1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong các thời kỳ lịch sử, đồng thời nghiên cứu sự ra đời, phát triển và đổi mới của giai cấp công nhân

35 72 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 231,98 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử đã chứng minh giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử rấtquan trọng trong việc lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức,

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử đã chứng minh giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử rấtquan trọng trong việc lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lộttrong cuộc đấu tranh từng bước xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội, đó là giai cấp cấp tiến nhất có tư tưởng cách mạng, chính trị triệt

để nhất trong xã hội Để thực hiện sức mạnh lịch sử của mình, giai cấp công nhânphải trải qua những khó khăn, khổ cực, những bước thăng trầm nhưng họ vẫn hằngngày, hằng giờ gắng sức hoàn thành nhiệm vụ mà lịch sử giao phó Trong chiếntranh thì đấu tranh giải phóng dân tộc, trong hòa bình thì phấn đấu lao động xâydựng đất nước Từ vai trò to lớn ấy của giai cấp công nhân, việc khẳng định sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân trở nên có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫnthực tiễn

Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên

Xô, nhiều người đã bộc lộ sự hoài nghi và dao động về sứ mệnh lịch sử của giaicấp công nhân Bọn cơ hội xét lại và các thế lực chống cộng có cơ hội mới để phủnhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản

và chủ nghĩa xã hội Đặc biệt là trong giai đoạn mới hiện nay, công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra trên toàn thế giới, chủ nghĩa xã hội đangtrong thời kỳ thoái trào, thời đại ngày nay vẫn đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa

tư bản thành xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới còn đang có nhiều biếnđộng tiêu cực thì vấn đề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânđược đặt ra trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, cả trên 2 phương diện: lý luận vàthực tiễn

Trang 2

2.Nội dung và phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu trong đề tài của bài tiểu luận này là nội dung sứ mệnhlịch sử của giai cấp công nhân trong các thời kỳ lịch sử, đồng thời nghiên cứu sự rađời, phát triển và đổi mới của giai cấp công nhân đặc biệt là vị trí, vai trò của giaicấp công nhân trong thời kỳ quá độ lên của chủ nghĩa xã hội trong cách mạng côngnghiệp 4.0 Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu các vấn đề sau đây:

 Sự hình thành và phát triển của giai cấp công nhân

 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

 Vai trò của Đảng Cộng Sản đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại mới

3.Mục đích – Nội dung nghiên cứu

Là 1 bài tiểu luận chủ ý tập trung nghiên cứu về những phạm trù cơ bản củatriết học Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Bằng các phươngpháp phân tích kết hợp với so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu quá trình

từ lịch sử đến hiện đại, bài tiểu luận đã làm rõ những phạm trù của triết học Mác –Lênin về giai cấp công nhân cũng như nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân Từ đó đưa ra các phân tích nhận định về sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân Việt Nam nói riêng và giai cấp công nhân ở các nước trên thế giới nói chungkhi tình hình kinh tế xã hội trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn cónhiều thay đổi, chuyển biến, đặc biệt là sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0

4.Đối tượng nghiên cứu

Đây là 1 bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về những phạm trù cơ bản của

Trang 3

triết học Mác – Lênnin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Nên đối tượngnghiên cứu chủ yếu là giai cấp công nhân thế giới nói chung và giai cấp công nhânViệt Nam nói riêng.

5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duyvật lịch sử, bài tiểu luận dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân dựa trên tưtưởng Hồ Chí Minh và lý luận cách mạng của Đảng Cộng Sản về vai trò cáchmạng và vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân trong thời kỳ chiếntranh lẫn hòa bình Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

 Phương pháp so sánh đối chiếu với thực tiễn các quá trình lịch sử và hiện tại

 Phương pháp tổng hợp thực tiễn và lý luận dựa trên những nền tảng là kiếnthức tiếp thu được qua quá trình nghiên cứu và sự hiểu biết về kinh tế xã hội

 Phương pháp điều tra xã hội: đi vào thực tiễn, khảo sát, đánh giá kháchquan

 Tài liệu tham khảo

Trong đó nội dung gồm 3 chương:

 Chương 1: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

 Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

 Chương 3: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại kinh

Trang 4

tế tri thức.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 6

Chương 1: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 6

1.1 Khái niệm giai cấp công nhân - Sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân 6

1.1.1 Khái niệm giai cấp công nhân 61.1.2 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 91.2.Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân 13

1.2.1 Địa vị kinh tế xã hội quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân 13

1.2.2.Đặc điểm chính trị – xã hội của giai cấp công nhân 14

1.2.3.Do hai mâu thuẫn cơ bản hình thành một cách khách quan trongchủ nghĩa tư bản 16

1.3 Vai trò của Đảng Cộng Sản đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân 17

1.3.1 Tính tất yếu của sự hình thành, phát triển chính Đảng của giaicấp công nhân 17

1.3.2 Mối quan hệ giữa Đảng Cộng Sản và giai cấp công nhân 18 Chương 2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam 21

2.1 Nguồn gốc ra đời và những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giaicấp công nhân Việt Nam 21

2.2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghệp giải

Trang 5

phóng dân tộc và xây dựng đất nước XHCN 22

2.3 Những phương hướng, Giải pháp xây dựng giai cấp công nhân ViệtNam 25Chương 3 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại kinh tế trithức 29

3.1 Những bước phát triển mới của chủ nghĩa tư bản không làm thay đổi sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay 29

3.2 Học thuyết C.Mác Vẫn sáng ngời, khẳng định giá trị của nó trong nhậnthức chủ nghĩa tư bản hiện đại 29

PHẦN KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 6

Chương 1: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1.1.Khái niệm Giai cấp công nhân Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.1.1.Khái niệm giai cấp công nhân:

C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Vấn đề là ở chỗ tìm hiểu xem giai cấp vô sảnthực ra là gì và phù hợp với tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phảilàm gì về mặt lịch sử “ Để chỉ giai cấp công nhân, các nhà kinh điển dùng nhiềukhái niệm như: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội, giai cấp công nhân hoàn toàn chỉdựa vào việc bán sức lao động của mình và lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giaicấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại côngnghiệp như những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm Trong các thuậtngữ này, tuỳ từng điều kiện mà ta sử dụng

Tuy nhiên, các thuật ngữ đó đều nói lên: Giai cấp công nhân- con đẻ của nền đạicông nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến,cho phương thức sản xuất hiện đại Ngoài các thuật ngữ trên, C.Mác và Phăngghencòn dùng những thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ các loại công nhân trong cácngành khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau của công nghiệp như: công nhân

cơ khí là công nhân làm trong ngành cơ khí; công nhân dệt là công nhân làm trongngành dệt; công nhân công trường thủ công là công nhân làm trong các côngtrường; công nhân nông nghiệp là công nhân làm trong ngành nông nghiệp có sửdụng các trang thiết bị của công nghiệp Mặc dù các thuật ngữ trên có nhiều têngọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo C.Mác và Ph.Ăngghen chúng vẫn chỉmang hai thuộc tính căn bản Đó là :

- Về phương thức lao động, phương thức sản xuất: Giai cấp công nhân là laođộng trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất côngnghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao

- Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: đó là những người lao động

Trang 7

không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bảnbóc lột về giá trị thặng dư.

Ở tiêu chí đầu tiên, đối tượng mà C.Mác và Ph.Ăngghen hướng tới tiêu đó làcông nhân công xưởng, được coi là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp công nhân hiệnđại Với tiêu chí thứ hai, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đặc biệt nhấn mạnh vì chínhđiều này khiến cho người công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tưsản: “giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp côngnhân hiện đại- tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm,

và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản- cũng pháttriển theo Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một,

là một hàng hóa, tức là một món hàng đem bán như bất cứ một món hàng nàokhác, vì thế họ phải chịu hết sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thịtrường” Tiêu chí này đã nói lên một trong những đặc trưng cơ bản nhất của giaicấp công nhân dưới chế độ tư bản Sở dĩ C.Mác và Ph.Ăngghen lại đặc biệt nhấnmạnh hai tiêu chí trên là vì đây chính là hai vị trí phân biệt giai cấp công nhân vớicác giai cấp khác trong xã hội Họ phải kiếm được việc làm và họ phải kiếm đượcviệc làm khi họ bán được sức lao động

Giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông nhân có sự khác nhau Hai khái niệm

về hai giai cấp này khác nhau ở chỗ: Nông dân sử dụng tất cả các công cụ sản xuất

để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh; sản phẩm của nông dân mang tính chất cá nhân

và công cụ sản xuất của họ còn thô sơ Còn giai cấp công nhân có khác: công cụsản xuất hiện đại; mỗi công nhân là một mắt khâu của công việc sản xuất; sảnphẩm của họ mang tính chất xã hội Giai cấp công nhân cũng khác với vô sản lưumanh Đó là giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất, họ tồn tại được là nhờ bịbóc lột giá trị thặng dư Còn giai cấp tư sản, họ có nhiều tư liệu sản xuất nhưng lạikhông có sức lao động, họ phải thuê giai cấp công nhân và bóc lột sức lao độngcủa giai cấp công nhân để tồn tại Đây chính là hai mặt của một vấn đề Dưới chế

Trang 8

độ chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân lại là những người lao động tự do, nhữngngười bán sức lao động để sống, họ là những người làm công ăn lương (hay làmthuê), là lao động trong lĩnh vực công nghiệp Ngày nay, với sự phát triển của chủnghĩa tư bản trong nửa sau của thế kỷ XX, bộ mặt của giai cấp công nhân hiện đại

có nhiều thay đổi khác trước Từ dự kiến của C.Mác và Ph.Ăngghen, giai cấp côngnhân xét về diện mạo có nhiều biến đổi Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất

xã hội hiện nay đã vượt xa trình độ văn minh công nghiệp trước đây, sự xã hội hoá

và phân công lao động xã hội mới, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại; cáchình thức bóc lột giá trị thặng dư đã làm cho diện mạo của giai cấp công nhânhiện đại không còn giống với những mô tả của C.Mác trong thế kỷ XIX Tuy thếnhưng giai cấp công nhân hiện đại vẫn tồn tại, vẫn có sứ mệnh lịch sử của mìnhtrong xã hội tư bản hiện đại; những thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân màC.Mác đã phát hiện ra vẫn còn nguyên giá trị

Hiện nay, cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có nhiều thay đổi tolớn Bên cạnh trình độ thấp của giai cấp công nhân truyền thống đã xuất công nhân

có trình độ cao, có xu hướng “tri thức hoá” và cũng ngày càng tiếp thu thêm đôngđảo những người thuộc tầng lớp trí thức vào hàng ngũ của mình Mặc dù vậy, bảnchất về giai cấp công nhân cũng không hề thay đổi Nếu trước kia, công nhân bánsức lao động chân tay là chủ yếu thì nay, họ bán cả sức lao động chân tay và laođộng trí óc, giá trị ngày càng lớn và do đó càng bị bóc lột giá trị thặng dư theochiều sâu Giai cấp công nhân bắt đầu có sự thay đổi về tài sản Phần lớn, họ khôngcòn là những người vô sản trần trụi với hai bàn tay trắng, mà họ đã có một số tưliệu sản xuất phụ có thể cùng gia đình làm thêm; một số công nhân đã có cổ phần,

cổ phiếu ở xí nghiệp Tuy vậy nhưng nó cũng không làm thay đổi toàn bộ lựclượng sản xuất cơ bản nhất, quyết định nhất đối với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,

họ vẫn bị bóc lột dưới những hình thức khác nhau Giai cấp công nhân hiện naykhông những trong lĩnh vực công nghiệp mà trong mọi ngành nghề khác nhau, có

Trang 9

trình độ sản xuất khác nhau của nền công nghiệp hiện đại.

Tóm lại, căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản của giai cấp công nhân, ta có thể nói:những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp

là công nhân, còn những người làm công ăn lương phục vụ trong các ngành khácnhư y tế, giáo giục, văn hoá, dịch vụ( không liên quan đến sản xuất công nghiệp)

là những người lao động nói chung, họ đang được thu hút vào các tổ chức côngđoàn nghề nghiệp nhưng họ không phải là công nhân Dưới chủ nghĩa xã hội, giaicấp công nhân trở thành giai cấp nắm chính quyền, thành giai cấp thống trị nhưngkhông thành giai cấp bóc lột, họ có nhiệm vụ lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội

cũ, xây dựng xã hội mới, đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động làm chủ những tưliệu sản xuất cơ bản đã được công hữu hoá Sau khi xoá bỏ được mọi giai cấp, giaicấp công nhân sẽ không còn nữa Lúc đó, công nhân sẽ như mọi lao động được giảiphóng, đều có điều kiện phát triển tự do và toàn diện Có thể nói, những quan điểmcủa C.Mác và Ph.Ăngghen về hai tiêu chí cơ bản của giai cấp công nhân cho đếnnay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là cơ sở phương pháp luận để chúng ta nghiên cứugiai cấp công nhân hiện đại, đặc biệt là để làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấpcông nhân trong thời đại ngày nay Từ hai tiêu chí trên ta có thể định nghĩa: “Giaicấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quátrình hình thành và phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triểncủa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực lượng sản xuất

cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra củacải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sửquá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”

1.1.2.Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân Nội dung Lịch sử phát triển của thế giới chính là lịch sử phát triển của các

Trang 10

hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao Trong xã hội có giai cấp, để giải quyếtmâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ xã hội hoá cao với quan

hệ sản xuất cũ, giữa giai cấp thống trị với giai cấp lao động phải phát triển từ hìnhthái kinh tế xã hội thấp đến cao C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định vai trò củaquần chúng nhân dân lao động: là người sáng tạo chân chính ra lịch sử; là người cóvai trò quyết định sáng tạo công cụ sản xuất, giá trị thặng dư, chính trị xã hội Khitrong xã hội còn tồn tại giai cấp bóc lột trong một phương thức sản xuất với điềukiện phương thức sản xuất đó còn giữ vị trí tiên tiến, do đó phải đảm bảo quy luậtlịch sử Trong sự chuyển biến của hình thái kinh tế trong xã hội, là giai cấp trungtâm, có nhiệm vụ phải thoả mãn các điều kiện như: là giai cấp đại diện cho mộtphương thức sản xuất tiên tiến; là giai cấp có hệ tư tưởng độc lập; giai cấp này phảitiến hành thuyết phục tập hợp và tổ chức quần chúng làm cách mạng Và hai nhiệm

vụ quan trọng là: tiến hành xoá bỏ chế độ xã hội cũ; xây dựng hình thái kinh tế xãhội mới tiến bộ hơn Khi nghiên cứu về các giai cấp, tầng lớp trong hình thái kinh

tế xã hội chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã rút ra các kết luận:

- Giai cấp tư sản trong chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra một lực lượng sản xuấtnhiều hơn và đồ sộ hơn, với lực lượng sản xuất bằng tất cả các xã hội trước để lại, tạo

ra năng xuất lao động cao hơn nhiều Do đó giai cấp tư sản đã từng đóng vai trò tíchcực trong lịch sử là tạo năng suất lao động cao

- Khi lực lượng sản xuất đạt tới trình độ xã hội hoá cao, xuất hiện mâu thuẫn vềquan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mà tập trung là sở hữu tư bản chủ nghĩa, kìm hãm

sự phát triển của lực lượng sản xuất Khi lực lượng sản xuất phát triển, quan hệ sảnxuất như cũ thì xuất hiện giai cấp mới để giải phóng quan hệ sản xuất cũ, đó chính làgiai cấp công nhân

- Việc giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh để giải phóng giai cấp, điều đókhông có nghĩa chỉ giải phóng giai cấp mà tập trung giải phóng xã hội và giải phóng

Trang 11

con người vì giai cấp công nhân có lợi ích phù hợp với nhân dân lao động, với dân tộc

và với nhân loại

Vì vậy, nội dung tổng quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: xoá bỏ chế

độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột, nghèo nànlạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản văn minh Nội dung thực chất của sứ mệnh lịch

sử của giai cấp công nhân ở đây chính là:

- Trong lĩnh vực kinh tế: giai cấp công nhân tiến hành xoá bỏ chế độ tư hữu tưnhân tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu tư liệu sản xuất, nâng cao năng suấtlao động thoả mãn từng bước nhu cầu phát triển của nhân dân Sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân trong lĩnh vực này chỉ rõ mục tiêu cuối cùng của giai cấp côngnhân, thoả mãn nhu cầu ngày càng đầy đủ hơn: làm theo năng lực, hưởng theo nhucầu Do đó nó cần phải được thực hiện một cách lâu dài, gian khổ, trải qua từng bước

cụ thể Xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất; xây dựng chế độ công hữu

là quá trình phù hợp nhưng phải dần dần từ từ Tại sao phải xoá bỏ chế độ tư hữu? Sở

dĩ như vậy vì đây là cơ sở của chế độ người bóc lột người; biểu hiện cao nhất của chế

độ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất là sở hữu tư bản chủ nghĩa do đó phải xoá bỏchế độ tư hữu; sau khi xoá bỏ chế độ tư hữu thì mới thiết lập chế độ công hữu tư liệusản xuất, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phù hợp với yêu cầusản xuất; đây cũng là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại chế độ xã hội mới vì thế cũng rất cầnphải xoá bỏ chế độ tư hữu này

- Trong lĩnh vực chính trị: phải tiến hành xoá bỏ giai cấp bóc lột; phải tiến hànhxoá bỏ giai cấp nói chung, tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ giữa người với người Ởđây xoá bỏ giai cấp bóc lột với tư cách là giai cấp chứ không xoá bỏ các cá nhân vì họ

có thể là những cá nhân có ích trong xã hội mới Có thể nói nội dung sứ mệnh lịch sửcủa giai cấp công nhân bao gồm bốn sự nghiệp Đó là sự nghiệp giải phóng giai cấp;

Trang 12

sự nghiệp giải phóng xã hội, dân tộc; sự nghiệp giải phóng người lao động; và sựnghiệp giải phóng con người Đây chính là nấc thang phát triển trong sự phát triển củahình thái kinh tế xã hội Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phải được thực hiệntrên toàn thế giới.Và để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một quátrình lâu dài, gian khổ, phức tạp, nên những người cộng sản phải kiên trì, không nóngvội, nó phải đợc tiến hành hai giai đoạn: tập trung lực lượng để giành chính quyền vàtập trung lực lượng để xây dựng chế độ xã hội mới Trong giai đoạn đầu, giai cấpcông nhân và chính đảng của mình tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền củacách mạng vô sản Các bước đấu tranh đó gồm: thiết lập một chính đảng cộng sản, đề

ra cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược, sách lược, mục tiêu, phương hướng, biệnpháp, giải pháp…;liên minh giai cấp công nhân, nông dân, xác định giai cấp côngnhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng; tạo tình thế như điều kiện khách quan trên thếgiới và trong nước…Khi cách mạng vô sản thắng lợi sẽ đập tan nhà nước tư sản, xâydựng nhà nước chuyên chính vô sản; xoá bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa(bản chất là chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất); kế thừa có chọn lọc tri thứcvăn hoá truyền thống dân tộc và tri thức văn hoá thời đại

- Trong xã hội: Đảng cộng sản và giai cấp công nhân phải tiếp tục đấu tranh giaicấp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với mục đích là giữ vững chính quyềncách mạng (xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa):

- Về chính trị, quyền lực nhà nước thể hiện ý chí của dân

- Về kinh tế, mục đích là đạt được năng suất lao động cao, nguyên tắc phân phối

là làm theo năng lực, hưởng theo lao động; sử dụng các thành phần kinh tế, cáchình thức sở hữu: sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước), sở hữu tập thể, sở hữu cáthể, sở hữu tư bản nhà nớc, sở hữu tư nhân Do đó cần nắm vững cơ chế Đảngcộng sản lãnh đạo, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý, nhân dân laođộng làm chủ dựa trên pháp luật của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (nguyên tắc tập

Trang 13

trung dân chủ) Về văn hoá tư tưởng: kế thừa có chọn lọc tri thức văn hoá truyềnthống dân tộc, kết hợp với tri thức văn hoá của nhân loại (khoa học kỹ thuật côngnghệ của nền kinh tế tri thức), và định hướng xã hội là định hướng tư tưởng cánhân.

- Về quân sự, xây dựng chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh quốc gia

- Về ngoại giao, phát triển quan hệ song phương, đặt vấn đề dân tộc và lợi ích làtrên hết Vì vậy đường lối đặt ra phải phù hợp với quy luật khách quan, hợp lòngdân, chống thù trong giặc ngoài và mọi âm mưu diễn biến hoà bình của đế quốc

1.2.Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai

cấp công nhân

Giai cấp công nhân có những nội dung sứ mệnh lịch sử nêu trên là do

những điều kiện khách quan sau đây quy định:

1.2.1.Địa vị kinh tế – xã hội quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Trong chủ nghĩa tư bản, sản xuất công nghiệp phát triển với quy mô ngàycàng mở rộng làm cho tất cả các giai cấp khác đều suy tàn; trái lại giai cấp côngnhân là sản phẩm của bản thân nền công nghiệp và nó “được tuyển mộ trong tất cảcác giai cấp của dân cư”

Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội, lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất vàluôn vận động phát triển do sự thay đổi không ngừng của công cụ lao động ở trình

độ ngày càng cao Nhưng trình độ của công cụ lao động thay đổi được là kết quảcủa hoạt động sáng tạo của con người

Trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội với nền sản xuất đại công nghiệp ngàycàng phát triển, giai cấp công nhân trở thành bộ phận quan trọng nhất, cách mạng

Trang 14

nhất trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất Lao động sống của giai cấpcông nhân tạo ra phần lớn của cải vật chất cho xã hội và đóng vai trò có ý nghĩaquyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Trong chủ nghĩa tư bản, dokhông có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, giai cấp công nhân buộc phải bán sức laođộng trở thành người làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng

nề Trong chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản chỉ có thể bóc lột được giai cấp côngnhân khi họ nắm giữ, chi phối tư liệu sản xuất của xã hội Do vậy, bằng mọi giá,giai cấp tư sản phải duy trì chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Mặt khác,giai cấp công nhân cũng chỉ được giải phóng khỏi mọi sự áp bức, bóc lột khi xoá

bỏ được chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và thay thế vào đó là chế độcông hữu về tư liệu sản xuất Hơn nữa, trong chủ nghĩa tư bản, giai cấp nông dân,tầng lớp trí thức cũng bị giai cấp tư sản bóc lột, song giai cấp công nhân là đốitượng bị bóc lột trực tiếp và nặng nề nhất Do vậy, lợi ích cơ bản của giai cấp côngnhân đối lập trực tiếp với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản

Giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số nhân dânlao động, bởi vì muốn giải phóng mình khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, giai cấp côngnhân phải đấu tranh xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Nếu điều nàytrở thành hiện thực thì giai cấp công nhân không chỉ giải phóng mình mà còn giảiphóng toàn xã hội khỏi mọi sự áp bức, bóc lột Hơn nữa, do điều kiện làm việc vàđiều kiện sống chủ yếu là ở các khu công nghiệp tập trung và ở các thành phố lớn,nên giai cấp công nhân có khả năng tập hợp lực lượng, đoàn kết với các giai cấp,tầng lớp nhân dân lao động khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản đểgiải phóng mình và giải phóng toàn xã hội

1.2.2.Đặc điểm chính trị – xã hội của giai cấp công nhân

Do địa vị kinh tế - xã hội quy định khiến cho giai cấp công nhân có những

Trang 15

đặc điểm chính trị – xã hội mà những giai cấp và tầng lớp khác không thể có được.

độ ngày càng cao

Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng độc lập, được trang bị bởi lý luận tiền phong làchủ nghĩa Mác-Lênin và là lực lượng đi đầu trong mọi phong trào cách mạng xoá

bỏ áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới tiến bộ vì hạnh phúc của con người

Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để nhất bởi vì lợi ích của họ mâuthuẫn trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản Lợi ích của giai cấp công nhân chỉthực sự được đảm bảo khi xoá bỏ triệt để chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa

và các hình thức tư hữu khác Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, giai cấp côngnhân chỉ được giải phóng khi đồng thời giải phóng toàn xã hội khỏi mọi sự áp bức,bóc lột Tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân còn được thể hiện trongtiến trình cách mạng không ngừng cho tới khi xây dựng thành công chủ nghĩa xãhội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới

Thứ hai: Giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao

Sản xuất công nghiệp hiện đại theo dây chuyền và tính chuyên môn hoá cao độ đãkhách quan rèn luyện cho giai cấp công nhân có tính tổ chức kỷ luật cao trong quátrình lao động sản xuất Đồng thời, bản thân cuộc đấu tranh một mất một còn của

Trang 16

giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản đã tôi luyện cho giai cấp công nhânphải có ý thức tổ chức cao.

Thứ ba: Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế.

Bản chất quốc tế của giai cấp công nhân thể hiện ở địa vị kinh tế – xã hội, ở nộidung sứ mệnh lịch sử của họ giống nhau trên toàn thế giới Bản chất quốc tế củagiai cấp công nhân có được còn xuất phát từ yêu cầu khách quan của sản xuất côngnghiệp hiện đại ngày nay đã mang tính quốc tế hoá và toàn cầu hoá rộng rãi Hơnnữa, vì mục tiêu lợi nhuận, giai cấp tư sản ở các nước phải liên kết với nhau trênphạm vi quốc tế Do vậy, muốn chiến thắng giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản,giai cấp công nhân ở các nước phải đoàn kết lại tạo thành phong trào đấu tranhmạnh mẽ và trở thành lực lượng quốc tế hùng mạnh

1.2.3.Do hai mâu thuẫn cơ bản hình thành một cách khách quan trong chủ nghĩa tư bản

Tính quy định khách quan cơ bản nhất và mang ý nghĩa tổng hợp cả về địa vị kinh

tế, lẫn địa vị chính trị – xã hội của giai cấp công nhân đối với sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân đó là: trong chủ nghĩa tư bản tồn tại khách quan hai mâu thuẫn

cơ bản

- Xét về kinh tế, đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang trình độ xã

hội hoá cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa

-Về mặt chính trị – xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp

tư sản Hai mâu thuẫn này không thể giải quyết triệt để trong lòng chủ nghĩa tưbản

Trong chủ nghĩa tư bản, việc ứng dụng thành tựu của khoa học, kỹ thuật, côngnghệ hiện đại vào quá trình sản xuất đã thúc đẩy làm cho lực lượng sản xuất đạt

Trang 17

đến trình độ xã hội hoá cao độ trong khi giai cấp tư sản vẫn tiếp tục duy trì chế độ

sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Điều này dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Mâuthuẫn về mặt kinh tế đặt ra yêu cầu khách quan phải phá vỡ quan hệ sản xuất tưbản chủ nghĩa và thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới tiến bộ để mở đường cholực lượng sản xuất tiếp tục phát triển Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết triệt đểthông qua một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo và

tổ chức thực hiện Trong cuộc cách mạng này, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức

và các tầng lớp nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân là lựclượng tham gia tích cực vào cuộc cách mạng này nhằm mục tiêu cuối cùng là lật đổ

sự thống trị của giai cấp tư sản, lật đổ chủ nghĩa tư bản, thiết lập chính quyền củagiai cấp công nhân và xây dựng xã hội mới tiến bộ – xã hội xã hội chủ nghĩa vàcộng sản chủ nghĩa

1.3.Vai trò của Đảng Cộng Sản đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.3.1.Tính tất yếu của sự hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công nhân

Trong thực tế lịch sử, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lạigiai cấp tư sản đã nổ ra ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển, theoquy luật có áp bức có đấu tranh Mặc dù phong trào công nhân có thể phát triển về

số lượng, quy mô cuộc đấu tranh có thể được mở rộng nhưng cuối cùng đều bị thấtbại vì thiếu một lý luận khoa học và cách mạng soi đường Chỉ khi nào giai cấpcông nhân đạt đến trình độ tự giác bằng cách tiếp thu lý luận khoa học và cáchmạng thì lúc đó phong trào đấu tranh của giai cấp này mới thật sự là phong tràomang tính chất chính trị Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ khi đi vào phongtrào công nhân mới được biến thành sức mạnh vật chất để lật đổ chế độ tư bản chủnghĩa, xây dựng xã hội mới Như vậy, đảng cộng sản là sự kết hợp chủ nghĩa Mác -

Ngày đăng: 24/07/2021, 18:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w