Lịch sử tư tưởng XHCN

29 3 0
Lịch sử tư tưởng XHCN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, từ dân chủ chủ nô đến dân chủ tư sản và đến dân chủ vô sản là những bước tiến của lịch sử. Các ông đã đánh giá một cách khách quan nền dân chủ tư sản, mặc dù là bước tiến bộ so với chế độ chuyên chế phong kiến nhưng dân chủ tư sản còn rất nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ănghen về dân chủ, V.I. Lênin đã làm sáng tỏ con đường biện chứng của quá trình phát triển dân chủ: “Từ chuyên chế đến dân chủ tư sản; từ dân chủ tư sản đến dân chủ vô sản; từ dân chủ vô sản đến không còn dân chủ nữa”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. Dân chủ là động lực cho sự nghiệp đổi mới vì dân chủ hóa đời sống xã hội sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của mỗi con người, làm cho tiềm năng sáng tạo được tự do phát triển; mọi người dân được tham gia vào quá trình chính trị, xã hội trên tất cả các khâu, từ hoạch định đường lối đến triển khai, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và tổng kết,… Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của dân chủ, Đảng ta khẳng định: dân chủ là quy luật hình thành, phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống chính trị XHCN. “Thực hiện dân chủ XHCN là thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị. Nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới”. Dân chủ là bản chất của chế độ ta, đồng thời là nguyện vọng thiết tha của nhân dân ta. Muốn vậy, phải “phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”. “Đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức”. Đó là điều kiện để nhân dân thực hiện được quyền làm chủ của mình bằng nhà nước, thông qua nhà nước.

Ngày đăng: 06/07/2021, 15:30

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan