Nội dung của đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận có 3 phần chính sau:Phần 1: Khái quát chung về Công ty CPXD & TVTK đường bộ Nghệ AnPhân 2: Thực trạng và giải pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPXD & TVTK đường bộ Nghệ AnPhần 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
MỤC LỤC STT ĐỀ MỤC TRANG Lời nói đầu Phần 1:Khái quát chung về Công ty CPXD & TVTK đường bộ Nghệ An 1.1 Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.1.1 Giới thiệu về Công ty 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty 1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty CPXD & TVTK đường bộ Nghệ An 1.2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động 1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 1.3 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty 1.3.1 Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính của Công ty 1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 1.5 Tổ chức các phần hành kế toán 1.5.1 Một số đặc điểm chung 1.5.2 Kế toán vốn bằng tiền 1.5.3 Kế toán thanh toán 1.5.4 Kế toán vật tư 1.5.5 Kế toán Tài sản Cố định 1.5.6 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.5.7 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.5.8 Kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh 1.5.9 Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính 1.5.10 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán 1.6. Những thuận lợi, khó khăn và hướng phát triễn của Công ty trong công tác kế toán 1.6.1 Thuận lợi 1.6.2 Khó khăn 1.6.3 Phương hướng hoàn thiện cho công tác kế toán tại Công ty Phần 2: Thực trạng và giải pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPXD & TVTK đường bộ Nghệ An 2.1 Đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 2.1.1 Đặc điểm chi phí 2.1.2 Đối tượng tính giá thành 2.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành 2.2 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPXD & TVTK đường bộ Nghệ An 2.2.1 Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 2.2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 2.2.5 Đánh giá sản phẩm dỡ dang tại Công ty CPXD & TVTK đường bộ Nghệ An 2.2.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.3 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 2.3.1 Thuận lợi 2.3.2 Khó khăn 2.3.3 Phương hướng phát triễn Lời cảm ơn LỜI NÓI ĐẦU. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thi trường đã và đang mở ra nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức lớn đối với các Doanh Nghiệp. Để có thể đứng vững và phát triễn lớn mạnh đòi hỏi các Doanh nghiệp cần có những đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. Trước hết không ngừng cải tiến công tác quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và công nhân. Đặc biệt với mức lạm phát cao, giá cả leo thang như hiện nay Doanh nghiệp phải chú trọng đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, từ khi bỏ vốn cho đến khi thu được vốn về, tiết kiệm chi phí và thu được lợi nhuận cao để bù đắp được chi phí, thực hiện nghĩa vụ nhà nước, cãi thiện đời sống cho người lao động, thực hiện tái sản xuất mở rộng. Xây dựng là một trong những nghành nghề kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, nó tạo nên cơ sở vật chất kỷ thuật và tài sản cố định. Sản phẩm của nghành xây dựng có tính chất kinh tế kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật và xã hội tổng hợp. Do đó nó có tác động quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh phát triễn khoa học kỷ thuật, góp phần phát triễn văn hoá và nghệ thuật kiến trúc môi trường sinh thái. Hàng năm nghành xây dựng cơ bản thu hút một lượng vốn đầu tư rất lớn nhưng đặc điểm sản xuất của nghành là thơig gian thi công kéo dài và thường có quy mô lớn. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao quản lý tôt, có hiệu quả khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong quá trình thi công, giảm chi phí giá thành, tăng tính cạnh tranh cho Doanh nghiệp. Mặt khác việc hạ giá thành sản phẩm còn tạo tiền đề cho các nghành khác trong nền kinh tế quốc dân cùng hạ giá thành sản phẩm. Muốn hạ giá thành, Doanh nghiệp cần phải tiết kiệm tối đa các chi phí phục vụ cho sản xuất sản phẩm đó, song cũng phải thoả mãn yêu cầu về chất lượng. Để đạt được điều đó, có rất nhiều biện pháp giảm chi phí được thực hiện một cách đồng bộ trong Doanh Nghiệp. Một trong những biện pháp được các nhà sản xuất quan tâm là công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất giá thành sản phẩm nói riêng. Chi phí sản xuất chính là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm. Vì vậy nếu hạch toán chính xác chi phí sản xuất sẽ đảm bảo cho giá thành được tính đúng, tính đủ, kịp thời giúp cho doanh nghiệp tính toán được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời có những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thấy rõ được tầm quan trọng và thiết thực của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Với những kiến thức đã được học cùng với thời gian thực tập, tìm hiểu tại Công ty cổ phần XD & TVTK Đường bộ Nghệ An, được sự hướng dẫn của cô giáo Phạm Thị Thuý Hằng và sự giúp đỡ động viên của phòng kế toán và Ban lãnh đạo Công ty, em chon đề tài " Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần XD & TVTK đường bộ Nghệ An ". Trên cơ sở đó đề ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nội dung của đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận có 3 phần chính sau: Phần 1: Khái quát chung về Công ty CPXD & TVTK đường bộ Nghệ An Phân 2: Thực trạng và giải pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPXD & TVTK đường bộ Nghệ An Phần 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn cùng các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và các cô chú trong phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ Nghệ An. PHẦN 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ ĐƯỜNG BỘ NGHỆ AN 1.1. TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 1.1.1 Giới thiệu về công ty. - Tên doanh nghiệp: công ty Cổ Phần Xây Dựng và Thiết Kế Đường Bộ Nghệ An. - Giám đốc: Ông: La Minh Đức - Địa chỉ: Trụ sở chính: Số 217B Đường Lê Lợi - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An. Điện thoại: (0383).844.592 Fax: (0383).562.388 - Kế Toán trưởng: Ông: Cao Tiến Phi Điện thoại: (0383).562.388 - Cơ sở pháp lý: Quyết định thành lập số: công ty được thành lập số 1202 QĐ/UB ngày 4/41997 của UBND Tỉnh Nghệ An trực thuộc sở giao thông vận tải Nghệ An. Đến ngày 15/5/2001 QĐ số 1499 chuyển từ Công Ty XD Đường Bộ thành Công Ty CPXD & TVTK Đường Bộ Nghệ An. Vốn điều lệ: 8.847.829 Vốn pháp định :6.316.000 - Loại hình doanh nghiệp: Hoạt động theo loại hình công ty cổ phần. 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công Ty. Công Ty Cổ Phần Xây Dựng và Tư Vấn Thiết Kế Đường Bộ Nghệ An là một đơn vị trực thuộc sở GTVT Nghệ An, hạch toán độc lập và tự chủ về tài chính, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà Nước, sử dụng con dấu riêng và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có lãi, bảo tồn và phát triển vốn. Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng và Tư Vấn Thiết Kế Đường Bộ Nghệ An là Công Ty Xây Dựng đường 2, lúc đầu có nhiệm vụ tiếp nhận một phần máy móc thiết bị do Liên Xô viện trợ để thi công các công trình Giao Thông đường sắt, đường bộ thuộc khu đầu mối và các khu vực Miền Trung. Sau này có nhiệm vụ thi công các công trình giao thông và các công trình khác trong cả nước. Ngày 28 tháng 2 năm 2001 theo Quyết Định 528/2001/QĐ cục quản lý đường bộ Công Ty đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Xây Dựng và Tư Vấn Thiết kế Đường bộ Nghệ An chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công Ty Cổ Phần Xây dựng và Tư vấn Thiết kế Đường bộ Nghệ An vào ngày 01 tháng 01 năm 2001 nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển nước nhà. Công Ty có 11 Xí nghiệp trực thuộc: 1- Xí nghiệp thi công cơ giới 1- Xí nghiệp cơ khí công trình 1- Xí nghiệp bê tông nhựa nóng 1- Xí nghiệp khai thác và sản xuất đá 1- Xí nghiệp bê tông - biển báo 4- Xí nghiệp làm nền móng 1- Nhà nghỉ 1- Trường mầm non Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, đạt nhiều thành quả góp phần cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước. 1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty. - Xây dựng đường bộ các cấp, cầu cống, công trình thuỷ lợi, sân bay, bến cảng - Tư vấn thiết kế các công trình giao thông. - Sản xuất xây dựng, khoan, bán mìn, phá đá. - Cho thuê và sửa chữa các loại xe máy thiết bị làm nền, mặt, rãi thảm bê tông nhựa nóng. - Sản Xuất cấu kiện bê tông, cọc tiêu, biển báo. - Dịch vụ du lịch. Phạm vi hoạt động của Công ty trải khắp cả nước nhưng chủ yếu trên địa bàn Tỉnh Nghệ An với phương châm lấy chử tín làm đầu, dựa trên mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, cạnh tranh lành mạnh, các công trình của công ty thi công luôn đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ và có uy tín với khách hàng để khẳng định được vị thế của mình, Công ty đã tham gia đấu thầu những công trình lớn, đã được thử thách và rèn luyện qua nhiều công trình trọng điểm như: Đường quốc lộ 15A, mở rộng quốc lộ 1A, quốc lộ 46, đường quê bác, quốc lộ 1A tránh Vinh, đường mòn Hồ Chí Minh, quốc lộ 7A . 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐƯỜNG BỘ NGHỆ AN 1.2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động. 1.2.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ 1.2.1.2. Giải thích sơ đồ dây chuyền: - Giai đoạn tiếp thị đầu tư gồm các việc như: tìm hiểu thị trường tiếp thị đấu thầu, sau khi tham gia đấu thầu và thắng thầu thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo. - Giai đoạn khảo sát thi công: Đây là quá trình quan trọng nhất trong quy trình thi công một công trình ở giai đoạn này. Đội khảo sát sẽ tiến hành công tác đo đạc, kiểm Khảo sát thi công Thi công công trình Dich vụ sau bán hàng Hoàn thiện công trình Nghiệm thu - Bàn giao Tìm hiểu thị trường Chủ Tich Hội Đồng Quản Trị Phó giám đốc điều hành Phó giám đốc điều hành Phòng nhân chính Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng tư vấn thiết kế Phòng Kế Toán Tài Vụ Giám đốc điều hành Các XN Công Trình tra hệ thống cọc mốc, cọc tim và các cọc dấu trên toàn tuyến. Từ đó thiết kế và chọn phương án thi công hợp lý. - Giai đoạn thi công: Sau khi đội khảo sát thi công xong thì Công ty tiến hành thi công trình theo kế hoạch đã xác định. - Giai đoạn hoàn thiện: Thực hiện các công trình hoàn thiện cần thiết nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình. - Giai đoạn nghiệm thu - bàn giao: Tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng, quyết toán khối lượng xây lắp với chủ đầu tư, nhà thầu chính, lập hồ sơ thanh lý hợp đồng. - Dịch vụ sau bán hàng: Sau khi nghiệm thu - bàn giao công trình, Công ty phải bảo hành công trình cho khách hàng một thời gian. Trong thời gian bảo hành nếu xảy ra hư hại, Công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường, sửa chữa. 1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty 1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công Ty. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Ghi chú: Quan Hệ Chức Năng Quan hệ trực tiếp 1.2.2.2.nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận: - Đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là Chủ Tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành. Ngoài việc uỷ quyền cho phó giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo thông qua các phòng ban. Các phòng chức năng chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc. Giám đốc là người diều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao - Các phó Giám đốc: Giúp việc cho giám đốc điều hành. - Phòng nhân chính: Có nhiệm vụ giải quyết mọi công việc của Công ty, tổ chức thực hiện công tác văn phòng, quản lý công văn, giấy tờ có liên quan đến tổ chức hành chính, giúp giám đốc trong công tác nhân sự, hành chính công ty. - Phòng kỷ thuật: Tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch, quản lý công tác kỷ thuật, chất lượng công trình. - Phòng kinh doanh: Làm công tác maketing giúp công ty ký kết các hợp đồng, quản lý các hợp đồng, theo dõi khối lượng công việc, nghiệm thu công trình, lập các báo cáo dự toán tham gia đấu thầu các công trình. - Phòng tư vấn thiết kế: Tham gia tư vấn thiết kế ban đầu cho dự án. - Phòng tài vụ: Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài chính của toàn công ty theo đúng chức năng giám đốc đồng tiền - thanh quyết toán các công trình đối với đối tác bên trong và bên ngoài của công ty, thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho các cán bộ công nhân viên trong công ty. - Các Xí nghiệp: Xí nghiệp 19.5, Xí nghiệp biển báo, Xí nghiệp thi công cơ giới, Xí nghiệp lu, Nhà nghỉ cửa lò, Trường mầm non 1.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 1.3.1. Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty Bảng1.1: Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty qua 2 năm ( 2007 - 2008 ) (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % A. Tổng Tài sản 77.349.970.000 100 74.544.681.000 100 - 2.805.289.000 - 3,62 1. Tài Sản ngắn hạn -Tiền -Hàng tồn kho -Tài sản ngắn hạn khác -Các khoản phải thu khác 63.726.023.000 955.890.345 8.035.613.800 24.534.518.8603 0.200.000.000 82,4 1,24 10,4 31,72 39,04 63.404.417.000 676.987.000 12.576.000.000 20.151.430.000 30.000.000.000 85 0,91 16,87 27 40,2 - 321.606.000 - 278.903.345 4.540.386.200 - 4.383.088.860 - 200.000.000 -5,046 - 2,9 56 11,86 -0,66 2. Tài sản dài hạn - TSCĐ 13.623.947.000 13.623.947.000 17,6 17,6 11.140.264.000 11.140.264.000 15 15 - 2.483.683.000 - 2.483.683.000 -18,23 -18,23 B. Tổng nguồn vốn 77.349.970.000 100 74.544.681.000 100 - 2.805.289.000 - 3,62 1. Nợ phải trả - Nợ phải trả ngắn hạn - Nợ phải trả dài hạn 66.841.775.000 56.972.592.000 9.869.183.000 86.4 73,65 12,75 62.087.562.000 58.067.789.000 4.019.773.000 83,3 77,9 5,4 - 4.754.213.000 1.095.197.000 -5.849.410.000 - 7,11 1,92 -59,26 2. Vốn chủ sở hữu - NVKD - LN 10.508.195.000 6.418.195.000 4.090.000.000 13,6 8,3 5,3 12.457.119.000 9.001.200.000 3.455.919.000 16,7 12,07 4,63 1.948.924.000 2.583.005.000 - 634.081.000 18,55 54,24 -15,5 ( Nguồn: Phòng kế toán Công ty ) Qua bảng trên ta thấy tài sản và nguồn vốn của công ty có sự biến động Cụ thể: Do đặc điểm kinh doanh của Công ty xây dựng nên kết cấu tài sản có sự khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. * Tổng tài sản của công ty trong năm 2008 giảm so với năm 2007 là 2.805.289.000 đồng tương đương (-3,62% ) đây chính là do sự giảm xuống của tài sản ngắn hạn cụ thể là 321.606.000 đồng tương ứng ( -5,046% ) và sự giảm xuống của tài sản dài hạn 2.483.683.000 đồng tương ứng (-18,23%). Trong năm 2008 do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nên việc kinh doanh của công ty giảm hẳn so với năm 2007. - Tài sản ngắn hạn: + Chỉ tiêu tiền của công ty năm 2008 giảm so với năm 2007 là 278.903.345 đồng tương ứng (-2,9 %) điều này cho thấy vòng quay vốn trong năm 2008 chậm hơn so với năm 2007. + Chi tiêu giá trị hàng tồn kho năm 2008 tăng so với năm 2007 số tiền cụ thể là 4.540.386.200 đồng tương ứng 56%. Do công ty đầu tư mua nguyên nhiên liệu công cụ dụng cụ để xây dựng các công trình đang còn dở dang và đây cũng chính là lý do làm cho tiền mặt của công ty trong năm 2008 giảm xuống rõ rệt so với năm 2007. + Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác trong năm 2008 giảm so với năm 2007 cụ thể là 4.383.088.860 đồng tương ứng ( -11,86%) + Chỉ tiêu các khoản phải thu khác trong năm 2008 giảm so với năm 2007 cụ thể là 200.000.000 đồng tương ứng ( -0.66% ). cho thấy sự chiếm dụng vốn trong năm 2008 giảm xuống so với năm 2007. sự giảm xuống này một phần là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên số lượng công trình năm 2008 ít hơn so với năm 2007, tuy nhiên những công trình mà công ty xây dưng đều rất trọng điểm vì vậy được các nhà đầu tư thanh toán nhanh hơn. - Tài sản dài hạn + TSCĐ trong năm 2008 giảm so với năm 2007 là 2.483.683.000 đồng tương ứng 18,23%. sở dĩ có kết quả đó vì số lượng công trình đầu tư xây dưng cơ bản của công ty trong năm 2008 giảm hơn hẳn so với năm 2007, đồng thời do Công ty gặp khó khăn trong vấn đề tài chính nên việc đầu tư vào TSCĐ giảm xuống. Một số loại máy móc đã khấu hao hết Công ty tiến hành thanh lý nhưng chưa có điều kiện để đầu tư mua sắm lại. * Tổng nguồn vốn của công ty trong năm 2008 cũng giảm xuống so với năm 2007 là 2.805.289.000 tương ứng (-3,62% ) là do các nguyên nhân sau: - Nợ phải trả năm 2008 giảm so với năm 2007 là 4.754.213.000 đồng tương ứng (-59,26%) do các nguyên nhân sau + Chỉ tiêu ngắn hạn năm 2008 tăng so với năm 2007 cụ thể là 1.095.197.000 đồng tương ứng 1,92%. Do công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất nên phải đi vay vốn nhiều hơn. + Chỉ tiêu nợ phải trả dài hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 là 5.849.410.000 đồng tương ứng -59,26%. Đây là một dấu hiệu tốt sự giảm xuống này cho thấy Công ty thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước và thanh toán lương cho CNV đúng thời hạn hợp đồng - Vốn chủ sở hửu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.948.924.000 đồng tương ứng 18,55%. do các nguyên nhân sau: NVKD năm 2008 tăng so với năm 2007 2.583.005.000 đồng tương ứng 54,24%. nhưng lợi nhuận năm 2008 giảm so với năm 2007 là 634.081.000 đồng tương ứng (-15,5%). Mặc dù trong năm 2008 do chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và sự biến động bất thường về giá cả nguyên vật liệu nhưng Công ty có những phương pháp kinh doanh hợp lý, kip thời . toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPXD & TVTK đường bộ Nghệ An 2.1 Đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp. chi phí và tính giá thành 2.1.1 Đặc điểm chi phí 2.1.2 Đối tượng tính giá thành 2.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành 2.2 Hạch toán chi phí