1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Sổ tay tín dụng

210 425 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 210
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Sổ tay tín dụng Trang 1 /210 STT MỤC LỤC Trang I II III IV V 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG Mục đích của Sổ tay tín dụng Cấu trúc cuốn Sổ tay tín dụng Tổ chức thực hiện Giải thích thuật ngữ Các chữ viết tắt PHẦN II: BỘ MÁY CẤP TÍN DỤNG CỦA GP.BANK Bộ máy cấp tín dụng của GP.Bank Trách nhiệm của Bộ máy cấp tín dụng Hội đồng Tín dụng và Ban tín dụng Phê duyệt tín dụng PHẦN III: CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG Khái quát về chính sách tín dụng của GP.Bank Chính sách cho vay đối với khách hàng Các hạn chế, giới hạn cần lưu ý trong hoạt động cho vay, cấp tín dụng Định hướng phát triển kinh doanh trong hoạt động tín dụng PHẦN IV: QUY TRÌNH TÍN DỤNG Gặp gỡ khách hàng và đánh giá bộ Tiếp nhận hồ từ khách hàng Thẩm định và lập báo cáo thẩm định Phê duyệt và quyết định cho vay Hoàn chỉnh thủ tục cho vay Giải ngân Kiểm tra và đánh giá việc sử dụng tiền vay Điều chỉnh khoản vay Quản lý khoản vay, thu hồi nợ Tất toán khoản vay PHẦN V: QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY Các quy định chung Đối tượng và phạm vi áp dụng Mục đích của bảo đảm tiền vay Các biện pháp bảo đảm tiền vay Nguyên tắc bảo đảm tiền vay Phạm vi bảo đảm tiền vay 5 5 6 6 13 14 15 20 22 26 27 32 39 42 43 52 74 78 82 86 89 93 99 101 101 101 101 101 102 Sổ tay tín dụng Trang 2 /210 1.6 1.7 1.8 1.9 1.10 1.11 1.12 1.13 1.14 1.15 1.16 1.17 1.18 1.19 1.20 1.21 1.22 1.23 1.24 1.25 1.26 1.27 1.28 1.29 1.30 1.31 1.32 1.33 1.34 1.35 1.36 1.37 1.38 2 2.1 2.2 2.3 Các tài sản bảo đảm tiền vay Điều kiện đối với tài sản bảo đảm Quyền sử dụng đất được nhận thế chấp Tài sản gắn liền với đất được nhận thế chấp Tài sản không được nhận cầm cố, thế chấp Quyền sử dụng đất không được nhận thế chấp Điều kiện đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng Điều kiện bổ sung đối với tài sản cầm cố, thế chấp Bảo lãnh của bên thứ ba Cấp tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp Điều kiện đối với Khách hàng vay và tài sản bảo đảm hình thành vừ vốn vay Hồ tài sản bảo đảm tiền vay Thẩm định về biện pháp và tài sản bảo đảm tiền vay Giới hạn mức cấp tín dụng so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay Các trường hợp được thay đổi về bảo đảm tiền vay Các nội dung được thay đổi về bảo đảm tiền vay Soạn thảo Hợp đồng bảo đảm tiền vay Ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay Công chứng, chứng thực Hợp đồng bảo đảm tiền vay Đăng ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay Xác nhận và thông báo phong tỏa tài sản bảo đảm tiền vay Mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm tiền vay Tiếp nhận hồ tài sản bảo đảm tiền vay Quản lý hồ tài sản bảo đảm tiền vay Quản lý tài sản bảo đảm tiền vay Quản lý tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay Quản lý hồ và tài sản bảo đảm tiền vay liên quan đến tổ chức tín dụng khác Kiểm tra, theo dõi, đánh giá lại tài sản và hồ tài sản bảo đảm tiền vay Cho mượn và bổ sung tài sản bảo đảm tiền vay Cho rút bớt, thay thế và giải tỏa tài sản bảo đảm tiền vay Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay Chi phí liên quan đến bảo đảm tiền vay Hạch toán, thống kê và báo cáo về tài sản bảo đảm tiền vay Định giá tài sản đảm bảo Quy tắc chung về việc định giá tài sản bảo đảm Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động định giá tài sản Các phương pháp định giá 102 102 103 104 104 106 107 107 109 109 110 110 111 112 112 113 113 114 115 116 122 123 123 124 125 125 125 126 126 127 127 128 128 128 128 130 131 Sổ tay tín dụng Trang 3 /210 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 1 2 3 4 5 6 I 1 2 3 4 5 6 II 1 2 3 4 5 Giá trị thị trường làm cơ sở cho định giá tài sản Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho định giá tài sản Báo cáo kết quả, hồ định giá trị tài sản Phương pháp xác định giá đất Định giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất Định giá tài sản cầm cố, thế chấp không phải là QSD đất và TS gắn liền với đất Quy trình thực hiện bảo đảm tiền vay Quy trình thẩm định, định giá tài sản bảo đảm Quy trình định giá lại TSBĐ tiền vay và xử lý khi giá trị định giá giảm Quy trình hoàn tất thủ tục bảo đảm tiền vay Quy trình nhập tài sản bảo đảm Quy trình xuất tài sản bảo đảm Quy trình đổi tài sản bảo đảm Quy trình mượn hồ tài sản bảo đảm Quy trình quản lý bảo hiểm của tài sản bảo đảm Quy trình xử lý tài sản bảo đảm PHẦN VI: QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT TÍN DỤNG Phân loại nợ theo chất lượng của khoản vay: Thực hiện phân loại nợ, tính toán và trích lập dự phòng rủi ro Theo dõi và quản lý các khoản vay đã được phân loại Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo và xác định các vấn đề Phương pháp và quy trình quản lý nợ có vấn đề Biện pháp phòng ngừa, khắc phục, xử lý đối với các nhóm dấu hiệu rủi ro PHẦN VII: QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ NỢ Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: Một số thủ tục trước khi xử lý tài sản bảo đảm: Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận Xử lý TSBĐ trong trường hợp không đạt thỏa thuận: Xử lý TSBĐ trong một số trường hợp cụ thể Định giá TSBĐ khi xử lý Thanh toán thu nợ từ việc xử lý TSBĐ Xử lý tranh chấp liên quan đến bảo đảm tiền vay Các trường hợp áp dụng biện pháp khởi kiện Báo cáo và thực hiện các thủ tục ủy quyền để khởi kiện và tham gia tố tụng Lựa chọn Tòa án có thẩm quyền để giải quyết Hồ khởi kiện Trình tự nộp hồ khởi kiện 132 133 135 139 144 145 146 146 151 153 155 158 159 162 163 165 168 172 174 177 182 188 192 192 193 194 195 196 196 197 197 197 198 198 199 Sổ tay tín dụng Trang 4 /210 6 7 8 III 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 1 2 3 Tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử thẩm Tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử phúc thẩm Thủ tục thi hành án Xử lý rủi ro Đối tượng xử lý rủi ro Nguyên tắc xử lý rủi ro Xử lý chênh lệch trích lập dự phòng và rủi ro tín dụng Hồ để làm căn cứ cho việc xét xử lý rủi ro Thành phần Hội đồng xử lý rủi ro Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý rủi ro Quy trình xét xử lý rủi ro Hạch toán trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro Hạch toán thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro Lưu trữ hồ PHẦN VIII: HỆ THỐNG MẪU BIỂU TÍN DỤNG Tờ trình tín dụng Hợp đồng tín dụng Hợp đồng bảo đảm tiền vay Các mẫu biểu khác PHẦN IX: TÀI LIỆU THAM CHIẾU Các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng Hệ thống các văn bản tín dụng của NHNN Hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động tín dụng của GP.Bank 199 200 201 202 202 202 202 203 203 203 203 204 204 204 205 205 205 205 207 208 209 Sổ tay tín dụng Trang 5 /210 PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG I. Mục đích của Sổ tay tín dụng Sổ tay tín dụng được xây dựng nhằm mục đích thực sự là cẩm nang cho mọi cán bộ tín dụng, cụ thể: - Giới thiệu chung về cơ cấu tổ chức, hoạt động tín dụng tại GP.Bank để cán bộ tín dụng nắm được vị trí công tác của mình, hiểu rõ tầm quan trọng và vai trò đóng góp của các vị trí đó đối với tổng thể hoạt động tín dụng tại GP.Bank. - Đảm bảo hoạt động tín dụng tuân thủ chặt chẽ các quy định liên quan của pháp luật: Sổ tay tín dụng được soạn thảo không nhằm mục đích thay thế mà chỉ là bản bổ sung, chi tiết hơn các hướng dẫn hiện có liên quan đến hoạt động tín dụng đã được Ban lãnh đạo GP.Bank ban hành. Sổ tay tín dụng tuy không thể khái quát hết tính phức tạp và đặc thù riêng biệt của mỗi khoản vay song cố gắng thể hiện là khuôn mẫu chung đối với từng phần của hoạt động tín dụng nhằm đạt được mức chuẩn hóa cao nhất trong các hoạt động tín dụng, hướng dẫn người sử dụng có cơ sở vận dụng, kết hợp các quy định liên quan của pháp luật vào thực tế một cách dễ dàng hơn, tránh các rủi ro về mặt pháp lý. - Thống nhất quy trình làm việc trong toàn hệ thống: Sổ tay tín dụng bao hàm các quy trình tín dụng áp dụng trong toàn hệ thống GP.Bank với mục đích để các cán bộ liên quan có thể phối hợp nhịp nhàng, thống nhất cung ứng đến khách hàng sản phẩm với chất lượng cao nhất. - Xác định quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ cơ bản của các cán bộ tham gia hoạt động tín dụng: Để cán bộ tín dụng nắm rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình trong từng phần hành nghiệp vụ, hiểu rõ những bước thực hiện, những việc phải làm khi tham gia một khoản vay. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cán bộ. Sổ tay tín dụng được xây dựng thành cẩm nang tra cứu cho mọi đối tượng cán bộ tín dụng để dù là cán bộ mới cũng hiểu và nắm bắt được những việc cần phải làm và hiểu rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình trong hoạt động tín dụng ngân hàng. - Đảm bảo tính minh bạch: Sổ tay tín dụng được xây dựng đảm bảo tính minh bạch và thống nhất trong hoạt động tín dụng. Đồng thời, phản ánh được những kinh nghiệm và các quy tắc thực hành tín dụng tốt nhất của Ngân hàng, tiến tới đưa vào áp dụng các chuẩn mực, công nghệ quản lý tín dụng và quản trị rủi ro mới. Việc thực hiện xây dựng Sổ tay tín dụng lần này là một trong những yêu cầu của ngân hàng Nhà nước đặt ra cho các ngân hàng thương mại. Đồng thời, đây cũng là yêu cầu GP.Bank đặt ra cho mình nhằm chuẩn hóa tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng tín dụng đồng đều trong toàn hệ thống. II. Cấu trúc cuốn Sổ tay tín dụng - Phần I. Giới thiệu chung - Phần II. Bộ máy cấp tín dụng của GP.Bank - Phần III. Chính sách tín dụng - Phần IV. Quy trình tín dụng - Phần V. Quy định về bảo đảm tiền vay - Phần VI. Quy định về kiểm tra và giám sát tín dụng - Phần VII. Quy định về xử lý nợ - Phần VIII. Hệ thống mẫu biểu tín dụng Sổ tay tín dụng Trang 6 /210 - Phần IX. Tài liệu tham chiếu III. Tổ chức thực hiện Sổ tay tín dụng là cuốn cẩm nang hệ thống và tổng hợp các quy định chung, các bước cơ bản mà mỗi cán bộ tín dụng cần thực hiện trong quy trình tác nghiệp. Sổ tay tín dụng được xây dựng với mục đích trở thành công cụ hỗ trợ quan trọng cho mỗi cán bộ tín dụng tra cứu để thực hiện phần hành công việc của mình một cách nhuần nhuyễn, từ các bộ quản lý đến cán bộ tác nghiệp, từ cán bộ đã công tác lâu năm đến cán bộ mới được tuyển dụng, từ cán bộ Hội sở đến cán bộ chi nhánh. Các cán bộ tín dụng các cấp có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ và thực hiện nghiêm túc theo các nội dung của Sổ tay tín dụng. Để Sổ tay tín dụng thực sự trở thành cẩm nang cho mọi cán bộ tín dụng đòi hỏi mỗi bộ phận nghiệp vụ trong quá trình khai thác sử dụng theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm thường xuyên nghiên cứu, đề xuất trình Ban lãnh đạo cập nhật, bổ sung, hoàn thiện các cấu phần của Sổ tay tín dụng cho phù hợp với các quy định hiện hành, phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển từng thời kỳ của GP.Bank. Sổ tay tín dụng được áp dụng thống nhất cho tất cả các cán bộ nhân viên, bộ phận chức năng và các cấp quản lý có liên quan đến hoạt động tín dụng của GP.Bank. Nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện tốt các nội dung nêu trong Sổ tay tín dụng, tất cả các cán bộ nhân viên liên quan cần tuân thủ quy tắc đạo đức trong quá trình thực hiện, cụ thể gồm các quy tắc sau: - Cán bộ phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình một cách trung thực, minh bạch và đúng mực trong mối quan hệ với khách hàng, với đồng nghiệp và bên thứ ba. - Mọi quyết định tín dụng được thực hiện phù hợp với các quy định của Sổ tay tín dụng, các văn bản quy phạm của GP.Bank và các văn bản pháp luật có liên quan. - Các cán bộ không được nhận bất cứ tài sản có giá trị nào mà có thể tạo ảnh hưởng đến sự đánh giá trong quá trình đưa ra quyết định tín dụng. - Hết lòng phục vụ khách hàng song bảo đảm không đặt ngân hàng hoặc cán bộ khác vào những mối quan hệ có mâu thuẫn về lợi ích. - Giữ gìn, bảo mật nội dung cuốn Sổ tay tín dụng, không để lộ các thông tin liên quan ra ngoài hệ thống. Thực tế cho thấy hoạt động và môi trường kinh doanh liên tục biến động, đòi hỏi phải liên tục điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp với môi trường và mục tiêu trong từng thời kỳ của Ngân hàng. Các quy định, hướng dẫn liên quan đến hoạt động tín dụng vì vậy cũng phải luôn có sự thay đổi từng giai đoạn, từng thời kỳ để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Do đó không thể phản ánh những quy định và các hướng dẫn cụ thể liên quan đến sản phẩm, khách hàng, thị trường, giai đoạn hoạt động nhất định trong Sổ tay tín dụng của GP.Bank. Thay vì vậy, Sổ tay tín dụng chủ yếu tập trung trình bày chính sách, nguyên tắc chung và các định hướng hoạt động làm nền tảng để phát triển các chính sách cụ thể của GP.Bank. Để có được các hướng dẫn cụ thể, chi tiết và những cập nhật liên quan đến quy trình, quy định cung cấp một sản phẩm cụ thể nào đó, người sử dụng cần tham vấn các quy định, quyết định dưới dạng văn bản hiện có của GP.Bank. IV. Giải thích thuật ngữ: Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Ân hạn là khoảng thời gian từ ngày khách hàng nhận tiền vay lần đầu tiên cho đến trước ngày bắt đầu của kỳ hạn trả nợ đầu tiên. 2. Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. 3. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với tổ chức tín dụng. Sổ tay tín dụng Trang 7 /210 4. Bên bảo đảm là khách hàng vay hoặc bên thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh. 5. Bên thứ ba là các cá nhân hoặc tổ chức cầm cố, thế chấp tài sản của họ để bảo đảm cho nghĩa vụ tín dụng của Khách hàng trong các giao dịch với GP.Bank. 6. Bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của mình, đối với DNNN là tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để cầm cố, thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. 7. Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho cá nhân và hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền nhỏ tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ. 8. Bảo lãnh là việc Bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với GP.Bank với tư cách là bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng vay với tư cách là bên được bảo lãnh, nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 9. Bất động sản là các tài sản bao gồm đất đai; nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định. 10. Các báo cáo tài chính là bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh (lỗ, lãi), báo cáo dòng tiền và các tài liệu tài chính khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 11. Cầm cố là việc một bên (khách hàng vay, bên thứ ba) gọi là bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho GP.Bank quản lý để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 12. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. 13. Chi nhánh là Sở Giao dịch, các Chi nhánh, Phòng giao dịch trung tâm của GP.Bank. 14. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 15. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba. 16. Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán bao gồm: - Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với công ty chứng khoán; - Cho vay dưới hình thức cầm cố bằng chứng khoán và/hoặc bảo đảm bằng tài sản khác đối với khách hàng sử dụng vốn vay để mua các loại chứng khoán; - Cho vay ứng trước tiền đối với khách hàng đã bán chứng khoán và sử dụng vốn vay để mua chứng khoán; - Cho vay đối với khách hàng để bổ sung số tiền thiếu khi lệnh mua chứng khoán được khớp; - Cho vay đối với người lao động để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; - Cho vay để góp vốn, mua cổ phần của công ty cổ phần, mua chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư; - Chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng để sử dụng số tiền chiết khấu mua chứng khoán; - Các khoản cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá dưới các hình thức khác mà khách hàng sử dụng số tiền đó để mua chứng khoán. Sổ tay tín dụng Trang 8 /210 17. Chứng thực là việc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận tính xác thực của hợp đồng. 18. Cổ đông lớn của GP.Bank là cổ đông sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của GP.Bank. Sở hữu gián tiếp là việc tổ chức, cá nhân sở hữu vốn điều lệ, vốn cổ phần của GP.Bank thông qua người có liên quan hoặc thông qua ủy thác đầu tư. 19. Công chứng thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác 20. Công ty con của GP.Bank là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có do GP.Bank góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và: b) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó, trừ trường hợp quyền sở hữu không gắn liền với quyền kiểm soát doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó; hoặc c) Sở hữu ít hơn 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đó, nhưng: - Các cổ đông, thành viên khác thỏa thuận dành cho GP.Bank hơn 50% quyền biểu quyết; hoặc - GP.Bank có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thỏa thuận giữa GP.Bank với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó; hoặc - GP.Bank có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc cấp quản lý tương đương của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó; hoặc - GP.Bank có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc cấp quản lý tương đương. 21. Công ty liên doanh của GP.Bank là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được góp vốn thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa GP.Bank và các bên và được đồng sở hữu, kiểm soát bởi GP.Bank và các bên góp vốn. 22. Công ty liên kết của GP.Bank là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập mà GP.Bank góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và đáp ứng tất cả các điều kiện sau: - GP.Bank có quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó nhưng không kiểm soát các chính sách đó; - GP.Bank sở hữu từ 20% đến 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đó; - Không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của GP.Bank. 23. Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, được tổ chức dưới hình thức Công ty nhà nước độc lập, Tổng công ty nhà nước. 24. : - . - . 25. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Sổ tay tín dụng Trang 9 /210 26. Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống (sau đây gọi tắt là dự án, phương án) là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách thức sử dụng vốn, kết quả tương ứng thu được trong một khoảng thời gian xác định đối với hoạt động cụ thể để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển hoặc phục vụ đời sống. 27. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do Khách hàng của GP.Bank không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của GP.Bank. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. 28. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. 29. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro cụ thể và trong trường hợp khó khăn về tài chính của GP.Bank khi chất lượng các khoản nợ bị suy giảm. 30. Đại diện của hộ gia đình (Điều 107- Bộ luật Dân sự ): - Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. - Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự. - Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình. 31. Đai diện của tổ hợp tác (Điều 113 – Bộ luật Dân sự ): - Đại diện của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ viên cử ra. - Tổ trưởng tổ hợp tác có thể uỷ quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ. - Giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tổ hợp tác. 32. Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. 33. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. 34. Đơn vị cho vay là nơi trực tiếp cấp tín dụng cho khách hàng; gồm: sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch. 35. Giải ngân là việc GP.Bank chuyển tiền (chi tiền mặt, chuyển khoản) cho người vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc chi trả theo chỉ dẫn của người vay để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ, … phù hợp với mục đích vay. 36. Giám sát khoản vay là việc quản lý, theo dõi, phân tích các thông tin có liên quan đến tình hình sử dụng tiền vay, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, khả năng trả nợ và mức độ trả nợ của người vay. 37. Giấy tờ có giá bao gồm trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu, hối phiếu, séc và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch. 38. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. 39. Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến khi hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. Sổ tay tín dụng Trang 10 /210 40. Giới hạn tín dụng khách hàng là tổng mức dư nợ và sốtín dụng tối đa được xác định trong một thời kỳ, mà GP.Bank sẵn sàng dành cho khách hàng dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại, chiết khấu chứng từ và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật. 41. Giới hạn cho vay là tổng mức dư nợ cho vay, thấu chi, chiết khấu và bao thanh toán đối với khách hàng. 42. Giới hạn bảo lãnh là tổng mức dư bảo lãnh và mở L/C đối với khách hàng. 43. Hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh là động sản dùng để trao đổi, mua bán, cho thuê trong phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm. 44. Hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 23- Bộ luật Dân sự): - Người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, lợi ích liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của ngưòi đại diện theo pháp luật. 45. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay ngắn hạn tối đa khách hàng có thể vay tại GP.Bank được duy trì trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận giữa GP.Bank và khách hàng trong hợp đồng tín dụng hạn mức. Hạn mức tín dụng chỉ có hiệu lực tối đa là một năm. 46. Hộ gia đình (Điều 106- Bộ luật Dân sự): Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này. 47. Hợp đồng bảo đảm tiền vay (Hợp đồng BĐTV) là từ gọi chung cho hợp đồng giữa GP.Bank và bên bảo đảm về việc áp dụng biện pháp bảo đảm gồm hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh. 48. Hợp đồng tín dụng (HĐTD) là thoả thuận bằng văn bản giữa GP.Bank và khách hàng vay, theo đó GP.Bank thoả thuận ứng trước một số tiền cho khách hàng sử dụng . 49. Kế hoạch kinh doanh là một kế hoạch sản xuất, tiếp thị và bán sản phẩm của người vay trong đó thể hiện tổng mức vốn đầu tư dự kiến, các hoạt động, thu nhập, chi phí và khả năng trả nợ. 50. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. 51. Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư, tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi. 52. Khả năng tài chính của khách hàng vay là khả năng về vốn, tài sản của khách hàng để đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán. 53. Khách hàng là tổ chức (không phải tổ chức tín dụng), cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu quan hệ tín dụng với GP.Bank. 54. Khách hàng vay bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài) có đủ điều kiện vay vốn tại GP.Bank và đã được GP.Bank chấp thuận cho vay. 55. Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa thuận giữa GP.Bank và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã vay của GP.Bank. 56. Mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22-Bộ luật Dân sự): . 204 205 205 205 205 207 208 209 Sổ tay tín dụng Trang 5 /210 PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG I. Mục đích của Sổ tay tín dụng Sổ tay tín dụng được xây dựng nhằm mục. tổ chức tín dụng. 78. Thông tin tín dụng là thông tin về tài chính, dư nợ, bảo đảm tiền vay, tình hình hoạt động và thông tin pháp lý của khách hàng có

Ngày đăng: 20/12/2013, 14:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN