1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và năng lực sản xuất sản phẩm tại nhà máy chế biến thủy sản Tấn Thành

4 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 241,45 KB

Nội dung

Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và năng lực sản xuất sản phẩm, tăng tính thẩm mỹ, tiết kiệm điện năng, rút ngắn thời gian cấp đông sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.

Trang 1

ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ NĂNG LỰC

SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN

THỦY SẢN TẤN THÀNH

Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH chế biến thủy sản Tấn Thành

Năm nghiệm thu: 2020

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Công ty TNHH chế biến thủy sản Tấn Thành thành lập 2016 Sản phẩm chính của Công ty

chủ yếu là Cá Nục cấp đông nguyên con, chiếm 80% tổng sản lượng Nhà máy Thị trường tiêu

thụ chính là Philippines thông qua các đối tác thương mại Hiện nay Công ty đang triển khai

việc lấy code xuất khẩu trực tiếp sang các nước trong khu vực Châu Á, chủ động mở rộng thị

trường xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tuy nhiên, hiện trạng Hệ thống thiết bị của Nhà máy đã đầu tư lâu năm, thiết bị đầu tư cũ,

không đồng bộ và công nghệ lạc hậu nên dẫn đến tiêu hao năng lượng nhiều, thường xuyên bị

hư hỏng, rò rỉ ga dẫn đến hiệu suất hoạt động kém, chi phí sản sản xuất tăng cao, thời gian cấp

đông sản phẩm kéo dài ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm Làm giảm

sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp

Trước tình hình cấp thiết như trên, việc “Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng

cao chất lượng và năng lực sản xuất sản phẩm của Nhà máy CBTS Tấn Thành” là hết sức cần

thiết để để giải quyết vấn đề cấp bách nêu trên

II MỤC TIÊU

Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và năng lực sản xuất sản

phẩm, tăng tính thẩm mỹ, tiết kiệm điện năng, rút ngắn thời gian cấp đông sản phẩm, tăng tính

cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh

III KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1 Thiết bị, công nghệ được đầu tư

- Hầm đông 10 tấn/8 giờ/mẻ, gồm: Phần vỏ cho hầm đông; Cửa trượt tay cho hầm đông;

Dàn lạnh cho hầm đông gió 10 tấn/8 giờ/mẻ (Dàn lạnh cho hầm đông 10 tấn/8 giờ/mẻ sử dụng

loại Fan on top, model DC-16BN-11364.45, công suất lạnh 110KW, quạt dàn lạnh công suất

4kw x 5 quạt/dàn (380V x 3P x 50Hz)

- Hẩm đông gió 8tấn/8 giờ/mẻ, gồm: Dàn lạnh cho hầm đông gió 8 tấn/8 giờ/mẻ (model:

DC-16BN-11363.7, công suất lạnh 90KW; Quạt dàn lạnh loại hướng trục, công suất 4kw x 4

quạt/dàn (380V x 3P x 50Hz)

- Hệ thống lạnh gas NH 3 (cho hầm đông 10 tấn/8 giờ/mẻ và hẩm đông gió 8tấn/8hrs/

mẻ), gồm: Máy nén được điều khiển và bảo vệ bằng bộ vi xử lý MYPRO TOUCH, model

MCN2016LSC-L/51, công suất 234,4 KW, tốc độ vòng tua 2.950 vòng/phút; Dàn ngưng tụ bay

hơi, model TEC-660, công suất giải nhiệt 488KW, loại dàn ngưng tụ bay hơi, quạt hướng trục

được gắn trên nóc dàn ngưng; Hệ thống bình áp lực (sử dụng cho toàn hệ thống NH3): Bình

Trang 2

chứa cao áp HPR 1000.4000H; bình thấp áp LPR 1250.4200H; bình chứa giải nhiệt dầu TR 410.2000H; bình tách hơi phía giải nhiệt dầu; bình tập trung dầu OD 355.800H

- Hệ thống van: Van chặn, phin lược, van an toàn Hiệu HP/AMG van tiết lưu, van điện

từ, van phao

- Bơm cấp dịch TEIKOKU (ử dụng cho hệ air blast freezer , 01 bơm chạy, 01 bơm dự

phòng) công suất 3,7kw

- Ống thép, vật liệu cách nhiệt

2 Quy trình công nghệ sau khi đầu tư 2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ tổng thể

2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất tổng thể

Bước 1: Tiếp nhận nguyên liệu: Tại đây, nguyên liệu hàng thủy sản được tiếp nhận từ các

nhà cung cấp hoặc từ nguồn nguyên liệu Công ty thu mua trực tiếp từ cảng, nguyên liệu tiếp nhận qua cân lấy số lượng, sau đó được phân loại sơ bộ theo từng loại nguyên liệu và chất lượng (độ tươi, đẹp) của nguyên liệu Cuối cùng Nguyên liệu được cho lên Palet vận chuyển vào Kho bảo quản tạm thời hoặc đưa trược tiếp qua bộ phận sơ chế

Bước 2: Chế biến (sơ chế) nguyên liệu: Ở Bộ phận này, Nguyên liệu được rửa qua nước

sạch (nước máy), sau đó được phân loại, sắp xếp vào các Khay chuyên dụng theo size cỡ và quy cách đúng yêu cầu của khách hàng hoặc yêu cầu sản xuất của công ty

Bước 3: Cấp đông sản phẩm: Sau khi nguyên liệu đã qua khâu sơ chế được cho lên các

dàn chuyên dụng và đưa vào hầm cấp đông Tại hầm cấp đông số 03 và hầm cấp đông số 04 sản phẩm được cấp đông chung bằng 1 Hệ thống máy nén trục vít hiệu Mycom Screw, sử dụng môi chất lạnh NH3, điều khiển máy nén này được lập trình bằng bộ vi xử lý MYPRO TOUCH Của Mycom, máy nén này được khởi động bằng khởi động mềm của Danfoss Thời gian hoàn thành 1 mẻ là 8 giờ/mẻ

Bước 4: Bao gói – Bảo quản - Giao hàng: Sau khi sản phẩm được cấp đông hoàn thành sẽ

Trang 3

được mạ băng đóng gói vào các thùng carton và đưa vào kho bảo quản thành phẩm ở nhiệt độ

-180C, đảm bảo giữ nguyên chất lượng sản phẩm cho đến ngày giao hàng

2.3 So sánh giữa hệ thống thiết bị đầu tư mới so với thiết bị cũ

+ Thiết bị cũ

Nhược điểm: Chi phí đầu tư thấp; Công tác sửa chữa, bảo trì đơn giản, phụ tùng thay thế

dễ mua

Ưu điểm:

- Hệ thống thiết bị vận hành là Hệ thống máy nén Piston, thiết bị cũ, không đồng bộ, hiệu

suất hoạt động thấp

- Công tác điều khiển hệ thống lạnh chủ yếu bằng thủ công nên khó khăn trong công tác

vận hành và độ chính xác không cao

- Sử dụng môi chất lạnh R22 có tính chất nhiệt động thấp hơn NH3

- Hệ thống sử dụng van tiết lưu nhiệt nên khả năng trao đổi nhiệt kém hơn sử dụng bơm

cấp dịch

- Thường xuyên hỏng hóc, rò rỉ ga làm tăng chi phí, đội giá thành

- Thời gian cấp đông sản phẩm kéo dài, nguyên liệu tồn đọng làm giảm chất lượng nguyên

liệu

+ Thiết bị mới

Ưu điểm:

- Thiết bị mới là Hệ thống máy nén trục vít, đây là thiết bị tiên tiến nhất hiện nay, với cùng

một công suất thì Máy nén trục vít có năng suất lạnh cao hơn hệ thống máy nén Piston

- Hệ thống máy nén được điều khiển bằng bộ vi xử lý Mypro touch của Mycon đồng thời

Hệ thống lạnh được điều khiển tự động bằng công nghệ PLC với màn hình cảm ứng nên việc

điều khiển chính xác và thuận tiện

- Sử dụng môi chất NH3 có tính chất nhiệt động tốt hơn R22

- Hệ thống sử dụng bơm cấp dịch nên hiệu quả trao đổi nhiệt cao và thời gian cấp đông

nhanh hơn

- Hệ thống mới, đồng bộ nên hoạt động tốt Máy nén trục vít có độ bền cao, ít hư hỏng, tối

ưu hóa hiệu suất hoạt động

- Rút ngắn thời gian cấp đông sản phẩm từ 10 giờ/mẻ xuống 8 giờ/mẻ nên đảm bảo chất

lượng sản phẩm đầu ra cao, sáng đẹp

- Giải quyết tình trạng ứ đọng nguyên liệu khi vào vụ, đảm bảo chất lượng nguyên liệu

Nhược điểm:

- Chi phí đầu tư cao

- Sửa chữa, bảo dưỡng đòi hỏi phải có nhân viên có trình độ kỷ thuật phù hợp

3 Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường

3.1 Hiệu quả kinh tế

Trang 4

Rút ngắn thời gian cấp đông sản phẩm từ 10 giờ/mẻ xuống còn 8 giờ/mẻ Công suất Nhà máy tăng lên, cứ trong khoảng thời gian 80 giờ hoạt động, hệ thống mới cấp đông sản phẩm hơn hệ thống cũ 116 tấn sản phẩm, hạn chế tình trạng ứ đọng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng nguyên liệu luôn tươi đẹp đồng thời tiết kiệm chi phí bảo quản nguyên liệu 33.000 đồng/tấn nguyên liệu/ ngày

Hệ thống mới cho ra sản phẩm sáng, đẹp đều, không có sản phẩm kém chất lượng như hệ thống cũ, góp phần tăng thêm giá trị sản phẩm tiêu thụ so với hệ thống cũ

Chi phí điện năng tính cho 1 tấn sản phẩm của Hệ thống mới thấp hơn hệ thống cũ là : 252.750 – 149.778 = 102.972 đồng/tấn, tiết kiệm hơn 40% tính trên 1 tấn sản phẩm Ngoài

ra Hệ thống mới còn tránh được tình trạng thất thoát rò rỉ gas góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp

Rút ngắn được thời gian cấp đông sản phẩm, tăng công suất Nhà máy nên tính trong cùng

1 giờ làm việc, Tổng quỹ lương tăng thêm 870.000 đồng/giờ, điều này góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động

Tính trên một năm hoạt động, số tiền đóng góp Ngân sách Nhà nước và lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ tăng thêm 58% so với Hệ thống cũ

Mặt khác việc điều khiển máy nén hoàn toàn tự động bằng màn hình cảm ứng nên thao tác vận hành nhẹ nhàng, tiên tiến, tiết kiệm chi phí vận hành

3.2 Hiệu quả xã hội và môi trường

Tiết kiệm chi phí sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nâng cao tầm vóc Doanh nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi trên thị trường Thủy sản, phát triển sản xuất của Doanh nghiệp góp phần tăng thêm nguồn thu NSNN, tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

Đề án này đi vào sản xuất sẽ góp phần giải quyết kịp thời nguồn nguyên liệu đánh bắt của người dân tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận như Bình Định, phú Yên tăng thêm giá trị kinh

tế cho nghề hoạt động khai thác thủy sản

Đầu tư thay mới máy móc, thiết bị góp phần giảm thiểu đáng kể tiếng ồn trong quá trình hoạt động, giảm thiểu lượng dầu nhớt thải ra phát sinh trong quá trình sửa chữa, giải quyết kịp thời nguồn nguyên liệu tươi tránh tình trạng ứ đọng gây mùi hôi, gây hư hỏng nguyên liệu; giảm thiểu lượng điện năng sử dụng góp phần chung tay bảo vệ môi trường trong tình trạng hiện nay

IV KẾT LUẬN

Việc thực hiện đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ đã giải quyết bài toán khó khăn cho Doanh nghiệp trong vấn đề ứ đọng nguyên liệu khi vào mùa vụ, đồng thời nâng cao sản lượng

và năng lực sản xuất cho Công ty Tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ để sản suất ra 1 tấn sản phẩm làm giảm chi phí giá thành, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ngày đăng: 22/07/2021, 07:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w