BànvềQuyđịnh đạo đứcnghềnghiệpcủaKiểmtoánviên và đạoluậtSarbanes-OxleyKiểmtoán là một nghềnghiệp mà sự tồn tạicủa nó phụ thuộc vào các đức tính của người hành nghề nhằm phục vụ tốt nhất cho lợi ích của cộng đồng. Trên Tạp chí số 64 (tháng 2/2007), TS. Trần Thị Giang Tân đã có bài viết bànvề vai trò của đạođứcnghềnghiệpkiểmtoán và việc cần thiết phải thiết lập một cơ chế để giám sát việc tuân thủ chuẩn mực đạođức cũng như xét xử hành vi vi phạm đạođứcnghề nghiệp. Trong số này, tác giả lại tiếp tục bànvề những quyđịnhvềđạođứcnghềnghiệp cho kiểmtoán viên. Các loại quyđịnh đạo đứcnghềnghiệpcủakiểmtoánviên Các quyđịnhvềđạođứcnghềnghiệp cho người hành nghềkiểmtoán được hình thành do mối liên hệ giữa nghềnghiệpvà môi trường xã hội. Các quyđịnhđạođứcnghềnghiệp thường được tìm thấy trong chuẩn mực đạođứcnghềnghiệpvà các quyđịnhcủaluật pháp. Dù cả hai cùng đề cập đến vần đề đạođứcnghềnghiệp nhưng cách thức ban hành và nội dung có những điểm khác nhau. Tại Hoa Kỳ, các chuẩn mực kiểmtoánvà chuẩn mực đạođứcnghềnghiệp do tổ chức nghềnghiệpkiểmtoán (AICPA) ban hành vàkiểm soát chất lượng hoàn toàn do tổ chức nghềnghiệp đảm nhận. Mô hình tự kiểm soát xuất phát từ nguyên nhân là hoạt động kiểmtoán độc lập Hoa Kỳ đã phát triển mạnh và rất sớm do nền kinh tế được tài trợ bởi thị trường chứng khoán. Sự phát triển mạnh của hoạt động kiểmtoán từ khi chưa có các quyđịnhcủa Nhà nước đã đưa đến sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của tổ chức nghề nghiệp. Cho đến những năm 2000, một số vụ bê bối vềtài chính và kế toán nổ ra đưa đến sự sụp đổ các công ty hàng đầu trên thế giới và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của công chúng, trong đó có lỗi của công ty kiểm toán. Nhà nước Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào hoạt động kiểmtoán thông qua việc ban hành luậtSarbanes -Oxley. LuậtSarbanes-Oxley 2002 được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn ngày 30/7/2002 nhằm nâng cao chất lượng và tính minh bạch của báo cáo tài chính, tăng cường trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc vàkiểmtoán viên. Ngoài một số điều khoản liên quan đến tính độc lập củakiểmtoán viên, LuậtSarbanes-Oxley còn cho phép Uỷ ban giám sát kế toánvàkiểmtoán các công ty niêm yết (PCAOB) thuộc SEC sẽ quản lý việc đăng ký các công ty kiểmtoán được phép kiểmtoán cho các công ty niêm yết, thiết lập hay chấp nhận bằng luật lệ đối với các quyđịnh liên quan đến kiểm soát chất lượng, đạo đức, tính độc lập và các chuẩn mực khác liên quan đến việc soạn thảo báo cáo kiểmtoánvà thực hiện việc giám sát đối với các công ty kiểm toán. Các quyđịnhcủaLuật Sarbane -Oxley không hề mâu thuẫn với chuẩn mực đạođứcnghề nghiệp. Tuy nhiên, nội dung củaluậtSarbanes-Oxley có một số khác biệt chủ yếu so với quyđịnh trong chuẩn mực đạođứcnghề nghiệp, như là: Các quyđịnh trong LuậtSarbanes-Oxley chỉ tập trung vào tính độc lập, còn những nguyên tắc đạođứcnghềnghiệp khác trong chuẩn mực đạođứcnghềnghiệp như trung thực khách quan, tư cách nghề nghiệp… không được luật này đề cập. Các quyđịnh trong LuậtSarbanes-Oxley rất chặt chẽ, cụ thể và được ban hành dưới dạng những điều cấm và những điều mà kiểmtoánviên phải tuân thủ để thể hiện tính độc lập của mình. Nếu kiểmtoánviên làm trái những quyđịnh này có nghĩa là họ đã vi phạm pháp luậtvà phải chịu xử lý về mặt pháp luật. Trong khi các quyđịnhcủa chuẩn mực đạođứcnghềnghiệp thường ban hành dưới dạng nguy cơ và biện pháp bảo vệ. LuậtSarbanes - Oxley và chuẩn mực đạođứcnghềnghiệp là hai cách tiếp cận khác nhau đối với lĩnh vực đạođứcnghề nghiệp. Điều đó xuất phát từ nguyên nhân đối với cơ quan quản lý xã hội, kiểmtoán không chỉ là phương tiện để đảm bảo độ tin cậy của thông tin mà còn là công cụ giám sát thông tin của xã hội. Còn đối với nghề nghiệp, đạođứcnghềnghiệp là những hướng dẫn giúp các thành viên ứng xử một cách trung thực nhằm đạt được sự tin cậy của xã hội. Từ các vấn đề trên cho thấy, khuynh hướng phổ biến hiện nay là luật pháp phải can thiệp vào một số phương diện củanghềnghiệpkiểmtoán nhằm tạo sự ổn định xã hội, đặc biệt là ổn định thị trường chứng khoán. Trong khi đó, chuẩn mực đạođức nhằm xây dựng hình ảnh lý tưởng củanghềnghiệp để nâng cao sự tín nhiệm của công chúng đối với nghề nghiệp. Việc tồn tại song song hai quyđịnh trên là điều tất yếu khách quan. Quyđịnhvềđạođứcnghềnghiệptại Việt Nam Tại Việt Nam, các quyđịnhvềđạođứcnghềnghiệp hiện hành được thể hiện chủ yếu trong Nghị định 105/2004/NĐ- CP ban hành ngày 30/3/2004 của Chính phủ vềKiểmtoán độc lập và Chuẩn mực đạođứcnghềnghiệpban hành ngày 01/12/2005 theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC, áp dụng cho tất cả những người làm kế toánvà người làm kiểm toán. Việc tồn tại song song hai loại quyđịnh nói trên là phù hợp với thông lệ chung trên thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng chúng vào thực tế hiện nay vẫn còn một số bất cập. Trước hết, các quyđịnhvềđạođứcnghềnghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ chuẩn mực, chưa có các hướng dẫn cụ thể. Bản thân một số nội dung trong chuẩn mực cũng còn nhiều điểm rất trừu tượng, do vậy, hạn chế về khả năng triển khai chúng trong thực tế. Các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, để có thể áp dụng chuẩn mực đạođứcnghềnghiệp vào thực tế, đều có các hướng dẫn chi tiết (các giải thích và hướng dẫn cụ thể vềđạo đức). Chính vì vậy, việc đưa ra các hướng dẫn đối với Việt Nam rất quan trọng vì sẽ giúp các công ty kiểmtoán có thuận lợi hơn trong việc xây dựng chính sách đạođứcnghềnghiệp cho mình. Trong khi chờ đợi việc nghiên cứu để có thể ban hành đầy đủ các hướng dẫn, trước mắt để chuẩn mực đạođứcnghềnghiệp có thể áp dụng sớm, cần ban hành ngay những hướng dẫn chi tiết về một số nội dung quan trọng. Một là, phí dịch vụ: Đoạn 106 của chuẩn mực đạođứcnghềnghiệp đã nêu: “Việc quá phụ thuộc vào phí dịch vụ của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo sẽ tạo nguy cơ do tư lợi làm ảnh hưởng tính độc lập củakiểmtoán viên”. Và công ty không nên nhận hợp đồng kiểmtoán nếu mức phí thấp hơn đáng kể so với công ty kiểmtoán tiền nhiệm (hay công ty kiểmtoán khác). Tuy nhiên, chuẩn mực không nêu rõ như thế nào là “quá phụ thuộc” hay “ đáng kể “nên rất khó áp dụng vào thực tế. Theo chúng tôi, để xem xét thể nào là quá phụ thuộc, có thể dựa vào hướng dẫn của một số Hiệp hội nghềnghiệpcủa các quốc gia trên thế giới. Thông thường, phí của hợp đồng kiểmtoán cho một khách hàng không nên vượt quá 15% (đối với khách hàng là công ty không niêm yết) hay vượt quá 10% (đối với khách hàng là công ty niêm yết) tổng doanh thu của công ty kiểmtoán (theo hướng dẫn của hội nghềnghiệpkiểmtoán Anh quốc ACCA). Trường hợp phí hợp đồng thu được từ một khách hàng cao hơn tỷ lệ nêu trên, công ty kiểmtoán nên có các chính sách, thủ tục thích hợp để bảo vệvà giám sát việc thực hiện hợp đồng kiểm toán, cũng như kiểm soát chất lượng của hợp đồng kiểm toán. Nếu không, phải từ chối thực hiện hợp đồng kiểmtoán cho khách hàng này. Về mức phí thấp hơn đáng kể, do rất khó xác định bằng số tuyệt đối hay số tương đối, vì vậy, các hướng dẫn thường yêu cầu công ty kiểmtoán phải cân nhắc các vấn đề: - Thời gian thực hiện hợp đồng phải thích hợp, tức không được giảm thời gian thực hiện kiểm toán; - Trình độ chuyên môn và năng lực kiểmtoánviên tham gia vào hợp đồng kiểmtoán phải phù hợp; - Tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kiểmtoánvàquy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình kiểm toán. Hai là, xem xét khả năng phát sinh xung đột lợi ích Xung đột lợi ích ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạođứcnghề nghiệp. Tuy nhiên vấn đề này không được trình bày đầy đủ trong chuẩn mực hiện hành. Chuẩn mực đạođứcnghềnghiệpcủa quốc tế năm 2006 đã đưa thêm nội dung này. Trong thực tế, đây là một vấn đề cần quan tâm trong việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Vì vậy, cần bổ sung nội dung này vào chuẩn mực đạođứcnghề nghiệp. Ngoài ra, cần đưa ra các hướng dẫn chi tiết hơn về các loại xung đột lợi ích. Phương pháp giải quyết xung đột do đối lập lợi ích: Khi nhận đề nghị cung cấp dịch vụ từ khách hàng mới, mà lợi ích của khách hàng này đối lập với khách hàng hiện tại, công ty kiểmtoán không nên chấp nhận đề nghị này, ngoại trừ trường hợp sau: Khách hàng mới và khách hàng hiện tại ký văn bản cam kết chấp nhận cho công ty kiểmtoán cung cấp dịch vụ sau khi họ đã được công ty kiểmtoán cung cấp thông tin nêu trên. Công ty sử dụng hai nhóm kiểmtoán riêng biệt, có thiết lập thủ tục ngăn ngừa việc tiếp cận thông tin, cũng như đã hướng dẫn đầy đủ cho nhóm kiểmtoánvề yêu cầu bảo mật thông tin để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đạođứcnghề nghiệp. Nếu khách hàng từ chối ký văn bản cam kết, công ty kiểmtoán không được cung cấp dịch vụ cho một trong hai khách hàng này. Trường hợp công ty kiểmtoán chỉ phát hiện xung đột lợi ích khi tiến hành kiểm toán, công ty nên chọn phương pháp xử lý như là: Rút lui khỏi hợp đồng dịch vụ đang cung cấp cho cả hai bên nếu nhận thấy không có biện pháp nào có thể áp dụng để giảm thiểu nguy cơ có xung đột do đối lập lợi ích, hoặc xin sự chấp nhận bằng văn bảncủa khách hàng và thực hiện các biện pháp phân chia nhân lực nhằm tuân thủ đầy đủ chuẩn mực đạođứcnghề nghiệp. Phương pháp giải quyết xung đột lợi ích do cạnh tranh: Khi chấp nhận hợp đồng kiểmtoán cho khách hàng mới mà có thể tạo xung đột lợi ích do cạnh tranh với khách hàng hiện hữu, kiểmtoánviênvà công ty kiểmtoán cần đặc biệt chú ý đến việc bảo mật thông tin của khách hàng. Ngoài ra, công ty kiểmtoán cần lưu ý trường hợp xung đột lợi ích do cạnh tranh có thể trở thành xung đột do đối lập lợi ích. Ví dụ, khách hàng X và Y là hai đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành kinh doanh. Cả hai công ty dự định sẽ tham gia đấu thầu vào một hợp đồng cung cấp dịch vụ. Đây là cuộc đấu thầu ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và công ty nào thắng thầu sẽ trở thành nhà cung cấp, đồng thời sẽ chi phối thị trường. Khi đó, công ty kiểmtoán phải cân nhắc các nhân tố sau khi đưa ra quyết định chấp nhận hợp đồng kiểm toán: - ảnh hưởng của việc chấp nhận hợp đồng của khách hàng thứ hai đối với khách hàng thứ nhất. - ảnh hưởng của khách hàng thứ nhất đối với khách hàng thứ hai. Thông thường, công ty vẫn có thể cung cấp dịch vụ khi các điều kiện sau được bảo đảm: Công ty sẽ sắp xếp được nhân sự một cách hợp lý để các nhóm tham gia kiểmtoán sẽ tách biệt với nhau nhằm bảo mật tuyệt đối thông tin của khách hàng. Thông báo cho khách hàng và cần có sự đồng ý bằng văn bảncủa khách hàng. Phương pháp giải quyết xung đột lợi ích kinh doanh: Xung đột này nảy sinh khi công ty kiểmtoán cung cấp dịch vụ cho một khách hàng mà lợi ích của công ty kiểmtoán gắn liền với lợi ích của khách hàng đó. Cần chú ý trường hợp xung đột lợi ích kinh doanh có thể đưa đến xung đột đối lập lợi ích hay xung đột lợi ích cạnh tranh. Ví dụ, công ty kiểmtoán có quan hệ kinh doanh với khách hàng C. Công ty nhận được đề nghị cung cấp dịch vụ cho khách hàng D về việc tư vấn dự án phát triển cho một sản phẩm /dịch vụ thuộc ngành nghềcủa C, hay của các đối thủ cạnh tranh của công ty C. Điều này có thể sẽ dẫn đến việc công ty cung cấp dịch vụ kiểmtoán lại tư vấn cho công ty D theo hướng có lợi cho công ty C. Khi phát sinh xung đột lợi ích nêu trên, công ty kiểmtoán cần thông báo cho khách hàng tiềm năng (khách hàng D, ở ví dụ trên) đầy đủ thông tin về mối quan hệ này. Nếu khách hàng vẫn đồng ý, công ty có thể chấp nhận hợp đồng kiểmtoánvà khi đó, cần có các biện pháp bảo vệ thích hợp để giảm thiểu rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được. Ba là, Vay và bảo lãnh Đoạn 147, 148 và 149 chuẩn mực đạođức hiện hành quy định: “KiỂm toánviênvà công ty kiỂmtoán có thỂ đi vay và cho vay đỐi vỚi khách hàng nẾu khoẢn đi vay và cho vay không đáng kể đối với cả công ty kiểmtoán hoặc kiểmtoánviênvà khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo”. Thế nhưng chuẩn mực lại không hướng dẫn như thế nào là “không đáng kể” nên rất khó áp dụng, vì vậy rất cần có hướng dẫn chi tiết hơn về vấn đề này. Mức “không đáng kể” có thể xác định bằng số tuyệt đối hay số tương đối. Đối với kiểmtoán viên, nên sử dụng số tuyệt đối, còn đối với công ty kiểmtoán nên sử dụng số tương đối (chẳng hạn một tỷ lệ % so với doanh thu, tài sản …). Chẳng hạn theo hướng dẫn một số công ty kiểm toán: kiểmtoánviên chỉ có thể thực hiện kiểmtoán cho khách hàng là các tổ chức tín dụng nếu những khoản thấu chi hay khoản vay từ các công ty (không phải là ngân hàng, tổ chức tài chính) có số dư không vượt quá 5.000 USD. Như vậy, tuỳ theo tình hình thực tế, Hội nghềnghiệp nên chọn một số thích hợp và đưa ra hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Bốn là, Cần đưa ra yêu cầu kiểmtoánviên phải ký văn bản cam kết về tính độc lập Một số quốc gia, chẳng hạn như Pháp, yêu cầu trước mỗi cuộc kiểm toán, kiểmtoánviên phải ký văn bản này. Việc yêu cầu kiểmtoánviên ký cam kết nhằm nhắc nhở họ tầm quan trọng của việc tuân thủ đạođứcnghềnghiệpvà là cơ sở để sau này có thể xem xét vi phạm củakiểmtoán viên. Giữa chuẩn mực đạođứcnghềnghiệpvà các quyđịnh trong NĐ105 có một số điểm khác biệt. Khi phát sinh khác biệt, kiểmtoánviênvà công ty kiểmtoán hiện nay chưa có cơ sở để giải quyết. Thực vậy, giữa chuẩn mực đạođứcnghềnghiệpvà Nghị định 105 còn tồn tại một số nội dung khác biệt. Chẳng hạn theo đoạn 190 của chuẩn mực đạođứcnghề nghiệp, nếu khách hàng kiểmtoán không phải là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty kiểmtoán có thể cung cấp các dịch vụ kế toánvà ghi sổ kế toán theo thủ tục thoả thuận trước với điều kiện các nguy cơ tự kiểm tra có thể được giảm xuống mức có thể chấp nhận được. Còn nếu khách hàng kiểmtoán là công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán, thì công ty kiểmtoán không được cung cấp dịch vụ kế toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính Trong khi đó ở Điều 27, Nghị định 105/2004/NĐ- CP ban hành ngày 30/3/2004 của Chính phủ quyđịnh là: Doanh nghiệpkiểmtoán không được thực hiện kiểmtoán trong trường hợp “đang cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểmtoán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính hoặc đã thực hiện các dịch vụ trên trong năm trước cho khách hàng” không phân biệt là khách hàng có niêm yết hay không. Như vậy, trong trường hợp này, nếu tuân thủ chuẩn mực đạođứcnghề nghiệp, công ty vẫn có thể chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Nhưng nếu chấp nhận hợp đồng kiểm toán, công ty sẽ vi phạm Nghị định 105/2004/NĐ-CP . Việc khác biệt này không chỉ phát sinh tại Việt Nam mà đã từng phát sinh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, một số các quyđịnh trong LuậtSarbanes-Oxley có sự khác biệt so với chuẩn mực đạođứcnghề nghiệp. Để giải quyết khác biệt này, sau khi LuậtSarbanes-Oxley được ban hành, chuẩn mực đạođứcnghềnghiệp Hoa Kỳ đã bổ sung một số quyđịnh cho phù hợp quyđịnh trong luậtSarbanes -Oxley. Nói cách khác, giữa chuẩn mực đạođứcvà Nghị định 105/2004/NĐ-CP có những nội dung khác biệt vàvề nguyên tắc, chuẩn mực được ban hành bằng Quyết địnhcủa Bộ Tài chính, tức có giá trị pháp lý thấp hơn Nghị định 105, nên khi có khác biệt phải tuân theo Nghị định 105. Thế nhưng, nếu tuân thủ Nghị định 105/2004/NĐ-CP, trong một số trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu của chuẩn mực đạođứcnghề nghiệp. Phương pháp giải quyết tốt nhất là nên học tập kinh nghiệm của Hoa Kỳ, tức bổ sung nội dung sau đây vào chuẩn mực đạođứcnghềnghiệpcủa Việt Nam quyđịnh như sau: Khi áp dụng các chuẩn mực đạođứcnghề nghiệp, có thể nảy sinh một số khác biệt. Lúc này, nếu quyđịnhcủa chuẩn mực đạođức không chặt chẽ bằng quyđịnh pháp lý, cần tuân thủ các quyđịnh pháp lý có liên quan. Ngược lại, khi chuẩn mực đạođức chặt chẽ hơn các quyđịnh pháp lý, thì phải tuân thủ các quyđịnhcủa chuẩn mực. Tóm lại, việc hoàn thiện các quyđịnhđạođứcnghềnghiệp cho kiểmtoánviên ở Việt Nam nhằm giúp các công ty kiểmtoánvà người hành nghề dễ dàng áp dụng vào thực tế. Đây là một biện pháp góp phần phát triển các dịch vụ kiểmtoánvà những dịch vụ đảm bảo khác trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế./. Admin (Theo Tạp chí kế toán số 64 ) . Bàn về Quy định đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên và đạo luật Sarbanes -Oxley Kiểm toán là một nghề nghiệp mà sự tồn tại của nó phụ thuộc vào. phạm đạo đức nghề nghiệp. Trong số này, tác giả lại tiếp tục bàn về những quy định về đạo đức nghề nghiệp cho kiểm toán viên. Các loại quy định đạo đức nghề