PHÙ PHỔICẤPHUYẾTĐỘNG I.Nhắc lại kiến thức cơ sở 1.Cấu trúc phế nang- mao mạch phổi • Mao mạch: nội mạc • Màng đáy • Tế bào biểu mô trong lòng phế nang • Khoảng kẽ: bạch mạch (RN 61(1) 36-41) 2.Sự trao đổi dịch giữa mao mạch và khoảng kẽ của phổi được phản ảnh qua phương trình Starling: Dịch ứ đọngtại khoảng kẽ của phổi = K(P c -P if )- σ ( π pl - π if )-Q lym Trong đó K là độ dẫn truyền thuỷ tĩnh, σ phản ảnh tính thấm của màng, P c là áp lực thuỷ tĩnh của mao mạch phổi, P if là áp lực thuỷ tĩnh của khoảng kẽ, π pl - áp lực keo của huyết tương, π if là áp lực keo của khoảng kẽ, Q lym dòng chảy của bạch huyết. 3.Phù phổicấphuyếtđộng Có thể xảy ra do ba nhóm nguyên nhân: • Tăng áp lực tĩnh mạch phổi không do suy tim trái như trong hẹp hai lá. • Tăng áp lực tĩnh mạch phổi do suy tim trái như trong tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy vành. • Tăng thể tích tuần hoàn cấp tính như trong suy thận cấp, truyền quá nhiều dịch 1 (RN 61(1) 36-41) II.Chẩn đoán phù phổicấphuyếtđộng 1.Chẩn đoán xác định • Đột ngột khó thở, vã mồ hôi, hốt hoảng, sợ hãi, khạc bọt hồng, tím môi và đầu chi. • Nghe phổi đầy ran ẩm, ran ngáy cả hai bên. • Tim-mạch: mạch nhanh, tĩnh mạch cổ nổi • XQ phổi: mờ lan toả cả hai bên (khoảng kẽ và phế nang), có thể thấy tim to. 2.Chẩn đoán phân biệt: Phùphổicấp tổn thương. 3.Chẩn đoán nguyên nhân • Hẹp hai lá • Tăng huyết áp • Nhồi máu cơ tim, suy vành • Đợt mất bù của suy tim trái mạn tính. • Ứ dịch cấp: truyền dịch, suy thận cấp. III.Điều trị 1.Tư thế bệnh nhân: Nếu không có tụt huyết áp, đặt bệnh nhân ở tư thế Fowler (nửa nằm, nửa ngồi), để hạn chế máu tĩnh mạch trở về. 2.Đảm bảo chức năng hô hấp: Mục tiêu SaO 2 >90% • Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hợp tác tốt: cho thở ôxy 100% qua mặt nạ.Nếu có điều kiện có thể cho thở máy không xâm nhập (CPAP hoặc BiPAP), ngoài tác dụng tăng trao đổi ôxy tại phổi, thở máy còn làm giảm tiền gánh và hậu gánh của thất trái. • Nếu bệnh nhân có rối loạn ý thức: đặt nội khí quản, thở máy xâm nhập với PEEP. • Nếu có dấu hiệu co thắt phế quản, có thể dùng thuốc giãn phế quản như aminophylin truyền tĩnh mạch. 2 3.Giảm tiền gánh Nitroglycerine • Tác dụng nhanh • Có tác dụng giãn tĩnh mạch, giãn nhẹ động mạch, giãn mạch vành. • Đường dùng: ngậm dưới lưỡi 0,3-0,4 mg/10-15 phút, nếu tình trạng nặng có thể dùng truyền tĩnh mạch liều 5-20 mcg/phút. Lasic • Tác dụng chậm hơn, nhưng kéo dài. • Lợi tiểu, giãn nhẹ tĩnh mạch. • Liều dùng 0,5-1 mg/kg tiêm tĩnh mạch, tuỳ theo đáp ứng lâm sàng có thể dùng lặp lại. Morphine • Tác dụng giãn tĩnh mạch nhẹ, còn có tác dụng an thần. • Liều 1-3 mg tiêm tĩnh mạch • Chú ý: liều cao có thể gây ức chế hô hấp. Garo tứ chi luân chuyển, hoặc chích máu tĩnh mạch. 4.Giảm hậu gánh nếu bệnh nhân có tăng huyết áp, tốt nhất là dùng thuốc hạ huyết áp loại truyền tĩnh mạch có tác dụng nhanh, ngắn. • Nitroglycerine truyền tĩnh mạch. • Nicardipine (Loxen) truyền tĩnh mạch, liều 1-5 mg/giờ. • Nitroprusside: chưa có tại Việt nam. • Cũng có thể dũng adalate 5-10 mg ngậm dưới lưỡi. 5.Trợ tim Dobutamine • Catecholamine tổng hợp, có tác dụng tăng co bóp cơ tim mạnh, nhanh, ngắn. • Truyền tĩnh mạch liên tục, liều 2-20 mcg/kg/phút. Digoxin • Tác dụng trợ tim chậm (4-6 giờ), yếu. • Chủ yếu dùng trong các tình huống có rung nhĩ nhanh, do có tác dụng làm giảm dẫn truyền nhĩ thất. • Tiêm tĩnh mạch 0,5-1 mg 3 6.Điều trị sau cấp cứu: điều trị theo nguyên nhân gây phùphổi cấp, ví dụ hẹp hai lá, tăng huyết áp, suy vành . 4 . PHÙ PHỔI CẤP HUYẾT ĐỘNG I.Nhắc lại kiến thức cơ sở 1.Cấu trúc phế nang- mao mạch phổi • Mao mạch: nội mạc • Màng đáy. II.Chẩn đoán phù phổi cấp huyết động 1.Chẩn đoán xác định • Đột ngột khó thở, vã mồ hôi, hốt hoảng, sợ hãi, khạc bọt hồng, tím môi và đầu chi. • Nghe phổi đầy