Rủimàkhôngrủi Giả sử có 100.000 chiếc xe gắn máy được bảo hiểm trong khoảng thời gian tương đối dài và trung bình mỗi năm có khoảng 10.000 chiếc gặp ít nhất một tai nạn và đòi bồi thường. Tuy nhiên, trong một năm không hẳn số trường hợp đòi bồi thường có thể chính xác là 10.000. Theo một số giả định nào đó, có thể chứng minh được rằng trong một khoảng thời gian dài, độ lệch (deviation) của số trường hợp đòi bồi thường trong một năm từ 10.000, trung bình sẽ là 100. Như vậy, có một sự biến thiên (variation) của 100 trường hợp đòi bồi thường (claims) từ con số dự đoán ban đầu là 10.000, tức là 1% (100/10.000). Sự biến thiên tương đối của mất mát thực tế (actual loss) so với mất mát dự kiến (expected loss) này được gọi là rủi ro khách quan (objective risk). Rủi ro khách quan sẽ giảm khi số lượng xe tham gia bảo hiểm tăng. Trong ví dụ nói trên, số lượng xe là 100.000 thì rủi ro khách quan là 1%. Như vậy, nếu số lượng xe là 1 triệu thì số trường hợp đòi bồi thường sẽ tăng gấp mười lần, lên 100.000 (10% của 1 triệu). Tuy nhiên, độ biến thiên của mất mát thực tế sẽ chỉ tăng 3 lần từ 100 lên 316 (căn bình phương của 100.000). Như vậy, độ biến thiên tương đối hay rủi ro khách quan thực tế giảm từ 1% (100/10.000) xuống còn 0,316% (316/100.000). Ví dụ này cho thấy người ta có thể tính toán được rủi ro khách quan và đây là công cụ cực kỳ hiệu quả để quản lý rủi ro. Bởi lẽ khi số lượng bảo hiểm càng nhiều thì hãng bảo hiểm càng tính được xác suất rủi ro chính xác hơn. Ngược lại với rủi ro khách quan là rủi ro chủ quan (subjective risk), tức là sự không chắc chắn trong nhận thức của một cá nhân nào đó. Ví dụ như một người uống rượu nhiều sau khi ăn tiệc và muốn lái xe về nhà sẽ không chắc chắn về việc mình có bị cảnh sát thổi phạt hay không. Hai người khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau về rủi ro và cho thấy thái độ, phản ứng của họ đối với rủi ro. Nhận thức về rủi ro cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm bởi người nào đã từng bị cảnh sát phạt do uống rượu sẽ cho rằng rủi ro bị cảnh sát phạt là cao và sẽ không dám tái phạm nữa. Rủi ro còn được phân loại theo rủi ro thuần túy (pure risks) và rủi ro đầu cơ (speculative risk). Rủi ro thuần túy phát sinh từ tình huống khi có mất mát xảy ra hay không ví dụ như rủi ro dẫn đến thiệt hại về hỏa hoạn, thiên tai, tai nạn hay tật nguyền. Ngược lại, rủi ro đầu cơ phát sinh từ những tình huống có hay không có lợi nhuận. Chẳng hạn, một người khởi nghiệp kinh doanh có thể ăn nên làm ra nhưng cũng có khả năng lỗ, hoặc một nhà đầu cơ có thể có lãi nếu giá cổ phiếu lên và lỗ nếu giá xuống. Cách phân loại này rất cần thiết bởi lẽ chỉ có rủi ro thuần túy mới được bảo hiểm còn rủi ro đầu cơ đòi hỏi những kỹ thuật phòng chống khác ngoài bảo hiểm như việc sử dụng hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán (stock index futures) để đối phó với sự biến động của giá cổ phiếu. Trên bình diện xã hội, rủi ro đầu cơ cũng có ích: cạnh tranh trong kinh doanh có thể làm cho một số doanh nhân trắng tay nhưng xã hội lại được lợi vì sản phẩm và dịch vụ được cung cấp với giá cả và chất lượng hợp lý hơn trước. Ngược lại, với những rủi ro thuần túy như động đất, lụt lội, hỏa hoạn . thì không ai có lợi cả. Các nhà phân tích cũng phân loại rủi ro theo yếu tố tĩnh (static) và động (dynamic). Rủi ro tĩnh là những rủi ro do hành động không đúng quy luật hay sai lầm hoặc việc làm có hại của con người. Nếu rủi ro tĩnh tồn tại trong một nền kinh tế không thay đổi thì rủi ro động lại song hành với một nền kinh tế có nhiều thay đổi. Ví dụ về rủi ro động có thể nêu là sự thay đổi về thị hiếu tiêu dùng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, những phương thức làm việc và xử lý công việc hiệu quả hơn. Về lâu về dài, rủi ro động rất có ích vì nhờ nó mà các tài nguyên và nguồn lực xã hội sẽ được điều chỉnh hợp lý. Xét đến tương quan giữa cộng đồng và cá nhân, cần nói đến rủi ro xã hội (fundamental risk) là những rủi ro tác động đến toàn bộ nền kinh tế hay một cộng đồng nào đó như lạm phát, thất nghiệp, chiến tranh và động đất. Ngược lại với rủi ro xã hội là rủi ro ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân (particular risk). Ví dụ như một ngôi nhà của ai đó bị mất trộm. Phân biệt hai loại rủi ro này cũng cần thiết vì các rủi ro xã hội như thất nghiệp, thiên tai, lụt lội cần có các chương trình bảo hiểm xã hội của nhà nước và cơ quan công quyền phải tạo lập các cơ chế đối phó phù hợp. Rủi ro là chuyện chẳng ai muốn nhưng xét về góc độ kinh doanh thì nó lại cần thiết. Câu châm ngôn “Thừa nước đục thả câu” trước đây có thể mang ý nghĩa xấu về đạo đức nhưng nay các nhà kinh doanh hay đầu tư phải nhìn nhận và vận dụng nó một cách tích cực. Thật vậy, nếu mua bán chứng khoán mà giá cả được “chỉ đạo” từ trên xuống hay mọi việc đều rõ như ban ngày thì chắc không còn rủi ro. Nhưng trên một thị trường mà thông tin còn mờ mịt và/ hay luật chơi chưa sòng phẳng thì rủi ro không còn là chuyện rủimà trở thành cơ hội kiếm siêu lợi nhuận cho một nhóm người.Nguồn: TBKTSG . rượu sẽ cho rằng rủi ro bị cảnh sát phạt là cao và sẽ không dám tái phạm nữa. Rủi ro còn được phân loại theo rủi ro thuần túy (pure risks) và rủi ro đầu cơ. lý rủi ro. Bởi lẽ khi số lượng bảo hiểm càng nhiều thì hãng bảo hiểm càng tính được xác suất rủi ro chính xác hơn. Ngược lại với rủi ro khách quan là rủi