1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

câu hỏi trắc nghiệm và đáp án môn công ty đa quốc gia

18 40 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Học thuyết ngang giá sức mua tương đối phản ánh điều gì?

    • A. Mối quan hệ giữa tỷ giá và mức giá của các quốc gia.

    • B. Mối quan hệ tương đối giữa giá cả và tỷ giá hối đoái của các quốc gia giữa 2 thời điểm.

    • C. Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá.

    • D. Các câu trên đều sai.

  • 2. Theo thuyết PPP tương đối, nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn tỷ lệ lạm phát nước ngoài (yết giá trực tiếp) thì điều gì xảy ra?

    • A. Nội tệ tăng giá.

    • B. Nội tệ giảm giá.

    • C. Nội tệ vẫn giữ nguyên giá trị.

    • D. Các câu trên đều sai.

  • 3. Tại sao điều kiện cân bằng của ngang giá sức mua không được duy trì trong dài hạn?

    • A. Xây dựng trên khá nhiều giả thiết, trong khi các giả thiết thiếu tính thực tế hoặc khác xa thực tế.

    • B. Có sự tồn tại của các mặt hàng không trao đổi thương mại quốc tế trong khi các mặt hàng này chiếm tỷ trọng đáng kể trong cấu trúc rổ hàng hóa tiêu dùng.

    • C. Các quốc gia khác nhau sử dụng tỷ trọng hàng hóa khác nhau để xây dựng các chỉ số giá cả của mình

    • D. Tỷ giá không chỉ chịu tác động của giá cả mà nó còn chịu sự tác động của các yếu tố khác.

    • E. Tất cả các câu trên đều đúng.

  • 4. Biểu thức Fisher quốc tế là biểu thức nào sau đây?

    • A.

    • B.

    • C.

    • D. Các câu trên đều sai.

  • 5. Thuyết ngang giá sức mua kỳ vọng được hình thành trên cơ sở nào?

    • A. Từ thuyết ngang giá sức mua tương đối.

    • B. Từ thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối.

    • C. Từ thuyết ngang giá lãi suất.

    • D. Phân tích hành vi của các chủ thể tham gia quá trình đầu cơ trên thị trường hàng hóa quốc tế.

  • 6. Khuyết điểm của PPP tuyệt đối là gì?

    • A. Chỉ cho biết sự thay đổi tỷ giá ở hiện tại.

    • B. Chỉ cho biết sự thay đổi tỷ giá ở quá khứ.

    • C. Tính cứng nhắc (mức cụ thể, thời điểm cụ thể).

    • D. Cả B và C đều đúng.

  • 7. Lạm phát ở Việt Nam là 8%, lạm phát ở Mỹ là 2%. Đồng tiền Việt Nam sẽ tăng hay giảm?

    • A. Nội tệ tăng giá, tăng 6%.

    • B. Nội tệ giảm giá, giảm 5.88%.

    • C. Ngoại tệ tăng giá, tăng 4%.

    • D. Ngoại tệ giảm giá, giảm 4%.

  • 8. Các nhà đầu tư Mỹ đòi hỏi tỷ suất sinh lời thực là 3%, lạm phát dự kiến ở Mỹ là 5% và rủi ro bằng 0, lãi suất danh nghĩa là:

    • A. 7% B. 8% C. 3% D. 5.06%

  • 9. Luật một giá phát biểu rằng: giá cả của hàng hóa trên thế giới sẽ……….. nếu tính bằng một đồng tiền chung.

    • A. Xấp xỉ cân bằng.

    • B. Chênh lệch.

    • C. Tạo cơ hội nghiệp vụ.

    • D. Cân bằng.

  • 10. Giả sử tỷ giá giao ngay USD/HKD = 7.9127, tỷ lệ lạm phát dự kiến của USD là 5%, tỷ lệ lạm phát dự kiến của HKD là 3%. Tỷ giá giao ngay dự kiến theo PPP sẽ là:

    • A. 8.0660 B. 7.9624 C. 8.0662 D. 7.7620

  • 11. Hiệu ứng Fisher quốc tế phản ánh điều gì?

    • A. Một nước có lãi suất danh nghĩa cao tương đối so với một nước khác thì đồng tiền trong nước đó sẽ giảm giá tương đương với chênh lệch lãi suất.

    • B. Một nước có lãi suất danh nghĩa tương đối cao so với một nước khác thì đồng tiền nước đó sẽ tăng giá tương đương với chênh lệch lãi suất.

    • C. Lãi suất danh nghĩa không làm ảnh hưởng đến giá của đồng tiền.

    • D. Các câu trên đều sai.

  • 12. Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) được hình thành như thế nào?

    • A. Được hình thành do sự tác động đồng thời của ngang giá sức mua (PPP) và ngang giá lãi suất không bảo hiểm (UIP).

    • B. Được hình thành do sự tác động đồng thời của ngang giá lãi suất có bảo hiểm (CIP) và hiệu ứng Fisher.

    • C. Được hình thành do sự tác động đồng thời của ngang giá lãi suất không bảo hiểm (UIP) và hiệu ứng Fisher.

    • D. Cả B và C đều đúng.

  • 13. Ứng dụng của hiệu ứng Fisher quốc tế là:

    • A. Dự báo tỷ giá hối đoái.

    • B. Dự báo lãi suất.

    • C. Dự báo lạm phát.

    • D. Cả B và C đều đúng.

  • 14. Lý do làm cho IFE không đúng trong thực tế?

    • A. Các nhà đầu tư ở các nước khác nhau đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi thực giống nhau.

    • B. Chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa các quốc gia là do chênh lệch lạm phát.

    • C. Cả A và C đều đúng.

    • D. Cả A và C đều sai.

  • 15. Nguyên nhân xuất hiện PPP:

    • A. Tỷ giá đồng ngoại tệ tăng và nhu cầu ngoại tệ tăng.

    • B. Tỷ suất sinh lợi cân bằng

    • C. Chênh lệch lãi suất.

    • D. Cả A, B, C đều đúng.

  • 16. Theo hiệu ứng Fisher quốc tế, công thức tính suất sinh lời thực tế đối với khoản tiền gửi nước ngoài là:

    • A. r= (1+if)(1+ef)-1

    • B. r=(1+if)(1-ef)+1

    • C. r=(1-if)(1+ef)-1

    • D. r=(1-if)(1-ef)-1.

  • 17. Lạm phát ở Mỹ là 3%, ở Anh là 5%. Giả sử các giả thiết PPP tồn tại thì đồng bảng Anh sẽ:

    • A. Tăng giá, tăng 1.94%

    • B. Giảm giá, giảm 1.9%

    • C. Giảm giá, giảm 1.94%

    • D. Tăng giá, tăng 1.94%

  • 18. Hiệu ứng Fisher quốc tế được nghiên cứu dựa trên các giả định:

    • A. Các nhà đầu tư ở trong một môi trường hoàn toàn tự do hóa đầu tư.

    • B. Tồn tại ngang giá sức mua (PPP)

    • C. Cả A và B đều sai.

    • D. Cả A và B đều đúng.

  • 19. Thuyết ngang giá sức mua kỳ vọng đưa ra mối quan hệ gì?

    • A. Đưa ra mối quan hệ giữa tỷ lệ thay đổi tỷ giá kỳ vọng và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng của hai đồng tiền.

    • B. Đưa ra mối quan hệ giữa tỷ lệ thay đổi lãi suất và tỷ lệ lạm phát.

    • C. Đưa ra mối quan hệ giữa tỷ lệ thay đổi tỷ giá và lãi suất.

    • D. Các câu trên đều đúng.

  • 20. Mẫu lý thuyết PPP kỳ vọng còn được gọi là mẫu lý thuyết nào?

    • A. Mẫu lý thuyết ngang giá sức mua của thị trường hiệu quả.

    • B. Mẫu lý thuyết ngang giá sức mua quy ước

    • C. Mẫu lý thuyết ngang giá sức mua của thị trường độc quyền.

    • D. Cả A và C đều sai.

  • 21. Giả sử ngày 10/2/2010 S(VND/USD)=20,500, tỷ lệ lạm phát dự kiến ở Việt Nam là 6%, tỷ lệ lạm phát dự kiến ở Mỹ là 3%. Vậy ngày 10/2/2011 S(VND/USD)=?, nếu PPP được duy trì.

    • A. 21,097 B. 20,000 C. 21,056 D. 22,000

  • 22. Giả sử tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong năm 2007 là 8%, còn ở Mỹ là 4%, thì tỷ giá USD/VND tăng bao nhiêu %?

  • 23. Mẫu lý thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối xem xét mối quan hệ gì?

    • A. Giữa giá cả hàng hóa và tỷ giá hối đoái tại một thời điểm nhất định

    • B. Giữa giá cả hàng hóa và tỷ giá hối đoái tại hai thời điểm.

    • C. Giữa tỷ lệ thay đổi lạm phát và tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái.

    • D. Giữa tỷ lệ thay đổi lãi suất và giá cả hàng hóa.

  • 24. Giả sử giá của rổ hàng hóa ở Việt Nam là VND22,000,000.-và giá của cùng một rổ hàng hóa như thế ở Mỹ là USD2,000. Tỷ giá cân bằng theo PPP tuyệt đối là bao nhiêu?

    • A. 10,000 B. 11,000 C. 12,000 D. 13,000

  • 25. Theo PPP tuyệt đối, nếu như giá cả trong nước tăng tương đối so với giá cả ở nước ngoài thì:

    • A. Tỷ giá S giảm

    • B. Tỷ giá S tăng

    • C. Tỷ giả S không thay đổi

    • D. Chưa thể kết luận

  • 26. Thuyết PPP tương đối dễ được chấp nhận hơn thuyết PPP tuyệt đối vì:

    • A. Thuyết PPP tương đối chấp nhận sự tồn tại của yếu tố rổ hàng hóa tiêu chuẩn ở trong nước và nước ngoài có thành phần và cấu trúc khác nhau.

    • B. Thuyết PPP tương đối chấp nhận sự tồn tại của yếu tố hàng hóa không được lưu chuyển tự do.

    • C. Thuyết PPP tương đối chấp nhận sự tồn tại của yếu tố cước phí vận chuyển và các rào cản thương mại.

    • D. Các câu trên đều đúng.

  • 27. Giả sử tỷ giá giao ngay 0.9 USD/EUR. Tỷ giá giao ngay dự kiến một năm sau là 0.85 USD/EUR, % thay đổi tỷ giá giao ngay là:

    • A. EUR tăng 5.56%

    • B. EUR giảm 5.56%

    • C. EUR tăng 5.88%

    • D. EUR giảm 5.88%

  • 28. Tỷ giá giao ngay hiện tại của đồng bảng Anh là: 1.45 USD/GBP, giả sử tỷ giá giao ngay của bảng Anh một năm sau là: 1.52 USD/GBP.

    • A. Đồng USD tăng: 4.14%

    • B. Đồng bảng Anh giảm: 4.14%

    • C. Đồng bảng Anh tăng: 4.83%

    • D. Đồng bảng Anh tăng: 3.97%

  • 29. Các vấn đề nào sau đây là những giả thiết của luật một giá:

    • A. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

    • B. Không tồn tại các yếu tố như cước phí và các rào cản thương mại.

    • C. Các nhà kinh doanh trung lập với rủi ro.

    • D. Các câu trên đều đúng.

  • 30. Hiện nay VND đang được điều hành theo chế độ tỷ giá nào?

    • A. Cố định

    • B. Thả nổi tự do

    • C. Thả nổi có quản lý

    • D. Các câu trên đều sai.

  • 31. Lý thuyết ngang giá sức mua tương đối cho rằng :

    • A. Đồng tiền nào có tỷ lệ lạm phát cao thì đồng tiền đó có xu hướng giảm giá

    • B. Đồng tiền nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn đồng tiền đó sẽ có lãi suất cao hơn

    • C. Lãi suất luôn lớn hơn tỷ lệ lạm phát

    • D. Tất cả các câu trên đều đúng.

  • 32. Ý nghĩa của thuyết ngang giá sức mua tương đối là:

    • A. Dự đoán thay đổi tỷ giá trong tương lai

    • B. Đánh giá chi phi sản suất và năng suất lao động giữa các quốc gia

    • C. Đánh giá khả năng mua hang của từng quốc gia

    • D. Tất cả các câu trên đều sai.

  • 33. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái của VND với ngoại tệ hiện nay là:

    • A. Ngang giá lãi suất

    • B. Ngang giá sức mua

    • C. So sánh sức mua đối nội của VND với sức mua đối ngoại của ngoại tệ

    • D. Do Nhà nước Việt Nam quy định

  • 34. Sức mua của tiền tệ thay đổi khi có sự biến động của:

    • A. Lãi suất cho vay

    • B. Giá ngoại hối

    • C. Giá chứng khoán trên thị trường

    • D. Tất cả các câu trên đều đúng.

  • 35. Vấn đề nào sau đây là nguyên nhân làm tỷ giá chênh lệch khỏi PPP;

    • A. Rổ hàng hóa không đồng nhất

    • B. Chi phí vận chuyển

    • C. Thuế nhập khẩu

    • D. Tất cả các câu trên đều đúng.

  • 36. Điều kiện để hình thành học thuyết ngang giá sức mua là:

    • A. Sự khác biệt về giá cả của các quốc gia trên thế giới

    • B. Thị trường độc quyền

    • C. Quy luật 1 giá - LOP

    • D. Không có lạm phát

  • 37. Ngang giá sức mua lần đầu tiên được đề cập bởi:

    • A. Keynes

    • B. David Ricardo

    • C. Adam Smith

    • D. Samuelson

  • 38. Những loại hàng hóa không thể tham gia thương mại quốc tế (NITG):

    • A. Trái cây, rau củ

    • B. Ô tô, xe máy, latop

    • C. Dịch vụ matxa, cắt tóc, karaoke

    • D. Dịch vụ truyền hình cap, báo điện tử

Nội dung

Ngày đăng: 03/07/2021, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w