Tài liệu Kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ngôn ngữ pháp lý ppt

8 1.2K 3
Tài liệu Kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ngôn ngữ pháp lý ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ngôn ngữ pháp Các văn bản quy phạm pháp luật cần được soạn thảo với một ngôn ngữ có độ chính xác tối đa nếu chưa thể đạt được giới hạn tuyệt đối. Các văn bản pháp luật được ban hành trước đây mắc không ít những sai sót về kỹ thuật soạn thảo, trong đó có cả cách diễn đạt. Cũng không có ít các ý kiến cho rằng các nhà soạn thảo văn bản pháp luật cố làm phức tạp ngôn ngữ pháp lý. Chính vì vậy, việc soạn thảo văn bản pháp luật cần được chú ý không chỉ ở vấn đề thẩm quyền, vấn đề thủ tục ban hành mà cả về kỹ thuật soạn thảo. Nội dung của văn bản sẽ không thể được chuyển tải đúng nếu cách thể hiện của chúng không chính xác, không khoa học. Các kỹ năng dưới đây sẽ giúp nhà soạn thảo có những văn bản chuẩn xác về ngôn ngữ và diễn đạt. 4.1. Sử dụng thời hiện tại, quá khứ và tương lai đúng với nội dung mà văn bản muốn thể hiện Các hành vi của chủ thể pháp luật xẩy ra ở những thời điểm khác nhau. Các quy phạm pháp pháp luật phần lớn chỉ áp dụng đối với các hành vi xảy ra sau khi quy phạm pháp luật được ban hành có hiệu lực trừ rất ít những quy phạm có hiệu lực hồi tố. Vì vậy, khi diễn đạt một quy định pháp luật thì cần chú ý đến việc xác định thời điểm hành vi mà quy định chúng ta cần soạn thảo sẽ điều chỉnh. Điều này được thực hiện một cách chính xác nếu chúng ta sử dụng đúng các thời quá khứ, hiện tại, tương lai. Không ít các văn bản không chú ý đến vấn đề này nên dễ dẫn đến sự hiểu sai và áp dụng sai các quy định được ban hành. 4.2. Bảo đảm độ chính xác cao nhất về chính tả và thuật ngữ Cách diễn đạt một quy phạm pháp luật phải bảo đảm độ chính xác về chính tả và thuật ngữ. Sai sót chính tả có thể xử được dễ dàng bởi đội ngũ biên tập song, sai sót về thuật ngữ thì chỉ có các nhà soạn thảo mới khắc phục được. Khi soạn thảo văn bản, người soạn thảo có những tư tưởng riêng của mình nên họ biết nên dùng thuật ngữ nào cho phù hợp, phản ánh đúng nội dung các quy định cần soạn thảo. Một số quy tắc sau đây cần được đặc biệt chú ý để cho văn bản soạn thảo đạt độ chính xác cao. 4.2.1. Trong văn bản pháp luật mức độ thể hiện tính nghiêm khắc trong đòi hỏi của pháp luật đối với chủ thể. Cần xác định mức độ đòi hỏi của pháp luật bằng cách thể hiện nó trong diễn đạt các quy định pháp luật - Khi nêu các giả định trong các quy phạm pháp luật thì nên dùng các cụm từ thể hiện khả năng chứ không dùng các từ hoặc cụm từ biểu đạt một sự khẳng định tuyệt đối. Các từ, ngữ thích hợp nhất và được dùng phổ biến nhất là : Nếu, Khi, Trong trường hợp, Hoặc, Hay v.v. Việc sử dụng các từ, ngữ này cũng cần phải linh hoạt để tránh lặp lại trong một quy định. - Khi quy định những xử sự mà chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện thì dùng: Phải, có nghĩa vụ, cấm, không được - Khi quy định những xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn thực hiện hay không thực hiện thì dùng: Có quyền, được, được phép - Khi quy định những xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn thực hiện hay không thực hiện song pháp luật cần định hướng cho chủ thể thì dùng: nên, cần. 4.2.2. Tính phổ biến của thuật ngữ pháp được dùng trong các văn bản pháp luật Đây là một đòi hỏi hết sức quan trọng có khả năng đảm bảo tính chính xác, hiệu quả của văn bản hay quy định cần soạn thảo. Tính phổ biến của thuật ngữ pháp đòi hỏi: a) Thuật ngữ đó phải là thuật ngữ đã được dùng trong các văn bản pháp luật hay được dùng phổ biến trong luật học. Pháp luật được ban hành là để cho toàn thể xã hội hiểu, tuân thủ hoặc áp dụng. Vì vậy, việc người soạn thảo dùng những thuật ngữ mà mình mới sáng tạo ra, chưa từng được sử dụng trong các văn bản pháp luật trước đó hoặc chưa được công nhận rộng rãi để soạn thảo các quy định hay văn bản sẽ không tạo được cách hiểu thống nhất cho những người sẽ tuân thủ hay áp dụng chúng. Chưa nói đến các thuật ngữ mới, ngay cả thuật ngữ cổ, mặc dù đã được dùng trong các văn bản, nếu sử dụng không chọn lọc thì cũng đã gây nhiều khó khăn cho việc hiểu, tuân thủ và áp dụng pháp luật. Phải cần một thời gian dài hệ thống pháp luật nước ta mới bắt đầu sử dụng lại các thuật ngữ cổ như cáo tị, bãi nại, tống đạt .v.v. Muốn sử dụng các thuật ngữ cổ hay thuật ngữ mới sáng tạo thì ít nhất phải tạo được cách hiểu thống nhất về thuật ngữ đó. Nếu không tuân thủ yêu cầu này thì văn bản soạn thảo sẽ khó hiểu, khó được áp dụng thống nhất. Ví dụ, khái niệm chứng thư được sử dụng trong Nghị định 17/HĐBT ngày16/1/1990 là một khái niệm mới mà người soạn thảo đưa ra. Khái niệm này chưa có cách hiểu thống nhất. Bản thân khái niệm chứng thư theo cách hiểu trong tiếng Việt là văn bản xác nhận quyền tài sản và được sử dụng chủ yếu trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó trong hệ thống pháp luật của nước ta có khái niệm công chứng, chứng thực, xác nhận. Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990 quy định chứng thư là sự xác nhận việc các bên đã kết bản hợp đồng tại một cơ quan công chứng. b) Khi pháp luật đã có các thuật ngữ pháp chính thức thì tuyệt đối phải sử dụng chúng. Nhiều người khi soạn thảo một số văn bản hướng dẫn về các biện pháp bảo đảm hợp đồng vẫn dùng khái niệm để đương, khế ước trong lúc Bộ luật dân sự và nhiều văn bản hiện hành khác đã dùng hợp đồng, thế chấp. c) Phải tuân thủ nội hàm của khái niệm cần sử dụng và đặt chúng đúng vào văn cảnh của quy định cần soạn thảo. Ví dụ người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài không phải là một. Người nước ngoài là người mang quốc tịch một quốc gia khác. Người Việt Nam có thể là người nước ngoài nếu họ mang quốc tịch nước khác. Tuy nhiên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn là người Việt Nam nếu họ không từ bỏ quốc tịch Việt Nam để gia nhập quốc tịch nước khác. Chính vì vậy, việc dùng khái niệm người nước ngoài để chỉ cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài là không chính xác và có thể làm phát sinh nhiều vấn đề pháp phức tạp. Điểm 5.5 của Thông tư số 01-NH5/TT ngày 28/4/1995 là một ví dụ cho việc dùng không đúng thuật ngữ pháp lý. "Văn phòng đại diện phải đăng với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở về số người nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện (bao gồm người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở ở nước ngoài) theo số lượng quy định tại Giấy phép". Thuật ngữ pháp ý nghĩa rất lớn đối với việc đạt mục đích và tính chính xác của các quy định, hay văn bản cần soạn thảo. Việc lựa chọn thuật ngữ phải được người soạn thảo cân nhắc kỹ càng. Chẳng hạn, không thể dùng khái niệm hậu quả pháp để chỉ phí tổn nguyên vật liệu, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại; (Điều 19 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế). Hậu quả pháp chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên đối với những phí tổn, những thiệt hại đó chứ không phải bản thân chúng. Chúng chỉ là những sự kiện thực tế xảy ra. 4.2.3. Chỉ sử dụng tiếng Việt chuẩn, không sử dụng phương ngữ Bên cạnh việc sử dụng chính xác các thuật ngữ pháp lý, việc sử dụng chính xác ngôn ngữ diễn đạt khác cũng là một yêu cầu đáng lưu ý. Người soạn thảo văn bản phải dựa vào tiếng Việt chính thống để soạn thảo. Không nên thay "Rẽ trái" bằng "quẹo trái". Khi soạn thảo văn bản không được sử dụng phương ngữ. Trong báo chí, văn học việc sử dụng phương ngữ có thể làm cho tác phẩm sống hơn, gần với cuộc sống hơn song điều này lại hoàn toàn không thích hợp trong văn pháp lý. Việc sử dụng phương ngữ không tạo ra được cách hiểu thống nhất các quy định cần ban hành. 4.2.4. Khi chọn và sử dụng các thuật ngữ, kể cả thuật ngữ pháp lẫn thuật ngữ thông thường, người soạn thảo nên đặt cho mình những câu hỏi mang tính kỹ thuật sau: a) Các văn bản pháp luật, các bản án trước đây đã sử dụng thuật ngữ này chưa? b) Các thuật ngữ này hiện nay có được tiếp tục sử dụng phổ biến không? c) Cách hiểu các thuật ngữ này có thống nhất không? d) Pháp luật hay thực tế có yêu cầu sử dụng các thuật ngữ này theo một nội dung thống nhất không? Các thuật ngữ này có phải là một dạng phương ngữ không? 4.3. Sử dụng đúng kỹ thuật viện dẫn Viện dẫn những quy định ở trong cùng văn bản hay từ các văn bản khác để soạn thảo văn bản là việc làm cần thiết. Đây là một trong những cách hiệu quả được dùng để loại bỏ sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản, các qui định, đảm bảo sự thống nhất của pháp luật. Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ thuật viện dẫn không đúng có thể dẫn tới những hậu quả không tốt như việc áp dụng sai pháp luật, tình trạng mất thời gian khi tìm kiếm quy phạm được viện dẫn để áp dụng. Một trong những yêu cầu trước hết của viện dẫn là phải chỉ rõ quy định được viện dẫn. Nếu chỉ viện dẫn một quy định ở một văn bản khác thì chỉ rõ quy định đó chứ không nên viện dẫn tới toàn bộ văn bản để cho những người mà văn bản đó hướng tới phải tự tìm kiếm. Cách viện dẫn sau đây trong Bộ luật dân sự (BLDS) có thể được coi là một ví dụ. Điều 637 BLDS khi quy định về thừa kế quyền sử dụng đất đã viện dẫn đến Phần V của BLDS: "Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo các qui định của phần V Bộ luật này". Phần V này gồm 5 chương và 54 điều gồm các điều từ 590 đến 644. Sẽ chính xác và dễ áp dụng hơn nếu điều 637 chỉ viện dẫn đến chương VI phần V của BLDS. Các chương còn lại của phần V BLDS không liên quan đến việc thừa kế quyền sử dụng đất. Một yêu cầu khác của việc viện dẫn là đảm bảo tính phù hợp của đối tượng điều chỉnh của quy định viện dẫn và quy định được viện dẫn. Một quy phạm xử phạt hành chính không thể viện dẫn đến một hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự như là một chế tài cho bản thân nó. 4.4. Dùng câu ngắn với trật tự lôgic Câu văn dài có thể gây sự khó hiểu và dễ mất đi tính chính xác. Nhiều người cho rằng pháp luật nước ta thường hay được diễn đạt dài dòng và khó hiểu. Điều nay là thực tế và có cơ sở. do chính là nhiều văn bản dùng câu quá dài. Quy định sau đây có thể là một ví dụ minh hoạ: "Đối với hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, các tổ chức hoặc cá nhân không được phép kinh doanh mà kinh doanh, hoặc được phép kinh doanh mà trong quá trình kinh doanh không thường xuyên đảm bảo các điều kiện qui định cho loại hàng hoá, dịch vụ đó, đều coi là hành vi kinh doanh trái phép, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật hiện hành" (Điều 15 Nghị định 36-CP ngày 5 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ). Câu văn này dài và khó, có nhiều chổ trùng lặp nhau có thể tránh. Trước hết cần tránh cụm từ kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ được lặp lại nhiều lần và sau đó có thể rút ngắn đoạn văn này như sau: "Việc kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ có điều kiện khi không được phép hoặc không đảm bảo các yêu cầu qui định đối với hàng hoá dịch vụ đó đều bị coi là hành vi kinh doanh trái phép và có thể bị xử hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm". Quy định này từ chổ diễn đạt bằng 90 từ được rút ngắn còn 60 từ. Sử dụng các câu ngắn, tránh các câu dài lê thê cũng là một trong phương pháp làm cho văn bản cần soạn thảo cô đọng, chính xác, các quy định ban hành ra dễ được hiểu đúng bởi các đối tượng mà chúng hướng tới. Có những do sau đây khiến chúng ta nên tránh các câu dài. Thứ nhất, về bản chất, các quy định pháp vốn rất khó. Vì vậy việc diễn đạt các quy định pháp bằng những câu văn dài càng làm cho chúng trở nên khó hiểu hơn nữa; Thứ hai, người soạn thảo khi dùng các câu dài thường vi phạm các qui tắc ngữ pháp một cách vô thức; Thứ ba, những đối tượng mà các qui định pháp luật hướng tới phần lớn không phải là các luật gia hay những đối tượng có trình độ am hiểu sâu về pháp luật. Vì vậy, các quy định pháp luật được thể hiện càng ngắn gọn thì càng có hiệu quả cao về khả năng tiếp nhận từ phía đối tượng. Các quy định trong pháp luật hiện hành của nước ta thường được diễn đạt bằng các câu văn. Quy định sau đây trong Thông tư số 01-NH5/TT ngày 28/4/1995 có thể được coi là một ví dụ. "Văn phòng đại diện phải đang với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở về số người nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện (bao gồm người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở ở nước ngoài) theo số lượng qui định tại Giấy phép; số người Việt Nam làm việc tại văn phòng đại diện và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người làm việc tại văn phòng đại diên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo luật định." Quy định này có thể được diễn đạt chính xác hơn bằng các câu ngắn sau mà vẫn không làm thay đổi nội dung của nó. "Văn phòng đại diện phải: - Đăng với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở, số lượng người làm việc tại văn phòng, bao gồm cả người nước ngoài được qui định tại Giấy phép và người Việt Nam. - Tạo điều kiện thuận lợi cho những người làm việc tại văn phòng đại diện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo luật định". Trên thực tế chúng ta rút quy định này từ 347 chữ xuống còn 256 chữ tức gần 1/3 mà nội dung của quy định không thay đổi. 4.5. Sử dụng tích cực kỹ thuật trình bày so le Trình bày so le là cách phân các ý theo một trật tự hình thức mà mỗi ý, tùy theo vị trí của nó trong nội dung của quy định cần soạn thảo, sẽ được thể hiện bằng các hiệu riêng. Phương pháp trình bày so le giúp giảm bớt các từ ngữ thông thường, tăng khả năng hiểu của người đọc nhờ vào hình thức trình bày. Chính vì vậy phương pháp trình bày so le được dùng khá phổ biến trong các văn bản. Trong Bộ luật dân sự phương pháp này cũng được sử dụng khá nhiều. Ví dụ Điều 745 BLDS được trình bày như sau: "Điều 80. Tác giả 1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hay một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. 2. Những người sau đây cũng được công nhận là tác giả: a) Người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là tác giả của tác phẩm dịch đó; b) Người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình nay sang loậi hình khác là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể đó; c) Người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo là tác giả của tác phẩm biên soạn, chú giải, tuyển chọn đó" Trong soạn thảo văn bản pháp luật, khi gặp phải những vấn đề phức tạp, liên quan nhiều sự vật thì nên sử dụng phương pháp trình bày so le. Quy định sau đây của Luật công ty 1990 có thể được trình bày ngắn gọn và dễ hiểu hơn bằng phương pháp nói trên. Điều 45 Luật công ty 1990 quy định: "Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấp giấy phép thành lập công ty cho người, tổ chức bị cấm, cho người không được phép thành lập công ty; không cấp giấy phép, giấy đăng kinh doanh cho người, tổ chức đủ điều kiện thành lập công ty hoặc đăng kinh doanh; chứng nhận sai về số vốn gửi ở ngân hàng hoặc về giá trị tài sản bằng hiện vật của công ty, hoặc vi phạm các qui định khác của luật này, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà xử kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật." Nếu sử dụng phương pháp trình bày so le chúng ta sẽ có thể soạn thảo quy định đó như sau: "Tuỳ theo mức nặng nhẹ, các hành vi sau đây sẽ bị xử kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: 1. Cấp giấy phép thành lập công ty cho người, tổ chức bị cấm hoặc không được phép thành lập công ty; 2. Không cấp giấy phép thành lập hay giấy đăng kinh doanh cho người, tổ chức đủ điều kiện thành lập công ty hoặc đăng kinh doanh; 3. Chứng nhận sai về vốn gửi ở ngân hàng hoặc giá trị tài sản bằng hiện vật của công ty. b) Vi phạm các quy định khác của Luật công ty". 4.6. Sử dụng thuật ngữ pháp 4.6.1. Xác lập thuật ngữ pháp Thuật ngữ pháp là những từ, ngữ được pháp luật quy định về nghĩa. Việc xác lập thuật ngữ pháp là rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc tạo ra cách hiểu thống nhất, chính xác về từ ngữ được sử dụng trong văn bản nói riêng và nội dung văn bản nói chung. Thuật ngữ pháp cần được xác lập trong những trường hợp: - Đưa ra khái niệm về những sự vật, hiện tượng, quy trình mới phát sinh trong đời sống xã hội, có liên quan đến nội dung dự thảo mà trong pháp luật chưa có quy định; - Đưa ra khái niệm về những sự vật, hiện tượng, quy trình đã được pháp luật quy định nhưng chưa xác định chính thức về nghĩa; - Đưa ra khái niệm mới để thay thế khái niệm cũ về những sự vật, hiện tượng, quy trình có liên quan tới nội dung dự thảo. Khi xác lập thuật ngữ pháp lý, cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: - Nội dung của thuật ngữ pháp phải đầy dủ, rõ ràng, đủ để hiểu chính xác, thống nhất trong quá trình thực hiện văn bản quy phạm pháp luật ; - Ưu tiên sử dụng từ có sẵn trong ngôn ngữ Tiếng Việt trong sáng, tránh hiện tượng lạm dụng từ cổ, từ ngữ không trong sáng, từ ngữ phiên âm từ tiếng nước ngoài; - Nội dung của thuật ngữ pháp nên được hình thành trên cơ sở nghĩa cổ truyền, vốn có của từ, ngữ trong Tiếng Việt, nhưng có sự chuẩn hoá về nghĩa; - Khi có nhiều từ cùng biểu đạt một sự vật, hiện tượng, quy trình thì nên chọn từ sát nghiã nhất, thường được sử dụng trong đời sống xã hội; - Cần bảo đảm sự ngắn gọn về cấu trúc của thuật ngữ pháp lý, tránh tạo ra thuật ngữ quá dài, quá nhiều âm tiết, đặc biệt là trong trường hợp ghép nhiều từ hoặc sử dụng một ngữ để hình thành thuật ngữ pháp lý. Như vậy sẽ tiện lợi khi sử dụng; - Chỉ phiên âm tiếng nước ngoài để hình thành thuật ngữ pháp trong các văn bản liên quan mật thiết tới pháp luật quốc tế, thường có trong những trường hợp cần bảo đảm sự hoà nhập với pháp luật các nước trong khu vực hoặc trên thế giới về những vấn đề đa quốc gia. 4.6.2. Tránh lặp các từ, cụm từ hay thuật ngữ đồng nghĩa hoặc các cụm từ vô nghĩa Trong thực tế, nhiều nhà soạn thảo mang văn nói vào trong các văn bản pháp luật. Chính vì thế mà mà một số văn bản pháp luật chứa đựng những câu văn ít nghĩa nhưng lắm từ. do chính là do những người soạn thảo nhiều khi không chú ý tránh lặp lại những khái niệm có cùng nội dung. Ví dụ: "Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác nhằm mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình". (Điều 1 Pháp lệnh HĐKT). Nếu biết cách tránh lặp lại các thuật có cùng nội dung sẽ rút ngắn được hình thức thể hiện quy phạm pháp luật và làm cho quy phạm trở nên chính xác và dễ hiểu hơn. Trong quy định nêu trên của Pháp lệnh HĐKT thì thuật ngữ văn bảntài liệuthuật ngữ đồng nghĩa. Mặt khác quy định này liệt kê các hoạt động song không thể liệt kê hết nên mức độ khái quát của nó không cao. Định nghĩa của BLDS về hợp đồng có mức độ khái quát và chính xác cao hơn. "Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự". (Điều 394 BLDS). Tính chất khái quát của điều 394 BLDS thể hiện ở chỗ nó không liệt kê, không dùng các cụm từ đồng nghĩa để miêu tả một khái niệm pháp mà chỉ khái quát bản chất của khái niệm. Điều 9 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự cũng có thể rút ngắn hơn bằng cách tiếp cận như vậy. Điều 9 Pháp lệnh quy định như sau: "Bản án, quyết định về vụ án lao động của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân tôn trọng; người lao động, tập thể lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan tổ chức, đơn vị có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành". Quy định này của điều 9 Pháp lệnh có thể được diễn đạt như sau mà nội dung không hề bị thay đổi: "Bản án, quyết định của toà án phải được chấp hành nghiêm chỉnh bởi các đương sự thụ án và phải được tôn trọng bởi mọi tổ chức, cơ quan và cá nhân." Nếu diễn đạt theo cách này thì chúng ta rút gọn quy định được diễn đạt bằng 88 chữ xuống còn 33 chữ. Quy định được rút gọn này không liệt kê các đối tượng phải thụ án và các đối tượng có nghĩa vụ phải tôn trọng bản án, quyết định của toà án mà đưa ra những khái niệm có nội hàm lớn hơn, bao quát hơn. Chẳng hạn, khái niệm mọi tổ chức cá nhân có thể bao hàm hết các chủ thể của pháp luật, kể các những tổ chức, cá nhân nước ngoài. Chính vì do đó, phạm vi hiệu lực về chủ thể của quy định này rộng hơn nhiều so với bản thân quy định của Điều 9 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động. Trong bất cứ ngôn ngữ của nước nào cũng chứa đựng các từ và thuật ngữ pháp đồng nghĩa. Vì vậy nếu trong trường hợp cần diễn đạt một khái niệm nào đó nhiều lần thì người soạn thảo nên tìm cách sử dụng các từ, khái niệm pháp đồng nghĩa khác. Làm như vậy quy định cần soạn thảo vẫn không thay đổi nội dung song sẽ súc tích hay và mạch lạc hơn. Chẳng hạn, nếu như chúng ta thay một vài từ trong Điều 83 Pháp lệnh thủ tục tục giải quyết các vụ án lao động thì quy định của Điều 83 này mạch lạc hơn. Điều 83 Pháp lệnh được diễn đạt như sau: "Việc hoà giải tự nguyện giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động được ưu tiên giải quyết trước khi toà án ra quyết định giải quyết cuộc đình công." Chúng ta thử thay một vài từ đồng nghĩa ở trong quy định này bằng những từ đồng nghĩa khác và so sánh tính chính xác giữa quy định của Điều 83 mới và điều 83 đã được sửa: "Việc tự nguyện hoà giải giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động được Toà án ưu tiên xem xét trước khi ra quyết định giải quyết đình công". Theo chúng tôi, thuật ngữ xem xét và giải quyết ở trong chừng mực nhất định có nội dung tương đồng. Tuy nhiên trong văn cảnh của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động và cụ thể là văn cảnh của Điều 83 thì việc thay giải quyết bằng xem xét vừa chính xác hơn, vừa làm cho diễn đạt của quy định này mạch lạc hơn do tránh lặp đi lặp lại khái niệm giải quyết. Một cách thức khác để nâng cao độ chính xác trong việc diễn đạt các quy định của pháp luật là tránh lặp lại những từ không cần thiết hoặc chọn những từ ngắn nhất để diễn đạt quy định cần soạn thảo. Ví dụ: trong trong một số văn bản pháp luật đã ban hành các cụm từ sau đây thường được sử dụng: Khẳng định lại một lần nữa, tăng cường đẩy mạnh, đường quốc lộ I, vô hiệu và không có giá trị pháp lý, v.v. Chẳng hạn, không nên dùng: "Trong những trường hợp khi các các bên không thoả thuận địa điểm thực hiện hợp đồng thì địa điểm thực hiện hợp đồng là kho của bên giao hàng" mà nên dùng "Khi các bên không thoả thuận địa điểm thực hiện hợp đồng thì địa điểm thực hiện hợp đồng là kho của bên giao hàng". Khái niệm trong trường hợp và khi có nội dung tương đồng nhau. Nguồn: Sổ tay nghiệp vụ soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp . Kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ngôn ngữ pháp lý Các văn bản quy phạm pháp luật cần được soạn thảo với một ngôn ngữ có độ chính. nhà soạn thảo văn bản pháp luật cố làm phức tạp ngôn ngữ pháp lý. Chính vì vậy, việc soạn thảo văn bản pháp luật cần được chú ý không chỉ ở vấn đề thẩm quy n,

Ngày đăng: 22/12/2013, 00:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan