Tài liệu Einstein1 pdf

5 219 0
Tài liệu Einstein1 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

2005 - Năm Vật lý, Năm Einstein Năm 2005 mừng 100 năm ra đời Thuyết Tương đối (1905-2005) và kỷ niệm 50 (1955-2005) ngày tác giả của nó, nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein, qua đời. Do đó, năm 2005 được thế giới chọn là năm Năm Vật Lý và Nước Đức chọn là Năm Einstein. Nhân loại lại có dịp tôn vinh ông, tôn vinh những đóng góp lớn lao của ông cho sự phát triển nền văn minh nhân loại. Mỗi người có thể tìm thấy ở con người huyền thoại này mỗi tia sáng trí tuệ, mỗi vẻ đẹp con người, mỗi động thái chính trị nồng nhiệt. Hoạt động của ông thật phong phú, sự quan tâm của ông thật nhiều mặt, nhưng tựu trung, cuộc đời của Einstein như ông tự khái quát là "được chia đôi giữa chính trị và phương trình". Einstein và những "phương trình" . Albert Einstein (1879-1955) Cuối thế kỷ 19, vật lý học rơi vào khủng hoảng sâu sắc về mặt lý luận. Lĩnh vực khoa học này phát triển rất nhanh, bước từ một thế giới vật lý vĩ mô với các vật thể hữu hình, đến một thế giới vật lý vi mô cực nhỏ mắt thường không nhìn thấy với các hiện tượng xảy ra mới mẻ có tính đột phá về nhận thức vượt quá sự hiểu biết của con người trước đó. Ai sẽ tìm thấy chìa khóa mở cánh cửa cho sự đột phá đó của nhận thức về thế giới tự nhiên? Người đó chính là Albert Einstein. Bằng những "phương trình" kỳ ảo của mình, ông đã "thay đổi thế giới". Một thế kỷ trước, đúng vào năm 1905 với 5 bài báo liên tiếp ông đã tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực vật lý, đưa ra những quan niệm mới lạ và quan trọng về không gian, thời gian, vật chất, năng lượng. Trong bài đầu, Einstein giải thích bản chất ánh sáng; trong đó có hiệu ứng quang điện nổi tiếng, và với phát minh này ông đoạt giải Nobel năm 1921. Bài báo thứ hai chứng minh rằng các nguyên tử hiện hữu thật sự. Bài thứ ba làm thay đổi thế giới với lý thuyết mới về không gian và thời gian, về sau gọi là "thuyết tương đối". Bài thứ tư và thứ năm nói về "điện động lực học của các vật thể di chuyển". Riêng Thuyết tương đối đã có một tầm ảnh hưởng lớn lao vượt xa ra ngoài phạm vi vật lý, ngoài lĩnh vực khoa học nói chung. Thời điểm ra đời công trình này cũng thật đáng ghi nhớ với hình ảnh một chàng trai đầu tóc rối bù, áo quần nhàu cũ, tay cầm cuộn giấy khoảng 30 trang, đến gặp chủ nhiệm tạp chí Annalen der Physik ở Munich đề nghị cho đăng. Ai có thể ngờ được, chính bài báo đó chứa đựng những ý tưởng thiên tài, đề cập đến sự tương quan giữa năng lượng (ký hiệu E) và khối lượng (ký hiệu M) bằng một phương trình đơn giản và đẹp đẽ mà ý nghĩa sâu sắc vô cùng về mặt khoa học và thực tiễn, phương trình: E = MC 2 Giải thích một cách giản đơn, phương trình trên chứng minh rằng: năng lượng của một vật bằng khối lượng của nó nhân với bình phương tốc độ ánh sáng. Theo phương trình này, nếu con người tìm ra được một phép thần, thì từ một kilôgam nhiên liệu nào đó có thể rút ra một năng lượng tương đương với 25 triệu triệu (trillions) kilôwatt-giờ điện, nghĩa là bằng tổng lượng điện sản xuất thời bấy giờ của tất cả các nhà máy phát điện tại Mỹ chạy liên tục trong một tháng. Không lâu sau đó, chỉ non 4 thập kỷ, phép thần đó đã tìm ra bằng cách tạo được phản ứng phân hạch hạt nhân trong lò phản ứng. Và thứ nhiên liệu đầu tiên được sử dụng là nguyên tố Uranium. Thực nghiệm xác định được: chỉ một hạt nhân Uranium235 cũng giải phóng được năng lượng khoảng 200 MeV; gần đúng như tính toán theo phương trình Einstein. Như vậy, nếu 1 gam U235 được phân hạch hoàn toàn sẽ toả ra lượng nhiệt cực lớn, tương đương đốt cháy 1,9 Tấn dầu xăng! Dự báo thiên tài của Einstein về một nguồn năng lượng mới vô cùng lớn đã được thể hiện trong cuộc sống hơn nửa thế kỷ nay. Giờ đây, trên toàn thế giới đã có hàng trăm Nhà máy điện chạy bằng năng lượng hạt nhân, bổ sung cho nhiều quốc gia một lượng điện quý giá, có nước như Pháp hay Bỉ lượng điện hạt nhân này chiếm đến 70-80%. Có thể nói rằng, Einstein đã làm rạng rỡ giới Vật lý, còn ngành Vật lý, với Einstein và Fermi, Curie (Marie, Joliot) và Kursatov Bohr và Hans v.v . đã dâng tặng nhân loại một món quà lớn nhất của mình trong thế kỷ 20, đó là điện hạt nhân. Einstein và chính trị . Albert Einstein suốt đời gắn bó chính trị. Ông tham gia chính trị, không theo nghĩa thông thường là ham muốn quyền lực, mà từ bản chất một con người luôn gắn bó khăng khít với số phận của dân tộc (hay chủng tộc) mình, đất nước mình và của nhân loại. Thái độ chính trị của ông cũng khá rõ ràng, độc lập, đầy nhiệt huyết, dù không phải bao giờ cũng thành công, thậm chí nhiều lúc rơi vào sự lẻ loi và bất lợi. Ông bắt đầu những hoạt động chính trị từ sớm, khi mới là giáo sư Đại học ở Berlin, bằng sự tham gia biểu tình chống chiến tranh trong Thế chiến I. Ông hô hào không tòng quân, dù việc này đã làm mất cảm tình của nhiều đồng bào của mình. Sau đó, ông lại tích cực đóng góp để cải thiện các mối quan hệ quốc tế, và vì thế lại có thế lực ghét ông và chính phủ Mỹ cũng gây khó khăn cho ông ngay cả trong việc cho phép sang Mỹ giảng bài. Đặc biệt, Albert Einstein nổi lên trong việc tham gia chủ nghĩa phục quốc Do thái (Zionism). Ban đầu, dù thuộc dòng họ Do thái, ông phủ nhận các tư tưởng kinh thánh về Chúa Trời. Nhưng trước và sau thế chiến I, khi phong trào bài Do thái phát triển, ông dần dần gắn bó với cộng đồng Do thái, cuối cùng trở thành phát ngôn viên nổi tiếng của họ. Từ đó, ở Đức, ông bị công kích, có cả một tổ chức bài xích Einstein được thành lập và thậm chí nhiều kẻ hô hào giết ông. Vì vậy, khi nghe tin Hitler lên cầm quyền, năm 1933, đang giảng bài ở Mỹ ông tuyên bố không về nước nữa. Rồi ở Mỹ, ông lo ngại nước Đức quốc xã có trước bom nguyên tử, liền đề nghị chính phủ Mỹ chế tao ngay loại bom này. Nhiều người đã biết về lá thư nổi tiếng mà Einstein gửi Tổng thổng Franklin Roosevelt. Song ngay trước lúc quả bom nguyên tử đầu tiên thả xuống Hiroshima, ông lại công khai báo động về mối hiểm hoạ của chiến tranh nguyên tử và chủ trương thiết lập sự kiểm soát quốc tế với vũ khí hạt nhân. Rõ ràng sự liên quan mật thiết của Einstein với vũ khí hạt nhân là một bi kịch lớn của cuộc đời. Cũng như các hoạt động cho hoà bình của ông ở trong những tình huống éo le của lịch sử, như nói ở trên, thường không gây được sự đồng tình của bạn bè và đồng nghiệp. Trong lúc các hoạt động cho phong trào phục quốc Do thái đã mang lại cho ông sự đền đáp xứng đáng, ít nhất về mặt tinh thần, khi ông được đề cử chức vụ tổng thống vào năm 1952. Nhưng thang bậc chính trị đâu phải là mục tiêu đời ông. Einstein từ chối với lý do: mình còn "ngây thơ chính trị". Nhưng lý do thực, lý do sâu xa chính là đây, như lời ông tự nói ra: "Phương trình quan trọng hơn đối với tôi, vì chính trị là giành cho hiện tại, còn phương trình là giành cho vĩnh cửu". Điều này đúng, ít nhất đối với một con người như Einstein. 100 năm qua, Thuyết tương đối của ông vẫn hiện diện trong đời sống nhân loại với những dấu ấn ngày càng rộng lớn, trong nhiều lĩnh vực; từ năng lượng, điện tử, truyền thông, internet, đến thiên văn học và thám hiểm không gian vũ trụ v.v .Rồi ngàn năm sau nữa tên tuổi Albert Einstein vẫn còn chói sáng như một nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Ảnh tư liệu về Albert Einstein A. Einstein và Elsa, người vợ đầu của ông Albert Einstein lúc còn nhỏ A.Eintein (người đứng giữa, hàng trên cùng) trong một hội thảo A. Einstein say mê nghiên cứu cho đến cuối đời A. Einstein đang chơi đàn Chân dung nhà bác học ALBERT EINSTEIN- NAM THANG VA SU KIEN * 14/03/1879: Sinh tại Ulm, Württemberg, Ðức * 1895: Einstein thi rớt trường Ðại học Bách Khoa ở Zurich * 1896: Thi đậu và ra trường EPZ (Ecole Polytechnique de Zurich) năm 1890 * 1900-1902: dạy học * 1902: Ðược bổ nhiệm làm giám định viên hạng ba cho văn phòng bảo vệ bằng sáng chế thuế quan Berne (Thụy Sĩ). Tranh thủ suy nghĩ về ánh sáng và đìện động (electrodynamic). * 1905: Ðăng những bài khảo luận khoa học trên những vật thể đang chuyển động dựa trên "Thuyết Tương Ðối Hẹp" và một giả thiết về "Ánh Sáng" * 1907: Planck, rồi Born, Minkowski ghi Thuyết Tương đối vào trong chương trình Vật lý. * 1908: Ðược làm giáo sư Ðại học Berne rồi tại Ðại học Bách Khoa Zurich (EPZ). Nhận danh hiệu danh dự Doctor Honoris Causa. * 1913: Einstein được bầu làm hội viên Hàn Lâm viện Khoa học Prusse (Phổ quốc) * 1915: Hoàn tất "Thuyết Tương đối Tổng Quát" và những công trình về Cợ học lượng tử. * 1922: Du lịch qua Pháp và Nhật Bản. Ðược giải Nobel về Vật lý Tham gia vào các lĩnh vực chính trị quan trọng: chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa phục quốc Do thái. * 1924: Mở Viện Einstein tại Potsdam (20 km Tây Nam Berlin) * 1933: Ðến ở tại Princeton. * 1934: Tổng thống Roosevelt tiêp Einstein. * 1939: Einstein viết cho Roosevelt về sự cần thiết chế tạo bom nguyên tử. * 1940: Ông nhận quốc tịch Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ quốc tịch Thụy sĩ. * 1946: Làm Chủ tịch Ủy ban Khẩn cấp của những nhà Khoa học Nguyên tử (Emergency Committee of Atomic Scientists). Thư cho Liên Hiệp Quốc (ONU) đòi thành lập một chính phủ quốc tế thực sự * 1947: Giáo sư tại Berkeley * 1950: Ðại Học Jérusalem Do Thái được ký thác những tác phẩm của Einstein * 1952: Ông được đề nghị làm Tổng thống Israël nhung ông từ chối. * 1955: Einstein ký bản tuyên ngôn (manifeste) bỏ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. * 18 tháng Tư 1955: Ông mất tại Princeton, New Jersey, USA (Theo Vietsciences và nhiều tài liệu khác) BERT EINSTEIN: NĂM THÁNG VÀ SỰ KIỆN ALBERT EINSTEIN: NĂM THÁNG VÀ SỰ KIỆN ALBERT EINSTEIN: NĂM THÁNG VÀ SỰ KIỆN . 1955: Ông mất tại Princeton, New Jersey, USA (Theo Vietsciences và nhiều tài liệu khác) BERT EINSTEIN: NĂM THÁNG VÀ SỰ KIỆN ALBERT EINSTEIN: NĂM THÁNG. trình này, nếu con người tìm ra được một phép thần, thì từ một kilôgam nhiên liệu nào đó có thể rút ra một năng lượng tương đương với 25 triệu triệu (trillions)

Ngày đăng: 22/12/2013, 01:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan