1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ nhảy (phyllotreta striolata fabricius) hại rau họ hoa thập tự

53 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 9,79 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ ------------- LÊ THỊ HUYỀN ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA BỌ NHẢY (Phyllotreta striolata Fabricius) HẠI RAU HỌ HOA THẬP TỰ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC VINH - 1.2009 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cảm ơn. Vinh, tháng 1 năm 2009 Tác giả luận văn Lê Thị Huyền 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Nông Lâm Ngư Trường Đại Học Vinh, bạn bè, chính quyền địa phương nơi thu thập mẫu. Hoàn thành khóa luận này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Trần Ngọc Lân, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thầy luôn động viên khuyến khích và mang lại cho tôi niềm tin, lòng say mê nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ khoa Nông Lâm Ngư, tổ bộ môn Nông Học, phòng thí nghiệm, thư viện đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đề tài. Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và bà con nông dân ở các địa phương: Xã Hưng Đông Thành phố Vinh, Huyện Nghi Lộc, Huyện Nam Đàn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập mẫu. Xin chân thành cảm ơn bạn bè trong tập thể lớp 45K2 - Nông Học đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Vinh, tháng 1 năm 2009 Tác giả Lê Thị Huyền 3 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục . Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt . Danh mục các bảng số liệu . Danh mục các hình vẽ và đồ thị MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4. Yêu cầu của việc nghiên cứu đề tài 3. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài . 1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 1.1.1.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của côn trùng 1.1.1.2. Tác hại và lợi ích của côn trùng . 1.1.1.3. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại là cơ sở để phòng trừ bọ nhảy hại rau (Phyllotreta striolata Fabricius) 1.1.1.4. Nguyên lý phòng trừ dựa trên đặc điểm sinh học sinh thái của bọ nhảy hại rau (Phyllotreta striolata Fabricius) . 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài 1.2 Tình hình nghiên cứu và một số biện pháp phòng trừ bọ nhảy hiện nay . 1.2.1 Tình hình nghiên cứu . 1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới . 1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam . 1.2.2. Một số biện pháp phòng trừ bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) hại rau họ hoa thập tự . 4 1.2.2.1. Một số biện pháp phòng trừ bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) trên thế giới 1.2.2.2. Một số biện pháp phòng trừ ở Việt Nam 1.3. Đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội ở Nghệ an . 1.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 1.3.2. Đặc điểm về kinh tế và xã hội Chương II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 2.1.1. Thời gian nghiên cứu . 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu . 2.2. Vật liệu nghiên cứu 2.3. Phương pháp thực nghiệm 2.3.1. Nội dung nghiên cứu . 2.3.2. Nghiên cứu ngoài đồng ruộng . 2.3.3. Trong phòng thí nghiệm 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi, tính toán và xử lý số liệu . 2.4.1. Chỉ tiêu theo dõi 2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 2.4.3. Hệ số tương quan . 2.5. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ nhảy hại rau trong điều kiện thực nghiệm . 3.1.1. Đặc điểm hình thái của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) . 3.1.2.Thời gian phát dục ở các pha của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) 3.1.3. Khả năng sinh sản của trưởng thành bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) 3.1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sức sống ở các pha phát dục của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) . 5 3.2. Tổng nhiệt hữu hiệu và nhiệt độ thềm của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) 3.3. Thí nghiệm mức độ gây hại ảnh hưởng đến kinh tế của bọ nhảy trưởng thành (Phyllotreta striolata Fabricius) trên cây rau cải xanh . 3.3.1. Sau khi trồng 9 ngày 3.3.2. Sau khi trồng 15 ngày . 3.3.3. Sau khi trồng 25 ngày KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT IPM: Quản lý dịch hại tổng hợp GĐPT: Giai đoạn phát triển CTĐC: Công thức đối chứng CT: Công thức TN: Thí nghiệm TB: Trung bình GĐ: Giai đoạn ĐKTN: Điều kiện thí nghiệm NN & PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh 7 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 3.1. Kích thước các pha phát dục của bọ nhảy (phyllotreta striolata Faricius) Bảng 3.2. Thời gian phát dục các pha của bọ nhảy ở nhiệt độ phòng (phyllotreta striolata Faricius) Bảng 3.3. Thời gian phát dục các pha của bọ nhảy ở 20 0 C (phyllotreta striolata Faricius) Bảng 3.4. Thời gian phát dục các pha của bọ nhảy ở 25 0 C (phyllotreta striolata Faricius) Bảng 3.5. Khả năng sinh sản của trưởng thành bọ nhảy (phyllotreta striolata Faricius) Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sức sống của các pha phát dục của bọ nhảy (phyllotreta striolata Faricius) Bảng 3.7. Tổng nhiệt hữu hiệu và nhiệt độ thềm sinh học của bọ nhảy (phyllotreta striolata Faricius) Bảng 3.8. Mức gây hại của bọ nhảy trưởng thành trên rau cải xanh ở giai đoạn 9 ngày sau khi trồng. Bảng 3.9. Mức gây hại của bọ nhảy trưởng thành trên rau cải xanh ở giai đoạn 15 ngày sau khi trồng. Bảng 3.10. Mức gây hại của bọ nhảy trưởng thành trên rau cải xanh ở giai đoạn 25 ngày sau khi trồng. 8 DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 2.1. Phương pháp thí nghiệm Hình 3.1. Vòng đời bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius). Đồ thị 3.1. Mối tương quan giữa mật độ bọ nhảy trưởng thành với cây rau cải xanh ở giai đoạn phát triển 9 ngày sau khi trồng. Đồ thị 3.2 Mối tương quan giữa mật độ bọ nhảy trưởng thành với cây rau cải xanh ở giai đoạn phát triển 15 ngày sau khi trồng. Đồ thị 3.3. Mối tương quan giữa mật độ bọ nhảy trưởng thành với cây rau cải xanh ở giai đoạn phát triển 25 ngày sau khi trồng. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rau xanh là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, rau giúp con người tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể như: Protein, lipit, vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ…[5, tr. 1]. Mặt khác cây rau còn mang lại giá trị nhiều mặt cho con người. + Về kinh tế. Rau là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất 1 ha rau cao gấp 2 - 3 lần sản xuất 1 ha lúa và là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao. Những năm 1986 - 1990 nước ta xuất khẩu đạt 5,15 triệu USD, năm 1997 kim nghạch xuất khẩu rau quả ở Việt Nam đạt 140 triệu USD, tăng 170% so với năm 1986 chiếm 1,6 tổng kin nghạch xuất khẩu trong cả nước. [2]. + Về xã hội. Sản xuất rau tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân, giảm được số lượng người dân thất nghiệp ở địa phương, đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội. 9 Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học về khẩu phần ăn của người Việt Nam cho biết hàng ngày chúng ta cần khoảng 1300 - 1500 calo năng lượng để sống và hoạt động. Muốn có đủ năng lượng này thì nhu cầu tiêu dùng rau xanh hàng ngày trung bình cho một người từ 250 - 300 g (khoảng 7,5 - 9 kg rau cho một người trong một tháng). Hiện nay tính bình quân cả nước ta mới sản xuất được khoảng 4 - 4,5 kg rau cho một người trong một tháng. Diện tích trồng rau của cả nước năm 2000 theo thống kê là 445000 ha, tăng 70% so với 1990 (261090 ha). [19], [20]. Ngành trồng rau là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An nói riêng và của Việt Nam cũng như thế giới nói chung. Cây rau có khả năng thích ứng rộng, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Ở Việt Nam cùng với sự hình thành và phát triển các thành phố, khu công nghiệp, những vùng dân cư đông đúc… thì những vùng trồng rau chuyên canh cũng được hình thành và phát triển nhằm cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng. Ở Nghệ An rau là cây trồng phổ biến ở một số vùng như: Thành phố Vinh, huyện Diễn Châu, huyện Nghi Lộc… Với tổng diện tích trồng rau cả tỉnh là 7575,5 ha trong đó vùng sản xuất rau được đầu lớn nhất là Xã Hưng Đông, thành phố Vinh. Ở đây cây rau được sản xuất quanh năm và cũng là cây trồng chủ lực của vùng, đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân trong vùng. [9, tr. 2]. Rau xanh gồm nhiều họ khác nhau nhưng rau họ hoa thập tự chiếm hơn 50% tổng sản lượng, thành phần rau họ hoa thập tự khá phong phú (rau cải xanh ngọt, rau cải xanh, rau cải hộp…) và được trồng phổ biến ở các vùng trồng rau trong cả nước vào vụ Đông và vụ Xuân, thời gian này có điều kiện khí hậu thích hợp cho rau họ thập tự phát triển tốt, nhưng cùng với sự phát triển của cây rau là sự xuất hiện và gây hại của các loài sâu hại, do việc sản xuất rau chủ yếu theo hướng thâm canh, các vụ rau được trồng gối nhau liên tục trên cùng một diện tích đất sản xuất là nguyên nhân dẫn đến sâu hại nhiều và ngày càng nguy hiểm hơn. Hiện nay việc sản xuất rau còn gặp nhiều trở ngại như chi phí sản xuất cao, giá thành không ổn định, quản lý dịch hại còn gặp nhiều khó khăn. Trong những 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Phương pháp thí nghiệm - Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ nhảy (phyllotreta striolata fabricius) hại rau họ hoa thập tự
Hình 2.1. Phương pháp thí nghiệm (Trang 33)
Bảng 3.1. Kích thước các pha phát dục của bọ nhảy ( Phyllotreta striolata - Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ nhảy (phyllotreta striolata fabricius) hại rau họ hoa thập tự
Bảng 3.1. Kích thước các pha phát dục của bọ nhảy ( Phyllotreta striolata (Trang 40)
Hình 3.1. Vòng đời bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius). - Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ nhảy (phyllotreta striolata fabricius) hại rau họ hoa thập tự
Hình 3.1. Vòng đời bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) (Trang 41)
Bảng 3.2. Thời gian phát dục các pha của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) ở nhiệt độ phòng. - Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ nhảy (phyllotreta striolata fabricius) hại rau họ hoa thập tự
Bảng 3.2. Thời gian phát dục các pha của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) ở nhiệt độ phòng (Trang 42)
Bảng 3.4. Thời gian phát dục các pha của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) ở 250C. - Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ nhảy (phyllotreta striolata fabricius) hại rau họ hoa thập tự
Bảng 3.4. Thời gian phát dục các pha của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) ở 250C (Trang 44)
Bảng 3.5. Khả năng sinh sản của trưởng thành bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius). - Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ nhảy (phyllotreta striolata fabricius) hại rau họ hoa thập tự
Bảng 3.5. Khả năng sinh sản của trưởng thành bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) (Trang 48)
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sức sống ở các pha phát dục của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius). - Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ nhảy (phyllotreta striolata fabricius) hại rau họ hoa thập tự
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sức sống ở các pha phát dục của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) (Trang 51)
Bảng 3.8. Mức gây hại của bọ nhảy trưởng thành trên rau cải xan hở giai đoạn 9 ngày sau khi trồng. - Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ nhảy (phyllotreta striolata fabricius) hại rau họ hoa thập tự
Bảng 3.8. Mức gây hại của bọ nhảy trưởng thành trên rau cải xan hở giai đoạn 9 ngày sau khi trồng (Trang 53)
Bảng 3.7. Tổng nhiệt hữu hiệu và nhiệt độ thềm sinh học của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius). - Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ nhảy (phyllotreta striolata fabricius) hại rau họ hoa thập tự
Bảng 3.7. Tổng nhiệt hữu hiệu và nhiệt độ thềm sinh học của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w