Kỹ thuậtcanhtáccâyxoài
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
MỘT SỐ GIỐNG XOÀI ĐƯỢC KHUYẾN CÁO TRỒNG ỞMIỀN
NAM
TT
TÊN
GIỐNG
ĐẶC ĐIỂM GHI CHÚ
1 Xoài Cát Hòa
Lộc
Chất lượng ngon có giá trị
thương phẩm cao, trái đẹp.
Thường nhân giống bằng
mắt và cành ghép
2 Xoài Cát Chu Năng suất cao, chất lượng
ngon
Thường nhân giống bằng
mắt và cành ghép
KỸ THUẬT TRỒNG:
1/- Chuẩn bị đất:
Tùy theo độ cao của đất mà chuẩn bị đào hố hay lên liếp. Đào hố có kích
thước: 0,6m x 0,6m sâu 0,5m, bón 10Kg phân chuồng + 0,2-0,3Kg DAP xuống hố,
sau đó gom hỗn hợp đất phân này thành mô và trồng cây lên mô.
2/- Cách trồng:
Khoảng cách hố trồng 8m x 8m.
Cách trồng: Moi lỗ trên mô, vừa bằng kích thước của bầu, rạch bỏ túi
nylon và đặt cây xuống, chú ý giữ cho cây thẳng đứng, ém đất vừa đủ chặt, cắm
thêm cọc chống đỡ cho cây con.
Tưới nước: Lượng nước tưới vừa đủ ẩm, nên phủ rơm rạ, cỏ khô …xung
quanh gốc, để giữ ẩm cho cây nhất là trong mùa khô.
CHĂM SÓC:
1/- Bón phân:
Bón giai đọan đầu: Sau khi trồng 2 năm đầu cứ 3 tháng bón phân 1 lần,
mỗi lần khoảng 0,07-0,1Kg Urea/gốc hòa với nước tưới quanh gốc, lượng phân
tăng dần cho các năm sau. Năm thứ 3 dùng phân 16-16-8 với lượng 0,15-
0,20Kg/gốc/lần, bón 4 lần trong năm. Nếu trồng bằng gốc ghép thì năm thứ 3 xoài
có thể ra bông, nên bẻ hết bông đợt đầu. Từ năm thứ 4 hãy để cho ra trái, tuy nhiên
cây vẫn phát triển thêm cành. Dùng phân hỗn hợp 16-16-8 bón 0,2-
0,25Kg/gốc/lần, bón 4 lần trong năm.
Giai đọan cây cho trái ổn định: Năm thứ 6 trở đi bón 3 lần trong năm.
-
Lần 1: Bón ngay sau khi cây thu họach trái, lượng phân: 1,5-2Kg Urea +
1Kg Super lân, cuốc rảnh hay đào lỗ cách gốc 1-2 m, bỏ phân và lấp đất, tưới
nước, nếu cây cho năng suất càng cao thì lượng phân cần phải tăng thêm.
-
Lần 2: Vào khoảng tháng 11 khi các lá đã xanh, lúc này cần bón phân cho
cây chuẩn bị ra hoa. Dùng 16-16-8 với lượng 1,5-2,5Kg/gốc, cách bón như trên.
-
Lần 3: Khi cây đậu trái được 2-3 tuần, lúc này trái xoài bằng hạt bắp, bón
phân 16-16-8 với lượng 1- 1,5Kg/gốc.
2/- Tỉa cành tạo tán:
Sau khi trồng 1 năm tuổi thì tiến hành bấm ngọn, vị trí bấm cách mặt đất 1-
1,2m, chỗ cắt ngọn sẽ ra nhiều chồi nhưng chỉ giữ lại 2-3 chồi theo 3 hướng đều
nhau. Khi cây đã cho trái thì sau mỗi vụ thu họach tỉa bỏ các cành sâu, cành già,
cành mọc vượt trong tán, nhằm tạo điều kiện cho ánh sáng phân bổ đồng đều trong
toàn bộ tán lá và giảm bớt sự tiêu hao dinh dưỡng của cây.
3/- Tưới nước giai đọan cây cho trái:
Cây xoài cần có giai đoạn ngủ nghỉ khoảng 2 tháng trước khi phân hóa
mầm hoa. Vì vậy thời gian cuối mùa mưa đầu mùa khô không cần quan tâm đến
vấn đề nước tưới cho giai đọan này. Giai đọan cây nuôi trái cần tưới thường
xuyên.
4/- Kích thích xoài ra hoa:
Hoa xoài nếu để tự nhiên thường ra hoa lẻ tẻ không đồng loạt, gây khó
khăn cho việc chăm sóc sau này, sau đây là một số phương pháp thường áp dụng:
a-
Xông khói: Thường xông khói vào đầu mùa khô, trong khói có chứa các
khí Ethylene và Acethylene kích thích xoài ra hoa, thời gian xông kéo dài 1-2 tuần
cho đến khi cây ra chồi phát hoa thì ngưng. Phương pháp này ít tốn kém nhưng
hiệu quả thấp.
b-
Phun Nitrat Kali (KNO ):
3
Khi lá của các đọt non đã chuyển sang màu
xanh đậm thì tiến hành phun Nitrat Kali với nồng độ: 1,25-1,5%, phun ướt hết các
lá xoài, nên phun vào lúc sáng sớm hay chiều tối.
5/- Phòng trừ sâu bệnh và dưỡng trái:
- Thời kỳxoài ra đọt non thường có một số côn trùng tấn công cũng như có
một số nấm bệnh làm trụi cành lá non. Nếu thấy mức độ gây hại cần phun thuốc
thì dùng: thuốc Karate kết hợp với một số thuốc chống nấm có gốc đồng (kim loại
đồng).
- Trên thân, cành nếu thấy có vết sâu đục thì hòa Basudin hoặc dùng Regent
hòa với nước, … tiêm vào lỗ đục, sau đó lấy đất sét trám kín lỗ.
- Câyxoài lúc ra hoa và nuôi trái có nhiều lọai sâu hại và côn trùng tấn
công, cần chú ý xịt phòng ngừa như sau:
Khi xoài đang nhú bông khoảng 10-15Cm phun thuốc trừ sâu, trừ nấm kết
hợp với một số lọai phân bón lá như: Botrat, khi xoài đang trổ hoa thì không nên
phun để cho các côn trùng có ích đến thụ phấn cho hoa.
Sau khi trái đậu được khoảng 1 tuần tiến hành phun thuốc trừ sâu, thuốc
bệnh, phân bón qua lá, định kỳ 10 ngày phun 1 lần tới khi trái xoài đã lớn, ngưng
phun thuốc trước lúc thu họach 1 tháng.
Một số thuốc sâu bệnh thường dùng:
Thuốc trừ sâu: Applaud Mipc, Cymbush, Supracide, Confidor….
Thuốc bệnh: Carbendazin (Bavistin, Carbenda) Benomyl ( Benlate,
Bendazol)
Chú ý: Khi sử dụng thuốc nên áp dụng theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng
thuốc; Đúng liều lượng; Đúng thời điểm; Đúng cách.
THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN:
Nên hái xoài khi đã già, giữ trái trên cây sẽ làm cây kiệt sức ảnh hưởng đến
năng suất của vụ sau. Trái thu họach được phải đạt tiêu chuẩn: Da láng, vai đầy.
Hái xoài nên chừa cuống 5-10cm để mủ không phun ra, giữ cho trái xoài có hình
thức đẹp, không nên chất xoài thành đống lớn, tránh xây xát, dính nhựa. Khi xếp
xoài vào giỏ có vật hút ẩm như: vải, giấy, báo cũ. Có thể xếp xoài vào giỏ tre chứa
khí đá (đất đèn), sau 10 ngày có thể tiêu thụ.
. Kỹ thuật canh tác cây xoài
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
MỘT SỐ GIỐNG XOÀI ĐƯỢC KHUYẾN CÁO TRỒNG ỞMIỀN
NAM
TT
TÊN
GIỐNG
ĐẶC ĐIỂM GHI CHÚ
1 Xoài.
toàn bộ tán lá và giảm bớt sự tiêu hao dinh dưỡng của cây.
3/- Tưới nước giai đọan cây cho trái:
Cây xoài cần có giai đoạn ngủ nghỉ khoảng 2 tháng trước