KỹThuậtChiếtNhánhCâyMận Nguồn: diendan.camau.gov.vn Mận Hồng Đào, mận Cái Mơn, những trái mận ngọt ngào: Tôi nhớ lại những năm 1965, 1966 mà tôi đã chiết những nhánhcây mận. Đây là cách chiếtnhánhcây Mận, độc nhất vô nhị, còn những cây khác thì tôi chưa thử qua. Từ ngày bó cho đến ngày chiếtnhánh là trong vòng 30 ngày đến 40 ngày. Bó nhánh, chiết cành, từ xưa tới nay vẫn là cắt bỏ lớp vỏ cây, xong rồi bó đất, thời gian phải mất ít nhất là 5 tới 6 tháng mới chiếtnhánh được, bởi vì khi lột võ thì nhánhcây bị tổn thương và mất sức, chờ khi vết sẹo được lành hẳn lại, lúc đó rễ mới mọc ra, đó là lý do thời gian kéo dài. Cách nay hơn 40 năm, lúc đó tôi chĩ có 15, 16 tuỗi, bà nội tôi cột sợi giây cước (nylon) để phơi quần áo, bà cột vào nhánhcâyMận và đầu kia vào thân cây dừa, sau đó tôi đã khám phá ra, ngay chỗ bị cột trên nhánhcâymận phần trên và phần dưới đâm ra những rễ non. Tôi đã áp dụng cách này mà chiếtnhánh cho bà con trong họ hàng (khoảng 10 nhánh Mận). Chiếtnhánh bằng cách này không làm cho nhánhcây bị tổn thương và mất sức. Cách Bó: Giây gân (nhợ gân câu cá - nylon) quấn 2 hoặc 3 vòng rồi cột thắt gút lại cho thật chặt ngay chỗ mà mình muốn bó. Khi bó, chỗ bị cột nằm chính giữa (1 tấc "10cm" trên chỗ cột và 10cm dưới chỗ cột đễ cho rễ mọc ra đều). Lấy bọc nylon bó với đất phân, phần trên đễ hở miệng và treo 1 cái lon sữa bò hay là lon Coca và lấy cây đinh đục 1 lỗ rất nhỏ phía dưới, mỗi ngày đỗ nước vào lon sữa 1 lần, nước sẽ từ từ nhõ giọt và thấm vào chỗ bó. Trong vòng 7 đến 15 ngày sẽ thấy rễ mọc ra và 30 ngày đến 40 ngày là chiếtnhánh được rồi. Tại sao khi thân nhánhcây khi bị Cột chặt, lại ra rễ ỡ chỗ đó? Giải thích: Khi thân nhánhcây bị cột chặt và cùng lúc thân nhánhcây tăng trưỡng, thức ăn cung cấp cho nhánhcây bị tắt nghẽn, thức ăn dư thừa tại chỗ bị cột sẽ đâm rễ khi gặp đất và nước (phần dưới chỗ bị cột). Còn phần trên của chỗ bị cột, nhánhcây bị thiếu thức ăn, gần ngay chỗ bị cột gặp đất và nước sẽ đâm rễ ra (lý do đi tìm thức ăn), bởi 2 nguyên nhân kễ trên và sự sinh tồn cũa cây mận, chúng ta lợi dụng 2 điểm nầy đễ bó và chiếtnhánh 1 cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Khi chọn nhánh để chiết, màu vỏ cây màu "vẹc-ni tươi", tức là nhánh đang tăng trưởng, còn vỏ màu đen sậm, nhánh đã già thì ít hiệu quả hơn, thời gian ra rễ sẽ chậm và lâu hơn (nên bó và chiếtnhánh vào mùa mưa). . đã chiết những nhánh cây mận. Đây là cách chiết nhánh cây Mận, độc nhất vô nhị, còn những cây khác thì tôi chưa thử qua. Từ ngày bó cho đến ngày chiết nhánh. Kỹ Thuật Chiết Nhánh Cây Mận Nguồn: diendan.camau.gov.vn Mận Hồng Đào, mận Cái Mơn, những trái mận ngọt ngào: Tôi nhớ lại những