Hệ thống quản lý môi trường ISO 1400
CHƯƠNG 5 Đánh giá của tổ chức chứng nhận và kết luận Chương 5: ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN VÀ KẾT LUẬN 5.1. ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN Trên cơ sở kiểm tra thực tế về qui trình công nghệ, các nguồn gây ô nhiễm và các kết quả phân tích giám sát cho phép đánh giá như sau: 1. Nhà máy sản xuất ván ép thuộc Công ty Cổ phần Mía đường La Ngà đang từng bước áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. 2. Đối với bụi: Nồng độ bụi tại cổng bảo vệ cao hơn khoảng 1,5 lần so với TCVN 5937-1995. 3. Đối với khí thải nhà máy ván ép hiện nay có nồi hơi công suất khoảng 1 tấn hơi/8 giờ và vận hành bằng nhiên liệu là than đá, qua quá trình giám sát nhận thấy nồng độ khí SO2 trong khí thải cao hơn so với tiêu chuẩn TCVN 6993-2001 Kcn = 0,6; Q1. 4. Về nước thải: Nước thải của nhà máy ván ép được xử lý chung với nước thải của công ty. Hiện công ty đang lập kế hoạch xử lý nước thải thành nước sạch để tái sử dụng. Nước thải hiện nay có các chỉ tiêu như BOD5 và COD chưa đạt mức A của TCVN 5942-1995. 5. Kết hợp với khâu xử lý ô nhiễm, công ty đã có các biện pháp quản lý chặt chẽ về vệ sinh môi trường, qui hoạch cây xanh thảm cỏ trên 15% diện tích toàn nhà máy để góp phần cải thiện chất lượng môi trường và cảnh quan môi trường, hạn chế tối đa các chất thải, xây dựng kế hoạch và thực hiện cụ thể các biện pháp an toàn lao động, an toàn cháy nổ và sự cố. 6. Nhà máy đã thực hiện và duy trì tốt hệ thống quản lý môi trường của mình, đồng thời tuân thủ đúng kế hoạch giám sát môi trường đònh kì hàng năm để theo dõi diễn biến hiện trạng môi trường của nhà máy và có biện pháp khắc phục kòp thời các yêu cầu ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. 5.2. KẾT LUẬN Tiêu chuẩn ISO 14001 để chứng nhận một hệ thống quản lý môi trường, là một công cụ hữu hiệu cho việc triển khai đánh giá hoạt động về môi trường của một công ty. Tuy vây, ISO 14001 và EMS thực ra cũng chỉ là các chính sách về môi trường đang được cố gắng thực hiện. Chứng chỉ này sẽ không có giá trò thực tế nếu EMS được chứng nhận nhưng lại không được thực hiện có hiệu quả. 97 CHƯƠNG 5 Đánh giá của tổ chức chứng nhận và kết luận Các lợi ích của việc đạt được chứng nhận ISO 14001 thường được phần lớn các tổ chức lớn nhận dạng do các doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu thấp hơn và do đó tỷ lệ hoàn lại chi phí cho chứng nhận cũng thấp hơn. Mặc dù được chứng nhận đầy đủ, HTQLMT ISO 14001 có thể không phù hợp với các tổ chức nhỏ. Hệ thống cung cấp các hướng dẫn để hỗ trợ cho tổ chức xem xét các vấn đề môi trường có ý nghóa và qua đó thu được những lợi ích nhất từ HTQLMT mà thậm chí không cần có chứng chỉ. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng ISO 14001 như một mô hình để thiết kế HTQLMT của mình. Tuy vậy, các tổ chức lớn hơn lại có thể nhận thấy chứng chỉ còn có giá trò cao hơn khi xem xét tiềm năng thương mại và các ưu thế thò trường khi HTQLMT được cấp chứng chỉ và được quốc tế công nhận. Điều này giống như một yếu tố ảnh hưởng tới các quyết đònh có liên quan đến chứng chỉ ISO 14001. “ISO 14001 mặc dù là một tiêu chuẩn tự nguyện nhưng trong tương lai sẽ trở thành những yêu cầu bắt buộc trong một số ngành công nghiệp nhất đònh”. ISO 14000 sẽ được hoàn thiện dần để khắc phục những hạn chế và sẽ là tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng rộng rãi trong mọi loại hình tổ chức, giúp cải thiện môi trường và mang lại lợi ích cho các tổ chức nói riêng và nhân loại nói chung. 98 . tốt hệ thống quản lý môi trường của mình, đồng thời tuân thủ đúng kế hoạch giám sát môi trường đònh kì hàng năm để theo dõi diễn biến hiện trạng môi trường. LUẬN Tiêu chuẩn ISO 14001 để chứng nhận một hệ thống quản lý môi trường, là một công cụ hữu hiệu cho việc triển khai đánh giá hoạt động về môi trường của một