi polinucleot bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của mạch khuôn đó Tính theo lí thuyết , tỷ lệ các loại Nu tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này: A.A+ G= 20% ; T+X= 80% B.A+ G= 20% ; T+X= 80% C.A+ G= 25%; T+X= 75% D.A+ G= 75%; T+X= 25% Câu 11 : Một phân tử ADN của vi khuẩn có chiều dài là 34 106 A0 và A chiếm 30% tổng số nucleotit Phân tử AND này nhân đôi liên tiếp hai lần Số Nu loại G mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là A.12.106 B.18.106 C.6.106 D.9.106 Câu 12 : Giả sử trên 1 phễu tái bản của một đơn vị nhân đôi (vòng tái bản) của sinh vật nhân thực có 30 đoạn Okazaki thì sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi cho việc nhân đôi của đơn vị tái bản nói trên? A 32 B 31 C 62 D 61 Câu 13: Trên một đoạn ADN có 5 replicon hoạt động sao chép, trên mỗi replicon đều có 10 đoạn Okazaki Số đoạn primer (ARN mồi) đã và đang hình thành là: A 52 B 60 C 50 D 55 Câu 14 : Trên một đơn vị tái bản có 30 đoạn okazaki Số đoạn mồi được cung cấp cho đơn vị tái bản này là A.30 B.31 C.32 D 3 Câu 15: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn Ecoli chỉ chứa N 15 Nễu chuyển những vi khuẩn này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn Ecoli sau 5 lần nhân đôi thì sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN trong vùng nhân chỉ chứa N14 A.30 B.8 C.16 D.32 Câu 16: Giả sử thí nghiệm của Meselson – Stahl: (dùng đánh dấu phóng xạ để chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn) tiếp tục đến thế hệ thứ 3 thì tỉ lệ các phân tử ADN ban đầu còn chứa là: A 1 / 4 B 1 /8 C 1/ 16 D 1/ 32 Câu 17 : Phân tử ADN ở vi khuẩn Ecoli chỉ chứa N15 phóng xạ Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có chứa N14 thì sau 5 lần tự sao thì tỷ lệ các tỷ lệ các mạch polinucleotit chứa N15 trong tổng số các mạch được tổng hợp trong các phân tử con là bao nhiêu? A.1/4 B 1/8 C 1/16 D 1/ 32 Câu 18:Trong quá trình nhân đôi của một phân tử AND có 15 đơn vị tái bản , trong mỗi đơn vị tái bản có 18 đoạn okazaki Số đoạn mồi cần cung cấp cho đơn vị tái bản của AND này tái bản một lần là A.30 B.285 C.270 D.300 Câu 19:Trên phân tử ADN có 5 điểm tái bản Quá trình tái bản hình thành 80 đoạn okazaki Số đoạn mồi được tổng hợp là A.120 B.100 C.80 D.90 Câu 20: Một gen con tự nhân đôi đã tạo thành hai gen con , hình thành nên 3800 liên kết hidro trong số đó số liên kết hidro giữa các cặp G- X nhiều hơn số liên kết các cặp A-T là 1000 Chiều dài của gen đó là A.2411 A0 B.2550 A0 C.5100A0 D.2250A0 ĐA: 1B-2C-3B-4B-5B-6A-7B-8A-9C-10B-11A-12C-13B-14C-15A-16A-17D-18D-19D-20D Câu 1 : Một gen có 96 chu kì xoắn Trên mạch 1 của gen có số nucleotit loại A = 2 T ; G = 3 T; X = G – T Tổng số liên kết hidro tron gen là A 5320 B.2520 C.4480 D 2240 0 Câu 2 : Một gen có chiều dài 4080 A và có số nucleotit loại A = 20% tổng số nucleotit của gen Mạch 1 của gen có A = 25%, mạch 2 có X = 40 % tổng số nuleotit của mỗi mạch Số lượng nucleotit trên mạch một của gen là A 135A , 225 T , 180 X , 360 G B 225T ; 135A , 360 X ; 180 G C 180 A , 300T , 240X , 480G D.300A , 180 T , 240 X , 480 G Câu 3 : Một phân tử AND vi khuẩn có chiều dài 34.106 A0 phân tử AND này nhân đôi liên tiếp 3 lần Số liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi của AND là A.6.107 B.14 10 7 C.102 10 6 D 238 10 6 Câu 4: Cho vi khuẩn ( vi khuẩn này không chứa plasmid và AND của nó được tạo ra từ môi trường nuôi cấy chỉ có N 15) vào môi trường nuôi cấy chỉ có N 14 Sau 3 thế hệ sinh sản người ta thu toàn bộ vi khuẩn ,phá màng tế bào để thu lấy các phân tử AND Trong các phân tử AND này thì loại AND có N 15 chiếm tỉ lệ là bao nhiêu ? A.1/15 B 0/32 C.1/32 D.1/31 Câu 5: Trong quá trình tái bản của một phân tử AND có 15 đơn vị tái bản , trên 1 đơn vị tái bản có 18 đoạn Okazaki Số đoạn mồi cần cung cấp cho phân tử AND này tái bản 1 lần là A 30 B 285 C 270 D 300 4 Câu 6: Trong một phân tử plasmid có 10 cặp nucleotit tiến hành tự nhân đôi 3 lần , số liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nucleotit của AND là A.16000 B.159984 C.139986 D.140000 Câu 7: Đoan mạch thứ nhất của gen có trình tự các nucleotit là 5’ – T A XGXXAGTXATGXA- 3’ Gen nhân đôi 2 lần Số nucleotit mỗi laoij mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi đó là A.A= T = 24 ; G = X = 21 B.A = T = 21 ; G = X = 24 C A = T = 9 ; G = X = 15 D A = T = 12 ; G = X = 9 Câu 8: Ở một loài động vật hàm lượng AND đang ở kì sau của giảm phâm II là x Hỏi hàm lượng AND trong NST trong tế bào sinh dưỡng cua loài này khi đang ở kì sau của nguyên phân là bao nhiêu ? A.x B 4x C 2x D.0,5 x Câu 9: Một phân tử AND mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra 62 mạch polinucleotit mới Khẳng định nào sau đây không đúng ? A.Tất các các mạch đơn nói trên đều có trình tự bổ sung với nhau từng đôi một B.Trong các phân tử cón được tạo ra có 31 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào C.Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp D.Trong các phân tử con được tạo ra có 30 phân tử AND có cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào Câu 10: Một phân tử AND mạch kép có tỉ lệ A + T / G + X = 5 /3 Khi phân tử này nhân đôi liên tiếp 5 lần thì tỉ lệ các loại nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là A.A = T = 18,75 % ; G = X = 31,25 % B.A + T = 31,25 % ; G + X = 18,75 % C A = T = 31,25 % ; G = X = 18,75 % D.A + T = 18,75 % ; G + X = 31,25 % Câu 11: Một gen có 1824 liên kết hidro Trên một mạch của gen có T = A ; X = 2 T và G = 3 X Chiều dài của gen là A.2284, 8 A0 B.4080 A0 C.1305, 6 A0 D.5100 A0 Câu 12: Giả sử trong một gen có 1 bazơ nitơ Adenin trở thành dạng hiếm A* thì sau 5 lần nhân đôi sẽ có tối đa bao nhiêu gen đột biến thay thế A- T bằng cặp G – X A.12 B.13 C.14 D.15 Câu13: Một gen dài 0,255 micromet và có A = 20 % số nucleotit của gen Sau đột biến số liên kết hidro của gen là 1953 53 Đột biến gen thuộc : A Thay thế 3 cặp A- T bằng 3 cặp G – X B.Thêm 1 cặp G – X C.Thay thế 3 cặp G- X bằng 3 cặp A – T D Thêm 1 cặp A- T Câu14: Do phóng xạ nên một gen bị đột biến hậu quả làm mất đi aa thứ 12 trong chuỗi polipeptiti do gen điều khiển tổng hợp Biết gen đột biến ít hơn gen bình thường 7 liên kết hidro Khi một gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nucleotit mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp giảm đi bao nhiêu so với gen chưa đột biến A.A= T = 2 ; G = X = 1 B A= T = 62 ; G = X = 31 C.A = T = 64 ; G = X = 32 D.A = T = 31 ; G = X = 62 Câu15: Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường quy định Ở một phép lai , trong số các laoij giao tử đực thì giao tử mang đột biến lặn chiếm 15% , trong số các giao tử cái thì giao tử mang đột biến chiếm 20 % Theo lí thuyết , trong số các các thể đột biến ở con lai , thể đột biến chiếm tỉ lệ A 4 /25 B 3/32 C 8/25 D 3/100 Câu16: Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường quy định Ở một phép lai , trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang đột biến lặn chiếm 15% , trong số các giao tử cái thì giao tử mang đột biến chiếm 20 % Trong số các các thể có kiểu hình bình thường số cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ là A.1/ 100 B.23/99 C.3/32 D.23/100 Câu17: Một đoạn AND có chiều dài 4080 nm có hiệu số % giữa nucleotit lạo A và một lọai khác là 20% Một đột biến xảy ra là tăng chiều dài đoạn AND thêm 17 A0 và nhiều hơn đoạn AND ban đầu là 13 liên kết hidro Số nucleotit loại A và G của đoạn AND sau đột biến lần lượt là A.843 và 362 B.842 và 363 C.840 và 360 D.363 và 842 ĐỀ SỐ 4 Câu 1 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015 Trong quá trình nhân đôi ADN, nguyên tắc nửa gián đoạn nghiệm đúng đối với A một chạc ba tái bản B một đơn vị tái bản C toàn phân tử ADN D chỉ ADN tế bào chất Câu 2 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015 Phát biểu nào dưới đây không đúng? A Trong một chạc chữ Y, mạch mới thứ nhất được tổng hợp từ 5’ à 3’, mạch mới thứ hai được tổng hợp từ 3’ à 5’ B Các đoạn Okazaki sau khi tổng hợp sẽ gắn lại với nhau thành một mạch liên tục dưới tác dụng của enzim ligase C Hai ADN mới được tổng hợp từ ADN mẹ theo nguyên tắc bán bảo toàn D Mạch liên tục được tổng hợp khi enzim ADN-polimerase di chuyển theo chiều của các enzim tháo xoắn Câu 3 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái năm 2015 Trong các enzim được tế bào sử dụng trong cơ chế di truyền ở cấp phân tử, loại enzim nào sau đây có khả năng liên kết 2 đoạn polinuclêôtit lại với nhau? A.Enzim tháo xoắn B.ARN polimeraza C.ADN polimeraza D.Ligaza Câu 4 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015 Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzym là A.Gyraza → ADN polimeraza → ligaza → ARN polimeraza B.Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza C.Gyraza → ADN polimeraza → ARN polimeraza → ligaza D.Gyraza → ligaza → ARN polimeraza → ADN polimeraza Câu 5: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sơn Tây năm 2015 Quá trình tự nhân đôi của ADN nhân có các đặc điểm: (1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào (2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn (3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới (4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’ (5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y (6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ (7) Enzim nối chỉ tác động vào 1 mạch khuôn trong 1 đơn vị tái bản Phương án đúng là: A 1, 2, 4, 5, 6, 7 B 1, 2, 3, 4, 6 C 1, 2, 3, 4, 7 D 1, 3, 4, 5, 6 Câu 6 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm2015 Câu nào dưới đây nói về hoạt động cùa enzim ADN pôlimezara trong quá trình nhân đôi là đúng A.Enzim ADN polimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3' đến 5’ và tổng hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác , B Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3' và tổng hợpcả 2 mạch cùng một lúc C Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3' và tổng hợp một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián doạn thành các đoạn Okazaki D Enzym ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợpcả 2 mạch cùng một lúc Câu 7 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015 Sự kiện nào sau đây sauđây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực? A Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc 3 tái bản và để lộ ra hai mạch khuôn B Enzim ADN - polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với T và ngược lại; G luôn liên kết với X và ngược lại C Vì enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’, nên trên mạch khuôn 5’ - 3’ mạch mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3’ - 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn rồi được nối lại nhờ enzim nối D Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn) Câu 8 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Thái Nguyên năm 2015 Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây đúng? A Enzim AND polimeraza có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của AND B Enzim ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử AND C Enzim ligaza có chức năng lắp giáp các nucleotit tự do của môi trường vào các đoạn Okazaki D Enzim ADN polimeraza có chức năng tổng hợp nucleotit đầu tiên và mở đầu mạch mới Câu 9 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015 Phân tử mARN sơ khai và mARN trưởng thành được phiên mã từ một gen cấu trúc ở tế bào Eukaryote thì loại mARN nào ngắn hơn? Tại sao? A Không có loại ARN nào ngắn hơn vì mARN là bản sao của AND, trên đó làm khuôn mẫu sinh tổng hợp protein B mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp,mARN sơ khai đã loại bỏ vùng khởi đầu và vùng kết thúc của gen C không có loại mARN nào ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp, mARN sơ khai đã loại bỏ vùng khởi đầu và vùng kết thúc của gen D mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi tổng hợp được mARN đã loại bỏ các intron, các đoạn êxôn liên kết lại với nhau Câu 10 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015 Cơ chế di truyền của virut HIV thể hiện ở sơ đồ A ARN → AND → Protein B AND → ARN → Protein C ARN → AND → ARN → Protein D AND → ARN → Protein → Tính trạng Câu 11 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung năm 2015 Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình phiên mã mà không có ở quá trình nhân đôi AND A Có sự tham gia của enzim ARN polimeraza B Mạch polinu được tổng hợp kéo dài theo chiều 5’ – 3’ C Sử dụng U làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp D Chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen riêng rẽ Câu 12 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015 Trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nucleotit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nucleotit được sử dụng là: A 3 loại U,G,X B 3 loại G,A,X C 3 loại G,A,U D 3 loại U,X,A Câu 13 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015 Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng? A Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN B Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN C Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN D Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN Câu 14 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Biên Hòa năm 2015 tARN vận chuyển axitamin mở đầu có bộ ba đối mã là A 5’UAX 3’ B 3’UAX 5’ C 5’AUG 3’ D.3’AUG5’ Câu 15 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015 Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng : A Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã AUU hoặc AUX hoặc AXU gắn vào một bộ ba kết thúc trên mARN B Quá trình tổng hợp chuỗi protein chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã UAX liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN C Quá trình tổng hợp chuỗi protein chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã AUG liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN D Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN trong bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba kết thúc trên mARN Câu 16 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã: 1- Sự hình thành liên kết peptiet giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất 2 – Hạt bé của riboxom gắn với mARN tại mã mở đầu 3 – tARN có anticodon là 3/ UAX 5/ rời khỏi riboxom 4 – Hạt lớn của riboxom gắn với hạt bé 5 – Phức hợp [fMet – tARN] đi vào vị trí mã mở đầu 6 – Phức hợp [aa2 – tARN] đi vào riboxom 7 – Metionin tách rời khỏi chuỗi polipeptit 8 – Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2 9 – Phức hợp [aa1 – tARN] đi vào riboxom A 2 – 4 – 5 – 1 – 3 – 6 – 7 – 8 B 2 – 5 – 4 – 9 – 1 – 3 – 6 – 8 – 7 C 2 – 5 – 1 – 4 – 6 – 3 – 7 – 8 D 2 – 4 – 1 – 5 – 3 – 6 – 8 – 7 Câu 17 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015 Trong quá trình tổng hợp prôtêin, pôlixôm có vai trò A.Tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin B.Giúp ribôxôm dịch chuyển trên mARN C.Gắn các axit amin với nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit D.Gắn tiểu phần lớn với tiểu phần bé để tạo ribôxôm hoàn chỉnh Câu 18 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015 Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực nhận định nào sau đây không đúng? A.Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất B.Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin C.Trong quá trình dịch mã, ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều 3’→ 5’ D.Trên một phân tử mARN, tại một thời điểm có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã Câu 19: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015 Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động gen chủ yếu diễn ra ở giai đoạn A.Sau phiên mã B.Phiên mã C.Dịch mã D.Sau dịch mã Câu 20 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015 Trong một chu kì tế bào kết luận đúng về sự nhân đôi của ADN và sự phiên mã diễn ra trong nhân là : A Có một lần nhân đôi và nhiều lần phiên mã B tùy theo từng đoạn tế bào mà số lần nhân đôi và số lần nhân đôi và số lần phiên mã có thể như nhau hoặc có thể khac nhau C Số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau D Số lần phiên mã gấp nhiều lần số lần nhân đôi Câu 21 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Biên Hòa năm 2015 Điều hòa hoạt động của gen chính là A.điều hòa lượng mARN, tARN, rARN tạo ra để tham gia tổng hợp protein B.điều hòa lượng enzim tạo ra để tham gia tổng hợp protein C.điều hòa lượng sản phẩm của gen đó được tạo ra D.điều hòa lượng ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein Câu 22 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Biên Hòa năm 2015 Phát biểu nào sau đây là đúng ? A.Một bộ ba mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin B.Sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu chuỗi polipeptit sẽ được tổng hợp là mêtiônin C.Trong cùng một thời điểm chỉ có một ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN D.Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN Câu 23 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Thái Nguyên năm 2015 Vai trò của Lactose trong cơ chế điề hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli: A Liên kết đặc hiệu với protein điều hòa, khiến nó mất khả năng bám vào trình tự vận hành, tạo điều kiện cho ARN polymerase hoạt động B Gắn vào trình tự vận hành Operator để khởi đầu quá trình phiên mã của operon C Hoạt hóa trình tự khởi động promoter để thực hiện quá trình phiên mã ở gen điều hòa D ức chế gen điều hòa và cản trở quá trình phiên mã của gen này để tạo ra protein điều hòa Câu 24 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong Operon Lac, kết luận nào sau đây đúng? A Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau B Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và sổ lần phiên mã bằng nhau C Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau D Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau Câu 25 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Khẳng định chính xác về hoạt động của Operon Lactose ở vi khuẩn E.coli: A Khi môi trường có Lactose thì phân tử đường này sẽ liên kết với ARN polimeroza làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng vận hành B Khi môi trường không có Lactose thì phân tử ARN pôlimeraza không thể liên kết được với vùng khởi động C Khi môi trường có Lactose phân tử đường này sẽ liên kết với phân tử protein ức chế làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên không thể liên kết được với vùng vận hành D.Khi môi trường không có Lactose thì phân tử prôtein ức chế sẽ liên kết với ARN pôlimeraza làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng khởi động, Câu 26 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015 Khi nói về hoạt động của operon Lac phát biểu nào sau đây không đúng ? A Đường Lactozo làm bất hoạt động protein ức chế bằng cách một số phân tử đường bám vào protein ức chế làm cho cấu trúc không gian của protein ức chế bị thay đổi B Trong một operon Lac, các gen cấu trúc Z,Y,A có số lần nhân đôi và phiên mã khác nhau C Trong một operon Lac, các gen cấu trúc Z,Y,A có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau D Gen điều hòa và các gen cấu trúc Z,Y,A có số lần nhân đôi bằng nhau Câu 27 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozo và khi môi tường không có lactozo? A Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế B Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phần tử mARN tương ứng C Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế D ARN poliemeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã Câu 28 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015 Nói về hoạt động của các gen trong nhân tế bào, phát biểu nào sau đây là chính xác? A Các gen có số lần nhân đôi bằng nhau B Các gen có số lần phiên mã bằng nhau C Các gen trội luôn biểu hiện thành kiểu hình D Cả hai mạch của gen đều có thể làm khuôn để phiên mã Câu 29 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015 Phát biểu nào sau đây chính xác? A.Trong quá trình phiên mã, cả 2 mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN B.Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’ – 5’ của mARN C.Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một số loại aa D.Trong một chạc ba tái bản, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3’ – 5’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn Câu 30 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015 Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E coli, phát biểu nào sau đây không đúng? A.Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ, gen điều hòa vẫn sản xuất prôtêin ức chế B.Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã C.Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành (O) làm ngăn cản quá trình phiên mã D.Gen điều hòa nằm trong thành phần cấu trúc của opêron Lac Câu 31 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ởquá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ? 1 Có sự hình thành các đoạn Okazaki 2 Nuclêôtit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3' của mạch mới 3 Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản 4 Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn 5 Enzim ADN pôlimêraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN 6 Sử dụng các loại nuclêôtit A, T, G, X, U làm nguyên liệu Phương án đúng là A 4 B 3 C 5 D 6 Câu 32 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Thái Nguyên năm 2015 Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G – X, A- T và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? (1) Phân tử AND mạch kép (2) Phân tử tARN (3) Quá trình phiên mã (4) Quá trình dịch mã A (1), (3) và (4) B (1) C (1) và (2) D (3) và (4) Câu 33 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung năm 2015 Cho các hiện tượng sau: (1): Gen điều hòa của operon Lac bị đột biến dẫn đến protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học (2) Đột biến mất phần khởi động (vùng P) của operon Lac (3) Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng (4) Vùng vận hành (vùng O) của operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế (5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza Trong các trường hợp trên, khi không có đường lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã? A 2 B 4 C 5 D 3 Câu 34 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015 Ở người, có nhiều loại protein có tuổi thọ tương đối dài Ví dụ như Hemoglobin trong tế bào hồng cầu có thể tồn tại hàng tháng Tuy nhiên cũng có nhiều protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút Lợi ích của các protein có tuổi thọ ngắn là gì? (1)Chúng là các protein chỉ được sử dụng một lần (2)Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nhiên liệu cho tổng hợp các protein khác (3)Chúng cho phép tế bào kiểm soát quá trình điều hòa hoạt động của gen ở mức sau phiên mã một cách chính xác và hiệu quả hơn (4)Các protein tồn tại quá lâu thường làm cho các tế bào bị ung thư (5)Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các axit nucleic khác (6)Chúng giúp tế bào tổng hợp các chất tham gia tổng hợp AND Số nhận định đúng là A 1 B 2 C 3 D 4 Câu 35 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu năm 2015 : Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực? (1) Xảy ra trong tế bào chất (2) Cần axit deoxiribonucleic trực tiếp làm khuôn (3) Cần ATP và các axit amin tự do (4) Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu A 2 B 4 C 3 D 1 Câu 36 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung năm 2015 : Nguyên tắc bổ sung có vai trò quan trọng đối với các cơ chế di truyền nào ? 1 Nhân đôi ADN 2 Hình thành mạch pôlinuclêôtit 3 Phiên mã 4 Mở xoắn 5 Dịch mã 6 Đóng xoắn Phương án đúng là: A 1,2,4 B 1,3,6 C 1,2,5 D 1,3,5 Câu 37 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung năm 2015 Xét các phát biểu sau đây: (1)Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại aa (2)Trong quá trình nhân đôi DNA, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3’ – 5’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn (3)Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ khác nhau quy định tổng hợp (4)Trong quá trình phiên mã, cả 2 mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN (5)Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’ – 5’ của mARN Trong 5 phát biểu trên,có bao nhiêu phát biểu nào đúng? A 3 B 4 C 2 D 1 Câu 38 : Đề thi thử THPT Quốc gia Sở GD Hồ Chí Minh năm 2015 Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình dịch mã: (1) Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp foocmin Metionin được cắt khỏi chuỗi polipeptit (2) Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo (3) Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là Metionin đến riboxom để bắt đầu dịch mã (4) Tất cả protein sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiêp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành protein có hoạt tính sinh học (5) Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc vói bộ ba kết thúc UAA A 2 B 3 C 4 D.1 các dạng bài tập liên quan đến đột biến Dạng 1 : Nhận diện thể đột biến gen Với dạng bài này các em cần chú ý định nghĩa thể đột biến Một cơ thể được coi là đột biến khi gen đột biến được biểu hiện ra thành kiểu hình Gen bị đột biến thành gen lặn thì thể đột biến được biểu hiện ở trạng thái đồng hợp lặn Gen đột biến trội được biểu hiện ngay ở thể dị hợp Ví dụ : Gen A bị đột biến thành gen lặn a Kiểu hình bình thường có kiểu gen là A A hoặc Aa , thể đột biến có kiểu gen Nếu gen b bị đột biến thành gen B thì kiểu hình bình thường sẽ có kiểu gen bb, thể đột biến có kiểu gen B(Bb hoặc BB) Câu 1: Cho biết gen A đột biến thành gen a, gen B đột biến thành gen b 2 cặp gen này qui định hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn di truyền phân li độc lập Trong các cá thể mang kiểu gen sau đây: 1 AABB 2 AaBB 3 Aabb 4 aabb 5 AaBb Những cá thể là thể đột biến là: A 4 B 2, 3, 4, 5 C 1, 4 D 3, 4 Câu 2 : Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B và C bị đột biến thành c Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn Các kiểu gen nào sau đây đều là của thể đột biến ? A AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc B aaBbCc, AabbCC, AaBBcc C aaBbCC, AabbCc, AaBbCc D AaBbCc, aabbcc, aaBbCc Câu 3: Giả sử một thể đột biến lặn ở một gen trên NST thường quy định giả sử trong một phép lai trong các loại giao tử đực thì giao tử mang đột biến lặn chiếm 15% Trong số các giao tử cái thì đột biến lặn chiếm 20% Tỷ lệ kiểu hình thể đột biến là A 3% B 17% C 68% D 12% Dạng 2 : Xác định sản phẩm tạo ra của quá trình đột biến Trong bài toán cho sẵn đột biến mất, thêm , thay thế ở một vị trí nhất định nào đó thì các bạn đặc biệt nên ghi nhớ các bộ ba kết thúc ( UAA , UAG và UGA ) để xác đinh được sản phẩm được tạo ra do các gen bị đột biến Một phần đáng chú ý khi giải các bài tập này là các bạn nên: - Xác định được mạch đã cho trong bài là mạch gốc hai mạch bổ sung của phân tử ADN - Chú ý chiều bắt đầu dịch mã trên m ARN là từ chiều 5’ – 3’ Chúng ta cùng áp dụng kiến thức để làm các bài tập trắc nghiệm sau Câu 4: Ở một sinh vật nhân sơ có đoạn đầu của gen cấu trúc có trình tự nucleotit trên mạch gốc là 5‘ ATG- TXX- TAX–TAX– TXT -TAG–TXT – AGX – GXG – GTX – ATT 3’ Tác nhân đội biến làm cặp nucleotit 16 G – X bị mất thì phân tử protein tương ứng được tổng hợp từ gen đột biến có số aa là A.4 B 5 C 8 D 9 Câu 5 : Giả sử mạch làm khuôn của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau: 3’TAXXTAXGXGXGGXTXGAXXXXGXAXGGGAAAAAAXXXA5’ Nếu một đột biến xảy ra làm thay thế nuclêôtit thứ 2 kể từ đầu 3’ của mạch làm khuôn bằng một nuclêôtit khác (giả sử thay A bằng G) thì khả năng nào dưới đây có thể xảy ra? A Chuỗi pôlipeptit không được tổng hợp do đột biến làm mất mã mở đầu B Quá trình dịch mã không thể xảy ra do không có tARN vận chuyển axit amin tương ứng với bộ ba sau đột biến C Không để lại hậu quả gì nghiêm trọng do tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau đột biến và trước đột biến cùng mã hóa cho một axit amin D Quá trình phiên mã không thể xảy ra do đột biến làm mất bộ ba mở đầu Dạng 3 : Tính số nucleotit trong gen đột biến Khi gen bị đột biến thì thường số lượng số nucleotit trong gen thường bị biến đổi so với ADN và gen ban đầu Để xác định số lượng từng loại nucleotit trong gen sau đột biến thì các em nên vận dụng các công thức có liên quan đến cấu tạo của ADN Câu 6: Một phân tử ADN có chiều dài 408nm và có hiệu số phần trăm giữa nucleotit loại A và một số nucleotit khác loại là 20 % Một đột biến xảy ra làm tăng chiều dài của đoạn ADN thêm 17 A 0 và nhiều hơn ADN ban đầu là 13 liên kết hidro Số nucleotit loại A sau đột biến là A 843 B 842 C 840 D 363 Câu 7 : Gen A dài 5100 A0 và có hiệu số tỷ lệ giữa A với một loại Nu khác là 10 % Gen bị đột biến điểm thành gen a có số liên kết giảm đi 2 so với gen A Số lượng nucleotit từng loại của gen a là A A = T = 898 , G = X = 602 B A = T = 902 , G = X = 598 C A = T = 900, G = X =600 D A = T = 899 , G = X = 600 Câu 8: Một gen có chiều dài là 2805A0 có tổng số liên kết hidro 2075 Gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng giảm đi 2 liên kết H Số nucleotit từng loại khi gen đột biến là A A= T = 399 , G = X = 426 B A= T = 401 , G = X = 424 C.A= T = 402 , G = X = 423 D A= T = 403 , G = X = 422 Câu 9: Gen A có 3120 liên kết Hidro, trong đó số lượng A chiếm 20% số nu của gen Gen A bị đột biến do tác động của một phân tử 5BU thành gen a Khi gen a tự nhân đôi 2 đợt môi trường nội bào cung cấp số nu từng loại là : A A=T=1446, G=X=2154 B A=T=1443, G=X=2157 C A=T=1434, G=X=2166 D A=T=1437, G=X=2163 Câu 10: Một gen có tổng số 2128 liên kết hydro trên mạch của một gen có A= T , G = 2A , X = 3T Gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng làm giảm hai liên kết H Gen đột biến có A.A= 558 B G = 226 C X= 478 D T = 226 Câu 11: Gen ban đầu có 3600 liên kết hidro và có tỷ lệ A:G = 1:2 Sau đột biến gen có 2400 nucleotit với 3200 liên kết hidro Số nucleotit mỗi loại bị mất là bao nhiêu A A= T = 100, G=X = 200 B A= T = 50 , G= X = 100 C A= T = 100 ; G= X = 50 D G = X = 100 , A= T = 200 Câu 12: Một gen dài 4080 A0 và có T = 1.5 X Sau đột biến mất một đoạn gen , gen còn lại có A= 640 và 2240 liên kết hidro Tính số nucleotit loại G đã mất A 320 B 160 C 120 D 240 Câu 13: Gen B có chiều dài 0.51 µm và có tỷ lệ A/G = 3/7 Gen B bị đột biến tạo thành alen b có kích thước không đổi và có 4051 liên kết hidro khi tế bào bước vào nguyên phân ở kì giữa tổng số nucleotit từng loại trong gen B và b là A A=T = 4202 , G = T = 1798 B A=T = 999 , G = T = 2101 C A=T = 900, G = T = 2010 D A=T = 1798 , G = T = 4202 Dạng 4 : Xác định dạng đột biến gen : Sau khi làm thành thạo các bài tập ở dạng 3 thì các em có thể tiếp tục vận dụng thêm các công thức để có thể hàn thiện tốt các bài có liên quan đến dạng 4 Để xác định được các dạng đột biến các em cần chú ý : Đột biến thêm , mất sẽ làm thay đổi chiều dài của nucleotit Đột biến thay thế không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng thay đổi số liên kết hidro Thuật ngữ đột biến điểm là đột biến thường chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit Đột biến điểm gồm đột biến thêm , mất một cặp nucleotit và thay thế một cặp nucleotit Câu 14: Gen A có chiều dài 153 nm và có 1169 liên kết hidro bị đột biến thành gen a Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất tạo ra các gen con Các gen con lại tiếp tục nhân đôi lần thứ 2 Trong hai lần nhân đôi môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclotit loại A và 1617 nucleotit loại G Dạng đột biến xảy ra với gen A là A Thay thế một cặp nucleotit A- T bằng một cặp G- X B Thay thế một cặp nucleotit G- X bằng một cặp A- T C Mất một cặp G- X D Mất một cặp A- T Câu 15: Gen S bị đột biên thành gen s Khi gen S và gen s cùng nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nucleotit mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với gen S là 28 nucleotit Dạng đột biến xảy ra với gen S là A Bị mất một cặp nucleotit C Mất hai cặp nucleotit B đảo vị trí 2 cặp nucleotit D.Thay thế một cặp nucleotit Câu 16: Một gen A có 3598 liên kết hóa trị giữa các nucleotit gen này bị đột biến điểm thành gen a Khi gen này nhân đôi liên tiếp 3 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 25214 nucleotit tự do Đột biến gen a thành gen a thuộc dạng đột biến nào A Thay thế một cặp nucleotit cùng loại C Mất một cặp nucleotit B Thay thế một cặp nucleotit khác loại D Thêm một cặp nucleotit Câu 17: Một gen có cấu trúc có 150 chu kì xoắn có số nucleotit loại T chiếm 30 % tổng số nucleotit của gen Một đột biến điểm đã tạo ra gen đột biến có chiều dài 5100 A 0 và có 3599 liên kết hidro Gen trên đã bị đột biến dạng A Thay thế một cặp nucleotit A- T bằng một cặp G- X B Thay thế một cặp nucleotit G- X bằng một cặp A- T C Thêm một cặp A- T D Mất một cặp A- T Câu 18: Gen A bị đột biến thành gen a Chiều dài của mỗi gen là bằng nhau và bằng 4080 A 0 Gen trội A có A- G = 20% tổng số nucleotit của gen Gen a có 2758 liên kết hidro Gen A bị đột biến dạng gì ? A Thay thế 2 căp A- T bằng 2 cặp G- X B Thay thế 2 căp G- X bằng 2 cặp A- T C Thay thế 3 căp A- T bằng 3 cặp G- X D Thay thế 3 căp G- X bằng 3 cặp A- T Câu 19: Ở ruồi giấm gen A quy định tính trạng mắt đỏ bị biến đổi thành gen a quy định mắt trắng Khi hai gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nucleotit trong gen mắt đỏ ít hơn trong các gen mắt trắng 32 nucleotit tự do và gen mắt trắng tăng thêm 3 liên kết hidro Hãy xác định những biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến A Thêm một cặp G- X C Thay thế môt cặp A- T bằng G- X B Mất một cặp G-X D Thay thế một cặp G- X bằng 1 cặp A- T ĐA : 1 D - 2 D - 3 A -4 A- 5 D - 6B - 7 D - 8 C - 9 D - 10 D - 11 B - 12 B - 13 D - 14 A - 15 C - 16 D - 17 B – 18 B - 19 A bài tập tự luận I.XÁC ĐỊNH SỐ PHÂN TỬ ADN VÀ CHUỖI POLINUCLEOTIT Bài 1 : Một gen nhân đôi một số lần đã tạo ra đưuọc 32 gen con Xác định số lần nhân đôi ? Bài 2 : Một gen nhân đôi một số lần tạo ra tất cả 16 mạch đơn Xác định số lần nhân đôi ? Bài 3 : Có 3 gen nhân đôi 4 lần bằng nhau Xác định số gen con được tạo ra ? Bài 4*: Nuôi 6 vi khuẩn (mỗi vi khuẩn chỉ chứa ADN và ADN được cấu tạo từ các nuclêôtit có N15) vào môi trường nuôi chỉ có N14 Sau một thời gian nuôi cấy, người ta thu lấy toàn bộ các vi khuẩn, phá màng tế bào của chúng và thu lấy các phân tử AND (quá trình phá màng tế bào khôg làm đứt gãy ADN) Trong các phân tử ADN này, loại ADN có N15 chiếm tỉ lệ 6,25% Sô lượng vi khuẩn đã bị phá màng tế bào là bao nhiêu ? Đáp số : Bài 1 : 5 lần nhân đôi Bài 2 : 3 lần nhân đôi Bài 3 : 3 ×24 = 48 gen con Bài 4 : 192 phân tử ... thúc 4- Mỗi phân tử mARN tổng hợp nhiều chuỗi polipeptit, chuỗi polipeptit tổng hợp từ mARN có cấu trúc giống Có kết luận sai? A B C D Câu 18 : Một phân tử mARN có chiều dài 12 24 A0 phân tử m... phân tử ADN tạo ra, có 15 phân tử cấu tạo hồn tồn từ ngun liệu mơi trường nội bào 3- Phân tử ADN nói nhân đơi lần liên tiếp 4- Trong phân tử ADN tạo ra, có 14 phân tử cấu tạo hồn tồn từ ngun... nhân đôi đợt môi trường nội bào cung cấp số nu loại : A A=T= 144 6, G=X=21 54 B A=T= 144 3, G=X=2157 C A=T= 143 4, G=X=2166 D A=T= 143 7, G=X=2163 Câu 10: Một gen có tổng số 2128 liên kết hydro mạch gen

Ngày đăng: 11/08/2021, 10:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan