Dự án đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển số 7 đoạn từ k34+00 đến k38+00 huyện thái thuỵ tỉnh thái bình Phần I : Giới thiệu chung I. giới thiệu gói thầu 1. Tên dự án: Dự án đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển số 7 đoạn từ k34+00 đến k38+00 huyện Thái Thuỵ tỉnh Thái Bình 2. Gói thầu: Công trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển số 7 đoạn từ K34+500 đến K35+500 3. Chủ đầu tư: UBND tỉnh Thái Bình Ban quản lý dự án Xây dựng Nông nghiệp và PTNN thuộc Sở Nông nghiệp và PTNN giúp chủ đầu tư thực hiện dự án. 4. Vị trí công trình: Đoạn đê biển số 7 từ đoạn K34+500 đến K35+500 huyện Thái Thuỵ tỉnh Thái Bình thuộc địa phận Thái Thượng, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình 5. Hình thức đầu tư: Củng cố, bảo vệ và nâng cấp mới. 6. Nội dung thiết kế: a.Chỉ tiêu thiết kế: Cấp công trình: Cấp III (QPTLA.6.77) Chống gió bão cấp 10 với mức triều trung bình P=5% Tần suất mực nước dâng thiết kế: 20% Trị số gia tăng chiều cao an toàn: 0.3m b Mặt cắt thiết kế nâng cấp Cao trình đê (+5.00) Chiều rộng mặt đê: B = 6.00m Mái đê phía biển m =4.00 Mái đê phía đồng m = 2.00 c Gia cố và kết cấu gia cố Mặt đê kết hợp là đường giao thông. Đắp đê tới cao trình tu bổ, nâng cấp đầm nện theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Gia cố mặt đê bằng đá cấp phối dày 14cm lu lèn chặt. Sau đó cứng hoá bằng BT M250 đổ tại chỗ phân ô kết hợp giao thông. Khe co giãn rộng 1cm; lấp khe co giãn 13cm phía dưới bằng gỗ nhóm IV. Phía trên lấp nhựa đường. Phần lề đường được gia cố bằng BT M200 dày 15cm. Mái đê phía biển Kè bảo vệ mái từ chân đê đến cao trình +5.00 bằng tấm BT đúc sẵn 40x40x20 cm liên kết mảng mềm trong ô tạo bởi các khung BTCT M200 tiết diện dầm 25x35 cm đổ tại chỗ dọc và ngang mái đê. Các dầm chia ô cách 10.35m1khung dầm theo phương dọc đê. Dưới cấu kiện BT đúc sẵn là lớp đệm bằng đá dăm đá 1x2 dày 10cm dưới là lớp vải lọc. Chân kè ống buy BT M200 đường kính 1.2m dày 15cm trong xếp đá hộc. BT nắp đậy ống dầy 20cm M200 phía ngoài lăng thể đá hộc rộng 1.5m, cao 60 cm. Lớp vải địa kỹ thuật có chỉ tiêu kỹ thuật như sau: Kích thước lỗ: 125micromet độ thấm xuyên, 100 mm cột nước: 90lm2.s Độ bền đứt dọc 15 KNm Độ dãn đứt dọc: 60% Độ bền đứt ngang: 15KNm Độ dãn đứt ngang: 65% Lực kháng thủng: 2400N. (Tương đương loại vải ATR14). Mái đê phía đồng. Chân đê phía đồng làm đường hành lang BT M200 rộng 3.0 m dày 15cm. Khe co dãn mặt đường 5m khe rộng 1cm. Lấp khe co giãn bằng gỗ nhóm IV 8cm phía dưới và 7 cm nhựa đường phía trên. Phía trên đỉnh giáp mặt đê gia cố bằng BTCT M200 đổ tại chỗ , dày 15cm, chiều rộng 1m, theo phương mái đê, phía dưới bảo vệ chống xói bằng trồng cỏ Vetiver hoặc loại cỏ tương tự trong khung dầm BTCT 15x20 cm. 7. Trình tự và yêu cầu thi công: a Thời gian: Thi công trong mùa khô, chọn thời điểm mực nước triều thấp trong ngày để thi công chân khay. Các hạng mục khác thi công tiếp theo tiến độ. Phải hoàn thành trước mùa mưa bão. b Yêu cầu kĩ thuật: + Lên ga đảm bảo mặt cắt đê: Sử dụng cọc và dây lên ga tại hiện trường mặt cắt đê theo bản vẽ thiết kế. Mặt cắt < 50m. + Đo đạc: Khối lượng đắp đê xác định trên cơ sở đo đạc mặt cắt ngang trước và sau khi đắp đê. Cần đo đạc đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu các kích thước và vị trí công trình theo thiết kế. + Chuẩn bị nền đê: Chặt bỏ các cây dại thuộc phạm vi đắp nền đê. Phải loại bỏ rễ cây và các loại vật liệu dễ phân huỷ. San phẳng các chỗ trũng, hổng. Trên thân đê giật cấp nối tiếp giữa hai phần đắp mới và cũ. Đắp đất phụ vào mái đê, chiều dày lớp đất đắp để đầm (khoảng 30cm). Làm ẩm nền đê đầm kỹ để bề mặt nền đê cũ nối tiếp tốt với nền đê mới. + Thi công từng đoạn theo hình thức cuốn chiếu: Thi công từ dưới chân đê lên đỉnh đê, thi công chân khay trước sau đó thi công mái biển. Phía đồng và đường mặt đê, trồng cỏ thi công sau. Thi công cấu kiện BT đúc sẵn: Tấm lát mái BT M250 được thi công đúc sẵn, dưỡng hộ trong điều kiện kỹ thuật khi đủ cường độ mới vận chuyển lắp ghép vào mái phía biển bằng cơ giới BT cấu kiện M250 đực trộn và đầm bằng máy, đổ phẳng ván khuôn thép có bề mặt nhẵn không làm biến dạng cấu kiện, đảm bảo độ mặt nhẵn phẳng. Trước khi lắp cấu kiện BT cần miểm tra bề mặt đê sao cho sai số không quá 5cm. Trải lớp vi ĐKT nối tiếp giữa các lớp gối lên nhau 30cm. Tiếp theo rải lớp đá lót dày 10cm đều trên mái đê phía biển + Thi công mái đê phía biển: Định vị tuyến đê theo thiết kế đã được duyệt Giật cấp mái đê đảm bảo nối tiếp giữa phần đắp mới và nền đê cũ. Bạt thảo hạ cấp mái đê, bóc phong hoá nền đê trong phạm vi đắp. Đào chân khay bằng máy đào Vg=0.8m3 theo chiều dọc chân đê dài 12m. Đào chân khay theo kích thước đến cao trình thiết kế. San phủ mái đê theo thiết kế m=4.00 Trải vải ĐKT ghim chặt bằng ghim tre gối lên nhau 30cm. Thi công mái đê theo từng đoạn đơn nguyên sau khi đổ khung dầm. Dầm khung được đặt thep theo thiết kế và đổ Bt M200 đầm bằng máy. Kích thước dầm chuẩn với kích thước Thi công đất: Đất đắp: Đất để hoàn chỉnh mái, thân đê : Tận dụng đất được đào, phần còn thiếu dùng đất được khai thác tại các mỏ được chỉ định ngoài đê sau đó vận chuyển, đổ đất trong phạm vi quy định để thuận lợi cho việc đắp đất. Đất đắp được đầm nện kỹ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đạt dung trọng k 1.45Tm3. Mỗi lớp đắp nền đường không quá dày 20cm, lớp đắp hoàn thiện mái không dày quá 25cm. Các lớp đất được đầm chặt bằng đầm cóc khi thi công xong từng lớp có kiểm tra nếu đạt yêu cầu mới được đắp tiếp. Phần đào, đắp kết hợp cả cơ giới và thủ công. Thi công bê tông: Bê tông mặt đường, bê tông cấu kiện, bê tông tường chắn sóng. Bê tông mặt đường: Đổ trực tiếp liền khối, đảm bảo mác bê tông, nước trộn vữa bê tông là nước sạch đảm bảo không có tạp chất an mòn và phá hủy bê tông. Đảm bảo đủ kích thước theo thiết kế: Kích thước (5.5x5)m, dày 0.2m. Cứ 5m có một khe co giãn. Bê tông tường chắn sóng: Thi công tường đảm bảo mác bê tông thiết kế, đảm bảo khối lượng thép, quy cách thép của tường, giữa các khối đổ có khe lún bằng bao tải 2 lớp nhựa đường 3 lớp. Cấu kiện bê tông: Cấu kiện bê tông lát mái đảm bảo mác theo thiết kế. Các kích thước chính xác để dễ dàng lắp ghép. Cấp phối hạt vật liệu tuân theo các quy định về tiêu chuẩn thiết kế đối với bê tông ngành thuỷ lợi. Khuôn đúc cấu kiện được kiểm tra về độ chính xác của các kích thước. Làm khuôn bằng thép 2:3 ly. Thi công bê tông bằng thủ công + máy (Máy trộn 250l, máy đầm dùi 1,5Kw, máy đầm bàn 1Kw). Công tác cốt thép: Cốt thép được gia công đầy đủ các chủng loại như thiết kế trước khi đổ bê tông. Thi công lớp móng: Mặt đê được san phẳng, rải đá cấp phối, đầm nện chặt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau đó rải nilông tái sinh và đổ bê tông. Tại vị trí mặt đê đã có đá cấp phối nền đường (tận dụng lớp đá này, bù phụ thêm phần đá còn thiếu). Lớp đệm thi công đúng chiều dày và cấp phối. Thi công phần đá xây: Xây đá đúng mặt cắt thiết kế. Đá xây đúng mác thiết kế, mạch xây no vữa, không có hiện tượng mạch hở hoặc các viên đá không sít. Thi công vải địa kỹ thuật: Sau khi hoàn thành công tác đất mới thi công vải địa kỹ thuật, vải được trải theo đúng đồ án thiết kế. Mép của hai tấm vải địa kỹ thuật được chồng lên nhau 0,3m. Vải địa kỹ thuật là loại vật liệu dễ bị hư hỏng bởi tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời do đó khi thi công vải tránh hoặc giảm thiểu thời gian vải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Các cuộn vải đưa ra ngoài công trường có bạt che. Trồng cỏ mái đê: Mái đê phía đồng được trồng cỏ để bảo vệ: Cuốc cỏ thành từng vồng. Vận chuyển cỏ trong khoảng 300m. Trồng cỏ theo kiểu mắt cáo, khoảng cách các vầng cỏ không quá 15cm. Chăm sóc cỏ theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Thi công xây lát: Thi công ván khuôn sử dụng luân lưu 5 lần (theo quy phạm hiện hành)