Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
419,43 KB
Nội dung
z LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nângcaokhảnăngcạnhtranhcủangànhthépnướctatrongqúatrìnhhộinhậpkhuvựcvàquốc tế L L Ờ Ờ I I M M Ở Ở Đ Đ Ầ Ầ U U Sau gần 17 năm đổi mới, sức mạnh tổng thể nói chung vànăng lực cạnhtranh nói riêng của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hộinướcta đang đứng trước cơ hộivà thách thức mới, đòi hỏi phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng, đi đôi với chất lượng phát triển kinh tế, xã hội, đương đầu với nhiều áp lực cạnhtranh gay gắt trong tiến trìnhhội nhập. Thép là một ngành Công nghiệp đóng vai trò quan trọngtrong công cuộc CNH-HĐH, quá độ đi lên CNXH của Việt Nam. NgànhThép cũng đang đứng trước những khó khăn nhất định khi Việt Nam tham gia vào tiến trìnhhội nhập. Chính vì vậy, em đã chọn đềtài“Nângcaokhảnăngcạnhtranhcủangànhthépnướctatrongqúatrìnhhộinhậpkhuvựcvàquốctế”để nghiên cứu và thực hiện. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tàiliệu tham khảo, đềtài gồm 3 phần: Phần 1. Lý luận chung về ngànhthépvà sức cạnhtranhcủangànhthép Việt Nam. Phần 2. Thực trạng cạnhtranhcủangànhthép Việt Nam trongquátrìnhhộinhậpkhuvựcvà thế giới. Phần 3. Các biện pháp để tăng cường khảnăngcạnhtranhcủa các doanh nghiệp thép Việt Nam. Phần 1. Lý luận chung về ngànhthépvà sức cạnhtranhcủangànhthép Việt Nam. Nângcaokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép 3 1.1. Vai trò, vị trí củangànhThéptrong nền kinh tế quốc dân. Ngànhthép là ngành Công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền Công nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc. Sản phẩm thép là vật tư, nguyên liệu chủ yếu, là “lương thực” của nhiều ngành kinh tế quan trọng như ngành cơ khí, ngành xây dựng; nó có vai trò quyết định tới sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đa số các nước thành công về phát triển kinh tế đều xác định ngànhthép là ngành kinh tế mũi nhọn, hàng đầu và tập trung đầu tư cho nó phát triển. Trước những năm 90, chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước tham gia sản xuất thép như Công ty Gàng thép Thái Nguyên, Công ty Gang thép Miền Nam… nhưng sau đó, khi chính sách đổi mới của Đảng trong phát triển kinh tế ra đời, ngànhthép đã không ngừng phát triển, dẫn chứng đó là sự ra đời 5 liên doanh cán thép, 2 công ty cán thép 100% vốn nước ngoài và sau năm 2000, đã có thêm hàng loạt các công ty sản xuất thépcủa tư nhân, các công ty thép cổ phần và các công ty thép thuộc các đơn vị khác ngoài bộ Công nghiệp, đưa số lượng của các đơn vị lên gần 50 đơn vị. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển xây dựng ở Việt Nam ngày một gia tăng, thị trường thép từ đó cũng được mở rộng. Tính bình quân, tốc độ tăng trưởng ngànhthéptrong thời kì 1991-2001 là 25% và về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thép xây dựng đất nước (đã 5 năm nay, gần như không phải nhập khẩu thép thanh vàthép cuốn cho xây dựng). Theo thống kê của Hiệp hộithép Việt Nam, tính tới năm 2002, công suất thiết kế của tất cả doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam đã đạt trên 4 triệu tấn/năm, nhưng do nhu cầu thị trường và một số nhà máy mới đi vào sản xuất chưa đạt công suất thiết kế…nên sản lượng thép cán của năm 2002 chỉ đạt 2,4 triệu tấn. Mặc dù có những sự phát triển đáng kể nhưng nhìn tổng quát, ngànhthép Việt Nam đang ở điểm xuất phát thấp, chậm hơn so với các nướctrongkhuvực khoảng Nângcaokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép 4 10 năm. Hiện tại Việt Nam chỉ có 3 dàn cán liên tục nhập từ Nhật Bản và Tây Âu có trình độ tương đối caocủa 2 liên doanh Vinakyoe và Vina-Pasco (VPS). Ngoài ra, còn có hơn 10 máng cán thuộc loại bán liên tục, thiết bị phần lớn được sản xuất tại Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam. Như vậy, trừ 2 liên doanh, thiết bị cán thépcủa Việt Nam đều thuộc thế hệ cũ, công nghệ thấp, tuổi thọ ngắn, quy mô nhỏ. Có thể nói thép là một ngành công nghiệp còn non trẻ của đất nướcta nhưng lại đóng một vai trò quan trọngtrong công cuộc CNH-HĐH, xây dựng CNXH hiện nay của đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mở cửavà yêu cầu củaquátrìnhhộinhậpkhuvựcvà thế giới thì việc nângcaokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép là hết sức cấp bách và cần thiết. 1.2. Tầm quan trọngcủa việc nângcaokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép Việt Nam. Trongquátrìnhhộinhập nền kinh tế khuvựcvà thế giới Việt Nam đã tham gia ASEAN (1995), APEC (1998) và đang trongquátrình đàm phán để gia nhập WTO. Hiện nay, ngànhthép vẫn đang được nhà nước bảo hộ sản xuất bằng hàng rào thuế quan với mức thuế khá cao. Mức thuế nhập khẩu đối với thép xây dựng là 40%, của các loại sắt thép khác từ 0-20%. Bên cạnh đó, còn có sự bảo hộ bằng hàng rào phi thuế quan như: hạn ngạch, cấm nhập, …trong khi đó thuế suất, thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm là đầu vào củangành sản xuất thép như: phôi thép, than mỡ, … tương đối thấp (0-5%), do đó hệ số bảo hộ thực tế củathép xây dựng tương đối cao (90%) của các loại thép khác là 26%. Như vậy có thể nói, các doanh nghiệp thép Việt Nam đang tồn tại nhờ rất nhiều vào sự bảo hộ của Nhà nước. Quátrìnhhội nhập, một mặt mở ra cơ hộiđểngànhthép phát triển đi lên, mặt khác nếu ngànhthép không đủ tiềm lực cạnhtranh sẽ dẫn đến bờ vực phá sản. Ngànhthép đang đứng trước sự cạnhtranh gay gắt khi vào AFTA, khi thuế nhập khẩu các sản phẩm thép sẽ giảm từ 40% xuống còn 20% và đến năm 2006 chỉ còn là Nângcaokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép 5 0-5%. Thời điểm Việt Nam phải thực hiện các cam kết củakhuvực mậu dịch tự do ASEAN đã đến. Các doanh nghiệp thép Việt Nam phải đói mặt với sự cạnhtranh mạnh mẽ của hàng hoá các nước khác trongkhuvực vào thị trường nướcta khi thuế suất hàng hoá nhập khẩu chỉ còn từ 0-5%, bên cạnh đó các hàng hoá phi thuế quan cũng được dỡ bỏ hoàn toàn, điều này buộc ngànhthép phải thật sự bước vào một cuộc cạnhtranh khắc nghiệt trên thị trường khuvựcvàquốc tế, chính thánh thức lớn này đặt ra yêu cầu cho ngànhthép Việt Nam, mà nòng cốt là Tổng công ty thép Việt Nam phải nângcao sức cạnhtranhđể chủ động hội nhập. Phần 2. Thực trạng cạnhtranhcủangànhthép Việt Nam trongquátrìnhhộinhậpkhuvựcvà thế giới. 2.1. Thực trạng ngànhthép Việt Nam. Hiện nay, nướcta có 19 doanh nghiệp sản xuất thép có quy mô lớn với tổng công suất thiết kế khoảng 4,1 triệu tấn/năm. Ngoài ra, ngànhthép còn có khoảng 50 cơ sở tư nhân với công suất thép cán khoảng từ 200.000 đến 400.00 tấn/năm. Trong năm 2002, Việt Nam đã sản xuất 2,4 triệu tấn thép cán, tuy nhiên ngànhthépnướcta còn gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất hiện nay củangànhthép là phụ thuộc quá lớn vào phôi thépnhập khẩu. Năm 2002, sản xuất phôi théptrongnước mới chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu, còn lại 75% là nhập khẩu. 2.1.1. Phụ thuộc vào phôi thépnhập khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, năm nay, cả nước đã nhập khẩu trên 4 triệu tấn sắt thép trị giá 1.055 triệu USD tăng 34% giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng phôi thépnhập khẩu khoảng 1.81 triệu tấn, trị giá hơn 400 nghìn USD, tăng 18% so với năm 2001 và gấp 4 lần so với lượng phôi thép sản xuất trongnước (450 nghìn tấn). Năm 2002, sản lượng thép cán toàn ngành đạt 2,38 triệu tán, tăng 25,4%. Trong đó, Tổng công ty thép Việt Nam đạt 782 nghìn tấn, khuvực có vốn đầu tư nướcNângcaokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép 6 ngoài đạt 450 nghìn tấn, các thành phần khác 501 nghìn tấn. Riêng phôi thép sản xuất trongnước đạt 450 nghìn tấn, tăng 18% so với năm 2001, trong đó Tổng công ty Thép Việt Nam 390 nghìn tấn. Điều bất hợp lý là sản xuất phôi théptrongnước mới chỉ đáp ứng được trên 10% tổng công suất thiết kế của toàn ngànhthép (3 triệu tấn/năm). Hiện trongnước chỉ có Tổng công ty Thép Việt Nam đầu tư các cơ sở luyện tháp quy mô công nghiệp với công suất 450.000-500.000 tấn phôi thép/năm, đáp ứng 50-55% nhu cầu cho các cơ sở cán thépcủa Tổng công ty. Nhiều doanh nghiệp chỉ muốn đầu tư vào lĩnh vực cán thép vì dễ làm, thu hồi nhanh chứ không mấy ai đầu tư sản xuất phôi thép. 2.1.2. Giá trần thép xây dựng được nới lỏng Giá thép thành phẩm sản xuất trongnước chủ yếu dựa vào giá nhập phôi thép (phôi thép chiếm 90% giá thành). Cuối năm 2002 và đầu năm 2003, giá phôi thépnhập khẩu tăng mạnh. Trong khi đó, Bộ Tài chính đã có quyết định tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 7% lên 10% từ 1/1/2003 để hổ trợ sản xuất trong nước, nên giá thành sản xuất théptrongnước được đội lên rất cao. Mặc dù ở trong điều kiện như vậy, nhưng cũng không có chuyện các doanh nghiệp giảm nhập khẩu, giảm sản xuất, dẫn đến mất cân đối cung cầu thị trường. Trong 2 tháng đầu năm 2003, các doanh nghiệp liên doanh đã đưa ra thị trường 115.000 tấn thép, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái (96.000 tấn). Các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty thép Việt Nam đưa ra tiêu thụ 112.000 tấn, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái (77.000 tấn). Tính chung của cả hai khối lượng thép đưa ra thị trường tiêu thụ là tăng 30% so với cùng kỳ. Trong thời gian qua, Chính phủ đã bỏ quy định giá trần đối với ngành thép, đây là một sự can thiệp cần thiết để đảm bảo cho khảnăng tồn tạicủa các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp thép đồng loạt nâng giá bán sản phẩm để bù đắp cho chi phí đầu vào, đảm bảo cho quátrìnhtái sản xuất. Nângcaokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép 7 Khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế các sản phẩm sắt thép gia nhập AFTA, giá nguyên liệunhập vào thị trường Việt Nam do lợi thế giá cả sẽ giảm nhưng sản phẩm thépcủa các nước ASEAN sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam do lợi thế giá rẻ. Ngoài ra, ngànhthép cũng đang phải đối mặt với nạn thép giả, đội lốt thương hiệu của một số doanh nghiệp tư nhân; phần lớn công nghệ trongngànhthép còn quá lạc hậu, chiếm tới 63% năng lực sản xuất. 2.1.3. Các dự án sản xuất phôi thép đang được đẩy nhanh. Để giảm lượng thépnhập khẩu và tăng khảnăngcạnhtranh cho sản phẩm, Tổng công ty Thép Việt Nam đưa ra các biện pháp: đầu từ trang bị lại dây chuyền công nghệ của một số nhà máy cán thép hiện có theo hướng hiện đại; tăng năng lực sản xuất phôi thépvà cán thépđể đáp ứng nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy cán thép. Cụ thể là đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất phôi thép, nângnăng lực sản xuất từ 390 nghìn tấn năm 2002 lên 1,5 triệu tấn vào năm 2005… Về nguyên liệu, ngànhthép sẽ đẩy mạnh sản xuất phôi trongnước nhưng do việc thu mua sắt thép phế liệu khó khăn nên dự kiến sản xuất khoảng 500 nghìn tấn, tăng 16,3%; nhập khoảng 2,1 triệu tấn phôi thép, tăng 13,5% so với năm 2002. Các dự án sản xuất phôi thép được tập trung đầu tư gồm dự án nhà máy thép Cái Lân ở Quảng Ninh, công suất 500.000 tấn phôi/năm dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2005, dự án nhà máy thép Bà Rịa–Vũng Tàu, dự kiến hoàn thành năm 2004 cùng với hai dự án đầu tư thêm dây chuyền sản xuất phôi thépcủa Nhà máy Gang thép Thái Nguyên và Nhà máy Thép Miền Nam. Ngànhthép cũng sẽ tập trung khai thác các mỏ quặng, tận thu các nguồn sắt phế liệutrong nước, khai thác các nguồn nhập khẩu thép phế liệu ổn định để sản xuất phôi. Một số mỏ quặng được tập trung khai thác là mỏ Quý Xa ở Lào Cai, mỏ Thạch Khê ở Hà Tĩnh, mỏ Trại Cau, Tân Tiền ở Thái Nguyên, Phục Ninh ở Tuyên Quang, mở Ngườm Cháng, Nà Rụa ở Cao Bằng. Nângcaokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép 8 Hiện nay, sản lượng phôi théptrongnước mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu cho sản xuất thép cán, 70% còn lại vẫn phải nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất théptrongnước đều nhập khẩu phoi thép về sản xuất thép cán. Rất ít doanh nghiệp đầu tư sản xuất phôi thép vì chi phí đầu tư quá lớn. Để có một dây chuyền sản xuất 100.000 tấn phôi/năm, doanh nghiệp cần đầu tư 300 triệu USD. Trong khi đó, chỉ cần có khoảng 200 tỷ đồng là doanh nghiệp đã có một nhà máy sản xuất thép cán công suất 200.000 tấn/năm. Việc đầu tư sản xuất phôi thép cũng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam hạ giá thành sản phẩm, bớt phụ thuộc vào nguồn cung cấp cũng như giá cả từ thị trường thế giới và đặc biệt giúp các doanh nghiệp chủ động tronghộinhậpkhuvực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Theo Bộ Công nghiệp, năm 2003, nhu cầu thép các loại dự báo khoảng trên 5 triệu tấn, tăng 12,4% so với năm 2002. Dự kiến sản xuất trongnước khoảng 2,73 triệu tấn (chủ yếu là thép xây dựng). Nhu cầu nhập khẩu các loại thép tấm, thép lá, thép chế tạo vào khoảng 2,3 triệu tấn. 2.2. Những vấn đề tồn tạicủangành thép. 2.2.1. Cơ cấu ngànhthép ngày càng mất cân đối trầm trọng. Mất cân đối giữa các khâu sản xuất quan trọng nhất: luyện gang và luyện thép, luyện thépvà cán thép, luyện thép lò thổi và luyện thép lò điện - Luyện gang và luyện thép Hiện nay, nướcta chỉ có nhà máy liên hiệp gang thép Thái Nguyên là sản xuất gang. Ở đây gang sản xuất trong các lò cao có dụng tích 100 m 3 , loại lò các nước trên thế giới đã loại bỏ từ lâu. Sản lượng ước khoảng 0,2 triệu tấn/năm được đưa vào lò điện phối liệu vớ thép phế để nấu thép. Nângcaokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép 9 Do các ngành công nghiệp, nhất là ngành cơ khí, chưa phát triển mạnh nệ sự thiếu hụt gang chưa bức bách. Song, hiện nay, sự thiếu hụt này đã bắt đầu thể hiện ngày càng rõ. Vì vậy, nhiều địa phương như: Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang đã và đang có các kế hoạch phát triển lò cao dung tích 20-100 m 3 để sản xuất gang đúc sản phẩm và các linh kiện. Sản lượng khoảng vài vạn tấn mỗi cơ số. Sẽ rất thiếu sót và có hậu quả xấu nếu không đẩy mạnh khâu sản xuất ganh cân đối với sản xuất thép, thông thường tỷ lệ đó là 1:1- một tỷ lệ đảm bảo sản xuất thép theo dây chuyền cộng nghệ truyền thống khép kín và đáp ứng nhu cầu gang cho sự phát triển các ngành kinh tế quốc dân. - Luyện thépvà cán thép Đầu những năm 90 Chính phủ nhấn mạnh việc phát triển hạ nguồn trên cơ sở nhập phôi thép là hoàn toàn đúng đắn. Tuy thế, chính phủ cũng đã đặt rất đúng việc cần phải phát triển mạnh thượng nguồn. Đáng tiếc là chủ trương nà đã không được thực hiện nghiêm túc. Từ đó, tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các khâu luyện thépvà cán thép. Hiện nay, công suất các nhà máy cán thép ở nướcta đã đạt 4 triệu tấn/năm, song công suất các nhà máy luyện thép lò điện mới chỉ đạt khoảng 0,4 triệu tấn/năm bằng 1/10 khảnăng cán. Để đáp ứng nhu cầu thép sản phẩm, nướcta hàng năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn phôi thép. Việc nhập khẩu phôi thép tốn ngoại tệ, bị động, giá cả luôn giao động, chất lượng khó đảm bảo, giá thành sản phẩm cao, tính cạnhtranh yếu. Sự mất cân đối ngày càng khó khắc phục và ngày càng gây hậu quả xấu cho ngành thép. - Luyện thép lò điện và luyện thép lò thổi Nângcaokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép 10 Như đã nói ở trên, tỷ lệ sản xuất thép lò điện ở các nước trên thế giới, tuỳ từng quốc gia, giao động trong phạm vi 30-40% tổng sản lượng thép luyện ra Ở những nước có ngành công nghiệp phát triển, có nguồn điện phong phú, có nguồn thép phế dồi dào, tỷ lệ thép lò điện thường vượt quá tỷ lệ trên, còn lại là thép lò thổi. Lò điện thường sử dụng sản xuất các loại thépvà hợp kim cao cấp có những tính năng đặc biệt hiệu quả kinh tế cao. Ở nướcta nguồn điện với giá rẻ không phong phú, không có nhiều sắt thép phế, việc sử dụng lò điện luyện thép với tỷ lệ 100% như hiện nay vàtrong tương lai là rất phi lý, không kinh tế. Lò điện phải luyện các mác thépvà hợp kim cao cấp. Muốn vậy phải có thép phế tốt, tức loại thép phế không chứa các tạp chất có hại, đặc biệt các loại tạp chất kim loại màu, hàm lượng < 0,10%. Giá loại thép phế này có thể tới 150 USD/tấn (1996). các loại thép phế khác cũng phải đảm bảo hàm lượng tạp chất < 0,15% thì mới có thể luyện thép tốt. Giá loại thép phế này vào khoảng 120-130 USD/tấn (1996). Giá thép phế trên thế giới ngày càng tăng. Hiện trên thế giới còn một kho thép phế đồ sộ là những thiết bị quá hạn sử dụng được thải ra, khoảng 700 triệu tấn, nhưng do trong những thiết bị này có lẫn rất nhiều chi tiết kim loại màu và nhiều loại thép có thành phần khách nhau, chưa có công nghệ xử lý nên còn chưa được sử dụng. Các loại thép phế nướcta tự có vànhập về, đại bộ phận chưa được phân loại, thuộc loại “tạp phí lù”, có hàm lượng tạp chất cao, loại tạp chất gì, số lượng bao nhiêu đều không rõ. Vì vậy, chỉ có thể dùng luyện thép cacbon xây dựng thông thường. Không thể “nhặt” các tạp chất trong lò thép ra như “nhặt các hạt sạn” trong nồi cơm như một số phát biểu và muốn người khác cũng suy nghĩ như mình. [...]... sở của nền kinh tế nướcta Nâng caokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép nước tatrongquátrìnhhộinhậpkhuvựcvàquốc tế là một việc làm hết sức cấp bách, cần thiết, cần được Nhà nước quan tâm và giải quyết để đảm bảo cho sự phát triển ổn định và vững chắc củanước nhà Nội dung củađềtài là một vấn đề có tính chất rộng, yêu cầu có sự nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng Nhưng do điều kiện nghiên cứu và khả. .. nguồn thép phế liệutrong nước, đồng thời tìm nguồn nhập khẩu thép phế liệu ổn định để sản xuất phôi thép bằng lò điện đạt hiệu quả… 19 Nâng caokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép Phần 3 Các biện pháp nhằm nângcaokhảnăngcạnhtranhcủa các doanh nghiệp thép Việt Nam Trong thời gian 5 năm tới, các doanh nghiệp thép nên tập trung chú ý vào các sản phẩm thép cơ bản (basic grade steels) phục vụ cho các ngành. .. đó, thị trường chưa hấp dẫn các nhà đầu tư sản xuất thépcao cấp Xét một cách tổng thể, cả bản thân ngànhThépvà cả môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Thép Việt Nam đều đang ở thế bất lợi khi thực hiện hộinhậpkhuvựcvàquốc tế KhảnăngcạnhtranhcủangànhThépnướcta là rất thấp 2.4 Định hướng phát triển ngànhthéptrong những năm tới Ngày 10/9/2001, Thủ tướng Chính... nước khác trongkhu vực, có khảnăng sáng 17 Nâng caokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép tạo và thích nghi cao với công việc mới Khảnăng đó nếu được bồi dưỡng thêm một số kỹ năng thực hành thì họ sẽ trở nên rất giỏi Chi phí lao động được coi là một trong những lợi thế cơ bản và lâu dài ở Việt Nam Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại trongngànhThép Việt Nam sẽ sử dụng ít lao động và. .. khăn, xa khu công nghiệp chế biến Hệ thống cảng biển nước sâu còn thiếu…Tất cả điều đó đã làm tăng chi phí vận chuyển, chậm khảnăng phát triển và giảm khảnăngcạnhtranhcủangànhThép Các ngành sử dụng thép làm nguyên liệu đầu vào như công nghiệp ôtô, xe máy; công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp đóng tàu… chưa phát triển ở Việt Nam và 18 Nâng caokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép cũng đang trong. .. vậy, Nhà nước có thể tập trung đầu tư vào các dây chuyền mác thép chất lượng cao, chủng loại phức tạp, đáp ứng nhu cầu trongnướcvà xuất khẩu 2.3 Thực trạng cạnhtranh Hiện nay, khảnăngcạnhtranhcủangànhThépnướcta là rất yếu ở cả 2 phương diện cạnhtrạnhngànhvàcạnhtranh sản phẩm Điều đó, được thể hiện qua phân tích sau đây - Thứ nhất, về chi phí sản xuất Qua số liệu từ Tổng công ty Thép Việt... có trình độ chuyên môn cao, vai trò của lao động trong lĩnh vực sản xuất thép sẽ giảm xuống Chính vì vậy, lao động rẻ không phải là một tiềm năngcủangành Thép, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất các loại thép chất lượng cao - Thứ ba, các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp liên quan Một trong những ngành hỗ trợ trực tiếp cho công nghiệp thép là ngànhNăng lượng Ngànhnăng lượng Ngành. .. triển ngànhthép đến năm 2010 Mục tiêu phát triển ngànhThép đến năm 2010: Phát triển ngànhthép trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiều dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu; đẩy mạnh sản xuất, tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọngtrong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; nângcaokhảnăngcạnh tranh, hộinhập vững chắc kinh tế khuvựcvà thế... Sử dụng các công nghệ hiện đại và cải tiến công nghệ cho phù hợp với điều kiện việt Nam Sản xuất thép đi từ công nghệ lò cao là có hiệu quả, song phải lựa chọn phương thức và bước đi thích hợp 21 Nâng caokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép Bảng 2: Xây dựng các năng lực đểnângcaokhảnăngcạnhtranh cho các Năng lực cạnhtranhvà yếu tố Phương hướng Biện pháp Xây dựng và cũng cố niềm tin - Thường xuyên... nghệ hiện đại 23 Nângcaokhảnăngcạnhtranhcủangànhthép Nhà nước cần đầu tư cho đào tạo đội ngũ chuyên gia kể cả cho đào tạo nước ngoài, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển ngànhThépvà xúc tiến vĩ mô hỗ trợ ngànhThép Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cảng biển… cho các khu khai thác nguyên liệu, khu công nghiệp luyện . năng cạnh tranh của ngành thép nước ta trong qúa trình hội nhập khu vực và quốc tế” để nghiên cứu và thực hiện. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài. chung về ngành thép và sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam. Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép 3 1.1. Vai trò, vị trí của ngành Thép trong nền