1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DE CUONG BAI GIANG MON DLCMDCSVN

127 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 702,92 KB

Nội dung

Chương 1 SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng cộng sản Việt Nam. 1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 1.1. Sự chuyển biến của Chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó. Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc. > Mâu thuẫn thời đại có sự thay đổi: + >< giữa giai cấp TS và VS + >< giữa CNĐQ với các dân tộc thuộc địa +>< giữa CNĐQ với CNĐQ => Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. 1.2. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưỏng cũa giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống CNTB > CN Mác ra đời, về sau Lênin phát triển trở thành CN Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu trnh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình giai cấp công nhân phải lập ra Đảng cộng sản > nay là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột. 1 > Những nhiệm vụ chủ yếu có tính quy luật của chính Đảng của giai cấp công nhân: tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thực hiện mục đích giành chính quyền và xây dựng xã hội mới. + Phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, mọi chiến lược sách lược của Đảng đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân + Đảng phải đại biểu quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Từ khi CN Mác – Lênin ra đời và truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức Đảng ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển CN Mác – lênin vào thực tiễn cách mạng VN. CN Mác – Lênin là nền tảng tư tưỏng của Đảng cộng sản Việt Nam. 1.3. Tác động của cách mạng tháng Mười Nga và của Quốc tế cộng sản. Năm 1917: Cách mạng tháng mười Nga thành công, đánh dấu nước chuyển trong xã hội loài người: thời kỳ quá độ từ Chủ nghỉa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. + Với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, CN Mác – Lênin từ lý luận trở thành hiện thực, đồng thời mở ra thời đại mới “thời đại cách mạng chống Đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. + Đối với các nước thuộc địa, cách mạng tháng Mười Nga đã nêu tấm gương trong việc giải phóng dân tộc bị áp bức. “Cách mạng tháng Mười Nga như tiếng sét đã đánh thức nhân dân Châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay...” Nguyễn Ái Quốc 3.1919: Quốc tế cộng sản (Quôc tế III) được thành lập > tiến hành tuyên truyền tư tưởng cộng sản, đồng thời đề ra đường lối, phương hướng và trực tiếp chỉ đạo, giúp đỡ các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam, trong cuộc đấu tranh chống ách nô dịch của chủ nghĩa Tư bản phương Tây. Sự ra đời của Quốc tế III cũng khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong việc quyết định sự phát triển của xã hội. 2. Hoàn cảnh trong nước. 2 2.1. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp. a. Chính sách cai trị của thực dân Pháp. Năm 1858, Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định vũ trang, thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước ta. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa với mục đích sau: Vơ vét tài nguyên thiên nhiên; Bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt; Cho vay nặng lãi; Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá ế thừa của chính quốc. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam và cả Đông Dương là: Bóc lột nặng nề về kinh tế; Chuyên chế về chính trị Triệt để thực hiện chính sách nô dịch về văn hoá. Nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho chủ nghĩa đế quốc Pháp chứ không phải đem đến cho nhân dân ta cái mà chúng gọi là “sự khai hoá văn minh” Hồ Chí Minh viết: “Khi người ta đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất” {Toàn tập, t.2, tr .56}. Sự xâm lược của thực dân Pháp và đặc biệt là chính sách khai thác thuộc địa của chúng đã đem lại những biến đổi lớn, hết sức sâu sắc về kinh tế, xã hội và giai cấp đối với nước ta. Về kinh tế: Thông qua 2 cuộc khai thác thuộc địa mà trọng tâm là khai thác mỏ và đồn điền với nhiều chính sách bóc lột khác: vay nặng lãi, chính sách độc quyền, dùng hàng rào thuế quan để ngăn chặn hàng nhập từ nước khác...> Nền kinh tế của ta bị kìm hãm trong vòng lạc hậu, mất hẳn tính độc lập; lệ thuộc vào thực dân Pháp 3 và mang tính chất tư bản thực dân – phong kiến; cơ cấu kinh tế què quặt,mất cân đối, nền kinh tế chuyển biến quá chậm. Về chính trị: Mọi quyền hành thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, biến vua quan Nam thành bù nhìn tay sai Bóp nghẹt tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp khủng bố, dìm các cucộ đấu tranh của ta trong biển máu Thi hành chính sách chia để trị: chia nước ta làm 3 kỳ, mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, chia rẽ dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. > Nhân dân ta không có chút tự do dân chủ nào, đời sống chính trị của nhân dân hết sức ngột ngạt.

Ngày đăng: 14/07/2021, 20:58

w