Tài liệu Kinh tế học về chi phí giao dịch pptx

29 787 9
Tài liệu Kinh tế học về chi phí giao dịch pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Tài chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch Oliver E. Williamson 1 Biên dòch: Nguyễn Thò Xinh Xinh Hiệu đính: Vũ Thành Tự Anh KINH TẾ HỌC VỀ CHI PHÍ GIAO DỊCH Các hãng, các thị trường, và việc thiết lập hợp đồng quan hệ (relational contracting) là những thể chế kinh tế quan trọng. Chúng cũng là sản phẩm tiến hóa của một chuỗi những đổi mới về tổ chức. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường chưa chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự về nghiên cứu khoa học xã hội. Việc xao lãng này được giải thích một phần bởi sự phức tạp vốn có của các thể chế đó. Nhưng sự phức tạp có thể và quả thật thường phục vụ như là một yếu tố thúc đẩy chứ khơng phải là yếu tố cản trở. Tình trạng ban sơ của kiến thức của chúng ta ít nhất cũng được giải thích với mức độ tương đương bởi sự miễn cưỡng trong việc thừa nhận rằng các chi tiết về tổ chức có tầm quan trọng. Khái niệm phổ biến về cơng ty hiện đại như là một “hộp đen” là một mẫu mực về truyền thống nghiên cứu phi thể chế (hay tiền- phân tích vi mơ). Tuy nhiên, chỉ đơn thuần thừa nhận rằng các chi tiết về phân tích vi mơ của tổ chức có tầm quan trọng thì chưa đủ. Cần phải xác định những đặc điểm về cấu trúc quan trọng nhất của các hình thức theo thị trường, theo hệ thống tầng nấc, tựa thị trường (quasi-market) của tổ chức và liên kết chúng với những kết quả kinh tế theo một cách thức có tính hệ thống. Việc thiếu sự đồng ý về (hay những khái niệm sai lầm liên quan đến) những mục đích chính của tổ chức kinh tế cũng là một yếu tố gây trở ngại cho tiến bộ trong nghiên cứu. Để giải quyết những vấn đề đó, sẽ cần đến một chương của lịch sử tư duy kinh tế nào đó chưa được viết ra. Bất kể sự giải thích cuối cùng là gì, sự thật là hoạt động nghiên cứu về các thể chế kinh tế đã chứng kiến sự hồi sinh. Theo đó, trong khi việc nghiên cứu về kinh tế học về thể chế đã đạt điểm sa sút nhất trong thời kỳ ngay sau chiến tranh thế giới, thì bình tâm nhìn lại chúng ta sẽ lần ra được rằng việc phục hồi sự quan tâm về các thể chế và việc tái xác nhận tầm quan trọng về kinh tế của chúng đã xảy ra từ đầu thập niên 1960. 1 Nội dung hoạt động bắt đầu xuất hiện vào đầu thập niên 1970. 2 Đặc điểm chung của lĩnh vực nghiên cứu mới là khái niệm hãng (cơng ty) như là một hàm sản xuất bị thay thế (hay được nâng cao) bởi khái niệm hãng như là một cấu trúc quản trị (governance structure). Nghiên cứu thuộc loại Kinh tế học mới về thể chế (New Institutional Economics) đã đạt khối lượng có tính quyết định trước năm 1975. 3 Thập niên sau đó chứng kiến sự gia tăng theo cấp số nhân. Kinh tế học về chi phí giao dịch là một phần của truyền thống nghiên cứu Kinh tế học mới về thể chế. Mặc dù kinh tế học về chi phí giao dịch (và, tổng qt hơn, Kinh tế học mới về thể chế) áp dụng vào việc nghiên cứu tổ chức kinh tế thuộc tất cả các loại, nhưng cuốn sách này chủ yếu đặt trọng tâm vào các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường, đặc biệt đề cập đến hãng, thị trường, và hợp đồng quan hệ (relational contracting). Trọng tâm đó trải qua trọn vẹn một khoảng biến thiên từ một đầu là sự trao đổi rời rạc trên thị trường đến đầu kia là tổ chức theo tầng nấc tập trung, với vơ số phương thức hỗn hợp hay trung gian ở khoảng giữa. Đặc trưng thay đổi của tổ chức kinh tế theo thời gian – trong phạm vi và giữa các thị trường và các hệ thống tầng nấc – là điều được quan tâm đặc biệt. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch Oliver E. Williamson Biên dòch: Nguyễn Thò Xinh Xinh Hiệu đính: Vũ Thành Tự Anh 2 Mặc dù những tính chất đáng lưu ý của các thị trường tân cổ điển, mà ở đó giá cả được dùng làm số liệu thống kê thỏa đáng, được thừa nhận rộng rãi – như Friedrich Hayek phát biểu, thị trường là “điều kỳ diệu” (1945, trang 525) – nhưng người ta có các ý kiến khác nhau trong việc đánh giá các giao dịch được thu xếp trong phạm vi các phương thức tổ chức phi thị trường và tựa thị trường. Bộ máy quản lý hành chính và những hỗ trợ theo cách thức “luật rừng” (hay trật tự tư, private ordering) đi kèm với những giao dịch này có tốt lắm thì cũng dẫn đến tình trạng rối ren. Một số học giả thậm chí từ chối bàn luận đến những giao dịch đó. Những học giả khác xem những sự lệch hướng này là bằng chứng cho thấy tình trạng tràn lan của “thất bại thị trường”. Cho đến rất gần đây, cách giải thích về kinh tế chủ yếu đối với những thơng lệ kinh doanh xa lạ hay khơng thơng thường vẫn dựa vào độc quyền. 4 “[Nếu] một nhà kinh tế học phát hiện điều gì đó – một thơng lệ kinh doanh thuộc loại này hay loại khác – mà nhà kinh tế học khơng hiểu, thì nhà kinh tế học này sẽ tìm một cách giải thích dựa theo độc quyền” (Coase, 1972, trang 67). Điều khơng làm ai ngạc nhiên là các nhà khoa học xã hội khác xem cùng các thể chế này là có hại cho xã hội. Việc cưỡng chế thi hành luật chống độc quyền từ năm 1945 đến hết năm 1970 thể hiện định hướng đó. Phải cơng nhận rằng, sự đánh giá tiêu cực về xã hội sau khi cân nhắc mọi mặt đơi khi được biện minh là xác đáng. Tuy thế, một sự hiểu biết sáng suốt và tinh tế hơn về các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường đã và đang phát triển dần dần. Nhiều thơng lệ thực hành gây bối rối hay khác thường đã được làm nổi bật rõ rệt trong q trình này. Cuốn sách này đưa ra nhận định rằng các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường có mục đích chính và tác dụng là tiết kiệm các chi phí giao dịch (giảm bớt các chi phí giao dịch). Tuy nhiên, khơng được lẫn lộn giữa một mục đích chính (trong số nhiều mục đích) và mục đích duy nhất. Các thể chế phức tạp thường đáp ứng nhiều mục tiêu khác nhau. Điều này cũng đúng ở đây. Tơi gán cho việc tiết kiệm chi phí giao dịch tầm quan trọng khác thường là có ý đồ uốn nắn lại tình trạng xao lãng và đánh giá chưa đủ trước đây. Theo phán đốn của tơi, chúng ta khơng thể đạt được sự đánh giá đúng đắn về các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường nếu chúng ta bác bỏ tầm quan trọng chính yếu của việc tiết kiệm chi phí giao dịch. 5 Cần phải chú trọng nhiều hơn đến các đặc điểm về tổ chức (so với cơng nghệ) và các mục đích về hiệu quả (so với độc quyền). Chủ điểm này được lặp lại, với những biến thể khác nhau, trong suốt cuốn sách này. Tơi có ý kiến rằng tồn bộ một dãy các đổi mới về tổ chức đánh dấu sự phát triển của các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường trên thế giới trong 150 năm qua cần được đánh giá lại xét theo chi phí giao dịch. Phương pháp được đề xuất ở đây là định hướng hợp đồng (contracting orientation) và khẳng định rằng bất cứ vấn đề nào có thể được giải thích một cách có hệ thống như một vấn đề về thiết lập hợp đồng (contracting problem) đều có thể được nghiên cứu, để đem lại kết quả tốt, xét về phương diện tiết kiệm chi phí giao dịch. Mọi quan hệ trao đổi hay giao dịch đều đủ tiêu chuẩn để có thể được nghiên cứu xét theo việc tiết kiệm chi phí giao dịch. Nhiều vấn đề khác, mà lúc ban đầu có vẻ khơng liên quan tới việc thiết lập hợp đồng, nhưng sau khi xem xét kỹ lưỡng, thì hóa ra là có tính chất thiết lập hợp đồng ngầm ẩn. (Vấn đề các-ten là một thí dụ). Kết Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch Oliver E. Williamson Biên dòch: Nguyễn Thò Xinh Xinh Hiệu đính: Vũ Thành Tự Anh 3 quả cuối cùng là phạm vi thực sự và tiềm năng của kinh tế học về chi phí giao dịch rất rộng. So sánh với các phương pháp khác về nghiên cứu tổ chức kinh tế, kinh tế học về chi phí giao dịch (1) có tính phân tích vi mơ hơn, (2) tự ý thức hơn về các giả định về hành vi của mình, (3) giới thiệu và phát triển tầm quan trọng về kinh tế của tính chun dụng hay đặc thù của tài sản (asset specificity), (4) dựa nhiều hơn vào phân tích so sánh về thể chế, (5) xem hãng (cơng ty) kinh doanh như là một cấu trúc quản trị chứ khơng phải là một hàm sản xuất đơn thuần, và (6) gắn tầm quan trọng lớn hơn cho các thể chế hậu nghiệm (ex post) của hợp đồng, với sự nhấn mạnh đặc biệt đến các trật tự tư (so với trật tự theo tòa án). Nhiều ý nghĩa bổ sung phát sinh khi giải quyết các vấn đề về tổ chức kinh tế theo cách này. Nghiên cứu về các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường, như được đề xuất trong bài này, khẳng định rằng giao dịch là một đơn vị cơ bản của phép phân tích và nhấn mạnh rằng hình thức tổ chức có tầm quan trọng. Quan điểm nền tảng ảnh hưởng đến nghiên cứu so sánh về các vấn đề của tổ chức kinh tế là: Người ta tiết kiệm được các chi phí giao dịch bằng cách gán các giao dịch (mà các giao dịch này có các thuộc tính khác nhau) cho các cấu trúc quản trị (mà khả năng thích ứng và các chi phí đi kèm của chúng khác nhau – theo một cách thức có phân biệt sáng suốt. 6 Với tính phức tạp của những hiện tượng được xem xét lại, kinh tế học về chi phí giao dịch thường được sử dụng bổ sung cho các phương pháp khác chứ khơng phải loại trừ hết các phương pháp khác. Tuy nhiên, khơng phải mọi phương pháp đều mang lại nhiều kiến thức bổ ích như nhau, và đơi khi các phương thức khác nhau là đối thủ chứ khơng phải bổ trợ cho nhau. Bản chất của các chi phí giao dịch được phát triển trong phần 1. Phần 2 trình bày sơ đồ nhận thức về hợp đồng, trong sơ đồ này các phương pháp thay thế khác nhau về tổ chức kinh tế được mơ tả và liên quan đến sơ đồ này kinh tế học về chi phí giao dịch được xác định vị trí. Phần 3 trình bày quan hệ giữa các giả định về hành vi và các khái niệm về hợp đồng khác nhau. Phần 4 phát triển một giản đồ cơ bản về thiết lập hợp đồng mà lập luận trong sách này dựa vào một cách lặp đi lặp lại. Phần 5 xem xét các vấn đề về hợp đồng nảy sinh trong việc tổ chức thành phố cơng ty (company town). Những áp dụng khác được phác thảo trong phần 6. Phần cuối cùng là những nhận xét để kết luận. 1. Chi phí giao dịch 1.1 Tính khơng ma sát (Frictionlessness) Kenneth Arrow đã định nghĩa các chi phí giao dịch là “các chi phí vận hành hệ thống kinh tế” (1969, trang 48). Cần phải phân biệt các chi phí đó với chi phí sản xuất, vốn là loại chi phí mà phân tích tân cổ điển ln ln q bận tâm đến. Chi phí giao dịch là yếu tố kinh tế tương đương với sức ma sát trong các hệ thống vật lý. Nhiều thành cơng của ngành vật lý trong việc xác định các thuộc tính của những hệ thống phức tạp bằng cách giả định khơng có sức ma sát trong các hệ thống đó chắc chắn khơng cần phải thuật lại tỉ mỉ ở đây. Một chiến lược như thế có sự hấp dẫn rõ ràng đối với các ngành khoa học xã hội. Điều khơng có gì đáng ngạc nhiên là, việc khơng có sức ma sát trong các hệ thống Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch Oliver E. Williamson Biên dòch: Nguyễn Thò Xinh Xinh Hiệu đính: Vũ Thành Tự Anh 4 vật lý được dẫn chứng để minh họa cho sức mạnh về phân tích gắn liền với các giả định “khơng thực tế” (Friedman, 1953, các trang 16 đến 19). Nhưng trong khi các nhà vật lý học đã được nhắc nhở một cách nhanh chóng bởi các dụng cụ trong phòng thí nghiệm và thế giới quanh họ rằng sức ma sát có mặt khắp nơi và thường cần phải được tính đến một cách rõ ràng, thì các nhà kinh tế học đã khơng có được sự hiểu biết và đánh giá tương ứng về các chi phí của việc vận hành hệ thống kinh tế. Thí dụ, hầu như khơng hề đề cập đến chi phí giao dịch, lại càng khơng đề cập đến các chi phí giao dịch như là yếu tố tương đương của sức ma sát, trong bài tiểu luận về phương pháp luận nổi tiếng của Milton Friedman (1953) hay trong các bài bàn luận thời hậu chiến khác về kinh tế học thực chứng. 7 Như thế, mặc dù kinh tế học thực chứng thừa nhận rằng trên ngun tắc các sức ma sát là quan trọng, nhưng kinh tế học thực chứng đã khơng có ngơn ngữ mơ tả sức ma sát trên thực tế. 8 Việc thiếu quan tâm đến các chi phí giao dịch đã có nhiều ảnh hưởng, đặc biệt trong số các ảnh hưởng này là cách thức mà theo đó các phương thức khơng thơng thường về tổ chức kinh tế đã được giải thích. Cho đến khi người ta đưa ra qui định dự liệu rõ ràng cho các chi phí giao dịch, khả năng các phương thức tổ chức khơng thơng thường – các biện pháp hạn chế về khách hàng và địa bàn hoạt động, các mối quan hệ ràng buộc, việc đặt mua trước cả khối lượng lớn, việc nhượng quyền kinh tiêu (franchising), sự liên kết theo hàng dọc và những phương thức tương tự – vận hành để giúp tiết kiệm chi phí giao dịch đã hầu như khơng được hiểu rõ và đánh giá cao. Thay vào đó, hầu hết các nhà kinh tế học viện dẫn những cách giải thích theo độc quyền – những cách giải thích thuộc loại như sức mạnh, sự phân biệt đối xử về giá cả, hay các rào cản nhập ngành – khi đối diện với những cách thiết lập hợp đồng khơng thơng thường (Coase, 1972, trang 67). Các quan điểm của Donald Turner là tiêu biểu: “Tơi tiếp cận các biện pháp hạn chế về khách hàng và địa bàn hoạt động khơng phải một cách thân thiện theo truyền thống thơng luật, mà một cách khơng thân thiện theo truyền thống chống độc quyền. 9 Như sẽ được thảo luận dưới đây, chương trình nghị sự về nghiên cứu và chính sách cơng đối với hoạt động kinh doanh đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi khuynh hướng thiên về độc quyền đó. Quan điểm thịnh hành về hãng (cơng ty) như là một hàm sản xuất là ngun nhân chính dẫn đến tình hình đó. 1.2 Phân tính và giải thích tỉ mỉ Kinh tế học về chi phí giao dịch đặt vấn đề về tổ chức kinh tế thành vấn đề về thiết lập hợp đồng (problem of contracting). Một nhiệm vụ cụ thể phải được hồn thành. Nó có thể được tổ chức theo bất cứ cách nào trong nhiều cách khác nhau. Hợp đồng rõ ràng hay ngầm ẩn và bộ máy hỗ trợ gắn với mỗi hợp đồng. Các chi phí là gì? Các chi phí giao dịch thuộc loại tiền suy hay xảy ra trước khi ký kết hợp đồng (ex ante) và loại hậu suy hay xảy ra sau khi ký kết hợp đồng (ex post) được phân biệt một cách hữu ích. Các chi phí giao dịch tiền suy (ex ante) là các chi phí soạn thảo, thương lượng, và bảo vệ một hợp đồng. Điều này có thể được thực hiện hết sức cẩn thận, trong trường hợp này một văn kiện phức tạp được soạn thảo trong đó nhiều tình huống bất ngờ (tình huống bất trắc) được cơng nhận, và những sự điều chỉnh thích hợp bởi các bên được qui định rõ và được thỏa thuận trước. Hoặc văn kiện có thể rất khơng hồn chỉnh, những khoảng Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch Oliver E. Williamson Biên dòch: Nguyễn Thò Xinh Xinh Hiệu đính: Vũ Thành Tự Anh 5 trống sẽ được các bên lấp đầy khi tình huống bất ngờ phát sinh. Vì thế cho nên, thay vì dự liệu trước tất cả những cách giải quyết tình huống khó khăn có thể tưởng tượng ra, mà đây là một việc làm đầy tham vọng, thì chỉ những phương án giải quyết tình huống khó khăn thật sự được dàn xếp khi tình huống đó xuất hiện. Các biện pháp bảo vệ có thể dưới vài hình thức, hình thức hiển nhiên nhất là quyền sở hữu chung. Đối mặt với triển vọng những người mua bán độc lập sẽ trải qua những tình huống khó khăn về thiết lập hợp đồng, các bên có thể thay thế thị trường bằng tổ chức nội bộ. Phải thừa nhận rằng, cách này khơng phải là khơng có những vấn đề khó khăn riêng (hãy xem Chương 6). Hơn nữa, những biện pháp bảo vệ giữa các hãng thuộc loại tiền suy (ex ante) đơi khi có thể được định hình để báo hiệu những cam kết đáng tin cậy và phục hồi tính tồn vẹn cho các giao dịch. Nghiên cứu về việc thiết lập hợp đồng “khơng thơng thường” quan tâm chủ yếu đến những vấn đề như thế. Hầu hết các nghiên cứu về giao dịch giả định rằng các qui phạm pháp luật có hiệu lực liên quan đến những vụ tranh chấp về hợp đồng có sẵn đâu vào đó rồi và được áp dụng bởi các tòa án theo cách thức có cơ sở thơng tin, tinh vi và với chi phí thấp. Những giả định đó thật thuận tiện, theo nghĩa là các luật sư và các nhà kinh tế học khơng cần xem xét nhiều cách thức khác nhau mà bằng những cách đó các bên trong một vụ giao dịch “chính thức đồng ý khơng theo đúng hay xa rời” các cấu trúc quản trị của nhà nước bằng cách nghĩ ra những trật tự tư. Như thế, sự phân cơng để phấn đấu xuất hiện, nhờ đó mà các nhà kinh tế học ln ln q bận tâm với các lợi ích kinh tế đổ dồn về sự chun mơn hóa và giao dịch trao đổi, trong khi các chun gia pháp lý tập trung vào những chi tiết chun mơn của luật hợp đồng. Truyền thống “chủ nghĩa trọng pháp” (“legal centralism”) thể hiện định hướng sau (định hướng tập trung vào luật hợp đồng). Truyền thống này khẳng định rằng “các vụ tranh chấp đòi hỏi ‘tiếp cận’ một diễn đàn ở bên ngồi bối cảnh xã hội ban đầu của vụ tranh chấp đó [và rằng] các biện pháp sửa chữa (khắc phục) sẽ được cung cấp theo đúng qui định của một cơ quan có kiến thức đáng tin cậy và được đưa ra bởi các chun gia hoạt động dưới sự che chở của nhà nước” (Galanter, 1981, trang 1). Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều ngược lại. Hầu hết các vụ tranh chấp, bao gồm nhiều vụ tranh chấp mà dưới các qui phạm pháp luật hiện hành có thể được đưa ra tòa án, đều được giải quyết bằng biện pháp né tránh pháp luật, biện pháp tự lực, và những cách tương tự (Galanter, 1981, trang 2). Tính khơng thực tế của các giả định của chủ nghĩa trọng pháp có thể được biện hộ bằng cách đề cập đến kết quả tốt của mơ hình trao đổi thuần túy. Ở đây khơng tranh luận về điều đó. Mối quan tâm của tơi là luật pháp và kinh tế học về trật tự tư (economics of private ordering) đã bị đẩy vào hậu trường do những giả định khơng thực tế nói trên. Điều đó thật đáng tiếc, bởi vì trong “nhiều trường hợp, các thành phần tham gia có thể sáng tạo ra được những giải pháp thỏa đáng hơn đối với các vụ tranh chấp của họ so với các nhà chun mơn có thể, các nhà chun mơn này bị gò bó vào việc áp dụng các qui tắc tổng qt trên cơ sở sự hiểu biết hạn chế về vụ tranh chấp đang được xem xét: (Galanter, 1981, trang 4). 10 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch Oliver E. Williamson Biên dòch: Nguyễn Thò Xinh Xinh Hiệu đính: Vũ Thành Tự Anh 6 Các vấn đề ở đây tương tự với các vấn đề mà Karl Llewellyn đã quan tâm khi ơng thảo luận về hợp đồng vào năm 1931, nhưng kể từ đó đã bị tránh né một cách có hệ thống. 11 Nhưng đối với những sự hạn chế của chủ nghĩa tập trung về pháp lý, người ta có thể khơng để ý đến phía hậu suy của hợp đồng. Tuy nhiên, trong điều kiện có những điều hạn chế rất thực tế tác động khơng tốt đến cách thức sắp xếp của tòa án (court ordering), thì các chi phí hậu suy (ex post) của hợp đồng sẽ phát sinh và xen vào. Kinh tế học về chi phí giao dịch nhấn mạnh rằng tất cả các loại chi phí của hợp đồng đều được chấp nhận ngang nhau. Các chi phí hậu suy (ex post) của việc thiết lập hợp đồng có vài hình thức. Các hình thức này bao gồm (1) các chi phí về sự thích nghi sai lầm phát sinh khi các giao dịch chuyển dịch dần dần khỏi tình trạng liên kết phù hợp so với đường biểu diễn mà Masahiko Aoki gọi là “đường hợp đồng dịch chuyển” (1983) 12 (2) các chi phí mặc cả phát sinh khi thực hiện các nỗ lực song phương để chỉnh sửa những tình trạng liên kết sai lầm xảy ra sau khi ký kết hợp đồng (3) các chi phí thành lập và điều hành gắn liền với các cấu trúc quản trị (thường khơng phải là các tòa án) mà các vụ tranh chấp được đưa ra để giải quyết, và (4) các chi phí về cam kết (bonding costs), đó là chi phí thực hiện các cam kết chắc chắn. Như thế, giả sử rằng hợp đồng qui định x nhưng, nhìn lại vấn đề sau khi sự việc đã xảy ra (hay khi có hiểu biết đầy đủ), các bên nhận thức rõ rằng lẽ ra họ phải làm y. Tuy nhiên, dịch chuyển từ x sang y có thể khơng dễ dàng. Cách thức phân chia các lợi ích đi kèm với sự dịch chuyển đó có khuynh hướng dẫn đến việc mặc cả căng thẳng vì lợi ích riêng. Hành vi mang tính chiến lược và phức tạp có thể được khơi gợi ra. Việc đưa vụ tranh chấp ra trước một diễn đàn khác có thể hữu ích nhưng điều đó sẽ thay đổi tùy theo tình huống. Một sự thích nghi khơng đầy đủ sẽ được thực hiện nếu, do kết quả của các nỗ lực của cả hai loại, các bên khơng dịch chuyển đến y mà đến y’. Yếu tố gây phức tạp trong tất cả q trình này là các chi phí tiền suy và hậu suy của hợp đồng phụ thuộc lẫn nhau. Nói cách khác, chúng phải được giải quyết đồng thời chứ khơng phải theo trình tự. Ngồi ra, các chi phí thuộc cả hai loại đều thường khó định lượng. Tuy nhiên, khó khăn được giảm nhẹ do sự thật là các chi phí giao dịch ln ln được đánh giá theo cách thức so sánh về thể chế, trong đó một phương thức thiết lập hợp đồng được so sánh với một phương thức thiết lập hợp đồng khác. Do đó, chênh lệch giữa độ lớn của các chi phí giao dịch, chứ khơng phải độ lớn tuyệt đối của chúng, có tầm quan trọng. Như Herbert Simon nhận xét, việc so sánh các giải pháp thay thế về cấu trúc riêng rẽ có thể sử dụng cơng cụ khá thơ sơ – “những phân tích như thế thường có thể được thực hiện mà khơng cần cơng cụ tốn học tỉ mỉ hay sự tính tốn cận biên. Nói chung, những lập luận đơn giản và thơ thiển hơn nhiều sẽ đủ để chứng minh sự khơng bằng nhau giữa hai số lượng so với những lập luận cần thiết để chứng tỏ những điều kiện mà trong đó các số lượng này được làm cho bằng nhau ở cận biên.” (1978, trang 6). Nghiên cứu thực nghiệm về các vấn đề chi phí giao dịch hầu như khơng bao giờ cố gắng đo lường các chi phí như thế một cách trực tiếp. Thay vào đó, câu hỏi là liệu các quan hệ về tổ chức (thơng lệ thiết lập hợp đồng; các cấu trúc quản trị) có phù hợp với các thuộc tính của các giao dịch như được tiên đốn bởi việc lý giải về chi phí giao dịch hay khơng. 1.3 Bối cảnh Rộng Lớn hơn Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch Oliver E. Williamson Biên dòch: Nguyễn Thò Xinh Xinh Hiệu đính: Vũ Thành Tự Anh 7 Cuốn sách này tập trung thảo luận về sự tiết kiệm chi phí giao dịch, nhưng các chi phí giao dịch cần được đặt vào một bối cảnh rộng lớn hơn mà các chi phí này là một phần của bối cảnh đó. Sau đây là một số trong các yếu tố phù hợp – mà tơi thỉnh thoảng (nhưng khơng liên tục) đề cập đến: 1. Khi giữ bản chất của hàng hóa hay dịch vụ sẽ được giao khơng đổi, sự tiết kiệm xảy ra khi tổng số các chi phí sản xuất và giao dịch được thiểu hóa, do đó phải cơng nhận có những sự đánh đổi về phương diện này. 2. Tổng qt hơn, thiết kế của hàng hóa hay dịch vụ là biến số quyết định ảnh hưởng đến cầu cũng như cả hai loại chi phí sản xuất và giao dịch, do đó việc thiết kế được xem một cách phù hợp là một phần trong hệ thống tính tốn. 3. Bối cảnh xã hội của các giao dịch – phong tục, tập qn, thói quen, và v.v – có ảnh hưởng, và vì thế cần phải được tính đến, khi chuyển từ một nền văn hóa này sang một nền văn hóa khác. 13 4. Lập luận về chi phí giao dịch dựa một cách tổng qt và kín đáo vào hiệu lực của cạnh tranh trong việc tiến hành sự chọn lựa, tách biệt các phương thức hiệu quả hơn ra khỏi các phương thức kém hiệu quả hơn và chuyển các nguồn lực vào các phương thức hiệu quả hơn. Điều này xem ra hợp lý, đặc biệt khi các kết quả liên quan là các kết quả xuất hiện trong những khoảng thời gian năm năm và mười năm trong tương lai, chứ khơng phải trong thời gian rất gần. 14 Tuy nhiên, nhận định trực quan này chắc được thuận lợi nhờ một lý thuyết được xây dựng đầy đủ hơn về q trình chọn lựa nói trên. Như thế, các lập luận về chi phí giao dịch được để ngỏ cho một số ý kiến phản bác giống như những ý kiến phản bác quan điểm chính thống mà các nhà kinh tế học về tiến hóa đã đưa ra (Nelson và Winter, 1982, các trang 356-70), mặc dù trong các khía cạnh khác có sự bổ trợ mạnh mẽ (các trang 34-38) 5. Bất cứ khi nào các lợi ích và các chi phí xã hội và tư nhân khác nhau, thì phép tính chi phí xã hội sẽ chiếm ưu thế khi cố gắng tiến hành việc xử lý dựa trên qui định của pháp luật. 2. Sơ đồ Nhận thức về Hợp đồng Lĩnh vực chun mơn hóa mà kinh tế học về chi phí giao dịch gắn chặt vào là tổ chức cơng nghiệp (tổ chức ngành). Một số cách tiếp cận dẫn đạo đối với nghiên cứu tổ chức cơng nghiệp và quan hệ giữa kinh tế học về chi phí giao dịch và các cách tiếp cận đó được xem xét ở đây. Lĩnh vực tổ chức cơng nghiệp (industrial organization) nghiên cứu hợp đồng xét theo các mục đích mà hợp đồng đáp ứng. Các bên đang cố gắng hồn thành những điều gì? Ở đây cũng như ở những nơi khác trong lĩnh vực tổ chức cơng nghiệp, các mục đích về độc quyền và hiệu quả được phân biệt một cách hữu ích. Sơ đồ nhận thức được trình bày trong Hình 1-1 bắt đầu với sự phân biệt này. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch Oliver E. Williamson Biên dòch: Nguyễn Thò Xinh Xinh Hiệu đính: Vũ Thành Tự Anh 8 2.1 Nhánh Độc quyền Tất cả các cách tiếp cận đối với hợp đồng được trình bày trong Hình 1-1, cách tiếp cận theo độc quyền cũng như cách tiếp cận theo hiệu quả, đều đề cập đến cùng một vấn đề hóc búa: Những mục đích nào được đáp ứng bằng cách thay thế sự trao đổi trên thị trường cổ điển – qua đó sản phẩm được bán với giá đồng nhất cho tất cả người đến mua khơng có hạn chế gì – bằng những hình thức thiết lập hợp đồng phức tạp hơn (bao gồm các phương thức phi thị trường về tổ chức kinh tế)? Những cách tiếp cận theo độc quyền qui cho những sự tách rời khỏi chuẩn mực cổ điển là do mục đích độc quyền. Thay vào đó, những cách tiếp cận theo hiệu quả cho rằng những sự tách rời khỏi chuẩn mực cổ điển đáp ứng các mục đích tiết kiệm chi phí. Bốn cách tiếp cận theo độc quyền đối với hợp đồng được xếp thành hai nhóm dưới hai tiêu đề. Tiêu đề thứ nhất xem xét những cách sử dụng các biện pháp hạn chế về khách hàng và địa bàn hoạt động, việc duy trì mức giá bán lại, kinh doanh (đại lý) độc quyền, liên kết dọc, và những phương thức tương tự trong quan hệ với những người mua. Tiêu đề thứ hai đề cập đến tác động của những thơng lệ thực hành như thế đối với các đối thủ cạnh tranh. Lý thuyết về “thế lực” (“leverage”) về hợp đồng và cách giải thích theo sự phân biệt giá về việc thiết lập hợp đồng khơng thơng thường đều tập trung vào những người mua. Richard Posner (1979) kết hợp lý thuyết về thế lực (leverage theory) với cách tiếp cận của “Trường phái Harvard” (trước đó) và sự phân biệt giá cả với cách tiếp cận của “Trường phái Chicago” đối với kinh tế học về chống độc quyền. Lý thuyết về thế lực khẳng định rằng quyền lực độc quyền ban đầu có thể được mở rộng và rằng những cách thiết lập hợp đồng khơng thơng thường hồn thành việc mở rộng này. Mặc dù lý thuyết về thế lực gần như khơng được tin tưởng trong giới các nhà kinh tế học, 15 nhưng lý thuyết này vẫn giữ được sức hấp dẫn đối với nhiều luật sư và tiếp tục đi vào được các bản tóm tắt về pháp lý 16 và các ý kiến của tòa án. 17 Cách tiếp cận theo sự phân biệt giá cả đối với việc thiết lập hợp đồng khơng thơng thường khẳng định rằng quyền lực độc quyền ban đầu khơng thay đổi. Sự phân biệt giá cả chỉ đơn thuần là một phương tiện qua đó quyền lực độc quyền tiềm ẩn được biến thành hiện thực. Cách giải thích này về việc thiết lập hợp đồng khơng thơng thường đã được đưa ra bởi Aaron Director và Edward Levi (1956) cùng với phương thức bán kèm (tie-in sales) và bởi George Stigler (1963) liên quan đến phương thức đặt mua trước cả khối lượng lớn. Bán kèm và đặt mua trước cả khối lượng lớn được coi như là những cơng cụ, mà bằng những cơng cụ này những người bán có thể biết được những chênh lệch về định giá trị sản phẩm nền tảng giữa những người tiêu dùng và có thể chuyển đổi thặng dư của người tiêu dùng (thặng dư tiêu dùng) thành tiền. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch Oliver E. Williamson Biên dòch: Nguyễn Thò Xinh Xinh Hiệu đính: Vũ Thành Tự Anh 9 Hình 1 –1 Sơ đồ Nhận thức về Hợp đồng Hai cách tiếp cận theo độc quyền khác xem xét những thơng lệ lập hợp đồng khơng thơng thường liên quan đến đối thủ cạnh tranh. Các cách tiếp cận này đề cập một cách rõ ràng đến việc mở rộng quyền lực độc quyền của những hãng lớn đã tồn tại lâu dài và có tiếng tăm so với những đối thủ cạnh tranh thực sự hay tiềm năng. Tài liệu về rào Khách hàng Thế l ực Phân biệt giá cả Đối thủ cạnh tranh Các Rào cản Nhập ngành Khách hàng Độc quyền Hành vi Mang tính Chiến lược Hiệu quả Quy n S hu Tài sn Các Động cơ Khuyến khích Ủy quyền – tác nghiệp Chi phí giao dịch Quản trị Đo lường Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch Oliver E. Williamson Biên dòch: Nguyễn Thò Xinh Xinh Hiệu đính: Vũ Thành Tự Anh 10 cản nhập ngành, gắn liền một cách nổi bật với cơng trình nghiên cứu của Joe Brain (1956), là nằm trong truyền thống đó. Cơng trình nghiên cứu ban đầu trong lĩnh vực này là cơng trình bị chỉ trích dữ dội, phần lớn sự chỉ trích xuất phát từ Trường phái Chicago. Các vấn đề khó khăn chính của cơng trình ban đầu này là nó có tính tĩnh và khơng xác định cẩn thận những điều kiện tiên quyết để cho các lập luận về rào cản nhập ngành được chấp nhận. Tài liệu gần đây hơn về hành vi mang tính chiến lược giảm bớt được nhiều trong số những sự phản bác nói trên 18 . Những bất cân xứng về thơng tin và đầu tư được đưa ra bàn luận một cách rõ ràng. Những thuộc tính liên thời gian được cơng nhận; và những đặc điểm về hiệu ứng uy tín (reputation effect features) được phát triển. Việc sử dụng phương thức thiết lập hợp đồng khơng thơng thường làm một phương tiện để “làm tăng các chi phí của đối thủ cạnh tranh” (Salop và Scheffman, 1983) là một khả năng đặc biệt hấp dẫn. Ngoại trừ tài liệu nghiên cứu gần đây về hành vi mang tính chiến lược, tất cả các cách tiếp cận theo độc quyền đối với hợp đồng hoạt động trong khn khổ tân cổ điển, trong đó hãng (cơng ty) được xem là một hàm sản xuất. Bởi vì những biên giới tự nhiên của hãng trong khn khổ đó được xác định bởi cơng nghệ, nên bất cứ nỗ lực nào của hãng nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng hay hoạt động của mình bằng cách dựa vào việc thiết lập hợp đồng khơng thơng thường đều được cho là có mục đích và ảnh hưởng độc quyền. 19 Cách tiếp cận theo “lý thuyết giá cả ứng dụng” đối với tổ chức cơng nghiệp là định hướng thịnh hành thời hậu chiến. Như Coase nhận xét (1972, trang 61), định hướng này ảnh hưởng đến nội dung cả hai cuốn sách hàng đầu về tổ chức cơng nghiệp – một cuốn của Joe Brain (1958); cuốn kia của George Stigler (1968). Cách tiếp cận khơng thân thiện đối với việc cưỡng chế thi hành luật chống độc quyền, mà tơi đã đề cập ở mục 1.1, có định hướng tương tự. Ngược lại, phần lớn tài liệu về hành vi mang tính chiến lược kết hợp chặt chẽ hơn với khái niệm cấu trúc quản trị về doanh nghiệp (hãy xem Chương 14). Nhằm mục đích nêu bật sự phân biệt về độc quyền quan trọng này, đường cong đứt khoảng (được ký hiệu là PF) trong Hình 1-1 tách biệt các cách tiếp cận theo hàm sản xuất trước đây với khái niệm mang tính chiến lược về hợp đồng gần đây hơn. 2.2 Nhánh Hiệu quả Hầu hết những gì tơi đề cập đến như là Kinh tế học mới về thể chế nằm trên nhánh hiệu quả của hợp đồng. Nhánh hiệu quả về hợp đồng phân biệt giữa những cách tiếp cận mà trong đó nhấn mạnh đến những liên kết về khuyến khích (incentive alignments) và những cách tiếp cận dành vai trò nổi bật cho lợi thế kinh tế do chi phí giao dịch (economies of transaction costs). Tài liệu về liên kết động cơ khuyến khích tập trung vào phía tiền suy (ex ante) của hợp đồng. Theo đó, những hình thức mới của quyền sở hữu tài sản và việc thiết lập hợp đồng phức tạp được giải thích như là các nỗ lực để khắc phục những khiếm khuyết về động cơ khuyến khích của những quyền sở hữu tài sản đơn giản hơn và những truyền thống thiết lập hợp đồng đơn giản hơn. Ronald Coase (1960), Armen Alchian (1961; 1965), và Harold Demsetz (1967; 1969) liên quan một cách nổi bật với tài liệu về quyền sở hữu tài sản. 20 Leonid Hurwicz (1972; 1973), Michael Spence và Richard Zeckhauser (!971), Stephen Ross (1973), Michael Jensen và William Meckling (1976), và James Mirrlees (1976) mở ra cách tiếp cận ủy quyền – tác nghiệp (agency approach) 21 [...]... thức so sánh về thể chế 7 Những Nhận xét Kết luận Kinh tế học về chi phí giao dịch dựa vào và phát triển những nhận định sau đây: 1 2 3 4 5 Giao dịch là đơn vị phân tích cơ bản Bất cứ vấn đề nào có thể được trực tiếp hay gián tiếp đặt thành một vấn đề về thiết lập hợp đồng đều có thể được điều nghiên một cách hữu ích xét theo việc tiết kiệm chi phí giao dịch Lợi thế kinh tế do chi phí giao dịch được hiện... ứng dụng của kinh tế học về chi phí giao dịch phác thảo ở đây sẽ được phát triển rộng hơn trong các chương sau Chủ đích chỉ đơn thuần cổ vũ cho nhận định rằng kinh tế học về chi phí giao dịch liên hệ với nhiều trong số các vấn đề hết sức hấp dẫn đối với kinh tế học vi mơ ứng dụng 6.1 Những Biện pháp Hạn chế Thị trường dọc Trong khi trước kia người ta thường tiếp cận các biện pháp hạn chế về địa bàn hay... đính: Vũ Thành Tự Anh Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch 5 Một quan điểm cân đối về các thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường sẽ đang chờ đợi sự quan tâm có phối hợp hơn nữa đối với xã hội học về tổ chức kinh tế, vốn đang tiến triển một cách phù hợp Để có được cơng trình gần đây về loại này, hãy xem Harrison White (năm 1981)...Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch Tài liệu về quyền sở hữu tài sản nhấn mạnh rằng quyền sở hữu có tầm quan trọng, trong đó các quyền sở hữu một tài sản có ba phần: quyền sử dụng tài sản đó, quyền chi m giữ làm của riêng thu nhập từ tài sản đó, và quyền thay đổi hình thức và/hoặc nội dung (thực chất) của một tài sản (Furubotn và... chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch Vì thế cho nên, khơng phải là việc đấu thầu nhượng quyền kinh tiêu hồn tồn thiếu giá trị Trái lại, đấu thầu nhượng quyền kinh tiêu là một đề xuất rất giàu trí tưởng tượng Tuy nhiên, kinh tế học về chi phí giao dịch khẳng định rằng tất cả các kế hoạch về thiết lập hợp đồng – trong đó đấu thầu nhượng quyền kinh tiêu để có độc quyền tự nhiên... tiết kiệm chi phí giao dịch là vấn đề chính yếu trong việc nghiên cứu tổ chức kinh tế một cách tổng qt hồn tồn – trong các nền kinh tế thị trường cũng như các nền kinh tế phi thị trường 7 Các bàn luận của Herbert Simon về việc ra quyết định trong kinh tế học tập trung chủ yếu vào các đặc trưng mang tính cá thể hơn là thể chế của tổ chức kinh tế (năm 1959, 1962) 8 Phải thừa nhận rằng, tài liệu về sự thất... giảng dạy kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển Bài đọc Chương 1 Kinh tế học về Chi phí Giao dòch ý nghĩa kinh tế có tính quyết định Những thuộc tính về hành vi của những tác nhân con người, qua đó mà những điều kiện về tính duy lý hạn chế (bounded nationality) và chủ nghĩa cơ hội được kết hợp, và những thuộc tính phức tạp của các giao dịch (đặc biệt liên quan đến điều kiện về tính chun dụng của tài sản)... theo chi phí giao dịch được chia ra thành hai nhánh, đó là nhánh quản trị và nhánh đo lường Trong hai nhánh nói trên, cuốn sách này nhấn mạnh nhiều hơn đến nhánh quản trị Tuy nhiên, cả hai nhánh quản trị và đo lường đều quan trọng và thực ra là phụ thuộc lẫn nhau Cùng một cách như tài liệu nghiên cứu về quyền sở hữu tài sản, kinh tế học về chi phí giao dịch đồng ý rằng quyền sở hữu có tầm quan trọng Kinh. .. dịch đồng ý rằng quyền sở hữu có tầm quan trọng Kinh tế học về chi phí giao dịch còn thừa nhận thêm rằng những liên kết về động cơ khuyến khích tiền suy có tầm quan trọng Nhưng trong khi các cách tiếp cận theo quyền sở hữu tài sản và thiết kế cơ chế hoạt động trong phạm vi truyền thống chủ nghĩa tập trung về pháp lý, kinh tế học về chi phí giao dịch hồi nghi ý kiến cho rằng trật tự của tòa án (court... (năm 1975), có tựa đề “Theo hướng Tân Kinh tế học về thể chế” Hội nghị về Kinh tế học về Tổ chức Bên trong” được tổ chức tại Đại học Pennsylvania vào năm 1974 (tài liệu chính thức từ hội nghị này được cơng bố vào năm 1975 và 1976 trong Tập san Kinh tế học Bell) đã giúp xác định lại chương trình nghiên cứu Nhiều bài báo trong tập san Tổ chức và Cách Ứng xử Kinh tế, lần đầu tiên xuất bản vào năm 1980, . số nhân. Kinh tế học về chi phí giao dịch là một phần của truyền thống nghiên cứu Kinh tế học mới về thể chế. Mặc dù kinh tế học về chi phí giao dịch (và,. tài liệu nghiên cứu về quyền sở hữu tài sản, kinh tế học về chi phí giao dịch đồng ý rằng quyền sở hữu có tầm quan trọng. Kinh tế học về chi phí giao dịch

Ngày đăng: 17/12/2013, 05:15

Hình ảnh liên quan

Hình 1 –1 Sơ đồ Nhận thức về Hợp đồng - Tài liệu Kinh tế học về chi phí giao dịch pptx

Hình 1.

–1 Sơ đồ Nhận thức về Hợp đồng Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 1-1. Các Đặc tính của Quá trình Thiết lập Hợp đồng. - Tài liệu Kinh tế học về chi phí giao dịch pptx

Bảng 1.

1. Các Đặc tính của Quá trình Thiết lập Hợp đồng Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 1-2 Giản đồ Đơn giản về Thiết lập Hợp đồng - Tài liệu Kinh tế học về chi phí giao dịch pptx

Hình 1.

2 Giản đồ Đơn giản về Thiết lập Hợp đồng Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan