1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn tập quản trị tài chính

51 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 82,12 KB

Nội dung

Ôn tập Quản trị tài chính 1, Khấu hao vừa là chi phí vừa là chi của doanh nghiệp 1*, VAT vừa là doanh thu vừa là chi phí của DN 2,Doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho càng cao thì càng tốt 3, Trong đầu tư rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn( đây phải là lợi nhuận kì vọng thì mới đúng) 4, Vai trò duy nhất của lợi nhuận giữ lại là để tiền tái đầu tư, mở rộng sản xuất (CHƯA CÓ ĐÁP ÁN) 5, Đối với DN, càng hạn chế rủi ro, lợi nhuận càng giảm”. Phân tích những điều kiện để hạn chế rủi ro của doanh nghiệp ? 6, Bình luận “phát hành cổ phiếu luôn là giải pháp tối ưu để huy động vốn” 8, Một doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ cao chắc chắn sẽ đảm bảo chi trả tốt 10, Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, tỷ trọng nợ càng lớn thì ROE càng lớn” 9, Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính quan trọng nhất 11, Mục tiêu cuối cùng của DN là tối đa hóa lợi nhuận 12, Một DN có lợi nhuận cao vẫn có thể bị phá sản 13, NH cho DN vay khi DN có tình hình tài chính tốt 13* Câu hỏi: nêu ưu nhược điểm của IRR và NPV 7. Có ý kiến cho rằng, chi phí vốn chủ sở hữu luôn thấp hơn chi phí nợ vay. Bình luận ý kiến trên? Tại sao các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam lại ưa thích phát hành cổ phiếu hơn là phát hành trái phiếu để tăng vốn? 8. Một doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ thì càng có lợi? Hãy bình luận ý kiến trên và liên hệ tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay? MỘT SỐ CÂU HỎI SO SÁNH, PHÂN TÍCH 1, Hãy phân tích các điều kiện mà DN phải đáp ứng khi phát hành trái phiếu để huy động vốn 2, So sánh tín dụng NH với phát hành trái phiếu để huy động nợ 3. So sánh phát hành trái phiếu để huy động vốn với phát hành cổ phiếu thường để huy động vốn 4. Đánh giá ưu, nhược điểm của từng kênh huy động vốn của DN. Với mỗi kênh huy động vốn hãy liên hệ với thực tiễn VN, nhận xét 5: So sánh hình thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi 6.Phân biệt vốn tự có, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, vốn pháp định của doanh nghiệp. Trong điều kiện nào doanh nghiệp nên huy động nhiều vốn chủ sở hữu? 7 Hãy phân biệt doanh thu, chi phí với thu, chi cuả DN. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thu, chi trong quản trị tài chính doanh nghiệp ( CHỖ NÀY CÓ 2 CÂU BỔ SUNG VỚI NHAU) 8, Hãy phân biệt báo cáo kết quả kinh doanh và ngân quỹ của DN 10. Phân biệt cổ phiếu với trái phiếu trên giác độ doanh nghiệp. Hãy bình luận ý kiến “Phát hành cổ phiếu luôn là giải pháp tối ưu để huy động vốn đối với DN” 11. Nguyên tắc quản lý tài chính của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn VN 14 So sánh mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ và dự trữ bằng 0 củ TOYOTA 2. Nêu một ví dụ thực tế về nguyên tắc giá trị thời gian của tiền trong quản lý tài chính doanh nghiệp? Cho biết tầm quan trọng của nguyên tắc này trong quản lý tài chính? 9. Trình bày nguyên tắc giá trị thời gian của tiền trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Đưa ra ví dụ minh họa? 9. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí vốn và tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư. 11. Sử dụng nợ luôn bất lợi cho DN? 13. Trình bày mối liên hệ giữa các bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp 16. Trả cổ tức bằng tiền tốt or không? Chính sách cổ tức 17. Việc tăng thuế TNDN trong khi các yếu tố khác ko đổi chắc chắn làm giảm tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn 19. Đòn bẩy tài chính tạo ra rủi ro tài chính. Tại sao các nhà quản trị không loại bỏ rủi ro này bằng cách chỉ tài trợ cho hoạt động kinh doanh bằng vốn cổ phần, tránh sử dụng Nợ vay? 20. Tại sao nói đòn bẩy kinh doanh là đòn bẩy giai đoạn đầu, đòn bẩy tài chính là đòn bẩy giai đoạn sau? 14. Khả năng thanh toán của DN được pt ntn thông qua các BCTC? Nhận xét về tình hình pt TC của các doanh nghiệp VN hiện tại.   1, Khấu hao vừa là chi phí vừa là chi của doanh nghiệp Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ. Khấu hao là chi phí số tiền đã thực chi bỏ ra lúc mua tài sản cố định nếu đưa hết giá trị vào chi phí tại thời điểm đó thì nó ko phản ảnh hết được bản chất ý nghĩa của giá trị sử dụng của tài sản vì tài sản nó có tuổi sử dụng và vòng đời của nó sẽ được trích khấu hao phân bổ dần giá trị TSCD vào sản phẩm để tính chi phí giá thành , hoặc chi phí kinh doanh mà không thực sự là chi ra một khoản tiền để chi trả và khoản chi phí này không hiện hữu bằng tiền mặt thực chi nên ko thể gọi là xuất quỹ được. và nó được phân bổ cho đến hết vòng đời của tài sản khi ko còn sử dụng được nữa thì giá trị khấu hao hay vòng đời của nó sẽ kết thúc chi phí trên sẽ ko được đưa vào chi phí hợp lý để giảm 25% thuế TNDN nữa 1*, VAT vừa là doanh thu vừa là chi phí của DN VAT là thuế gián thu. Người đóng thuế và người nộp thuế không cùng là một và đây là loại thuế chỉ đánh vào người tiêu dùng cuối nên nó là chi phí của doanh nghiệp khi doanh nghiệp là người tiêu dùng cuối cùng. Còn khi doanh nghiệp không phải là người tiêu dùng cuối cùng thì VATcpn = VAT thu hộ - VAT nộp hộ. Khi VATcpn > 0 theo luật tthì doanh nghiêp phải nộp vào quý sau nhưng trong thực tế doanh nghiệp có thể chiếm dụng số VAT đó để đi đầu tư thu lợi nhuận nên đó là doanh thu của doanh nghiệp. Khi VATcpn < 0 thì đó là chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mới có thể kết luận chính xác được. 2,Doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho càng cao thì càng tốt Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. 3, Trong đầu tư rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn( đây phải là lợi nhuận kì vọng thì mới đúng) Lợi nhuận thực tế phàn ánh kết quả hoạt động kinh doanh đã thực hiện,trong khi đó,lợi nhuận kỳ vọng cho biết mong đợi của nhà đầu tư về lợi nhuận trong tương lai. Rủi ro là một xác suất, một khả năng xảy ra tổn thất đối với nhà đầu tư hay doanh nghiệp. Khi xảy ra,các tổn thất này sẽ làm cho lợi nhuận thực tế khác xa so với lợi nhuận kỳ vọng DN có thể lựa chọn những phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh khác nhau tùy thuộc mức độ rủi ro mà họ chấp nhận và lợi nhuận kỳ vọng mà họ mong muốn.Khi bỏ tiền vào những dự án có mức độ rủi ro cao,họ hy vọng dự án đó đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao. Nhưng chấp nhận rủi ro cao hoàn toàn không đảm bảo rằng sẽ có được lợi nhuận thực tế trong tương lai cao. Chấp nhận rủi ro cao là điều kiện cần, chứ hoàn toàn không phải điều kiện đủ để có được lợi nhuận thực tế cao. Lợi nhuận thực tế cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Do đó phải phát biểu là đối với Dn,rủi ro càng cao thì lợi nhuận kì vọng sẽ cao 4, Vai trò duy nhất của lợi nhuận giữ lại là để tiền tái đầu tư, mở rộng sản xuất 5, Đối với DN, càng hạn chế rủi ro, lợi nhuận càng giảm”. Phân tích những điều kiện để hạn chế rủi ro của doanh nghiệp ? Rủi ro chỉ phát sinh khi có sự không chắc chắn về mất mát xảy ra. Điều này có nghĩa là nếu xác suất mất mát là 0 hoặc 1 thì không có rủi ro hay tóm lại rủi ro là nguy cơ xảy ra tổn thất. Vậy việc doanh nghiệp hạn chế rủi ro không có nghĩa là doanh nghiệp hạn chế lợi nhuận của mình, mà hạn chế rủi cũng chính là việc doanh nghiệp hạn chế những tổn thất cho doanh nghiệp mình. Ví dụ: Một ngân hàng cho vay nợ, và khi ngân hàng cho vay một khoản tiền càng lớn với khoảng thời gian càng dài thì ngân hàng sẽ được hưởng lãi suất càng cao. Tuy nhiên việc ngân hàng cho vay khoản tiền lớn với thời gian dài cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đang mạo hiểm chấp nhận rủi ro, đó là khả năng không đòi được nợ. Vậy việc ngân hàng đưa ra các điều kiện tín dụng như vật bảo đảm, thế chấp hay cân nhắc tình hình tc của đối tượng cho vay cũng nhằm mục đích hạn chế những khả năng không đòi được nợ. Chúng ta hãy thử hình dung: nếu ngân hàng không có các biện pháp phòng ngừa rủi ro thì điều gì sẽ xảy ra, nguy cơ tổn thất cho các khoản cho vay của ngân hàng càng lớn...→” càng hạn chể rủi ro thì lợi nhuận kỳ vọng càng giảm” Những điều kiện hạn chế RR • RR kinh doanh: (xuất phát từ tình trạng hoạt động của công ty, có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và cổ tức.) xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể, đa dạng hóa danh mục dự án đầu tư, trích lập các Quỹ dự phòng (Dự phòng giảm giá HTK, Dự phòng Nợ phải thu khó đòi…) • RR thanh toán: có kế hoạch xác định cơ cấu vốn tối ưu, sử dụng Nợ + VCSH hợp lý, cũng như hợp lý hóa các khoản phải thu, đảm bảo dự trự tiền mặt để DN đủ khả năng

Ngày đăng: 17/07/2021, 00:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w