GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Đề tài: Khám phá “Đôi bàn tay kỳ diệu” Đối tượng: 4 5 tuổi Thời gian: 25 30 phút. 1.Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của đôi bàn tay trong các hoạt động hàng ngày. Trẻ biết mỗi người có hai bàn tay, bàn tay là một trong những bộ phận của cơ thể. Trẻ biết được chức năng xúc giác của bàn tay qua cảm nhận khi tiếp xúc với các vật khác nhau. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay trong các hoạt động hàng ngày. Rèn kỹ năng sờ nắm các vật và cảm nhận đặc điểm bên ngoài qua đôi bàn tay. Trẻ chơi được trò chơi theo yêu cầu của cô. 3. Thái độ. Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, chăm sóc đôi bàn tay sạch sẽ. Trẻ hứng thú các hoạt động rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay.
Trang 1GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Khám phá “Đôi bàn tay kỳ diệu”
Đối tượng: 4 - 5 tuổi
Thời gian: 25 - 30 phút.
Mục đích, yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc
điểm, lợi ích của đôi
bàn tay trong các hoạt
động hàng ngày
- Trẻ biết mỗi người có
hai bàn tay, bàn tay là
một trong những bộ
phận của cơ thể
- Trẻ biết được chức
năng xúc giác của bàn
tay qua cảm nhận khi
tiếp xúc với các vật
khác nhau
2 Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng khéo léo
của đôi bàn tay trong
các hoạt động hàng
ngày
- Rèn kỹ năng sờ nắm
các vật và cảm nhận đặc
điểm bên ngoài qua đôi
bàn tay
- Trẻ chơi được trò
chơi theo yêu cầu của
cô
3 Thái độ.
- Máy tính,
máy chiếu,
loa
- Video các
hoạt động sử
dụng đôi bàn
tay
- Nhạc bài
“dân vũ rửa
ta”, Bàn tay
xíu xíu
- 3 hộp cho trẻ
trải
nghiệm( chai
nước nóng,
lạnh, sỏi, đá,
quả gấc, na,
táo…)
- 3 rổ đựng
bóng, thìa cho
mỗi đội
- 3 Ghế thể
dục
* Hoạt động 1.ổn định tổ chức, gây hứng thú
a Trò chơi “ Nhanh và khéo”
- Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau khám phá về điều kì diệu
của đôi bàn tay nhé Đầu tiên cô mời chúng mình hãy cùng tham
gia vào trò chơi thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay Đó là trò
chơi “ Nhanh và khéo”
- Để chơi được trò chơi này cô chia lớp mình thành 3 đội Cô
mời chúng mình hãy về vị trí 3 đội giúp cô nào
Cách chơi: Trẻ dùng 2 ngón trỏ gắp sỏi bỏ vào rổ Kết thúc thời
gian 1 bản nhạc, đội nào gắp được nhiều đội đó giành chiến
thắng.( Ở trên bàn cô đã chuẩn bị những đĩa sỏi, nhiệm vụ của
các con là hãy dùng 2 ngón tay trỏ gắp những viên sỏi ở đĩa cho
vào lọ giúp cô
Luật chơi: Thời gian chơi là 1 bản nhạc, kết thúc bản nhạc đội
nào gắp được nhiều sỏi hơn đội đó giành chiến thắng Các con
lưu ý chúng mình chỉ dùng 2 ngón trỏ để gắp sỏi thôi nhé
Cho trẻ chơi, cô kiểm tra kết quả và nhận xét
* Hoạt động 2: Nội dung.
b Khám phá đôi bàn tay
- Vừa rồi chúng mình đã được chơi trò chơi gì?
- Chúng mình chơi được trò chơi đó là nhờ cái gì? Nhờ bộ phận
nào?
- Tay đẹp của các con đâu?
+ Các con hãy nhìn xem chúng mình có mấy bàn tay ( mỗi người
có 2 bàn tay nên gọi là đôi bàn tay đấy)
Trang 2- Giáo dục trẻ biết giữ
gìn vệ sinh thân thể,
chăm sóc đôi bàn tay
sạch sẽ
- Trẻ hứng thú các hoạt
động rèn luyện sự
khéo léo của đôi bàn
tay
+ Thế chúng mình có biết là chúng mình có tay gì không? ( tay
phải, tay trái)
+ Bàn tay của chúng mình có gì nhỉ?
-Các con hãy úp bàn tay xuống nào? Khi đặt bàn tay úp xuống
thì các con nhìn thấy gì? ( mu bàn tay, ngón tay, móng tay)
+ Chỉ vào ngón tay hỏi đây là gì?
+ Đố chúng mình biết bàn tay của chúng mình có mấy ngón tay?
- Cho trẻ đếm( Chúng mình đếm thử xem có đúng là có 5 ngón
tay ko nhé)
- Bàn tay của chúng mình có 5 ngón tay đấy Khi úp bàn tay
xuống thì chúng mình nhìn trên đầu các ngón tay có gì đây?
( móng tay)
Có 1 trò chơi về gia đình của ngón tay đấy, chúng mình có muốn
chơi 1 trò chơi nhỏ với bàn tay của chúng mình không?
- Trẻ đọc bài thơ và vận động các ngón tay:
Anh cả anh cả
Béo trục béo tròn
Anh hai chỉ đường
Anh ba cao nhất
Anh tư hơi thấp
Bé nhất là út con
- Ngón tay của các bạn có thể nhúc nhích được như thế này này,
chúng mình có biết nhờ đâu mà ngón tay của chúng mình nhúc
nhích được như thế này không?( nhờ có các khớp ngón tay)
- Để xem bàn tay còn có gì nữa, chúng mình nhẹ nhàng về chỗ
+ Các con hãy ngửa bàn tay của chúng mình lên nào? Khi ngửa
lên chúng mình nhìn thấy những gì?(lòng bàn tay)
+ Hãy nhìn thật kĩ trên mỗi đầu ngón tay của chúng mình có gì?
(vân tay)
- Hỏi lại: Bàn tay có những gì?
- Chúng mình hãy cùng chơi trò chơi với đôi bàn tay của chúng
Trang 3mình nào.( 1 ngón tay nhúc nhích, 2 ngón tay nhúc nhích…5
ngón tay nhúc nhích , 5 ngón tay nhúc nhích cũng đủ làm ta vui
rồi Hãy vỗ 2 tay vào nhau nào, 2 bạn hãy quay mặt vào nhau
cùng chạm 2 mu bàn tay với nhau nào, hãy chạm lòng bàn tay
với nhau nào, hãy đan tay chúng mình lại với nhau nào
a Trải nghiệm xúc giác của đôi tay
- Các con chơi rất là giỏi, cô khen cả lớp nào Và để thưởng cho
lớp mình cô có những món quà dành tặng cho cả lớp đấy, chúng
mình có muốn khám phá món quà đó không nhỉ? Vậy còn chần
chừ gì nữa cô mời các con hãy nhanh chân về 3 tổ để khám phá
xem cô dành tặng cho chúng mình món quà gì nhé
- Cho trẻ ngồi 3 tổ vòng tròn khám phá 3 hộp quà Trò chuyện
với trẻ
+ Hộp quà của cô có gì?
+ Con lấy được cái gì? Khi cầm, sờ vào vật đó con cảm thấy như
thế nào?
+ Nhờ cái gì mà con biết được nó sần sủi, mềm mịn, cứng hay
nóng, lạnh…?( nhờ đôi bàn tay, đó là cơ quan xúc giác, nhờ da
trong lòng bàn tay giúp con cảm nhận được vật đó sần sùi, hay
nóng lạnh…)
- Khám phá xong cho trẻ thu 3 món quà để lên bàn về ngồi theo
3 tổ hình chữ u
+ Chúng mình vừa khám phá hộp quà của cô có những gì?
+ Đồ vật nào nóng? Tại sao con biết là vật đó nóng?(vì con sờ
tay vào thấy nóng)
+ Vật nào lạnh nhỉ? Tại sao con biết là lạnh?
+ Vật nào cứng? Vật nào mềm? Vật nào sần sùi? Vật nào nhẵn
mịn? Tại sao con biết?
- Cô mời 6 bạn lên và phân loại giúp cô nào! 1 bạn giúp cô phân
loại vật nóng, bạn lấy giúp cô vật lạnh, vật cứng, mềm, sần sùi,
nhẵn mịn để vào từng rổ cho cô nhé
=> Nhờ đôi bàn tay giúp phân biệt cảm giác và phần da trên khắp
cơ thể chính là cơ quan xúc giác, đặc biệt là phần da trong lòng
bàn tay của chúng ta là nơi có xúc giác nhiều nhất Chính vị vậy
Trang 4khi cầm đồ vật trên tay chúng ta có thể cảm nhận được đồ vật đó
sần sùi hay nhẵn mịn, cứng hay mềm, nóng hay lạnh Chúng
mình thấy đôi bàn tay của chúng mình có kì diệu không?
c Tác dụng của đôi bàn tay
- Đôi bàn tay ngoài việc giúp cho chúng mình cảm nhận được đồ
vật xung quanh thì đôi tay còn giúp các con làm những công việc
gì nữa?( Hỏi cá nhân 4 - 5 trẻ)
+ Đôi tay giúp con làm được những việc gì?( xúc cơm ăn: Con
hãy làm động tác xúc cơm ăn nào…)
- Đôi bàn tay giúp chúng ta làm rất nhiều việc như:
+ Khi ăn đôi tay của chúng ta làm gì? Chúng mình hãy cùng làm
động tác khi ăn cơm nào
+ Khi làm các hoạt động giữ vệ sinh thân thể, đôi tay còn giúp
các con làm gì nhỉ?( làm động tác đánh răng, rửa mặt…)
+ Khi học bài đôi tay giúp chúng mình làm gì?
+ Trong sinh hoạt hàng ngày chúng mình làm gì? ( Khi ở nhà
chúng mình làm gì giúp mẹ? ( Quét nhà giúp mẹ, lấy tăm mời
ông bà…) Khi mời ông bà tăm thì các con mời như thế nào? Đưa
bằng mấy tay nhỉ?
+ Đôi tay còn giúp các con nhận những món quà từ tay những
người thân yêu nữa đấy Khi nhận quà thì chúng mình nhận bằng
mấy tay nhỉ? Nhận bằng 1 tay có đúng ko nhỉ?
+ Đôi tay còn dùng để làm gì nữa nhỉ các con? Các con ạ đôi tay
của chúng mình còn dùng để thể hiện tình cảm yêu thương đối
với những người thân yêu của chúng mình đấy Những người
thân yêu đó là ai?
+ Khi các con thể hiện tình cảm với ông bà thì chúng mình thể
hiện như thế nào? (Khi con muốn thể hiện tình cảm với bà của
con thì con thể hiện như thế nào?)
+ Khi thể hiện tình cảm với bố mẹ thì chúng mình thể hiện như
thế nào?( ôm bố mẹ, vuốt má bố mẹ…)
+ Khi thể hiện tình cảm với cô giáo với bạn bè, chúng mình thể
hiện như thế nào? Các con hãy thể hiện tình cảm của mình với 1
bạn mà con yêu quý Các con hãy đến và cầm tay bạn mà các con
Trang 5yêu quý nào.
+ Với những người lạ chúng mình có cầm tay như thế này không
nhỉ? ( Với những người lạ mà chúng mình không biết thì chúng
mình chỉ đứng từ xa và vẫy tay chào thôi đúng ko nào?)
-Bây giờ chúng mình hãy cùng thể hiện tình cảm yêu thương với
các bạn của mình nào!( Hát và làm theo yêu cầu bài “ Vỗ cái tay
lên đi”
- Đôi tay giúp chúng mình làm được rất nhiều việc, các con thấy
đôi tay có quan trọng không? Vậy chúng mình sẽ làm gì để bảo
vệ cho đôi bàn tay của chúng mình?
=>GD: Hàng ngày chúng mình nhớ giữ gìn cho đôi bàn tay luôn
sạch sẽ bằng cách nhớ thường xuyên cắt móng tay cho sạch sẽ
nhé, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi
tay bẩn Chúng mình nhớ rửa theo đúng qui trình rửa tay mà cô
đã hướng dẫn chúng mình nhé
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
+ Trò chơi “ “Thi xem ai khéo ”
- Lớp mình cô thấy bạn nào cũng có đôi bàn tay rất là sạch đẹp,
nhưng hôm nay cô muốn xem những đôi bàn tay khéo léo của
các con nữa đấy Để biết được xem đôi bàn tay của bạn nào khéo
nhất cô sẽ thưởng cho chúng mình 1 trò chơi, cả lớp muốn chơi
trò chơi cùng cô không? Để chơi được trò chơi này chúng mình
hãy lắng nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi nhé
+ Cách chơi: Cô đã chuẩn bị rổ có rất nhiều quả bóng nhỏ và
thìa Nhiệm vụ của chúng mình là hãy dùng thìa lấy 1 quả bóng
trong giỏ sau đó đi qua chiếc cầu nhỏ này, Chúng mình đi sao
cho khéo léo, giữ thăng bằng sao cho không để rơi bóng, nếu rơi
bóng thì các con phải quay lại cho bạn tiếp theo đi Sau khi đi hết
cầu thì các con hãy để bóng vào rổ và chạy về đưa thìa cho bạn
tiếp theo lên và đứng về cuối hàng
+ Luật chơi: Thời gian của trò chơi được tính bằng 1 bản nhạc
Kết thúc đội nào lấy được nhiều bóng nhất sẽ giành chiến thắng
- Kiểm tra kết quả từng đội
* Kết thúc:
Trang 6- Trẻ vận động theo nhạc bài “ Dân vũ rửa tay”.
( Chúng mình đã chơi rất là giỏi rồi bây giờ chúng mình hãy
cùng vận động thật vui với vũ điệu rửa tay nào.)