Trong những năm thống trị miền Nam Việt Nam, để tiêu diệt lực lượng kháng chiến, đẩy lùi cách mạng, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã thực hiện nhiều chính sách như: dụ dỗ và cưỡng ép đồng bào miền Bắc di cư vào Nam sau Hiệp định Geneve; trả thù những người kháng chiến cũ, những người yêu nước, điển hình là các chính sách “tố Cộng”, “diệt Cộng”, “Luật 1059”; chính sách “Cải cách điền địa”, “dinh điền”, “khu trù mật’’ rồi sau đó là “ấp chiến lược”, “ấp tân sinh”. Các chính sách đó được chính quyền Việt Nam cộng hòa triển khai tiếp nối, hỗ trợ nhau, đồng thời mỗi chính sách được thực hiện ở mức độ và cách thức khác nhau ở những địa bàn khác nhau. Tuy nhiên chính sách “dinh điền” là chính sách triển khai sâu rộng ở nông thôn miền Nam xuyên suốt từ 19571963 nhằm mục đích cô lập tách nông dân ra khỏi cách mạng.