Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá toàn diện về hiện trạng sản xuất, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật để bổ sung và hoàn thiện quy trình thâm canh hai giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm tại Mê Linh, Hà Nội đạt năng suất, chất lượng cao, góp phần pháp trển 2 giống bưởi đỏ tại Hà Nội.
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO BO NONG NGHIEP VA PTNT
VIEN KHOA HOC NONG NGHIEP VIET NAM
NGUYEN HUU HAI
NGHIEN CUU BIEN PHAP KY THUAT NANG CAO NANG SUAT VÀ CHẤT LƯỢNG MOT SO GIONG BUOI DO TAI HA NOI
LUAN AN TIEN Si NONG NGHIEP
Trang 2| BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYEN HUU HAI
NGHIEN CUU BIEN PHAP KY THUAT NANG CAO NANG SUAT vA CHAT LUQNG MOT SO GIONG BUOI BO TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9.62.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Lê Khả Tường
ẳ 2 GS.TS Vũ Mạnh Hải
|
Trang 3
LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu hoàn toàn của tơi, cơng
trình chưa tửng được sử dụng và công bố trong bắt kỳ tài liệu nào khác;
Số liệu trình bày trong luận án này là hoàn toàn trung thực theo kết quả thu được tại các địa điểm mà tôi tiền hành nghiên cứu;
Luận án đã sử dụng một số thông tin từ nhiều nguồn đữ liệu khác
nhau, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc;
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với báo cáo của luận án Ngày9 tháng2năm 2020
Nghiên cứu sinh
Trang 4
ii LOI CAM ON
Trong thời gian thực hiện luận án: “ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng một số giống bưởi đỏ tại Hà Nội”, bên
cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan, các nhà khoa học, các cán bộ và các hộ nông dân ở địa
phương mà đề tài đã triển khai, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn;
Tôi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Lê Khả Tường và GS.TS Vũ Mạnh Hải- những thầy hướng dẫn khoa học,
đã quan tâm dìu dắt, tận tình giúp đỡ trong suốt cả quá trình xây dựng và
thực hiện các nội dung khoa học của luận án tiến sĩ;
Xin được chuyển sự tri ân của cá nhân tôi đến lãnh đạo Trung tâm Tài nguyên thực vật, các bạn đồng nghiệp trong Bộ môn Nhân giống và
Đánh giá nguồn gen về những giúp đỡ quý báu và sự tạo điều kiện tốt nhất
cho việc hoàn thành luận án;
Chân thành cảm ơn, Ban Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, lãnh đạo và cán bộ nhân viên Ban Đào tạo sau đại học đã cho phép,
hướng dẫn và giúp đỡ rất chân tình trong quá trình đào tạo;
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự hàm ơn chân thành nhất đến gia đình, người thân đã cùng đồng hành, động viên, chia sẻ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và thực hiện luận án 'Tác giả luận án
guyến Hữu Hải
Trang 5
| 1H
| MUC LUC
TOT CAM DOAN reer rcscesesceis rncrecercernonnamrnesimmmennncamensestiesd i | TÔI CAI ON toa nngintytgxgiogiaonttsttiaagtanatttosisrrtiannssetaaannannaSfis ii | MUG DUC scssssssescssreanedruriercennnanvacnmanasnanenanauieiwenneentaagrisesece iti | ĐANH MÙC GHỦ VIỆT TÃT in seennisesseseasssssasnttftbssurad ix
| DANH MỤC BẢNG -2222222222.*2222222222222221111222 11111 x
DANH MUC/HÌNH:;scznnsssg0 su 008 G00S8003080du01806saeslgesssdl xiv DAG DAU scscerecssesecerneserensesirannest SS 515: 55 gestae aOR 1 Chifobg 1 TONG QUAN TAT LIEU, e-eiseossicacannanisisnssaunisenupnunmsenns isan 6
1.1 Nguồn gốc và các giống bưởi chính
1.1.1.Nguồn gốc cây bưởi 1.1.2 Các giống bưởi trên thế giới: 1.1.3 Các giống bưởi ở Việt Nam:
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam va trén thé gidi .12 1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới - 12
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam 16
1.3 Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây bưởi:.20
In 1 ).) 20
I1 21
13.5 A til sting ssczsceccescosescsasverresveqeevnoeareoeosewusaseGusseszosoniussesnseccemuecocsssevessrssel 22 WBA Dat MA Feces verses cesxccoszszeccsresscrsenivessenneensevesersenssassesssvecasszessserseedbsecsonnves 23 | 1.4 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây bưởi .- - 24
1.4.1 Đặc điểm sinh trưởng thân cành ccccvvcvcvvvrrveverree 24
1.4.2 Đặc tính sinh lý ra hoa đậu quả :‹:-.«‹ cs2is6 565.600 niasra 25
1.5 Những nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất cây có múi
và cây bưởi liên quan đến phạm vi đề tài
Trang 6
iv
1.5.1.2 Nghiên cứu về phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng 32 1.5.1;3 Nghiên cứu Về cất t8 csiszscxh 1618080116 <1020038610100101060436100088gg0ã0 33 1⁄ã;144: Nghiên bứu: Về BA QHà sousaussssonsbbiioiaaullgassugssssesd 34 1.5.1.5 Nghiên cứu về sâu bệnh hại . ‹«-s-cscoccrrcrrkerree 36
1:5.2.-NHữđg nghiên cứu tìobE HƯỚG e-coeec1 1Š š622665 606 180180981646 36
1.5.2.1 Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây bưởi ở nước
1.5.2.4 Nghiên cứu về cắt tỉa -ccccccvxeeererrrrrrrkrtrrrrrereerrrree 44 1.5.2.5 Nghiên cứu về bao quả . -ccc++++++irerevevrvreveeererrrrree 45 1.5.2.6 Nghiên cứu về sâu bệnh hại . ccvvcvcerervrveerrrrrrrrkee 47
1.6 Vai trò của Lycopene và Lycopene trong bưởi -. -+ + 48
1:ố,* Vai trô của ILVCDDEDsoeseeaeeonaiirnnaaindainsaassierasasrdiasg okasssesl 48
1:62: Lyoopene trong DƯỔI:xeessiesenaannadinnidiinaetiasaarieesiiilelkanssstisesssxaesl 49 1.7 Một số nhận xét rút từ tổng quan tài liệu: -‹-. «-+- ol
Chuong 2 VAT LIEU, NOI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
2.1 Địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu c ‹«+ 53:
Dc WAC Tit tipi CUR ccassseeccccssccsnvesenasarzenqnsncconsnsecocvnssnzcoreovonsvsvanssoosssi 53
2.1.2 Dia diém va thoi gian nghién Ctr .scccsssescssessesseescecesessssneceensneesnaes 54 8:9: Nội dung đEBiiGWUgsyasspeseatussgitldutiictoStIGh3ư86iS638nS988aysa8 54 2.2.1 Nội dung 1: Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất nguồn gen bưởi đỏ
tại Hà Nội và các vùng phụ cận
2.2.2 Nội dung 2: Đánh giá đặc điêm sinh trưởng phát triên và tuyển chọn
cây đầu dòng của hai giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm tại Hà Nội 2.2.3 Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất
Trang 7
2.3 Phuong, phap nghiéniclwsssccsscctssvessvasasersesveissancosscasssvesensevstvvsseneseteceer 55 2.3.1 Phương pháp điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất các nguồn gen
bưới đồ tại Hã Nội và các vùng phụ:GẬn ‹á‹eeeseeeeeeissiaaeasieinaaaeanndadu 55
2.3.2 Phương pháp đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển và tuyển chọn cây đầu dòng hai giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm tại Hà Nội 56 2.3.3 Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đề tăng năng suất và chất lượng của một số giống bưởi đỏ cec<+ecxx+ 39
9.4 Phương pháp xử lý số Uz cssssssnsscarcsscscnssnansocacssnnncesaswsascesssacerseuassssonesd 67
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 68
3.1 Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất nguồn gen bưởi đỏ tại Hà Nội và bác VŨNg PhÙ CãT cesesirsesbesidzllgitiiiS5SGQ88.3802RURSGSSĐiS30Si0SSbEAG08 68
3.1.1.Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu và đất đai huyện Mê Linh 68
3.1.2 Phân bố nguồn gen bưởi đỏ tại Hà Nội và các vùng phụ cận 70 3.1.3 Thực trạng sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội 74 3.1.3.1 Tình hình sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Mê Linh 74
3.1.3.2 Cơ cấu các giống bưởi đỏ tại xã Tráng Việt huyện Mê Linh 76 3.1.3.3 Diện tích, năng suất các giống bưởi đỏ tại xã Tráng Việt huyện Mê LẦN, succseanoanakeniasnasrhitiithiskatidiniilT601960d68.16N080-0014050G160188781875955018125000/9f 78
3.1.3.4 Tập quán canh tác bưởi đỏ tại xã Tráng Việt huyện Mê Linh 79
Trang 8
vi
3.2 Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển và tuyển chọn cây đầu dòng của hai giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm trồng tại huyện Mê Linh,
0 88
3.2.1 Đặc điểm hình thái của giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lim 88 3.2.1.1 Đặc điểm thân cảnh: :-++++++++++©+ttetetrtrrrttrtrrrrrrree 88 3.21.2 Dic didn 1A ccscccsssssssssescccsssssssssssssssesesessecessseecesecceseeeeeeseeecenseeeeeanees 89 3.2.1.3 Dic Gidm my, Hoar .ccccscsssseccssssssseseseccessessssnsseseeceecessssnsnseseseesenseseesee 91
3.2.1.4 Đặc điểm hình thái quả -cccccccvccceetrrrrrrirririrrirrrrrrid 92
3.2 2 Đặc điểm sinh trưởng của giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm 93
3.2.2.1 Đặc điểm phát sinh các đợt lộc 93
3.2.2.2 Thời kỳ ra hoa
3.2.2.3 Khả năng đậu quả và năng suât
3.2.3 Một số chỉ tiêu sinh hóa quả giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm 3.2.4 Sự biến đổi màu sắc vỏ quả theo thời gian . -.-‹ + 104 3.2.5 Đánh giá tuyển chọn cây đầu dòng của giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm tại Mê Linh, Hà Nội 22::+2++22222222292222E2EEEYervre 105
3.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng
của giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lữũm tại Hà Nội 110
3.3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón cho giống bưởi đỏ Bánh
Meer vit bu 68 dO Litt csrsccccsenecerennvoensnnseosoonenecerneneosunrerarsnsvenecessesgesennsenseee 110
3.3.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón đến kích thước các đợt
lộc của giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm 110
3.3.1.2 Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian ra hoa của giống bưởi đỏ
Bánh Nơn:và bưổi đỏ LẴNHcesseopiasiaiisesniedsrndieoaEilg10001100/135060366/L68566208 114
3.3.1.3 Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến tỷ lệ đậu quả của giống bưởi
Trang 9
vii
Banh Men và bưởi d6 LOM 0 ee eeseseeseeeseeeecscsesesesssceeessestseenssenesessees 118
3.3.1.5 Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến một số chỉ tiêu cơ giới và chất lượng
U22 cs5x205855907155960001663095002085500078806008 oo
1
3.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến năng suất, chất lượng cho các giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi dé Lim 124 3.3.2.1 Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả trên giống
bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm . -+cccccccvecvevecvev 124
3.3.2.2 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất trên giống
bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm -©ciccccccceveececce, 125
3.3.2.3 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng quả trên giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm -secccccxe+ 128 3.3.3 Nghiên cứu xác định chế độ cắt tỉa phù hợp cho các giống bưởi đỏ
129
đỏ
3.3.3.2 Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến thời gian ra hoa trên giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lñm -. ccccccccccc -+ 133 3.3.3.3 Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả trên giống
6 Banh Men va buGt:d6 Latin icssiscccasecocusicsncovsesvavsosaeoucevntercsnsivonssoesenanssess 137 3.3.4 Nghiên cứu xác định loại vật liệu và thời điểm bao quả phù hợp cho
Trang 10
viii
Bánh Men và buGt 6 Ltt sssssisssspssssssccccsccssascotsssseoreeass 400046686466530480832066 142 3.3.4.3 Nghiên cứu xác định vật liệu bao quả thích hợp cho giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đồ Lũi csc6 260021 A66 01130811 615G 0030601.48 146
KẾT LUẬN VÀ ĐỀNGHỊ, 2200 002.0 c2 000.086 151
Lo IRGCIUGI.scconnsinnonenscnsesnecvarancnsanrananonsnsnersesesensennens avens1siei Stas pM ERTS 151 2 DE NGNL arvercciesoorsesnsesensseconsenvssvenssenncassusseensnsenssusesrancansaresrestseseugesneniogs 153
DANH MUC CONG TRINH DA CONG BO_LIEN QUAN DEN LUAN AN
=6 Ô 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2-522tsrerrerrerrrrrrrrre 155
PHULUG sesssrevcnccszcsesosvsvencenensnenetonesssracseovoresstyeracegensnerannenearstoranensnesnnhadisass 167
Trang 11Viết tắt BPKT cD cr DT DK GA IAA LX LH LT NC PTNT TB VIM STH SQ ix
DANH MUC CHU VIET TAT Viết đầy đủ Biện pháp kỹ thuật Chiều dài Công thức Diện tích Đường kính Gibberellin acid
Indole acetic acid Khối lượng
Lộc xuân
Lộc hè
Lộc thu
Nghiên cứu
Trang 12bang 11 1.2 13 1.4 LS 1.6 1.7 3.1 32 3:3 3.4 35 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 “Linh, Hà Nội DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang
Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới 13 Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở một số quốc gia trồng
bưởi chủ yếu trên thế giới năm 2018 :-+ 13 Tình hình sản xuất cây có múi ở Việt Nam 16 Giá trị xuất khâu của cây có múi tại Việt Nam (2013-2017) 18
Giá trị nhập khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2013-2017) 19
“Thang chuẩn bón phân cho cây có múi dựa vào phân tích lá 31
Lượng phân bón cây có múi thời kỳ kinh doanh (g/cây) 39
Phân bố nguồn gen bưởi đỏ tại Hà Nội và các vùng phụ cận 72 Diện tích trồng cây ăn quả tại huyện Mê Linh năm 2017 75
Các giống bưởi trên địa bàn xã Tráng Việt huyện Mê Linh 71
Diện tích và năng suất bưởi đỏ qua các năm trong giai
đoạn 2015-20 1 sc+csceeereeeirerrrrreeeerereree 78
Kết quả điều tra tập quán canh tác các giống bưởi đỏ tại thôn
Đông Cao, xã Tráng Việt năm 2015 . -+ 79
Phương thức sử dụng các giống bưởi đỏ -: 82
Tình hình sâu bệnh hại trên 2 giống bưởi đỏ tại Mê Linh Hà Nội 83
Một số đặc điểm thân cành của các giống bưởi đỏ 89 Một số đặc điểm lá của hai giống bưởi đỏ tại Mê Linh, Hà Nội 90 Một số đặc điểm lá của hai giống bưởi đỏ tại Mê Linh, Hà Nội 91 Một số đặc điểm hình thái quả của 2 giống bưởi đỏ tại Mê
92
Thời gian xuất hiện lộc của các giống bưởi đỏ tại Mê Linh,
Trang 133:13 3.14 3,15 3.16 3.17 3.18 3:19 3.20 3.21 3.22 3.23 3.24 3.25 3.26 3.27 3.28 áo xi
Kích thước của cành lộc xuân trên cây bưởi đỏ Bánh Men tại Mê Linh, Hà Nội
Đặc điểm sinh trưởng các cành lộc bưởi đỏ Lữm tại Mê Linh,
Thời gian ra hoa của giông bưởi đỏ Bánh men và bưởi đỏ Lũm tại Mê Linh, Hà Nội -+-©5++©ccxerrrrrrrrrrrrrrre Khả năng giữ quả của các giống bưởi qua các thời kỳ
Năng suất của giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lữm
Một số chỉ tiêu quả của giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lm tại Mê Linh, Hà Nội
Một số chỉ tiêu sinh hóa của giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi độ Tim tại Mề Lith, Hà NỘI eeeseieeiiiaeiaiedrieiniannsier Màu sắc vỏ quả bưởi đỏ Bánh Men 55555+
Màu sắc vỏ quả bưởi đỏ Lữm cccccccvvcerrrcez Một số đặc điểm sinh trưởng của 15 cây ưu tú giống bưởi đỏ
Một số chỉ tiêu về quả của 15 cây ưu tú bưởi đỏ Bánh Men
Một số chỉ tiêu về quả của 15 cây ưu tú bưởi đỏ Lũm
Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng các đợt lộc trên
bưởi Bánh Men tại Mê Linh, Hà Nội -+
Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng các đọt lộc trên
bưởi Lũm tại Mê Linh, Hà Nội . ssc-ccceerree
Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến thời gian ra hoa của giống
bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm tại Mê Linh, Hà Nội
Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến tỷ lệ đậu quả của hai giống
bưởi đỏ tại Mê Linh, Hà Nội
Trang 143.30 331 3:32 3.33 3.34 3.35 3.36 3:37 3.38 359 3.40 3.41 3.42 3.43 xii
Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của giống bưởi đỏ
Bánh Men tại Mê Linh, Hà Nội
Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất của giống
bưởi đỏ Lũm tại Mê Linh, Hà Nội - -: Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến một số thành phần cơ giới quả 2 giống bưởi đỏ tại Mê Linh, Hà Nội Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến độ Brix 2 giống bưởi đỏ
tại Mê Linh, Hà Nội -22s+cccSstrrrrrerrrrrerrrrerrrre
Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả trên
giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm tại Mê Linh, Hà Nội
Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất trên
giống bưởi đỏ Bánh Men tại Mê Linh, Hà Nội
Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất chất
lượng trên giống bưởi đỏ Lũm tại Mê Linh, Hà Nội
Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến chất lượng quả trên giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm - Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến sinh trưởng các đợt lộc
trên bưởi đỏ Bánh Men tại Mê Linh Hà Nội
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến sinh trưởng các đợt
lộc trên bưởi đỏ Lũm tại Mê Linh, Hà Nội Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến thời gian ra hoa trên bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lim tai Mé Linh, Hà Nội
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất trên bưởi đỏ
Bánh Men và bưởi đỏ Lñũm tại Mê Linh, Hà Nội
Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến năng suất giống bưởi
đỏ Bánh Men tại Mê Linh, Hà Nội +- 5<
Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến năng suất trên giống,
bưởi đỏ Lũm tại Mê Linh, Hà Nội
Trang 15I i] i 3.44 3.45 3.46 3.47 3.48 3.49 3.50 xiii
Các yếu tố ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng quả hai giống, bưởi đỏ tại Mê Linh, Hà Nội -ss+-ccesrecee
Ảnh hưởng của thời gian bao quả đến tỷ lệ giữ quả, khối lượng
và độ Brix của hai giống bưởi đỏ tại Mê Linh, Hà Nội
Ảnh hưởng của bao quả đến tình trạng nhiễm sâu, bệnh và các
tác nhân gây hại trên hai giống bưởi đỏ tại Mê Linh, Hà Nội
Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến mẫu mã, chất lượng quả hai giống bưởi đỏ tại Mê Linh, Hà Nội -
Ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả đến độ sáng vỏ quả
trên hai giống bưởi đỏ tại Mê Linh, Hà Nội
Ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả đến màu sắc vỏ quả trên giống bưởi đỏ Bánh Men tại Mê Linh, Hà Nội
Ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả đến màu sắc vỏ quả
trên giống bưởi đỏ Lũm tại Mê Linh, Hà Nội -
Trang 16| | TT hinh 11 Bel 3.2 xiv DANH MỤC HÌNH
Tên hinh Trang
Tình hình xuất nhập khẩu bưởi một số nước trên thế giới năm
0 1P — pHằà, R ,,ÔỎ 15
Phân bố nguồn gen bưởi đỏ tại Hà Nội và các vùng phụ cận 73
Tỷ lệ số hộ mong muốn được nhận sự hỗ trợ 86
Trang 17
MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây bưởi, tên khoa học Ciøws granđis (L) Osbeck thuộc họ cam quýt Ruiaceae, có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, trong đó Malaysia, Thái Lan và Indonesia được xem là những nước có sự đa dạng, nguồn gen cao nhất Quả là bộ phận được sử dụng chủ yếu trong cây bưởi, có kích thước và khối lượng lớn nhất trong các loài thuộc họ cam quýt Thành phần dinh dưỡng quả
bưởi tính trong 100g ăn được gồm: 89 g nước, 0,5 g protein, 0,4 g chất béo, 9,3 g tinh bét, 49 IU vitamin A, 0,07 mg vitamin B,, 0,02 mg vitamin Bp, 0,4
mg niacin và 44 mg vitamin C [17] Ngoài ra chúng còn chứa naringin dưới
dạng các hợp chất glucosid Tại nhiều nước trên thế giới, cây bưởi đang dần
được xác định là cây trồng có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh, là
sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng
Ở Việt Nam, ngoài ưu thế về giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao, cây bưởi cịn có một số lợi thế khác như: dễ canh tác, dễ bảo quản, dễ vận chuyển
ít bị hư hại, đặc biệt có khả nang chống chịu tốt với bệnh Greening, một trong những bệnh hại đặc biệt nguy hiểm đối với sự phát triển của cây có múi [10], [35] Cũng chính vì lý do đó mà cây bưởi được trồng ở hầu khắp các vùng miền trong cả nước, gắn liền với thương hiệu của nhiều giống bưởi truyền thống như bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ, bưởi Diễn - Từ Liêm - Hà Nội, bưởi
Phúc Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh, bưởi Thanh Trà - Huế, bưởi Năm Roi -
Vĩnh Long và bưởi da xanh - Mỏ Cày - Bến Tre trong đó có các giống bưởi
đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lñm
Đánh giá về sự phát triển của các giống và loài cây có múi, nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng sự phong phú về khí hậu, thời
tiết, các tiểu địa hình cộng với độ phì đất và tập quán tiêu dùng giữa các vùng
Trang 18
miền đã tạo nên sự đa dạng sinh học của các giống bưởi trên lãnh thổ nước ta Trên thực tế, nhiều địa phương đã và đang lưu giữ những nguồn gen bưởi đỏ
có giá trị như: bưởi Luận văn — Thanh Hóa, bưởi đỏ - Hà Nội, bưởi gdc -
Nam Định, bưởi đỏ Tân Lạc - Hịa Bình Tuy nhiên, các tác dụng của các
giống bưởi đỏ nói chung vẫn còn chưa được khai thác một cách có hiệu quả,
trước hết và trên hết là các hợp chất hóa học ảnh hưởng đặc biệt đến sức khỏe con người Các giống bưởi ruột đỏ có giá trị dinh dưỡng như các giống bưởi
khác nhưng điểm khác biệt là quả bưởi đỏ rất giàu Beta — Caroten và
Lycopene, những chất chống oxy hóa rất tốt, thể hiện trên nhiều khía cạnh từ
sức khỏe tim mạch, sáng, mắt đến việc chống lại ánh nắng mặt trời và một số loại ung thư [109] Mặc dù không phải loại rau quả màu đỏ nào cũng có chứa Lycopene nhưng các sắc tố từ màu hồng đến màu đỏ của Cam navel, cam
cara, bưởi đỏ, bưởi chùm đỏ là do Lyeopen mang lại [55]
Giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm, nguồn gốc tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP Hà Nội là các giống cây trồng bản địa đặc sản, vừa có ý nghĩa tâm linh bởi màu đỏ đem sự lại may mắn vào dịp Tết Nguyên Đán lại
vừa có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị đặc trưng của chúng Việc trồng
bưởi đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao: giá bán dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/quả, dịp lễ tết trên 70.000 đồng/quả và là một trong những nguồn thu nhập đáng kể của người dân xã Tráng Việt, Mê Linh Những năm gần đây, dưới áp lực của q trình đơ thị hóa, sự chuyền đổi cơ cấu cây trồng và những hạn chế về chính sách khoa học công nghệ trong công tác bảo tồn đa dạng sinh
học, nguồn gen bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm đã và đang bị xói mịn một cách nghiêm trọng Từ năm 2005, hai giống bưởi đỏ hầu như không được trồng
mới, trong khi điện tích cây cho thu hoạch giảm dần Bên cạnh sự suy giảm về
số lượng cá thể là sự thoái hóa về chất lượng, trong đó cây sinh trưởng kém,
Trang 19| | | |
thoái hóa chất lượng Kích thước quả có xu hướng nhỏ đi, độ chua tăng lên, độ
Brix giảm xuống, tép múi nhanh hóa gỗ sau khi thu hoạch, thời gian bảo quản
ngắn dẫn, tỷ lệ hạt tăng lên, vv là những bằng chứng đầu tiên của sự thối hóa
về mặt chất lượng
Các giống bưởi đỏ Bánh Men và Lũm là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán tiêu dùng ở Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác trong toàn quốc Đây là nguồn tài nguyên thực vật vô giá, quý hiếm không chỉ cho Hà Nội mà còn cho nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Đây cũng chính là lý do chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng một số giỗng bưởi đỏ tại Hà Nột"
Các nguồn gen tốt được tuyển chọn, phù hợp thị hiếu tiêu dùng, cải thiện về mẫu mã, chất lượng và năng suất giống bưởi đỏ sẽ góp phần nâng cao
giá trị kinh tế đồng thời nâng cao đời sống cho người dân trồng bưởi Những giống bưởi đặc sản này được phát triển sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho
người trồng mà còn đảm bảo được tính bến vững trong công tác bảo tồn các nguồn gen bản địa quý hiếm, đồng thời góp phần đa dạng sản phẩm cây ăn quả có múi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày cao của đông người tiêu dùng Hà Nội và các vùng phụ cận
2 Mục tiêu của đề tài
Thông qua việc đánh giá toàn diện về hiện trạng sản xuẤt, nghiên cứu
đặc điểm sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật để bổ sung và hoàn thiện quy trình thâm canh hai giống bưởi đỏ Bánh Men và
bưởi đỏ Lñm tại Mê Linh, Hà Nội đạt năng suất, chất lượng cao, góp phần
Trang 20
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học:
Xây dựng bộ tư liệu tương đối toàn diện về đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng phát triển của các giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm được trồng tại xã Tráng Việt, Mê Linh, Hà Nội, làm cơ sở để cải tiền quy trình canh tác giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm đồng thời góp phần xây dựng định hướng nghiên
cứu các giống bưởi đặc sản khác ở miền Bắc
Những kết quả của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo liên quan về cây bưởi đỏ vốn đang ít được
quan tâm nói riêng và cây bưởi nói chung 3.2 Ý nghĩa thực tiễn:
- Quy trình thâm canh được đề xuất và khuyến cáo từ kết quả của đề
tài sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi dé Lim, qua đó làm gia tăng giá trị cho địa phương và người dân
trồng trọt
- Kết quả của đề tài góp phần định hướng công tác quy hoạch phát triển sản xuất giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm cho Hà Nội và các tỉnh
miền Bắc theo hướng sản xuất hàng hóa
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hai giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm được trồng tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội Đây là hai giống bưởi địa phương được nhân
giống bằng cành chiết
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ năm 2015 đến năm 2018
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
Trang 21
- Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất nguồn gen bưởi đỏ tại Hà Nội va các
vùng phụ cận
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển và tuyển chọn cây đầu dòng của 02
giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm tại Hà Nội
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng của
02 giống bưởi đỏ Bánh Men và Lũm tại Hà Nội 5 Những điểm mới của luận án
- Luận án đánh giá có tính hệ thống về thực trạng sản xuất, một số đặc điểm nông sinh học, xác định những yếu tố hạn chế cùng với các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn Hà Nội
- Bỗ sung vào bộ tiêu chí các đặc tính nơng sinh học cây bưởi đỏ một
số đặc điểm có tính đặc thù cao và có ý nghĩa trong đời sống con người, trong
đó sự chuyển hóa màu sắc vỏ và tép quả, hàm lượng các chất chống ơxy hóa:
Lycopene, Beta caroten trong quá trình phát triển quả ở hai giống bưởi đỏ
Bánh Men và Lũm nói riêng là các tiêu chí ưu tiên
- B6 sung vào quy trình canh tác hiện tại một số biện pháp kỹ thuật phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng hai giống bưởi đỏ Bánh Men và bưởi đỏ Lũm, bao gồm bón bổ sung Kali với liều lượng 1200kg/ha K:O, sử dụng phân bón lá Komix vào thời kỳ sinh trưởng ra hoa đậu quả, cắt
Trang 22|
Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc và các giống bưởi chính 1.1.1.Ngn gốc cây bưởi
Cây bưởi có tên khoa hoc 1a Citrus grandis (L) Osbeck Trong hệ
thống phân loại bưởi thuộc:
Họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae Chỉ: Citrus
Chỉ phụ: Eu Citrus
Loài: Cirws Grandis (maxima)
Bưởi (C grandis L.Osbeck ), thuộc họ cam quýt có nguồn gốc ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ Cây bưởi ưa khí hậu nóng ẩm nên chỉ trồng
được ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới và được phân bó rộng tới quần đảo
Eiji, châu Âu và cả các nước vùng Địa Trung Hải [99]
Theo Chawalit Niyomdha (1992): Bưởi có nguồn gốc ở Malaysia, sau
đó lan sang Indonêsia, Trung Quốc, phía Nam Nhật Bản, phía Tây Ấn Độ, Địa Trung Hải và Mỹ Decondolle cũng cho rằng bưởi có nguồn gốc ở phía Đơng Malaysia kể cả cdc dao Fiji va Friendly [62]
Còn với tác giả Robert, (1967) bưởi được coi là cây bản xứ của Malaysia và quần đảo Polynesia, sau đó được di thực sang Án Độ, phía nam
Trung Quốc và các nước châu Âu, Mỹ [101]
Tuy nhiên, cũng có ý kiến lại cho rằng bưởi có nguồn gốc từ Trung
Quốc vì cây bưởi đã được đề cập trong các tài liệu của quốc gia nàyc từ thế kỷ 24 đến thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên [96] Tác giả Vũ Công Hậu,
nguyên Viện trưởng Viện Cây công nghiệp, Cây ăn quả và Cây làm thuốc giai đoạn 1968 — 1980 (1996) [17] cũng cùng quan điểm trên
Trang 23
Những nghiên cứu gần đây khẳng định: tinh Van Nam nam ở phía Tây
Nam Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên quan trọng của các loài cây cam quýt, do sự đa dạng của các loài được phát hiện tại đây và được phát tán xuống phía Nam theo hệ thống sông suối [81], [82], Nhiều đạng cây cam
quýt đã di chuyển từ phía Tây tới các vùng Ả Rập khác nhau, ví dụ như Ô
Man, Ba Tư, I-Ran, thậm chí tới Palestin trước chúa Giê Su ra đời [69] Các
dạng cây cam quýt được sử dụng: Chanh yên, cam chua, chanh giấy, chanh
núm, cam, bưởi, bưởi chùm, quýt và quất
Như vậy, nguồn gốc của bưởi cho đến bây giờ vẫn cịn có nhiều ý kiến khác nhau Có thể từ Malysia, từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ Trên thực tế, hiện
nay bưởi được trồng tập trung với mục đích thương mại ở một số nước châu
Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam 1.1.2 Các giống bưởi trên thế giới:
Như đã trình bày ở trên, cây bưởi (Ciws granđis L.) được trồng chủ yếu ở các nước châu Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Philippine, Malaysia vv Quả bưởi có đường kính trung bình 20- 25 em, thậm chí đường kính đạt 30 cm Tép bưởi giòn, mọng nước
Theo nghiên cứu của J.Saunt [102], một số giống bưởi có giá trị đã và đang phát triển mạnh ở các nước châu Á, trong đó có Thái Lan (3 giống),
Trung Quốc (3 giống), Indonexia (5 giống)
Tại Thái Lan, các giống phổ biến trong sản xuất được trồng ở các tỉnh miền Trung như Nakhon Pathom, Samut Sakhon, Samut songkhram, Ratchaburi và Nothaburi bao gồm: Khao Tongdee, Khao Phuang, Khao Phan,
Trang 24
Som Pol được trồng phổ biến ở Phichit; giống Pattavia chỉ trồng ở vùng phía nam như ở tỉnh Surat Thani, Songkhla, Narathiwat và Pattani [64],[103]
Giống Chandler: Lai giữa giống bưởi hồng và bưởi ngọt Quả có ruột màu
hồng, thời gian chín vào tháng 12, tháng tư, quả hình cầu, có hạt, vỏ mịn, dễ bảo quản Kao Ponne và Kao Phueng: Đây là những giống bưởi có hạt màu
trắng Quả của giống Kao Phueng là hình quả lê với cổ khác biệt, trong khi
trái Kao Ponne là hình cầu Kao Ponne chín sớm hơn Kao Phueng, tép quả ngọt mọng nước [92]
Ở Trung Quốc, các giống bưởi nỗi tiếng được biết đến là: bưởi Văn
Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quan Khê Đây là những giống đã được Bộ nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao va cap huy chương vàng Một giống có triển vọng khác là Pingshan được coi là giống chủ đạo của tỉnh Phúc Kiến có quả dạng dẹt khối lượng từ 1 kg trở lên, chín vào giữa tháng 9, không hạt, múi đỏ nhạt, chất lượng ăn vượt trội (TSS 11-12
%, axit 6,3 6,4 %), phần ăn được 55-60 %, khả năng bảo quản tốt Còn với tỉnh Hồ Nam, giống Anjiangxiang cũng khá nổi tiếng với sức chịu lạnh và khô hạn tốt, chín vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, tép có vị ngon và thơm Các giống Diangjiang trồng ở tỉnh Tứ Xuyên có quả hình bau duc, to, mong nước, ít hạt, ngọt, thơm, chín vào đầu tháng 11 Giống Shatinyu 6 tinh Quảng
Tây khối lượng quả đạt 0,6-1,5 kg, quả hình quả lê, tép màu vàng nhạt, giịn,
ngọt, thời gian chín từ tháng 10 đến tháng 12, quả có thể bảo quản cho đến tháng tư năm sau [92] cũng là những giống bưởi được thị trường ưa chuộng
Ở Đài Loan có giống nồi tiếng là bưởi Văn Đán, do có đặc tính tự thụ,
phơi khơng phát triển nên khơng có hạt, chất lượng rất tốt được nhiều người ưa chuộng [65]
Trang 25
Lan, vi dụ: giống Khao phuang từ Thái Lan, giống Amoy và Sunkiluk gốc Trung Quốc, chỉ có giống Fortich là giống địa phương như: Delacruzp — pink, Magallanes va Amonymanta, Siamese [74]
Ở Malaysia có 24 giống được trồng phổ biến trong sản suất, bao gồm
cả giống trong nước và nhập nội Các giống nổi tiếng có thể kể đến là: Large
red fleshed pomelo, Pomelo China [106] và giống Banpeiyu trong đó giống
Banpeiyu được trồng rộng rãi trên toàn lãnh thổ quốc gia này, quả to, chất
lượng tốt, dạng không đối xứng, có hạt, tép màu vàng nhạt [92]
Một số giống bưởi ở Ấn Độ được biết đến là: Dowali, Nowgong, Burni,
Gagar, Zemabawk, Jorhat, Khanpara, Kamrup, Khasi, Bor Tanga, Hukma
Tanga, Holong Tanga, Jamia Tanga va Aijal [105]
Tại Israel, có hai loại là bưởi trắng và bưởi đỏ Bưởi trắng quả to, cùi dầy chín vào tháng 10 Giống bưởi đỏ có vỏ mỏng hơn bưởi trắng, thơm, vị
chua, cùi hồng, thu hoạch vào tháng 9 hàng năm [109]
1.1.3 Các giỗng bưởi ở Việt Nam:
Tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, có nhiều nguồn gen quý, nhiều
giống có tiềm năng xuất khẩu với giá trị kinh tế cao Hiện tại trong khuôn khổ
nhiệm vụ Bảo tổn nguồn gen thực vật quốc gia, các cơ quan trong mạng lưới
đang lưu giữ 157 nguồn gen bưởi [43] Riêng vùng sông Day ngoại thành Hà Nội có 19 giống bưởi trong đó có nhiều giống bưởi có giá trị kinh tế cao như bưởi Diễn, bưởi đường Quế Dương [49]
Trang 26| | 10
mỗi vùng miền Ngoài một số giống bưởi đã có danh tiếng thì ở các địa phương khác cũng có các giống bưởi chưa có danh tiếng mà chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng chưa được biết đến cần khai thác phát triển
Bưởi Phúc Trạch
Nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Hiện
nay được trồng ở hầu hết 28 xã trong huyện và các vùng phụ cận
Bưởi Phúc Trạch được coi là một trong những giống bưởi ngon nhất ở
nước ta hiện nay Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ quả màu vàng xanh, khối lượng
trung bình từ 1- 1,2 kg, tỷ lệ phần ăn được 60- 65%, số lượng hạt từ 50- 80 hat/qua, màu sắc thịt quả và tép múi phớt hồng, vách múi dòn đễ tách rời, thịt quả mịn, đồng nhất, vị ngọt hơi chua, độ brix từ 12- 14 Thời gian thu hoạch
vào tháng 9
Bưởi Đoan Hùng
Trồng nhiều ở huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, trên đất phù sa ven sông Lô và sơng Chảy Có 2 giống chất lượng tốt là bưởi Tộc sửu xã Chỉ Đám và bưởi Bằng Luân xã Bằng Luân Bưởi Bằng Luân quả hình cầu hoi det,
khối lượng quả trung bình 0,7 - 0,8 kg, vỏ quả màu vàng hơi xám nâu, tép múi màu trắng xanh, mọng nước, thịt quả hơi nhão, vị ngọt nhạt, độ brix từ 9
- 11%, tỷ lệ phần ăn được 60 - 65% Quả thu hoạch vào tháng 10, thang 11
Quả có thể để lâu sau khi thu hái
Bưởi Tộc Sửu quả to hơn, khối lượng quả trung bình 1 - 1,2 kg Thịt quả ít nhão hơn bưởi Bằng Luân, song vị cũng ngọt nhạt và có màu trắng
xanh Thời gian thu hoạch sớm hơn bưởi Bằng Luân chừng 15 - 20 ngày
Bưởi Diễn 5
Trang 27
11
trung bình quả từ 0,8 - 1 kg, tỷ lệ phần ăn được từ 60 - 65%, số hạt trung bình
trong một quả khoảng 50 hạt, múi và vách múi dễ tách rời nhau Thịt quả màu vàng xanh, ăn dòn, ngọt, độ brix từ 12 - 14 Thời gian thu hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường trước tết nguyên đán khoảng 15 - 20 ngày
Bưởi Thanh Trà
Vùng bưởi Thanh Trà được trồng chủ yếu trên đất phù sa được bồi doc
theo sông Hương, sông Bồ, sơng Ơ Lâu, thuộc các xã: Thuỷ Biéu, Huong Long, Kim Long (thanh phố Huế); Hương Hồ, Hương Thọ, Hương An,
Hương Vân, thị trấn Hương Trà (huyện Hương Trà); Dương Hoà, Thuỷ Bằng, Thuỷ Vân (huyện Hương Thuỷ); Phong Thu, Phong An, Phong Sơn, Phong Hoà và thị trần Phong Điền (huyện Phong Điền)
Bưởi Thanh Trà là giống bưởi ngon có tiếng của Có Đơ Huế Quả nhỏ, hình quả lê, khối lượng quả trung bình từ 0,6 - 0,8 kg, vỏ mỏng dễ bóc, khi
chín màu vàng xanh, tép nhỏ mọng nước nhưng ăn dòn ngọt Thịt quả mịn,
đồng nhất, màu vàng xanh, tỷ lệ phần ăn được từ 62 - 65%, độ brix 10 - 12%
Thời gian thu hoạch vào tháng 9 dương lịch Bưởi Năm Roi
Là giống bưởi ngon nổi tiếng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
nhất là bưởi Năm Roi trồng trên đất phù sa ven sông Hậu ở huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long Diện tích bưởi Năm Roi khoảng 10.000 ha với sản lượng 60.000 tắn/năm Quả hình quả lê, khối lượng quả trung bình từ 1 - 1,4 kg, khi
chín vỏ có màu vàng xanh, thịt quả màu xanh vàng, mịn, đồng nhất Múi và vách múi rất đễ tách, ăn dòn, ngọt hơi dôn dốt chua, đặc biệt là khơng có hạt mẩy, chỉ có hạt lép nhỏ li tỉ Tỷ lệ phần ăn được trên 55%, độ brix từ 9 -
12% Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 đương lịch
Bưởi Da Xanh
Bưởi Da Xanh có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Tân, huyện
Trang 28
12
M6 Cay, tinh Bén Tre nhưng lại được trồng nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An,
thị xã Bến Tre Bưởi Da Xanh ăn ngọt, ráo nước, không hạt hoặc rất ít hạt, vỏ
mỏng, thịt quả màu do sam, d6 Brix tir 10 - 13% Khối lượng quả trung bình
từ 1,2- 1,5 kg, tỷ lệ phần ăn được trên 54% Giống bưởi Da Xanh là giống
mới được tuyển chọn và biết đến cách đây khoảng chục năm, song do chất
lượng ngon, giá cao gấp 3 - 3,5 lần các giống bưởi khác [52]
Bưởi đỏ
Quả có 2 dạng hình cầu hơi dẹt và thuôn dài, khối lượng trung bình từ I - 1,2 kg, khi chín cả vỏ quả, cùi và thịt quả đều có màu đỏ gắc, vỏ quả nhẫn có nhiều túi tỉnh dầu mùi thơm Bưởi đỏ thường thu hoạch vào tháng 9 dương
lịch ( tháng 8 âm lịch) và tháng 12 dương lịch (tháng 11 âm lịch) vị ngọt hơi
chua Giống điển hình là: Bưởi đỏ Mê Linh trồng nhiều ở huyện Mê Linh -
Hà Nội, bưởi gấc ở vùng Đại Hoàng - Nam Định, Hoài Đức - Hà Tây, bưởi
Luận Văn ở Thanh Hóa
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam và trên thế giới 1.2.1 Tình hình sẵn xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới
Hiện nay, một số vùng cây ăn quả nhiệt đới Việt Nam, Cu Ba, Thái
Lan, Malaysia, miền nam Trung Quốc sản xuất cam quýt gặp khó khăn do sâu bệnh điển hình cho vùng nhiệt đới như greening, tristeza gây hại Trong khi đó, vùng á nhiệt đới lại hạn chế các bệnh về cam quýt vì vậy diện tích, sản
lượng, chất lượng, sự đầu tư về giống, kỹ thuật canh tác ngày càng tăng [77] Trên thế giới sản xuất khoảng 8 - 9 triệu tấn bưởi bao gồm 2 loại bưởi chim (Citrus paradisi) va buéi (Citrus grandis) chiếm 6,7 % tổng sản lượng
cây có múi [76] Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ,
châu Âu dùng cho chế biến nước quả Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước
thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn độ,
Trang 291
Theo bảng 1.1, tính đến năm 2018, điện tích trồng bưởi trên thế giới đạt
373.735 ha, năng suất bình quân đạt 250,839 tạ/ha và sản lượng đạt 9.374.739
tấn Trong vòng 5 năm 2014-2018, diện tích, năng suất và sản lượng có nhiều
biến động Năm 2014 cả diện tích, năng suất giảm dẫn đến sản lượng bưởi
giảm Năm 2015, 2016 năng suất bưởi mặc dù giảm nhưng diện tích tăng nên
sản lượng tăng Năm 2018, diện tích bưởi tăng hơn 25 nghìn ha, năng suất giảm gần 10 tạ/ha, sản lượng tăng hơn 200 nghìn tấn [75]
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới
Năm Năm Năm Nam Nam
Chi tiéu
2014 2015 2016 2017 2018
Dién tich (ha) 319.311| 354.836) 361.032) 348.212] 373.735 Năng suất (tạ/ha) 260,689| 250,091| 248,428| 260,277| 250,839 Sản lượng (tân) 8.324.062 | 8.874.138 | 8.969.054 | 9.063.143 | 9.374.739
Số liệu bảng 1.2: Trung Quốc là nước có diện tích trồng bưởi lớn nhất với 92.289 ha Đây cũng là nước có năng suất và sản lượng cao nhất lần lượt
là 547,880 tạ/ha và 5.056.331 tấn [75]
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở một số quốc gia trồng
bưởi chủ yếu trên thế giới năm 2018
os ee Dién tich Nang suat San bya
(ha) (tạ/ha) (tân)
1 | Thể giới 373.735 250,84 9.374.739
2 | Chau Phi 56.317 164,24 924.960
3 | Chau My 69.923 213,25 1.491.119
4 | Châu Á 243.394 281,89 6.860.971
5 | Châu Âu 3.076 282,76 86.971
6 | Chau Dai duong 1.026 104,55 10.724
Trang 3014
rT Vùng/nước Diện tích Năng suất Sản we
(ha) (ta/ha) (tan)
7 | My 20.113 277,85 558.830 8 | Trung Quéc 92.289 547,88 5.056.331 9 | An D6 10.572 243,80 257.750 10 | Braxin 4,399 186,22 81.931 11 | Thai Lan 24.664 89,13 219.838 12 | Mexico 18.823 244,17 459.610
Thái Lan: Năm 1987 Thái Lan trông 1.500 ha bưởi cho sản lượng 76.275 tấn với giá trị 28 triệu đôla Mỹ [64] Đến năm 2007, diện tích bưởi ở Thái Lan khoảng 32.154 ha và sản lượng khoảng 308.079 tấn, bao gồm cả
bưởi chùm Năm 2017, Thái Lan trồng 25.350 ha và đạt sản lượng 236.510 tấn Trong 10 năm diện tích và sản lượng bưởi của Thái Lan giảm 20% [75]
Ấn Độ: Năm 2007, Ấn Độ sản xuất được 178.000 tấn bưởi và bưởi chùm Năm 2017, sản lượng bưởi quả đạt 352.000 tấn xếp thứ 3 về sản xuất bưởi quả ở các nước châu Á Năm 2018, sản lượng bưởi ở Ấn Độ giảm xuống còn 257.750 tần
Mỹ: là quốc gia có sản lượng bưởi quả đứng thứ 2 thế giới với sản phẩm bưởi chùm là chủ yếu Năm 2007, sản lượng bưởi quả (chủ yếu là bưởi chùm) của Mỹ đạt gần 1,5 triệu tấn và là quốc gia xuất khâu bưởi chùm lớn nhất thế giới Đến năm 2018 sản lượng giảm mạnh chỉ còn 558.830 tấn [75]
Châu Á: là cái nôi của cam quýt và cây bưởi và cũng là khu vực sản
Trang 31
15
Loan, nhưng do hạn chế về trình độ canh tác nên năng suất và chất lượng các giống bưởi ở vùng này còn thấp so với các vùng khác Công tác chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với các vùng trồng bưởi khác trên thế giới Tuy nhiên nghề trồng
cam quýt ở châu Á là sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền thống như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines Ở vùng này hiện nay tình hình sâu bệnh hại trên cây có múi xảy ra nghiêm trọng Mỹ và Ấn Độ là nước có năng suất khá cao vượt năng suất trung bình của thế giới
trên 10% và 18% 'Về tình hình tiêu thụ (Hình 1.1): 250,000 200,000 150,000 ae E Nhập Khẩu (tin) 50,000 w Xuất Khẩu (tấn) 0 ` $ ve we or v S ss Fs ng vo & 4 ` «&
Hình 1.1: Tình hình xuất nhập khâu bưởi một số nước trên thế giới năm 2016
Hà Lan và Liên bang Nga là hai quốc gia nhập khẩu bưởi với số lượng lớn Trong năm 2016, Hà Lan và Nga nhập khẩu lần lượt là 164.663 tấn và
115.458 tấn Tại nước Nga, sản phẩm quả thuộc họ cam quýt rất được ưa
chuộng, có khoảng 12% người Nga coi quả cam quýt là loại trái cây ưa thích Quýt và cam là 2 loại quả phổ biến nhất, trong khi đó bưởi vẫn được coi là
Trang 32
16
loại quả quý Năm 2016, Nga đứng thứ 2 thế giới về nhập khẩu bưởi sau Hà
Lan Tiếp đến là thị trường Nhật Bản nhập khẩu 83.431 tắn, Pháp: 75.846 tắn,
Trung Quốc: 54.349 tấn và Mỹ là 23,798 tấn Tại Đông Nam Á, Thái Lan nhập khẩu 2.123 tắn bưởi [75]
Nước xuất khẩu bưởi lớn nhất là Nam Phi với 202,502 tấn, tiếp đến là
Trung Quốc với 183.224 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ với 182.303 tấn, Hà Lan với 124.391 tấn, Mỹ là 121.131 tấn Trong đó, Nam Phi, Mỹ và Trung Quốc là |
|
các nước có sản lượng bưởi xuất khâu ổn định trong các năm qua Ở Đông
Nam A, Thai Lan là nước xuất khẩu bưởi lớn nhất với 19.403 tan [75] 1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bảng 1.3), đến năm 2018 cả nước có 77,3 nghìn ha cây có múi cho sản phẩm, sản lượng đạt 957,9 nghìn tấn Giai đoạn năm 2010-2015 diện tích cây có múi giảm mạnh, tăng trở lại vào thời kỳ 2016, 2017 Sản lượng cây có múi có giảm đơi chút năm 2015 nhưng
tăng trở lại năm 2016 và 2017 Cũng dễ dàng nhận thấy rằng ở nước ta bưởi được trồng ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước trong đó có nhiều vùng sản xuất
tập trung hàng trăm hecta bưởi như vùng bưởi Đoan Hùng ở Phú Thọ, vùng
bưởi Diễn ở Hà Nội, vùng bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh, vùng bưởi Thanh
Trà ở Thừa Thiên Huế, v v [42]
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất cây có múi ở Việt Nam
Chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 Diện tích 64.100 58.400 65.100 71.700 77.300 (ha) Sản lượng (dn) 728.600 727.400 806.900 957.900 | 1.075.000 tân
Trang 33
17
Trong 10 năm từ 2008 đến 2018 diện tích bưởi cả nước nhìn chung liên
tục tăng, từ 43,5 nghìn ha lên 77,3 nghìn ha Năm 2019, ước tính diện tích
bưởi đạt 88,1 nghìn ha Năng suất bưởi có sự biến động qua các năm, tuy nhiên khơng có sự thay đổi lớn, ở mức từ 11,0 - 11,9 tắn/ha Cùng với gia tăng diện tích và ổn định về năng suất, sản lượng bưởi tăng trưởng khá ồn định hàng năm, từ 362,8 nghìn tấn năm 2008 lên hơn 700 nghìn tắn năm 2018 Diện tích bưởi miền Bắc hiện có 41,7 nghìn ha, sản lượng 271,5 nghìn tấn, chiếm 10,6% tổng diện tích cây ăn quả tồn miền, 48,9% diện tích và 42,2% sản lượng bưởi cả nước; năng suất ước đạt gần 11,8 tấn/ha, bằng 96,2% so năng suất bưởi bình quân cả nước, bằng 93,4% so năng suất bình quân tại các tỉnh Miền Nam Các tỉnh sản xuất chủ yếu gồm: Phú Thọ, Bắc
Giang, Hịa Bình, Tun Quang, Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên -
Huế [3]
Theo Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), tính đến năm 2019 diện tích bưởi tồn Miền Nam 43.500 ha, sản lượng hơn 371.000 tắn/năm
Những tỉnh có diện tích bưởi lớn là Bến Tre (8.824 ha), Vĩnh Long (8.619
ha), Đồng Nai (5.426 ha) và đã hình thành những vùng trồng tập trung như bưởi da xanh (Bến Tre), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), bưởi Biên Hòa (Đồng Nai) Tại Bến Tre, diện tích trồng bưởi Da xanh chiếm 20% diện tích trồng
cây ăn trái trong tồn tỉnh Trong đó diện tích đang cho thu hoạch là 4,8 nghìn ha, năng suất dat 11,4 tấn/ha, sản lượng đạt 57 nghìn tấn/năm
Trước đây bưởi ở Việt Nam chủ yếu sử dụng ăn tươi và sản xuất bưởi của nước ta chỉ đủ để cung cấp cho thị trường trong nước Một vài năm gần đây đã có một số công ty đầu tư sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), đăng ký thương hiệu cho một số giống bưởi chất lượng cao như Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch
vv với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngồi trong đó giống bưởi
Trang 3418
Năm Roi ở Đồng bằng sông Cửu Long được nhiều khách nước ngoài ưa
chuộng Một số cây có múi đã được xuất khâu sang nhiều nước trên thế giới
Giá trị xuất khâu bưởi toàn thế giới không lớn, khoảng 1,1 - 1/2 tỷ USD/năm từ 2009 - 2013 Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam giai đoạn từ
năm 2013 đến năm 2017 được trình bày tại bảng 1.4
Giá trị xuất khâu cây có múi của Việt Nam trong những năm qua có xu
hướng tăng theo thời gian Năm 2013 tổng giá trị xuất khẩu đạt 7,26 triệu
USD, chủ yếu là chanh và bưởi [45]
Bảng 1.4 Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2013-2017)
Đơn vị: triệu USD
Nam Loai qua 2013 2014 2015 2016 2017 Bưởi 1,70 0,46 0,98 1,42 3,81 Chanh 4,77 2,03 15,23 32,20 67,69 Quyt 0,50 0,15 0,60 0,56 0,21 Cam 0,29 0,13 0,76 0,70 0,95 Tong 7,26 2,78 17,56 34,87 72,67
( Nguôn: Trung tâm Tìn học và thơng kê — Bộ Nông nghiệp và PTNT
Trang 35
19
Giá trị xuất khâu chủ yếu tập trung là chanh và bưởi, còn với cây cam,
quýt rất khiêm tốn Đây cũng là 2 loại cây có múi nhập khẩu chủ yếu trong
những năm qua ( Bảng I.5)
Số liệu bảng 1.5 cho thấy: Giá trị nhập khẩu bưởi và chanh thấp hơn nhiều so với cam và quýt Giá trị nhập khẩu đối với quýt dao động 9,94 -
14,01 triệu USD có xu hướng giảm dần Còn với cam dao động 9,46- 18,12
triệu USD Có thể thấy rằng: nhu cầu nhập khẩu cam, quýt ở nước ta tương đối lớn
Bảng 1.5 Giá trị nhập khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2013-2017)
Đơn vị: triệu USD
Năm Loại Quả 2013 2014 2015 2016 2017 Bưởi 0,07 0,06 0,94 0,88 1,35 Chanh 0,03 0,02 0,04 0,04 0,02 Quyt 14,01 6,62 10,54 10,95 9,94 Cam 12,92 9,46 14,61 18,12 15,92 Tổng 27,02 16,16 26,13 29,99 27,24
( Ngn: Trung tâm Tìn học và thông kê — Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nước ta tiềm năng và lợi thế sản xuất bưởi:
- Về giá thành, chỉ phí sản xuất có thể thấy Việt Nam có giá thành thấp và được coi là lợi thế cạnh tranh về sản xuất (355 USD/tắn) Chất lượng bưởi Trung Quốc không bằng Việt Nam và chỉ có thể thu hoạch vào vụ mùa chính từ tháng 9 đến tháng 12, còn bưởi Việt Nam có thể cho thu hoạch quanh năm Do vậy bưởi da xanh Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh nếu tham gia xuất
Trang 36
20
- Viét Nam cé vi tri 1a quốc gia lớn về diện tích, sản lượng bưởi Bên cạnh đó, bưởi có ưu thế so một số loại trái cây khác là dễ tồn trữ, thời gian
bảo quản sau thu hoạch dài, vỏ dày, đễ xử lý ruồi đục trái
- Có nhiều giống bưởi đặc sản quý có giá trị hàng hóa, chất lượng cao; tuy nhiên ngoại trừ giống bưởi Da xanh, Năm roi (phổ biến tại phía Nam), giống bưởi phía Bắc thường có nhiều hạt làm hạn chế khả năng cạnh tranh
xuất khẩu
1.3 Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trướng và phát triển cây bưởi: Bưởi được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới Đây là những
vùng thường cho năng suất cao và chất lượng quả ngon Các yếu tố khí hậu
tác động đến năng suất, chất lượng của bưởi chủ yếu là nhiệt độ, nước và chế
độ ánh sáng
1.3.1 Nhiệt độ:
Vùng trồng bưởi thích hợp có nhiêt độ bình quân năm nằm trong khoảng trên 20°C Nhiệt độ mùa đông khơng q lạnh, trung bình từ 15 —
18°C, và nhiệt độ mùa hè không q nóng, trung bình từ 23 — 29°C, nhiệt độ
dưới 120C và trên 40°C cây ngừng sinh trưởng Biên độ nhiệt ngày đêm lớn có tác động tốt đến đời sống cây bưởi, lý đo là nhiệt độ ban ngày cao thuận
lợi cho quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ trong lúc ban đêm nhiệt độ thấp sẽ tạo điều kiện cho quá trình vận chuyền tích lũy đường bột và kích thích
hình thành các sắc tố làm mã quả đẹp, chất lượng quả ngon Nếu nhiệt độ trung bình dưới 15°C cùng với mưa phùn sẽ làm cho hoa khơng có khả năng thụ phấn, thụ tỉnh, quả rụng, dẫn tới mất mùa Nhìn chung, nhiệt độ là yếu tố
rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả [78]
Trong điều kiện bình thường, cây có múi thường có 2 - 5 đợt sinh trưởng
trong một năm, vùng nhiệt đới thấp, một số vùng á nhiệt đới và vùng duyên hải
Trang 37
21
có thể có nhiều đợt sinh trưởng hon [91] Một đợt lộc bắt đầu phát sinh yêu cầu
nhiệt độ là >12,5C, thời gian phát sinh lộc khác nhau ở mỗi vùng sinh thái, các
đợt lộc sinh trưởng tốt nhât ở nhiệt độ từ 25 - 30°C, cho hoạt động của bộ rễ từ 17 - 30C Sự hút nước và các chất đinh đưỡng tăng khi nhiệt độ tăng trong pham vi tir 17-30°C và ngược lại để có sự cảm ứng ra hoa nhiệt độ phải dưới 25°C trong nhiều tuần ở vùng á nhiệt đới, trên đồng ruộng cần có thời kỳ khô hạn kéo dài hơn 30 ngày để phân hoá hoa [59] Nhiệt độ ngưỡng thấp nhất cho ra hoa là 9,4°C, nhiệt độ thấp (< 20°C) kéo dài thời gian nở hoa, nhiệt độ cao (từ 25 - 30°C) thời kỳ nở hoa ngắn hon [90]
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thụ phấn, hoặc gián tiếp đến
hoạt động của côn trùng (ong sẽ không hoạt động khi nhiệt độ xuống dưới
12,5°C), hoặc trực tiếp bằng tác động tới tốc độ sinh trưởng của ống phấn [61], [67] Khi hạt phấn rơi xuống núm nhụy, tốc độ nảy mầm và sinh trưởng
của ống phấn xuyên qua vòi nhụy được tăng cường trong điều kiện nhiệt độ
25 - 30C, bị giảm xuống hoặc bị ức chế hoàn toàn ở nhiệt độ thấp dưới 20°C
Nhìn chung ống phấn xuyên suốt được vòi nhụy mắt từ 2 ngày đến 4 tuần phụ thuộc vào giống và nhiệt độ [67]
1.3.2 Độ Âm:
Độ ẩm có vai trị quan trọng với cây trồng nói chung và cây bưởi nói
Trang 38
22
bưởi thuộc loại rể nắm (hút dinh dưỡng qua một hệ nắm cộng sinh) nếu ngập nước đất bị thiếu ôxy rễ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá,
quả non [57], [107]
Phương pháp gây hạn cũng đã được sử dụng để cho cây có múi ra hoa trái vụ ở nhiều vùng sản xuất [60], [84], [107] Tại Việt Nam biện pháp xiết nước đã được thực hiện khá phổ biến trên một số giống bưởi: Da Xanh, Năm Roi nhằm tạo quả trái vụ Tuy nhiên, ở những vùng á nhiệt đới biện pháp
này khó thực hiện [64]
Âm độ khơng khí cũng ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn và thụ tỉnh, ẩm độ cao làm tốc độ nảy mầm cũng như sinh trưởng của ống phấn nhanh hơn tốc độ mở của vòi nhụy gây vỡ ống phấn và quá trình thụ tỉnh không
được thực hiện [68] Ngoài ra ẩm độ khơng khí có liên quan tới số ngày mưa, đặc biệt là mưa phùn làm hạn chế sự hoạt động của côn trùng cũng như sự
tung phần của hoa, ẩm độ thích hợp cho thụ phắn từ 80 - 85% [95]
Nhiệt độ cao và thiếu nước ảnh hưởng lớn đến sự đậu quả [113], khi nhiệt độ khơng khí trên 40°C và ẩm độ giảm xuống dưới 40% có thể gây rụng
quả hàng loạt [63], [67], [80], [107] 1.3.3 Ánh sáng:
Bưởi là loài cây ưa sáng hơn các loài cây có múi khác, song vẫn cần
chế độ ánh sáng thích hợp Ánh sáng thích hợp nhất với bưởi là ánh sáng tán
xạ có cường độ từ 10.000 — 15.000 lux, ứng với 0,6 calor/cm”, tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ và 16 - 17 giờ những ngày quang mây mùa hè Ánh sáng trực xạ kết hợp với nhiệt độ cao làm cho cây khơng cịn khả năng quang hợp,
lá có thể bị khô héo, rụng do bốc hơi nước mạnh, ngược lại nếu trời âm u
thiếu ánh sáng, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa, đậu quả có thể làm cho hoa, quả non rụng hàng loạt, và nếu kết hợp với ẩm độ khơng khí cao sẽ tạo điều kiện
cho sâu, bệnh phát triển Bởi vậy để phát triển cây bưởi cần có những biện
Trang 39
23
pháp kỹ thuật thích hợp để điều chỉnh chế độ chiếu sáng như trồng dày hợp
lý, cắt tỉa cành, trồng cây che bóng vv
Cường độ và chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây có múi ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng do ảnh hưởng trực tiếp lên sự đồng hod CO,, gián tiếp lên nhiệt độ lá Sự đồng hoá CO; thực tăng khi năng
lượng bức xạ - PPF (photosynthetic photon flux) tăng từ 0 đến khoảng 700 mol
m-2 s1 [68] Trên thực tế sự đồng hoá CO; thực tối đa cho hầu hết các loài cây
có múi chỉ đạt ở mức 30 - 35% ánh sáng đủ (ánh sáng đủ PPF từ 2000 - 2200
umol m-2 s-1) Trong điều kiện bão hòa ánh sáng càng lâu thì tiềm năng đồng hoá CO; thực càng lớn, với điều kiện nhiệt độ, nước, dinh dưỡng và các yếu tố
khác không hạn chế sự quang hợp Mức độ đồng hoá CO; thực ít hơn 2umol m-
2 s-1 sẽ làm giảm số lượng hoa va năng suất thấp [89], [91]
Tốc độ phát triển của tán tuỳ thuộc vào cường độ ánh sáng, ở những
cây có chỉ số diện tích lá (LAI - Leaf Area Index) cao, quả ra hau hết ở những vùng ngồi tán vì năng lượng bức xạ bị giảm ở sâu trong tán LAI liên quan
trực tiếp đến PPF trong tán Do vậy, LAI cao sẽ hạn chế sự tạo chồi và hoa (PPF<50 umol m-2 s-1) Việc tỉa ngọn hoặc cắt tỉa cành là cần thiết để duy trì sự hấp thu ánh sáng, kích thích tạo quả ở cây trưởng thành [67], [111]
1.3.4 Đất đai:
Theo Trần Thế Tục (1995) [48] và một số tác giả: Bưởi có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ đất cát pha, đất bạc mau nếu trồng bưởi trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng cần phải đầu tư thâm canh cao,
hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn ,
Đất trồng bưởi thích hợp phải là đất có tầng dày từ 1m trở lên, giàu
mùn (hàm lượng mùn từ 2 — 2,5%): Hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K,
Trang 40
24
K,0: 7 — 10 mg/100g dat; Ca, Mg: 3- 4 mg/100 g đất); độ chua pHxer= 5,5 — 6,5; đặc biệt phải thoát nước tốt (tốc độ thấm của nước từ 10 -30 cm/gid); thành phan cơ giới cát pha hoặc thịt nhẹ (Cát thô đến thị nhẹ chếm 65 — 70%) [6]
Các vùng trồng bưởi nổi tiếng đều nằm ở ven sông, suối, trên các loại
đất phù sa cổ, phù sa được bồi và không được bồi hàng năm, đất sa thạch cuội kết có thành phan cơ giới nhẹ, xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng Từ thực tế trên, chọn đất trồng bưởi cần phải khảo sát, xác định các loại đất thịt
hợp và phân tích đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của nó để làm cơ sở cho
việc mở rộng, phát triển và bảo tồn các giống bưởi hiện có tại các vùng miền trên thế giới
1.4 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây bưởi
Bưởi là một loại cây thân gỗ sống lâu năm, lá xanh quanh năm, thân cây cao, tán cây có dạng hình trịn dẹt hoặc hình nón, cành thường to, khỏe,
dày, thưa tùy thuộc vào giống Hoa, lá, quả, hạt đều to hơn cam, quýt Cành lá
phát triển mạnh Các bộ phân lá, cành, quả khi còn non thường phủ một lớp lông tơ mỏng
1.4.1 Đặc điểm sinh trưởng thân cành
Sinh trưởng cành của cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng phụ
thuộc vào tuổi cây, điều kiện môi trường và kỹ thuật chăm sóc Cây bưởi trải
qua 3 giai đoạn: Giai đoạn cây con, giai đoạn ra hoa kết quả và giai đoạn già
cỗi Tuổi cây tùy vào điều kiện sinh thái và phương pháp nhân giống Cây trồng bằng hạt hoặc cây ghép có tuổi cây cao
Cành bưởi gồm các loại cành chính đó là cành mẹ, cành dinh dưỡng,
cành quả Sự phân loại này theo chức năng của từng loại cành Mối liên hệ 7