1. Trang chủ
  2. » Tất cả

20 ĐỀ HSG VĂN 8(2020-2021)

19 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Đề thi
Năm xuất bản 2020-2021
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 671,83 KB

Nội dung

UBND TỈNH BẮC NINH S Ở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề thi có 01 trang ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ng ữ văn - Lớp 8 Th ời gian làm bài: 150 phút không kể thời gi

Trang 1

UBND TỈNH BẮC NINH

S Ở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ng ữ văn - Lớp 8

Th ời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (4,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh…

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ)

Câu 2 (6,0 điểm)

Mỗi người thêm nhiều con mắt Mỗi người thêm nhiều cảm rung Trời cũng thêm nhiều màu sắc Đất cũng thêm chiều mênh mông

(Trần Lê Văn, Bạn, Tuyển tập thơ - Nhà xuất bản Giáo dục - 2002)

Suy nghĩ của anh/chị về tình bạn từ những gợi ý của khổ thơ trên?

Câu 3 (10,0 điểm)

Nhận xét về hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng

tháng Tám, có ý kiến cho rằng:

Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng

Bằng hiểu biết của anh/chị về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

=====H ết=====

H ọ và tên thí sinh: Số báo danh

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 2

PHÒNG GD&ĐT BỐ TRẠCH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8

Năm học: 2020 - 2021

Môn: Ngữ văn Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề)

(Đề thi có 01 trang)

Câu 1 (4,0 điểm):

" Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? "

( Trích Một khúc ca xuân - Tố Hữu)

Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa thông điệp cuộc sống mà nhà thơ gửi gắm qua đoạn thơ trên

Câu 2 (6,0 điểm):

Bàn về truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc

sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, có liên hệ với truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri

- HẾT -

Trang 3

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8 NĂM HỌC 2020-2021

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (6 điểm):

Trong câu chuyện “Cô bé bán diêm”, nhà văn An-đec-xen đã để chính đôi tay bé nhỏ

của cô bé bé thắp lên anh sáng - ánh sáng của những ngọn lửa diêm “nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày”

Bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng, em hãy trình bày cảm nhận của mình mình về ý nghĩa của hình tượng ngọn lửa diêm ấy

Câu 2 (14 điểm):

Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam, có ý kiến nhận xét:

“Tình yêu quê hương đất nước là một khoảng rộng trong trái tim của Thơ mới”

Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ và “Quê hương” của Tế Hanh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Trang 4

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN GIA LỘC ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2020- 2021

MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút

(Đề gồm 2 câu, 01 trang)

Câu 1 (4,0 điểm):

Đọc hai đoạn trích sau:

a.“ Tôi dắt em ra khỏi lớp Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi Ra k hỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.”

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê, Ngữ văn 7, tập một)

b.“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy có một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.”

(An-đéc-xen, Cô bé bán diêm, Ngữ văn 8, tập một)

Bài học cuộc sống mà em rút ra qua hai đoạn trích trên Em có nhắn gửi gì đến thế hệ trẻ hiện nay

Câu 2 (6,0 điểm):

Nhà thơ Tố Hữu cho rằng: Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ

còn thấy tình người trong đó

Từ cảm nhận về bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến

trên

-Hết -

Họ và tên thí sinh:……… Số báo danh: ……… Chữ ký của giám thị 1 ……… Chữ ký của giám thị 2………

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 5

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề gồm có 01 trang)

Câu 1 (8,0 điểm)

Có một câu chuyện được kể lại như sau:

“Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống Anh đến hỏi một ông già thông thái Nghe anh kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào nồi một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn vào chàng trai Sau một hồi, ông bắt đầu nói:

- Ai sống trên đời cũng phải rải qua khó khăn, thử thách cả Nhưng điều quan trọng

là sau đó mọi việc sẽ như thế nào?

Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn”

(Nguồn: Theo Internet)

Em hãy cho biết ông già thông thái muốn chàng trai rút ra bài học nào?

Hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học đó bằng một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi), theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp

Câu 2 (12,0 điểm)

Bằng một bản nghị luận có sủ dụng câu nghi vấn thực hiện hành động nói gián tiếp

và dùng tình thái từ để tạo câu cảm thán, em hãy viết về: Thiên nhiên trong các bài thơ

giai đoạn 1930 – 1945 (Gạch chân dưới câu nghi vấn thực hiện hành động nói gián tiếp,

tình thái từ, câu cảm thán đã viết và ghi chú rõ ràng.)

- Hết -

(Học sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm.)

Họ và tên học sinh:……… Số báo danh: ………

Trang 6

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 HUYỆN HOÀNG HÓA NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: NGỮ VĂN

Ngày thi 9/3/2021

Thời gian làm bài: 150 phút

(Không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm 1 trang

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng Đế trên Thiên Đình cũng mỉm cười Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi

ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.”

Câu 1(1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên

Câu 2(1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích

Câu 3(2,0 điểm) Hình ảnh “chiếc gai nhọn” và “bài ca duy nhất, có một không hai” trong

đoạn trích tượng trưng cho những điều gì trong cuộc sống?

Câu 4(2,0 điểm) Trong đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến người đọc điều gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1(4,0 điểm)

Nhà văn Nga Lép Tôn-xtoi cho rằng: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ

của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống.”

Em hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên

Câu 2(10,0 điểm)

Theo em, hình tượng nước mắt trong văn chương có thể hiểu như thế nào?

Hãy trình bày cảm nhận của em về hình tượng ấy qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”

(Nhưng ngày thơ ấu- Nguyên Hồng)

Trang 7

KÌ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN HƯNG HÀ

Môn kiểm tra: NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài: 120 phút (Đề kiểm tra này gồm 01 trang)

I PHẦN ĐỌC HIỂU (8 điểm):

Quan sát bài thơ sau:

Chiều xuân ở thôn Trừng Mại

Phân phất mưa phùn xâm xẩm bay Mặc manh áo ngắn giục trâu cày Nàng dâu sớm đã gieo dưa đó

Bà lão chiều còn xới đậu đây Mía cạnh giậu tre đang nảy ngọn Khoai trong đám cỏ đã xanh cây Điền viên nghĩ thật nguồn vui thú Dẫu chẳng “hành môn” đói cũng khuây

(Nguyễn Bảo)

Câu 1 Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về đặc điểm thể thơ đó (khoảng 5 đến 7 dòng)

Câu 2 Em hiểu gì về thú điền viên? Liệt kê ít nhất năm từ thuộc trường từ vựng điền viên trong bài thơ trên?

Câu 3 Viết bài văn ngẳn (khoảng 1 mặt của tờ giấy thi) trình bày cảm nhận của em

về vẻ đẹp của bài thơ trên

II PHẦN TẬP LÀM VĂN (12 điểm)

Câu 2 (12 điểm):

Về nội dung phần đầu truyện Người thầy đầu tiên, sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ Văn THCS – tập 2, viết: “Đoạn trích là bài ca về tình yêu quê hương xứ sở, bài ca về người thầy chân chính.”

Qua văn bản Hai cây phong trích phần đầu truyện Người thầy đầu tiên của nhà văn

Ai-ma-tốp, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Hết _

Trang 8

UBND HUYỆN KỲ SƠN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: 120 phút

(Không tính thời gian giao đề)

Phần I: Đọc hiểu (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu phía dưới:

Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế… Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân…

Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi

(Trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã, theo

http://www.vietgiaitri.com, 4/6/2015)

Câu 1: Gọi tên phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Chỉ rõ và nêu tác dụng của việc sử dụng một biện pháp nghệ thuật trong hai câu

văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh Đừng để

khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”?

Câu 3: Theo tác giả, tạo sao nên “sống hết mình”?

Câu 4 Lời nhắn nhủ của tác giả: “Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít

nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên”, có ý nghĩa như thế nào đối

với bản thân em

Phần II: Làm văn (16.0 điểm)

Câu 1: (6.0 điểm) Hãy viết bài văn ngắn với chủ đề: “Đứng lên sau thất bại”

Câu 2 (10.0 điểm): Bàn về ý nghĩa của thơ, Tố Hữu khẳng định: “Thơ là tiếng lòng”

Hãy lắng nghe tiếng lòng của nhà thơ Tế Hanh qua bài thơ “Quê hương”

Hết

Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 9

PHÒNG GD& ĐT LỤC NAM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN THI: NGỮ VĂN 8 Ngày thi: 01/12/2020

Thời gian làm bài: 150 phút

I Đọc hiểu (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

H iện nay, câu chuyện điểm số đang trở thành đề tài cho nhiều cuộc bàn luận từ trong mâm cơm gia đình, cho đến công sở, phố xóm và cả trên mạng xã hội Câu chuyện đó xuất hiện ở mọi nơi, tồn tại quanh quẩn chúng ta mỗi ngày và vô tình trở thành áp lực đè nặng lên đôi vai của những bạn học sinh, lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên trong sáng

Không như mọi người vẫn thường thấy, những bạn giỏi nhất, ngoan nhất luôn là những bạn có nhiều áp lực nhất Tôi từng biết một bạn học rất giỏi Kết quả học tập của bạn ấy luôn đứng tốp đầu trong trường và ai cũng nghĩ rằng bạn ấy sẽ thật thoải mái và hạnh phúc bởi điều đó Thế nhưng bạn ấy từng tâm s ự rằng bạn bị áp lực bởi mọi thứ Bởi những người ghét bạn ấy không lý do, bởi những người giỏi giang được làm việc trong môi trường hiện đại, bởi chính bảng điểm cao chót vót của mình…

[ …] Chẳng ai nói với chúng ta rằng “Điểm thấp cũng không sao cả, học không giỏi, rớt đại học cũng chẳng phải là chuyện gì to tát” Điểm số, thi cử không phải là chuyện quyết định cuộc đời bạn, chúng cũng không phải là cả cuộc đời bạn Nếu như bạn có đủ dũng khí để đối đầu, để chấp nhận điểm thấp, để

ng ừng phao bài, để cố hết mình cho những đam mê, bạn sẽ nhận ra những cuộc tranh cãi căng thẳng với

ph ụ huynh không đáng sợ đến thế…

[ …] Nếu bạn không học giỏi, không có bằng tốt nghiệp loại tốt, bạn có thể thiệt vài triệu tiền lương những tháng thử việc đầu tiên Nhưng nếu bạn đánh mất niềm vui sống thì là mất mát rất rất lớn Và tất cả các môn học khác trong trường cũng thế, bạn học để bạn biết được cách vui sống khỏe mạnh, chứ không phải học để mà tuyệt vọng

(Dẫn theo Câu chuyện điểm số, http://thpt-hbtrung.thuathienhue.edu.vn)

Th ực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

Câu 2 Vì sao người viết lại cho rằng: Điểm số, thi cử không phải là chuyện quyết định cuộc đời bạn, chúng cũng không phải là cả cuộc đời bạn?

Câu 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong những câu sau:

Thế nhưng bạn ấy từng tâm sự rằng bạn bị áp lực bởi mọi thứ Bởi những người ghét bạn ấy không

lý do, bởi những người giỏi giang được làm việc trong môi trường hiện đại, bởi chính bảng điểm cao chót vót của mình…

Câu 4 Từ nội dung đoạn trích, em rút ra cho mình những bài học ý nghĩa gì?

II Làm văn (16.0 điểm)

Câu 1 (6.0 điểm)

Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết bài văn nghị luận bàn về vai trò của điểm số đối với học

sinh

Câu 2 (10.0 điểm)

Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người

(George Sand)

Từ ý kiến của George Sand, em hãy cho biết “ánh sáng” của tác phẩm văn học mà người nghệ sĩ rọi vào trái tim mình là gì? Hãy làm sáng tỏ thứ “ánh sáng” đó qua một tác phẩm yêu thích mà em đã được

học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, tập một

-Hết -

Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: Số báo danh:

Giám thị 1 (Họ tên và ký): Giám thị 2 (Họ tên và ký):

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 10

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN LÝ NHÂN NĂM HỌC 2020 - 2021-05-10 ĐỀ KIỂM TRA HSG LỚP 8

Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề Phần I Đọc hiểu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km không một bóng cây nào bầu bạn Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước

Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối

Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”

Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu

tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình

Họ hiểu triết lý: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng

(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về cây sồi, http:saostar.vn)

Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

Câu 2 (0,5đ): Theo tác giả, thời gian quan trọng như thế nào?

Câu 3 (1,0đ): Chỉ ra tác hại của việc sử dụng thời gian không hiệu quả và không đúng mục đích

của mà tác giả nói đến thông qua hình ảnh “những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”” trong văn

bản

Câu 4(1,0 đ): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu văn:

“Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho

sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình”

Câu 5 (1,5đ) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh: Hình ảnh cây sồi Tenere

với bộ rễ đâm sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nguồn nước và hình ảnh những loài cây khác chỉ biết “hút và tận hưởng”?

Câu 6 (1,5đ): Văn bản trên gửi gắm đến bạn đọc những thông điệp nào? Thông điệp nào có ý nghĩa

nhất đối với em? Vì sao?

Phần II: Tạo lập văn bản

Câu 1(5,0đ) Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “ Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những

kỹ năng và kiến thức nền tảng”

Câu 2 (9,0đ)

Bàn về sứ mệnh của nhà văn trong sáng tác văn chương, có ý kiến cho rằng: “Nhà văn có thể viết

về bóng tối nhưng từ bóng tối phải hướng về ánh sáng”

Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao

-H ết -

Ngày đăng: 30/07/2021, 08:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w