Vậtliệucũmàkhông "cũ"
Vật liệucũ vẫn được sử dụng trong những công trình mới. Biết cách
sử dụng, thì cũmà vẫn đẹp, cũmàkhông lạc hậu, cũmà vẫn bền,
vẫn hiệu quả, cũmàkhông cũ.
Dùng vậtliệucũ sẽ tiết kiệm được chi phí trong xây dựng công trình,
nhưng không chỉ có thế; nhiều khi, vậtliệucũ còn nói lên nhiều điều
hơn thế
Từ chuyện tiết kiệm
Vật liệu cũ, trong phạm vi bài viết này được hiểu theo nghĩa rộng. Đó là
những loại vậtliệu – thiết bị – cấu kiện đã được sử dụng trong công
trình cũ, hay nói nôm na là đồ “second hand”; là những loại vậtliệu
kiểu cũ, với nguyên vật liệu, cấu tạo, kiểu dáng, cách thức sản xuất – thi
công đã cũ.
Tường xây bằng sỏi cuội cỡ lớn (quán càphê Miền Đồng Thảo,
Tp.HCM).
Làm công trình mới, tâm lý chung ai cũng muốn dùng vậtliệu mới, thiết
bị mới. Tuy nhiên trong thực tế nhiều loại vậtliệucũ vẫn được sử dụng,
bởi nhiều lý do; mà một trong những lý do đó là kinh tế: sử dụng vậtliệu
cũ để tiết kiệm chi phí xây dựng. Khi xây một ngôi nhà mới thay thế cho
ngôi nhà cũ, các chủ nhà ít nhiều đều có những phân vân khi nhìn ngôi
nhà cũ, với ý nghĩ: cái gì giữ lại, cái gì đem cho, cái gì bán đồng nát,
cái gì thành phế thải và đem vứt bỏ? Và cũng có rất nhiều ý nghĩ cho
rằng cái này cái kia không sử dụng lại được vì không phù hợp với ngôi
nhà mới, với thiết kế mới. Không hẳn vậy, nếu có sự đầu tư (chất xám)
và chuẩn bị trước, rất nhiều thứ có thể sử dụng lại được. Một bộ cửa,
một hệ khung mái, hoa sắt cửa sổ, những viên gạch xây, gạch lát nền,
thiết bị điện – nước đều có thể sử dụng lại một cách hợp lý, khoa học,
hiệu quả. Việc này nên có sự trao đổi trước với người thiết kế, để đưa ra
những giải pháp thiết kế kiến trúc – kỹ thuật phù hợp với những vậtliệu
cũ; và cả việc tính toán khối lượng sao cho hợp lý. Tận dụng để tiết kiệm
là một phần, nhưng chính yêu cầu này đôi khi lại gợi mở ra những ý
tưởng sáng tạo trong thiết kế, cùng với việc tạo nên những chi tiết, điểm
nhấn độc đáo cho công trình. Với một số chủ nhà, nó cũng là kỷ niệm,
ký ức của không gian cũ, thời gian cũ. Cũng phải nói thêm rằng, có một
số loại vậtliệu – thiết bị được sản xuất từ nhiều năm trước, có khi lại có
chất lượng tốt hơn những loại tương đương đang có trên thị trường.
Không ít chủ nhà vẫn lưu luyến và chép miệng: Bỏ thì tiếc vì nó vẫn còn
tốt!
Tất nhiên với việc sử dụng vậtliệu “second hand” này, thì chỉ dành cho
những công trình nhỏ, công trình nhà ở gia đình, quán xá ; không đòi
hỏi khối lượng vậtliệu thi công lớn và phương thức thi công vẫn theo
cách thủ công truyền thống.
Với kiến trúc sư, nhà thiết kế; khi nhận được yêu cầu từ phía chủ nhà tái
sử dụng vậtliệu cũ; hay đồ nội thất cũ; thì cũng là một điều khó khăn,
nhưng cũng rất thú vị. Khách quan mà nói, không phải cái gì cũng có thể
sử dụng lại được; nhưng nếu sử dụng lại, mà có hiệu quả cao, trên nhiều
phương diện: kinh tế, công năng, thẩm mỹ và cả giá trị tinh thần; thì đó
là thành công đáng ghi nhận.
Khá nhiều trường hợp vì sử dụng vậtliệu cũ, thiết bị – cấu kiện, đồ nội
thất cũmà cả chủ nhà lẫn kiến trúc sư cùng đồng tình điều chỉnh thiết kế
sang một hướng khác, với một phong cách kiến trúc – nội thất khác. Ở
nhiều công trình quán xá, nhà hàng; sử dụng vậtliệucũ giống như một
trò chơi, một sự thể nghiệm đầy hứng khởi, thú vị. Cũng không ít các
nhà thiết kế, nhà thầu thi công đã bỏ công sức thời gian săn lùng mua lại
những vậtliệucũ được thanh lý, để làm mới hay bổ sung cho khối lượng
vật liệu công trình thi công nhưng chưa đủ.
Xu hướng hoài cổ
Kiến trúc liên tục
phát triển cùng nhu
cầu xã hội, và công
nghệ vậtliệu cũng
luôn đáp ứng và
đón đầu những nhu
cầu của kiến trúc
mới, hiện đại. Rất
nhiều loại vậtliệu
mới, công nghệ
cao đã ra đời với
nhiều tính năng kỹ
thuật ưu việt.
Song, khi đã đủ đầy, thậm chí là thừa mứa đến phát sợ với yếu tố hiện
đại ấy, con người lại có tâm lý muốn trở về với những gì giản dị, xưa cũ.
Sống và làm việc nhiều trong những kiến trúc hiện đại với những vật
liệu hiện đại như bêtông, kính, thép, inox lạnh lẽo; gạch ceramic trơn
phẳng, chất liệu nhựa composite vô cảm ; người ta có cảm giác sợ và
muốn tìm về với những vật liệu, chất liệu của ngày xưa, và hồi tưởng về
những không gian của ngày xưa; như để tìm một sự cân bằng.
Tường xây gạch mộc, mái tranh (công trình resort
ở
Phan Thiết, Bình Thuận).
Bản thân kiến trúc cũng có tính thời trang, chịu ảnh hưởng của tâm lý và
tâm thế xã hội. Vẫn trên một đà phát triển chung, song kiến trúc cũng có
những “mốt” trong từng thời kỳ, và có sự quay vòng, hồi khứ. Có những
phong cách kiến trúc (đi cùng các loại vậtliệu tương ứng) đã qua hàng
chục năm, lại được đón nhận, ưa chuộng và trở thành trào lưu mới. Và vì
vậy, xu hướng hoài cổ đã làm cho việc sử dụng vậtliệucũ thành một
nhu cầu, không chỉ đơn thuần là tiết kiệm nữa. Vậtliệucũ ở đây, (ngoài
phần nhỏ được tái sử dụng từ công trình cũ nguyên bản), thực tế là
những vậtliệu được sản xuất mới, với nguyên lý, kiểu dáng, chất liệu
cũ.
Có thể thấy bên cạnh nhiều kiến trúc hiện đại, thì ngày càng nhiều
những kiến trúc với các phong cách cũ xuất hiện, với thiết kế và cách
thức thi công khoa học hơn. Phong cách kiến trúc “thuộc địa” Đông
Dương, kiến trúc nhiệt đới, kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian
truyền thống được thể nghiệm lại ở một thời đại mới, với nhiều công
nghệ mới. Với những công trình này, dẫu có máy lạnh hay thiết vị vệ
sinh xịn nhất, thì có một số loại vậtliệu vẫn cứ phải là kiểu cũ. Không
khó để thấy trong nhiều ngôi nhà ở, nhà hàng, quán càphê hay cả các
khu resort cao cấp lại có các loại vật liệu, cấu kiện, đồ nội thất một
thời bị chê là cũ, là lạc hậu, như: gạch bông ximăng, gạch tàu (gạch gốm
không men) gạch hoa gió bêtông đúc, gạch hoa đất nung, khung cột
bằng gỗ, tre; mái lợp ngói cũ, lợp lá; các loại vậtliệu đá sỏi tự nhiên
Nhiều môtíp trang trí cũ và cách thức xây dựng được sử dụng lại theo
các loại vậtliệu đó, như ốp đá tự nhiên, xây gạch trần không trát, gỗ
mộc không sơn Trong việc thi công, để sử dụng tốt các loại vậtliệucũ
đi cùng kiến trúc này, kỹ thuật xây dựng không hề đơn giản; đòi hỏi
nhiều sự tinh tế ở bàn tay người thợ; hơn là các trang thiết bị, máy móc
hay công nghệ thi công hiện đại hỗ trợ.
Đã có rất nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất vậtliệu xây dựng sản xuất
trở lại những loại vậtliệucũ này, cùng với việc nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ mới để sản phẩm bền hơn, chất lượng kỹ thuật, thẩm mỹ cao
hơn.
Cũng không nhất thiết vậtliệucũ phải đi theo phong cách kiến trúc cũ.
Nhiều công trình mang phong thái, dáng dấp hiện đại, nhưng vẫn “hoài
cổ” cục bộ; mà vẫn tạo nên sự cân bằng, hài hoà trong không gian, chi
tiết, hàm lượng vậtliệu Với những kiến trúc sư giàu kinh nghiệm và
tinh tế, vậtliệucũ có thể là “chất liệu” gợi cảm hứng cho sáng tạo, chứ
không quyết định, can thiệp, chi phối nhiều vào công việc thiết kế, và
cũng không phải là yếu tố bó buộc, cản trở thiết kế.
Vật liệucũ và kiến trúc xanh
Vật liệucũ có can hệ gần gũi và mật thiết với kiến trúc xanh. Kiến trúc
xanh hướng tới sự bền vững, thân thiện với môi trường; có nhiều tiêu
chí, trong đó có việc giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên và xả
thải vào môi trường. Với việc sử dụng, tận dụng vậtliệucũ cho công
trình, có nghĩa là giảm việc đầu tư mua sắm vậtliệu mới, hạn chế việc
khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất vậtliệu (trong đó có cả tài
nguyên vậtliệu và tài nguyên năng lượng – nhiên liệu); giảm lượng phế
thải xây dựng khi dỡ bỏ công trình cũ; về cơ bản có nhiều lợi ích về cả
kinh tế và môi trường.
Một kiểu lan can được thiết kế và thi công như tiết kiệm vì thiếu tiền.
Nhưng thực tế, để xây được như thế này không hề dễ.
Các loại vậtliệu “kiểu cũ” theo xu hướng kiến trúc hoài cổ như phần
trên đề cập đa phần cũng được sản xuất từ những nguyên vậtliệu bản
địa, dễ tìm, không tốn nhiều chi phí sản xuất, không đòi hỏi những thiết
bị công nghệ cao, nhiều nhiên liệu trong quá trình sản xuất, chế tác. Việc
sản xuất theo phương thức thủ công, đơn giản cũng làm giảm sự ô nhiễm
hơn nhiều so với các nhà máy sản xuất vậtliệu công nghiệp. Ví dụ như
các loại vậtliệu như đất, đá, tre, gỗ, lá thường có sẵn ở địa phương;
không tốn nhiều chi phí vận chuyển cũng như gia công cũng như chi phí
liên quan đến công nghệ, thiết bị trong quá trình thi công lắp dựng.
Lựa chọn, sử dụng vậtliệu là một nội dung quan trọng của thiết kế; vật
liệu là yếu tố quan trọng của kiến trúc. Bởi vậy, sử dụng vậtliệucũ
không chỉ đơn thuần là việc tận dụng để tiết kiệm, mà còn là một thái độ
đúng đắn, tích cực; có nhiều ý nghĩa.
Chưa cần phải xa xôi với những thiết kế tính toán công phu, với công
nghệ hiện đại tiết kiệm năng lượng; hay trồng thật nhiều cây; chỉ đơn
giản là nếu sử dụng lại những vậtliệucũ – tất nhiên với cách thức hợp
lý, hiệu quả; thì cũng đã làm cho công trình “xanh” thêm một chút rồi!
. Vật liệu cũ mà không " ;cũ& quot;
Vật liệu cũ vẫn được sử dụng trong những công trình mới. Biết cách
sử dụng, thì cũ mà vẫn đẹp, cũ mà không. không lạc hậu, cũ mà vẫn bền,
vẫn hiệu quả, cũ mà không cũ.
Dùng vật liệu cũ sẽ tiết kiệm được chi phí trong xây dựng công trình,
nhưng không chỉ có thế;