Phân tích cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN

7 76 0
Phân tích cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày nay, khi mà xu thế mở cửa và hợp tác ngày càng mở rộng thì hoạt động ngoại thương đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong đời sống kinh tế của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Song trước nhu cầu tự do hoá thương mại đang ngày càng trở nên cấp thiết như hiện nay thì hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ( ATIGA) được ra đời trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm và loại bỏ thuế quan nhằm mục đích tiến tới tự do hóa hoàn toàn về thuế quan. Để có thể tiến tới cắt giảm và loại bỏ thuế quan, các nước trong khối ASEAN cũng đặt ra vấn đề chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong nội khối, mà hiện nay chứng nhận xuất xứ vẫn đang có hai phương hướng xử lý được cấp bởi các cơ quan nhà nước hoặc thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng phải có một số điều kiện nhất định. Chính vì vậy, em xin nghiên cứu đề tài số 06: “Phân tích cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN. Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của hình thức tự chứng nhận xuất xứ so với cấp chứng nhận xuất xứ ASEAN.”B. NỘI DUNGI. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN.Tự chứng nhận xuất xứ là việc nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu hàng hóa tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩunhập khẩu trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ thương mại nào khác thay cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do tổ chức được chính phủ của nước xuất khẩu ủy quyền cấp. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có những đặc điểm cơ bản sau: Một là; chuyển trách nhiệm xác định xuất xứ từ cơ quan có thẩm quyền sang doanh nghiệp. Hai là, giấy chứng nhận xuất xứ ( CO) được thay thế bởi chứng từ xuất xứ cụ thể (self certified ROO documents).Theo lộ trình của ASEAN, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa dự kiến sẽ được áp dụng song song với hệ thống thông thường như hiện nay. Hiện nhóm nước ASEAN đang triển khai 2 dự án thí điểm gồm:Dự án thí điểm số 1 (SC1 – SelfCertificate 1) đã thực hiện từ năm 2010 với sự tham gia của Singapore, Malaysia và Brunei.Dự án thí điểm số 2 (SC2 – SelfCertificate 2) đã thực hiện từ năm 2014 với sự tham gia của Philippines, Indonesia và Lào. Và Việt Nam sẽ tham gia dự án này. Đây là dự án thí điểm việc cho phép các nhà sản xuất (trực tiếp) tại Việt Nam được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của đơn vị mình sau khi gửi hồ sơ xác nhận chữ ký của tối đa 3 người có trách nhiệm ký trên tờ khai hóa đơn (commercial invoice) và tên sản phẩm xuất khẩu đến các nước thuộc dự án sẽ được các nước đó cấp một mã số duy nhất dùng kê khai xuất xứ ngay trên invoice bao gồm ghi HS code sản phẩm để nhập khẩu vào nước đó.

Ngày đăng: 16/07/2021, 00:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan